• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7 Lớp 1

Ngày soạn: 15/10/2018

Ngày giảng: Chiều thứ 2, ngày 22/10/2018( 1D) Sáng thứ 3, ngày 23/10/2018( 1A) Chiều thứ 4, ngày 24/10/2018(1C) Chiều thứ 6, ngày 26/10/2018( 1B)

Môn: Mĩ thuật

TIẾT 7: VẼ MÀU VÀO HÌNH QUẢ (TRÁI) CÂY I. MỤC TIÊU

* Mục tiêu chung:

1. Kiến thức: - HS nhận biết được màu sắc và vẻ đẹp của một số loại quả quen biết.HS biết chọn màu để vẽ vào hình các quả.

2. Kĩ năng: - HS tô được màu vào quả theo ý thích.

- HS khá giỏi: Biết chọn màu, phối hợp màu để vẽ vào hình các quả cho đẹp.

3. Thái độ: * GDMT: HS biết được vai trò của hoa trái với đời sống con người, yêu mến và có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên. (HĐ1, HĐ4).

* Mục tiêu riêng:

1. Kiến thức: - HS nhận biết được màu sắc một số loại quả quen biết.

2. Kĩ năng: - HS tô được màu vào quả theo ý thích.

3. Thái độ: Có thái độ hợp tác với giáo viên trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: + Tranh, ảnh một số loại quả có hình dáng khác nhau.

+ Một số quả thật để HS quan sát.

+ Một số bài vẽ của HS lớp trước, hình gợi ý cách vẽ, đồ dùng.

- Học sinh: VTV, màu vẽ, bút chì, tẩy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (3’- 5’,): ? Nêu cách vẽ quả dạng tròn.

B. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’): GV gợi ý HS hát bài “Quả” để các em hiểu ND bài.

* Dạy bài mới:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

(2)

1. Hoạt động 1 (4’- 5):

Quan sát – nhận xét GV cho HS quan sát mẫu một số loại quả.

? Trên bàn cô để những quả gì.

? Em miêu tả màu sắc của chúng.

? Phân biệt sự khác nhau giữa chúng.

? Hãy kể các loại quả khác mà em biết.

? Những quả trên bàn có đẹp và ngon không.

* GDMT: ? Chúng ta phải làm gì để có các loại quả ngon và đẹp mắt

? Chúng ta bảo vệ cây thế nào.

* GV nhận xét, bổ sung: Có nhiều loại quả tên khác nhau, có hình dạng khác nhau như: Quả cam, quả ớt, quả cà…Các em cần bảo vệ và chăm sóc cây ăn quả thì mới có những quả đẹp và ngon, cung cấp nhiều vitamin, nhất là vitamin C cho chúng ta.

2. Hoạt động 2 (4’- 5,):

Cách vẽ màu

GV cho HS quan sát quả cà, quả xoài VTV.

? Vậy quả xoài thường có màu gì.

HS quan sát.

+ Xoài, ổi, táo, lê…

HS trả lời theo ý hiểu.

+ Quả xoài màu vàng, có dạng hình thoi, quả táo có hình tròn…

+ Chôm chôm, dưa, dừa…

+ Rất đẹp và ngon.

+ Bảo vệ, chăm sóc cây để có những quả đẹp và ngon.

+ Tưới nước, bón phân…

HS lắng nghe

HS quan sát.

+ Màu vàng khi chín, màu xanh khi chưa chín.

+ Quả cà có màu tím.

2 HS nhắc lại cách vẽ màu.

HS thực hành.

HS nhận xét.

HS quan sát các loại quả về hình dáng và màu sắc.

(3)

? Còn quả cà thì sao.

* GV tóm tắt: Đây là hình vẽ quả cà và quả xoài. Có thể vẽ màu như mẫu.

Bước 1: Vẽ đường xung quanh quả trước.

Bước 2: Vẽ màu dần dần vào bên trong.

Bước 3: Vẽ hoàn chỉnh màu.

GV cho HS nhắc lại cách vẽ màu vào hình quả 3.Hoạt động 3 (17’- 18):

Thực hành

GV yêu cầu thời gian HS vẽ bài.

GV lưu ý HS nhớ vẽ màu gọn gàng.

GV quan sát, giúp đỡ HS làm bài.

