• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: .... / ... / 2018

Ngày giảng: ... / ... / 2018 lớp 6a ... / ... / 2018 lớp 6b

Tiết: 26

Bài 19 Thường thức mĩ thuật

TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM 1.

MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức

- HS hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội Việt Nam.

1.2. Kỹ năng

- HS hiểu giá trị nghệ thuật và tính sáng tạo thông qua nội dung và hình thức thể hiện của tranh dân gian.

1.3. Thái độ

- Biết trân trọng các tác phẩm tranh dân gian Việt Nam.

1.4. Các năng lực được phát triển - Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực biểu đạt.

- Năng lực quan sát, đánh giá.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực tư duy.

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.

2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên

2.1.1. Tài liệu tham khảo

- Phạm Thị Chỉnh – Nguyễn Thái Lai, Lược sử Mĩ thuật và Mĩ thuật học, NXB Giáo dục, tái bản 2002, tr. 355 – 372.

- Nguyễn Bá Văn – Chu Quang Trứ, Tranh dân gian Việt Nam, NXB văn hóa, 1984.

- Lê Thanh Đức, Tranh dân gian Việt Nam, NXB Mĩ thuật, 2001.

(2)

- Các tập tranh dân gian Việt Nam, các bài báo và nghiên cứu viết về các tác phẩm, về tranh dân gian.

2.1.2. Đồ dùng dạy học

- Hình minh hoạ ở ĐDDH MT 6 ( Phần tranh dân gian) - Tranh dân gian Đông Hồ.

- Tập tranh dân gian ( NXB Văn hoá thông tin, 1996)

- Sưu tầm trên báo chí các hình vẽ minh hoạ các bức tranh dân gian.

- Sgk, sgv.

2.2. Học sinh - Sgk, vở ghi, bút.

- Sưu tầm tranh, ảnh về tranh dân gian ( ở báo chí, sách vở . . .) 3. PHƯƠNG PHÁP

Trực quan, vấn đáp, quan sát, gợi mở, thảo luận, thực hành.

4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 4.1. Ổn định tổ chức (2’) - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra và hướng dẫn chuẩn bị đồ dùng học tập bộ môn.

4.2. Kiểm tra bài cũ (2’)

KT đồ dùng học tập của học sinh.

4.3. Bài mới:

Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu về tranh dân gian.

- Mục tiêu

+ HS hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội Việt Nam.

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, biểu đạt, hợp tác, quan sát.

- Phương pháp: Trực quan, gợi mở, vấn đáp, thảo luận.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời

(3)

- Thời gian: 7 phút - Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG

CỦA HS

GHI BẢNG

- GV cho HS nêu những

hiểu biết của mình về tranh dân gian.

? Em hiểu thế nào là tranh dân gian?

? Tranh dân gian có những thể loại nào?

- GV cho HS quan sát một số tranh và yêu cầu các em nhận xét về: Nội dung, đề tài, màu sắc.

- GV giới thiệu một số địa phương có nghề làm tranh và một số đề tài quen thuộc trong tranh dân gian.

- GV tóm tắt lại đặc điểm của tranh dân gian.

- HS nêu những hiểu biết của mình về tranh dân gian.

- HS quan sát một số tranh nhận xét về: Nội dung, đề tài, màu sắc.

- Quan sát GV giới thiệu về tranh dân gian.

I. Vài vét về tranh dân gian.

- Tranh dân gian là loại tranh được lưu hành rộng rãi trong nhân dân.

Tranh thường để trang trí đón xuân hay thờ cúng nên còn gọi là tranh Tết hay tranh thờ.

- Một số địa phương nổi tiếng với nghề làm tranh như: Hàng Trống, Đông Hồ, Kim Hoàng…

- Đề tài trong tranh dân gian rất gần gũi với đời sống của nhân dân .

Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu về hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.

- Mục tiêu:

+ HS hiểu giá trị nghệ thuật và tính sáng tạo thông qua nội dung và hình thức thể hiện của tranh dân gian.

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, biểu đạt, hợp tác, quan sát.

- Phương pháp: Trực quan, gợi mở, vấn đáp, thảo luận.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời - Thời gian: 25phút

- Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG

CỦA HS

GHI BẢNG

(4)

Gv gọi Hs đọc phần II và trả lời câu hỏi

?Tranh Gà mái có bao nhiêu màu? Các mảng màu được ngăn cách ntn?

?Nguyên liệu?

? Đặc điểm?

? Tranh Ngũ hổ được vẽ bằng những màu nào.

?Nguyên liệu?

? Đặc điểm?

GV:?Hai bức tranh trên có điểm gì giống nhau, điểm gì khác nhau?

