• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

GIÁO ÁN MÔN MĨ THUẬT KHỐI 3,4,5 – TUẦN 24 Ngày soạn: 27/02/2021

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 02/03/2021 (3A) Thứ 6 ngày 05/03/2021 (3B)

Bài 24: VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ DO I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs hiểu thêm về đề tài tự do.

2. Kĩ năng: Vẽ đề tài tự do. Vẽ được bức tranh theo ý thích.

3. Thái độ: - Yêu thích đề tài vẽ tự do...

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- Máy tính, Tranh, ảnh một số đề tài khác nhau.

2. Học sinh:

- Máy tính (Điện thoại thông minh), vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định.

2. Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Quan sát nhận xét

- GV cho HS quan sát một số bức tranh, đặt câu hỏi.

- Tranh vẽ về đè tài gì ?

- Trong tranh có những hình ảnh nào ? - Hình ảnh chính trong tranh là gì?

- Hình ảnh phụ trong tranh là gì ? - Màu sắc trong tranh như thế nào?

- Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều nội dung đề tài để vẽ tranh , các em hãy tự chọn đề tài cho mình.

- Vậy thế nào là vẽ tự do ?

- Có những loại tranh về đề tài nào mà em biết ?

Hoạt động 2: Cách vẽ

- HS quan sát tranh trên màn hình và trả lời theo cảm nhận của mình.

- Hs trả lời

- Vẽ tự do là vẽ theo ý thích , mỗi người có thể chọn cho mình một nội dung đề tài để vẽ - Cảnh đẹp đất nước, di tích lịch sử, di tích cách mạng

- Cảnh nông thôn, miền núi, thành phố, miền biển..

- Thiếu nhi vui chơi, học nhóm - Các trò chơi dân gian, lễ hội - Chọn đề tài

(2)

thích

- Các bước tiến hành cách vẽ như thế nào ? - Tìm các hình dáng cho tranh sinh động

- Vẽ màu có đậm có nhạt, màu kín cả tranh.

- GV chiếu từng bước vẽ lên bảng cho học sinh quan sát.

Hoạt động 3: Thực hành

- GV cho hs xem 1 số bài hs vẽ.

- GV yêu cầu HS vẽ xong chụp bài gửi vào nhóm lớp.

- Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật

- Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ

- Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ.

- Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ vẽ sau.

- Vẽ màu

- HS vẽ bài theo ý thích.

(3)

Ngày soạn: 27/02/2021

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 01/03/2021 (4B, 4D) Thứ 3 ngày 02/03/2021 (4A) Thứ 6 ngày 05/03/2021 (4C)

BÀI 24: Vẽ trang trí

TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS làm quen với kiểu chữ nét đều, nhận biết đặc điểm và vẻ đẹp của nó; Biết sơ lược về cách kẻ chữ nét đều.

2. Kỹ năng: Vẽ được màu vào dòng chữ ở phần thực hành - trang 43 Vở tập vẽ ( màu chữ và màu nền: đều màu, kín hình, nổi rõ dòng chữ).

3. Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của chữ nét đều và màu sắc trong khẩu hiệu; thích quan tâm đến các khẩu hiệu ở trường và ngoài xã hội.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- Máy tính 2. Học sinh:

- Máy tính (Điện thoại thông minh), vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định.

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét

- GV cho HS quan sát một số kiểu chữ nét đều, nét thanh, nét đậm để HS phân biệt.

+ Mẫu chữ nào là chữ nét đều? vì sao?

+ Em hiểu như thế nào là chữ nét đều?

+ Hãy kể tên một số dòng chữ nét đều được trang trí mà em biết?

- Giáo viên nhận xét chung.

Hoạt động 2 : Cách vẽ

- GV yêu cầu HS quan sát hình 5, trang 57 SGK.

- GV giới thiệu các bước kẻ chữ:

+ Tìm chiều cao, chiều dài của dòng chữ

- HS quan sát tranh và trả lời:

- Là kiểu chữ mà trong một con chữ có các nét đều bằng nhau.