4.Hoạt động 4 (3’- 4):

Nhận xét, đánh giá

GV cùng HS chọn và nhận xét, xếp loại 1 số bài vẽ của các bạn trong lớp:

* GDMT: Các em đã làm gì để bảo vệ cây ăn quả.

? Ý thức của các em khi chăm sóc vườn cây ở trường như thế nào.

HS lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV.

Bước 1: Vẽ đường xung quanh quả trước.

Bước 2: Vẽ màu dần dần vào bên trong.

Bước 3: Vẽ hoàn chỉnh màu.

GV vẽ mẫu hs quan sát.

HS thực hành.

C. Củng cố- dặn dò (3’- 5):

- Nhận xét chung tiết học. Chuẩn bị bài sau chu đáo.

...

(4)

LỚP 2

Ngày soạn: 17/10/2018

Ngày giảng:Chiều thứ 4, ngày 24/10/2018( 2A) Sáng thứ 5, ngày 25/10/2018( 2B, 2C) Chiều thứ 6, ngày 26/10/2018( 2D)

Môn: Mĩ thuật

TIẾT 7: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI EM ĐI HỌC I. Mục tiêu:

Mục tiêu chung

1. Kiến thức: - HS hiểu nội dung đề tài.

- Biết cách vẽ tranh đề tài em đi học.

2. Kĩ năng: - HS vẽ được tranh đề tài em đi học.

- HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

3. Thái độ: - Có tình cảm yêu mến trường lớp, thầy cô, bạn bè. Có tinh thần học tập chăm ngoan, xứng đáng con ngoan trò giỏi.

* Giảm tải: Tập vẽ tranh: Đề tài em đi học

Mục tiêu riêng( dành cho HSKT: Tư duy hình ảnh, màu sắc kém, ngôn ngữ diễn đạt còn hạn chế)

- Kiến thức: Hiểu được nội dung đề tài

- Kĩ năng: Vẽ được một số hình ảnh liên quan đến đề tài - Thái độ: Biết yêu mến trường lớp bạn bè thầy cô.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: - Một số tranh ảnh về đề tài em đi học, hình gợi ý cách vẽ.

- Một số bài vẽ của HS năm trước, bút chì, tẩy, màu vẽ.

- Học sinh: VTV, đồ dùng học vẽ.

III. Hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ (3-5’): ? Nêu tên những màu được pha trộn qua 3 màu cơ bản.

B. Bài mới:

(5)

* Giới thiệu bài (1’): Gợi ý HS hát bài: “Đi học”.

* Dạy bài mới:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1.Hoạt động 1 (4’- 5,): Quan sát, nhận xét

GV cho HS quan sát tranh về đề tài đi học.

? Hàng ngày em thường đi học cùng ai.

? Đi học em mặc quần áo như thế nào.?

? Phong cảnh 2 bên đường khi em đến trường thế nào.

? Ngôi trường em học như thế nào.(Nhà sàn, nhà ngói hay nhà cao tầng...)

* GV gợi mở, hướng dẫn HS nhận xét về đề tài.

? Em hãy nêu ý tưởng của mình khi vẽ về đề tài em đi học.

2.Hoạt động 2 (4’- 5,): Cách vẽ Bước 1: Chọn nội dung đề tài.

Bước 2: Vẽ chi tiết các hình ảnh chính, phụ rõ ràng.

Bước 3, 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện tranh, tô màu.

3.Hoạt động 3 (15’- 17): Thực hành GV gợi ý HS vẽ tranh đề tài em đi học GV góp ý, hướng dẫn thêm cho HS 4.Hoạt động 4 (3’- 4): Nhận xét, đánh

HS quan sát.

+ Bạn bè.

+ Đồng phục trường + Cây cối xanh mát.

HS trả lời theo ý của mình.

HS lắng nghe.

HS nêu ý tưởng.

HS quan sát.

HS thực hành.

HS lắng nghe.

(6)

giá

GV nhận xét, xếp loại một số bài vẽ của HS:

+ Ý tưởng + Hình ảnh + Màu sắc

GV nhận xét chung tiết học

C. Củng cố- dặn dò (3’-5’):

- Về nhà tập quan sát màu sắc đẹp.

- Chuẩn bị bài sau chu đáo.