GV kl:

Giống nhau:

Bức tranh Gà Mái và Ngũ Hổ

- HS trả lời

- HS trả lời - HS trả lời

- HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời

- HS lắng nghe

II.Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống

1.Tranh Đông Hồ.

- Bức tranh Gà Mái tất cả các màu đều được in bằng các bản gỗ khác nhau (mỗi màu một bản). Sau đó in nét viền hình bằng màu đen.

-Màu đen:Than lá tre,rơm.

-Màu đỏ son:Sỏi đỏ tán mịn.

-Màu vàng:Cây gỗ vang,hoa hoè.

-Màu xanh:Lá chàm.

-Màu trắng:vỏ sò tán nhỏ(màu điệp)

*Đường nét đơn

giản,khoẻ và dứt khoát.

2.Tranh Hàng Trống.

- Bức tranh Ngũ Hổ chỉ có một bản khắc nét màu đen còn các màu đều đ- ược tô bằng bút lông.

- Nguyên liệu là phẩm nhuộm nguyên chất.

- Đường nét mảnh mai,

trau chuốt và tinh tế

(Nghệ thuật cản màu)

(5)

đều là tranh khắc gỗ dân gian.

Khác nhau:

*Bức tranh Gà mái thuộc dòng tranh Đông Hồ còn tranh Ngũ Hổ thuộc dòng tranh Hàng Trống.

Các màu của tranh Gà mái rõ ràng nét viền đen to thô tròn lẳn và rất rõ ràng, đậm nền, màu tươi mà không bị dợ.

Các mầu của tranh Ngũ Hổ tô bằng tay nên có những chỗ được vờn chồng lên nhau tạo cho tranh mềm mại hơn, tươi sáng hơn mà không chói, nét viền đen của tranh Ngũ Hổ mảnh,trau chuốt và nhiều chỗ lẫn cùng với màu.

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tranh dân gian - Mục tiêu:

+ HS biết trân trọng các tác phẩm tranh dân gian Việt Nam.

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, biểu đạt, hợp tác, quan sát.

- Phương pháp: Trực quan, gợi mở, vấn đáp, thảo luận.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời - Thời gian: 5 phút

- Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

- GV cho HS tóm tắt lại những đặc điểm của tranh dân gian.

- GV phân tích về cách chọn đề tài, diễn tả bố cục, hình vẽ trong tranh để làm nổi bật giá trị nghệ thuật của tranh dân gian.

- HS tóm tắt lại những đặc điểm của tranh dân gian.

- Quan sát GV phân tích giá trị nghệ thuật của tranh dân gian.

III: Giá trị nghệ thuật tranh dân gian .

- Tranh dân gian rất chú trọng đến bố cục, đường nét và màu sắc.

- Tranh có vẻ đẹp hài

hòa, hình tượng có tính

khái quát cao, đề tài gần

gũi với đời sống của

(6)

nhân dân nên rất được nhân dân yêu thích và trân trọng.

4.4. Đánh giá kết quả học tập - Mục tiêu:

+ HS trình bày nhận xét được các câu hỏi củng cố về tranh dân gian Việt Nam.

+ Rèn năng lực quan sát, đánh giá, giải quyết vấn đề, biểu đạt.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời - Thời gian: 3 phút

- Cách thức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi kiểm tra nhận thức của HS.

? Em đã biết gì về tranh dân gian Việt Nam?

? Hai bức tranh Đông Hồ và Hàng Trống có điểm gì giống và khác nhau?

? Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của tranh dân gian?

- HS trả lời.

+ Gv chốt kiến thức, động viên và khuyến khích học sinh hăng hái xây dựng bài.

+ Nhận xét – kết luận về tiết học.

4.5. Hướng dẫn về nhà (1 phút)

- Học bài trong SGK và những ghi chép trong tiết học.

- Sưu tầm tranh ảnh , bài viết liên quan đến bài học.

- Chuẩn bị cho bài học sau: Bài 24 – TTMT: Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam.

5. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

- Nội dung:...

- Phương pháp: ...

- Thời gian: ...

Duyệt, ngày .... tháng ... năm 2018

Tổ trưởng

(7)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Mục tiêu: Hs được hệ thống hóa các kiến thức liên quan để làm bài tập Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,.., Hình thức tổ chức dạy

PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC - Phương pháp và và kĩ thuật dạy học: thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình.. - Hình thức tổ chức dạy học: cá

Vì lí do này mà việc áp dụng dạy học dựa trên vấn đề vào môn học Kĩ thuật điện sẽ là một cách tiếp cận mới, đạt hiệu quả cho sinh viên trong quá trình học