- Khẩu hiệu, bìa sách….

+ Kẻ các ô chữ.

+ Phác chữ.

+ Tìm độ dày của nét chữ và kẻ chữ (dùng compa để quay chữ nét cong)

+ Vẽ màu tự chọn. Màu của chữ và màu

+ Chú ý khoảng cách giữa các chữ, các từ cho phù hợp .

+ Phác chữ bằng bút chì mờ trước khi vẽ + Màu chữ và màu nền nên vẽ khác nhau

(4)

chữ.

- Giáo viên cho xem một số bài kẻ chữ.

Hoạt động 3: Thực hành

- Giáo viên yêu cầu HS vẽ màu vào dòng chữ nét đều.

-Yêu cầu chủ yếu với học sinh là kẻ được chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn.

*

. Dặn dò.

- Hoàn thành bài vẽ.

- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.

* HS làm việc theo cá nhân.

Bài tập vẽ màu vào dòng chữ có sẵn của học sinh

- Chú ý lắng nghe

(5)

Ngày soạn: 27/02/2021

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 01/03/2021 (5A) Thứ 3 ngày 02/03/2021 (5C, 5B)

Bài 24. Vẽ theo mẫu

MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Hiểu hình dáng, tỉ lệ, đặc điểm riêng và độ đậm nhạt chính của mẫu.

2. Kĩ năng: - Vẽ được hai hoặc ba vật mẫu - Tập vẽ có hai vật mẫu

3. Thái độ: - Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Máy tính, sách giáo khoa

2. Học sinh: - Máy tính, SGK, vở tập vẽ, mẫu bút chì, tẩy,..

III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định.

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét

- GV cho hs hình ảnh lọ hoa và quả và đặt câu hỏi + Vị trí của các vật mẫu ra sao? (Vật nào ở trước, vật nào ở sau?).

+ Cho hs nêu về hình dáng, đặc điểm của từng vật mẫu?

+ Độ đậm nhạt chung của mẫu và của từng vật mẫu như thế nào?

+ Khung hình chung và khung hình riêng của vật mẫu?

- GV cho HS quan sát một số bố cục bài vẽ khác nhau

gợi ý hs cách trình bày mẫu sao cho bố cục đẹp.

- Gv nhận xét chung

Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ

- Giáo viên giới thiệu các bước vẽ qua hình ảnh và chữ viết.

B1: Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu.

B2: Vẽ đường trục, tìm tỉ lệ bộ phận của từng vật mẫu và đánh dấu các vị trí.

B3: Vẽ phác hình bằng các nét thẳng, sau đó vẽ hình chi tiết cho giống mẫu.

B4: - Có thể vẽ đậm nhạt bằng chì đen hay màu.

Quan sát Trả lời câu hỏi Nhận xét

Nêu

Lắng nghe

-HS quan sát và nhận xét từng bài và chọn bài vẽ có bố cục hợp lý nhất.

Quan sát Lắng nghe

(6)

trung gian (đậm vừa), đậm.

So sánh độ nhạt và đậm nhất ở mẫu.

- Vẽ đậm nhạt với ba sắc độ: đậm, nhạt, đậm vừa bằng các nét thưa, dày của bút chì.

- Cho hs quan sát một số bài vẽ của những năm trước

Hoạt động 3: Thực hành

- Giáo viên hướng dẫn HS cách bày mẫu tại nhà để vẽ.cho học sinh vẽ vào vở.

- Giáo viên lưu ý học sinh

+ Khung hình chung, khung hình của từng vật mẫu.

+Vẽ phác hình bằng các nét thẳng.

+Vẽ hình chi tiết.

+Tìm các độ vật đậm nhạt và vẽ đậm nhạt.

*Dặn dò

- chuẩn bị bài học sau.

Quan sát

- HS tự bày mẫu và vẽ tại nhà

Lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lý, kết hợp các giác quan khi quan sát; Bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả 1 loài cây với miêu tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2).. KN: Viết được đoạn

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một