………

LỚP 3

Ngày soạn: 18/10/2018

(7)

Ngày giảng:Chiều thứ 5, ngày 25/10/2018

Môn: Mĩ thuật

TIẾT 7: VẼ THEO MẪU: VẼ CÁI CHAI I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS nhận biết đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của một vài loại chai.

2. Kĩ năng: - HS biết cách vẽ cái chai, vẽ được cái chai theo mẫu.

- HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu 3. Thái độ: HS thích quan tâm, tìm hiểu đồ vật xung quanh.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Mẫu vẽ: Một số cái chai với hình dáng, màu sắc khác nhau.

+ Bài vẽ của HS lớp trớc về cái chai, tranh quy trình vẽ, đồ dùng - Học sinh: VTV, đồ dùng học vẽ.

III Hoạt động dạy học:

Kiểm tra đồ dùng học tập của HS?

* Bài mới:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1.Hoạt động 1 (4’- 5): Quan sát, nhận xét GV đặt mẫu cho HS quan sát theo nhóm.

? Chai gồm có những bộ phận nào.

? Chất liệu, màu sắc của chai.

* GV NX, BS: Chai có cấu tạo gồm có các bộ phận: Cổ, miệng, vai, thân, đáy và đợc làm từ các chất liệu, màu sắc khác nhau.

2. Hoạt động 2 (4’- 5): Cách vẽ B

ước 1 : QS mẫu, ước lượng tỉ lệ của chai.

B

ước 2 : Phác khung hình chung và vẽ nét

HS quan sát theo nhóm.

Đại diện nhóm 1 trả lời.

+ Chai có các bộ phận: Miệng, vai, thân, đáy.

Đại diện nhóm 2.

+ Có nhiều chất liệu khác nhau:

Nhựa, thuỷ tinh, sứ...Màu sắc cũng phong phú: Xanh, đỏ, trắng...

HS lắng nghe.

HS quan sát.

(8)

chính.

B

ước 3, 4 : Chỉnh sửa cho cân đối, vẽ đậm nhạt.

GV cho HS nhắc lại cách vẽ.

3. Hoạt động 3 (15’- 17): Thực hành GV cho HS vẽ bài.

GV quan sát, góp ý, giúp đỡ HS còn yếu 4.Hoạt động 4 (3’- 4): Nhận xét, đánh giá GV chọn bài vẽ của HS để nhận xét và xếp loại.

GV nhận xét chung tiết học.

2 HS nhắc lại bài.

2 HS nhắc lại.

HS thực hành.

HS lắng nghe.

C. Củng cố- dặn dò (1,):

- Hoàn thành BT

- Chuẩn bị bài sau chu đáo.

………

LỚP 4

Ngày soạn: 15/10/2018

(9)

Ngày giảng: Chiều thứ 2, ngày 22/10/2018( 4D) Sáng thứ 3, ngày 23/10/2018( 4B) Sáng thứ 4, ngày 24/10/2018( 4A) Chiều thứ 5, ngày 25/10/2018( 4C)

Môn: Mĩ thuật

TIẾT 7: VẼ TRANH ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG I.Mục tiêu:

* Mục tiêu chung:

1. Kiến thức: - HS hiểu đề tài vẽ tranh phong cảnh.

- HS biết cách vẽ tranh phong cảnh.

2. Kĩ năng: - Vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng.

- HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

3.Thái độ: * GDBVMT: HS thêm yêu cảnh đẹp quê hương, đất nước. Biết bảo vệ môi trường. Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên (HĐ1, HĐ4)

* Giảm tải: Tập vẽ tranh đề tài: Phong cảnh.

* Mục tiêu riêng( Dành cho HSKT):

1.Kiến thức: - HS nhận biết được tranh phong cảnh.

.

2. Kĩ năng: - Vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng.

3.Thái độ: Có tinh thần hợp tác với gv trong giờ học.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Một số tranh ảnh về đề tài phong cảnh.

+ Một số bài vẽ của HS khoá trước, đồ dùng học vẽ.

- Học sinh: VTV, màu vẽ.

III. Hoạt động dạy- học A. Kiểm tra bài cũ:(3-5’):

? Kiểm tra kiến thức bài học trước.

B. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1,): GV cho HS quan sát tranh phong cảnh, hình thành khái niệm tranh phong cảnh.

* Dạy bài mới:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

1.Hoạt động 1 (4’- 5’): Tìm, Gv chỉ và giới thiệu

(10)

chọn ND đề tài

GV cho HS quan sát tranh về phong cảnh.

? Tranh phong cảnh là tranh thế nào.

* GV tóm tắt: Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh vật là chính.

? Em đã được đi tham quan ở đâu. Phong cảnh ở đó thế nào.

? Em hãy tả một cảnh mà em thích.

GV nhấn mạnh: Phong cảnh rất phong phú và đa dạng:

Cây cối, nhà cửa, đường…

(GDMT) Tranh phong cảnh đẹp thường gắn liền với môi trường xanh sạch đẹp.

? Vậy muốn môi trường của chúng ta sạch đẹp chúng ta phải làm gì.

? Chúng ta bảo vệ môi trường (phong cảnh xung quanh, công viên…) như thế nào.

2. Hoạt động 2 (4’- 5’): Cách vẽ

ớc 1 : Chọn nội dung đề tài.

B

ước 2, 3: Vẽ chi tiết các hình ảnh, chỉnh sửa.

B

ước 4 : Tô màu theo cảm nhận.

* GV lưu ý HS không vẽ quá nhiều cảnh hoặc quá nhiều màu sẽ làm cho bức tranh bị rối...

HS quan sát.

HS trả lời theo ý hiểu.

HS ghi nhớ.

+ Hạ Long. Cảnh biển rất đẹp.

+ Cánh đồng lúa chín vàng…

HS lắng nghe và cảm nhận.

+ Bảo vệ.

+ Giữ VS chung, trồng cây…

HS chú ý quan sát và tự nhận biết cách vẽ.

HS thực hành.

HS lắng nghe.

cho hs biết 1 số bức tranh phong cảnh.

GV chỉ vào một số hình ảnh y/c hs gọi tên một số hình ảnh đó.

ớc 1 : Chọn nội dung đề tài.

B

ước 2, Vẽ cảnh vật theo ý thích.

B

ước 3 : Tô màu theo cảm nhận.

(11)

3. Hoạt động 3 (17’ – 18’):

Thực hành

GV yêu cầu thời gian HS vẽ bài.

GV quan sát, góp ý, hướng dẫn thêm.

4. Hoạt động 4 (3’-5’): Nhận xét, đánh giá

GV nhận xét, xếp loại một số bài vẽ của HS.

Nhận xét chung tiết học.

* Thông qua bài học ngoài việc hiểu khái niệm tranh phong cảnh, biết cách vẽ tranh. (GDMT) Chúng ta cần tích cực bảo vệ môi trường (không vất rác bừa bãi, trồng cây xanh, lên án những hành động phá hoại môi trường…) để môi trường xung quanh ta xanh sạch đẹp…

HS thực hành.

Hs quan sát.

(12)

C. Củng cố - dặn dò (3’-5):

? Nêu cách vẽ tranh phong cảnh quê hương.

- Về hoàn thành bài tập.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.

.

………

………...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

*GDMT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng từ đó các em biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn tập viết, thấy được vẻ đẹp của chữ viết3. Từ đó hs có ý thức rèn chữ đẹp và giữ được sách vở

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn tập viết, thấy được vẻ đẹp của chữ viết.. Từ đó hs có ý thức rèn chữ đẹp và giữ được sách vở

Thái độ: Nhận biết được các mùa trong năm.Thêm yêu thiên nhiên.. * Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

Tình huống 4: Nam kể với em và các bạn rằng : Mẹ bạn ấy từ ngày biết mình nhiễm HIV rất buồn chán , không làm việc , cũng chẳng thiết gì đến ăn uống.. Trẻ em có thể làm

Tìm hiểu, học tập về các đường lây nhiễm và cách phòng tránh HIV/AIDSd. Chủ động phòng tránh, ý thức được các nguy cơ lây nhiễm HIV và có hành vi tự bảo vệ

Kiến thức: HS nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi học sinh ở.. Thái độ: HS biết yêu quý và bảo vệ

Thái độ: Nhận biết được các mùa trong năm.Thêm yêu thiên nhiên.. * Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường