• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 22 (05/02 - 09/02/2018)

NS: 28/01/2018 NG: Thứ hai ngày 05 tháng 02 năm 2018

BUỔI SÁNG TOÁN

Tiết 106. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU. Giúp HS:

1. Kiến thức: Biết tính Sxq và Stp của hình hộp chữ nhật.

2. Kĩ năng: Vận dụng công thức Sxq và Stp của hình hộp chữ nhật để giải một số bài toán đơn giản.

3. Thái độ: Biết áp dụng vào trong thực tế cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DH: VBT III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC (5p)

- Gọi hai em nhắc lại qui tắc và công thức tính Sxq và Stp HHCN.

GV nhận xét

2. Bài mới : HDHS làm bài tập Bài 1. (15p)

- Gọi HS đọc đề.

- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - GV hướng dẫn HS giải.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS nêu

Bài 1. HS đọc đề.

Tóm tắt:

a. Chiều dài : 25 dm Chiều rộng : 1,5 m Chiều cao : 18dm

DTXQ và DTTP hhcn : …m2

- Lớp làm vào vở, 2 em lên bảng giải.

Bài giải a) Đổi : 1,5m = 15dm

Diện tích xung quanh là:

(25 + 15) x 2 x 18 = 1440(dm2) Diện tích toàn phần là:

1440 + 25 x 15 x 2 = 2190(dm2)

Đáp số : 1440dm2 và 2190dm2 b) C.dài:

5

4m; C.rộng :

3

1m; C.cao :

4

1m

Sxq và Stp hhcn : … m2 Bài giải b) Chu vi mặt đáy là :(

3 1 5

4 ) x 2 =

15 34 (m)

Diện tích xung quanh là:

30 17 4 1 15

34x (m2)

Diện tích 2 mặt đáy là :(

15 2 8 3) 1 5

4x x (m2)

Diện tích tp là:

10 11 15

8 30

17 (m2)= 1,1( m2)

Đáp số: m

30

17 2

và 1,1m2

(2)

Bài 2 (15p)

Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài toán cho biết gì ?

- Bài toán hỏi gì ?

- Y/c HS làm vở, một em lên bảng làm bài. GV chấm một số vở, nhận xét.

3. Củng cố - Dặn dò (5p)

- Gọi hs nêu cách tính Sxq và Stp

hình hộp chữ nhật.

- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau, làm bài ở vở BT.

Bài 2 HS đọc yêu cầu bài Tóm tắt:

Chiều dài: 1,5m Chiều rộng: 0,6 m Chiều cao: 8dm

Sơn mặt ngoài của thùng không nắp.

Diện tích quét sơn : …m2 Bài giải

Đổi : 1,5m = 15dm, 0,6m = 6dm Diện tích xung quanh của thùng là :

(15 + 6) x 2 x 8 = 336(dm2) Diện tích quét sơn là :

336 + (15 x 6) = 426(dm2) hay 4,26m2 Đáp số: 4,26m2

Lắng nghe

--- TẬP ĐỌC

Tiết 43. LẬP LÀNG GIỮ BIỂN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật lúc trầm lắng lúc hào hứng sôi nổi (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).

- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3)

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng đọc diễn cảm.

3. Thái độ: GD HS tình yêu quê hương, yêu biển, ý thức bảo vệ môi trường biển.

*GDBVMT: GDHS lập làng mới ngoài đảo là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta.

*GDHS quyền được tự do biểu đạt ý kiến và tiếp nhận thông tin, bổn phận phải hiểu và có ý thức xây dựng quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DH: BGPP.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi Hs đọc bài Tiếng rao đêm và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, tuyên dương

2. Bài mới. Giới thiệu bài (1p)

- GV giới thiệu chủ đề, bài mới (slide 1) HĐ 1. Luyện đọc (10p)

- Gọi 1 em đọc toàn bài.

? Bài chia làm mấy đoạn?

- Mỗi HS đọc 1 đoạn, trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi

+ Đoạn 1: Từ đầu đến … người ông như toả ra hơi muối.

(3)

- YC 4 HS đọc nối tiếp lần 1, cả lớp tìm từ khó đọc.

GV ghi từ khó đọc : lần này, vàng lưới, lưu cữu, giúp hs luyện đọc đúng.

- Gọi hs đọc nối tiếp lần 2.

Giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó.

- GV giải nghĩa thêm một số từ.

+ Làng biển: Làng xóm ở ven biển hoặc trên đảo. (slide 2)

+ Dân chài: người làm nghề đánh cá.

- HD hs ngắt những câu dài (slide 3) Gv nêu cách đọc

- YC hs luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu

HĐ 2. HDHS tìm hiểu bài (10) - YC hs đọc thầm trả lời câu hỏi:

+ Bài văn có những nhân vật nào?

+ Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?

+ Bố Nhụ nói: “Con sẽ họp làng”

chứng tỏ ông là người thế nào? (có địa vị gì ?)

+ Theo lời của bố Nhụ việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?

+ Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ?

+ Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?

- Mời hs đọc đoạn nói về suy nghĩ của Nhụ (Vậy là đã quyết định đến hết), trả lời câu hỏi : Nhụ nghĩ về kế hoạch của

+ Đoạn 2: Điềm tĩnh … thì để cho ai.

+ Đoạn 3: Ông Nhụ bước ra võng … quan trong nhường nào.

+ Đoạn 4: Còn lại .

- 4 HS đọc nối tiếp nhau đọc lần 1, lớp nhận xét

- Hs luyện đọc từ khó.

- HS đọc nối tiếp lần 2, lớp nhận xét.

- Một em đọc chú giải.

- HS lắng nghe.

- HS đánh dấu cách ngắt những câu dài.

- HS lắng nghe.

- Hs luyện đọc theo cặp - Lắng nghe.

+ Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn, ba thế hệ trong một gia đình.

+ Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.

+ Bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo của xã, làng.

+ Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần đáp ứng được với mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.

+ Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng ở trên đất liền, có chợ, có trường học, có nghĩa trang, . . .

+ Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình hai má phập phồng như người xúc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.

+ Nhụ tin vào kế hoạch của bố và mơ tưởng đến ngôi làng mới. (Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng

(4)

bố như thế nào?

+ Bài văn ca ngợi điều gì? (slide 4)

HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm (8p) - Mời 4 HS đọc phân vai.

- GV HD HS đọc diễn cảm một đoạn theo cách phân vai. GV đọc mẫu.

Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghiã trang . . .

Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ vỗ vào vai Nhụ :

- Thế nào con đi với bố chứ ? - Vâng ! - Nhụ đáp nhẹ.

- Vậy là việc đã quyết định rồi . Nhụ đi / và sau đó/ cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó / ở mãi phía chân trời.

- YC hs luyện đọc nhóm đôi. Thi đọc diễn cảm.

3. Củng cố - Dặn dò (5’) - Gọi nhắc lại nội dung bài học.

- GD hs yêu quê hương đất nước, bảo vệ quê hương đất nước.

- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.

Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.

*Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để XD cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.

- 4 HS đọc phân vai nêu giọng đọc.

- HS đọc theo các vai : Người dẫn chuyện, bố Nhụ, ông, Nhụ.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc, thi đọc.

Lắng nghe

--- CHÍNH TẢ (nghe - viết)

Tiết 22. HÀ NỘI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ.

- HS biết tìm và viết đúng danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng viết đúng viết đẹp.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

* GDBVMT: Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường Hà Nội là giữ mãi vẻ đẹp của Thủ Đô.

II. ĐỒ DÙNG DH: BP viết qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam, BC.

III. CÁC HĐ DH

(5)

HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ (4p)

- Y/c HS viết vào bảng con các tiếng có âm đầu r/ d/ gi.

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề bài.

HĐ 1. HD HS nghe viết (18p) - Gv gọi HS đọc bài viết

+ Nêu nội dung bài thơ ?

- Y/c HS đọc thầm bài thơ

- GV nhắc HS những chữ cần viết hoa, đọc cho hs viết bảng lớp, bảng con.

- GV nhắc nhở HS tư thế viết bài - GV đọc cho HS viết

- Thu vở chấm, nhận xét HĐ 2. HD làm bài tập

Bài tập 2: (4p) Gọi HS đọc đề bài 2 - Y/c hs đọc đoạn trích và nêu

- Gv đưa bảng phụ HS đọc: Khi viết tên người tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.

Bài tập 3. (5p) Gọi HS đọc đề bài - Cho hs chơi tiếp sức:

+ Mỗi hs lên viết nhanh 5 tên riêng vào đủ 5 ô rồi chuyển bút cho bạn viết tiếp.

Tên một bạn nam trong lớp (ô 1) Tên một bạn nữ trong lớp (ô 2) Tên một anh hùng nhỏ tuổi (ô 3)

Tên một dòng sông hoặc hồ, núi đèo (ô4)

Tên một xã (ô 5)

- Gv lập nhóm trọng tài, đ.giá kết quả.

Ví dụ :

- 3 HS bảng viết bài

- Lắng nghe.

- HS đọc

+ Bài thơ là lời một bạn nhỏ mới đến thủ đô thấy Hà Nội có nhiều thứ lạ, nhiều cảnh đẹp.

- Hs thực hiện

- Hs luyện viết trên BC: Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp Bút, Ba Đình, chùa Một Cột, Tây Hồ.

- Hs viết bài

Bài 2. - HS đọc bài 2

- Đọc đoạn trích và nêu : Trong đoạn trích có: một danh từ riêng là tên người (Nhụ), có 2 danh từ riêng là tên địa lý Việt Nam (Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu).

- HS nhắc lại qui tắc viết hoa

Bài 3. HS đọc y/c của bài tập, chơi tiếp sức 2 nhóm, mỗi nhóm 5 bạn, nhóm nào viết đúng và được nhiều tên là nhóm đó thắng.

- Cả lớp và gv nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.

Tên bạn nam

trong lớp Tên bạn nữ

trong lớp Tên anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử

nước ta

Tên sông

hoặc hồ Tên xã hoặc phường Đỗ Văn Ninh, ... Vũ Thị Thảo,

Nông Văn Dền

( Kim Đồng) , . . . Sông

Hồng, ... Xuân

Sơn, ...

3. Củng cố - dặn dò: (3p)

- Nêu lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam?

- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.

- Hs lắng nghe.

(6)

BUỔI CHIỀU TH TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Củng cố cho HS về văn tả người.

II. CÁC HĐ DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS

A.KTBC B. Bài mới

1 Gới thiệu bài 1’

2 Luyện tập 31’

Bài 1: Đọc các đoạn mở bài sau, cho biết đó là mở bài theo kiểu nào (trực tiếp hay gián tiếp)

Đ/án: MB trực tiếp – a, c ; MB gián tiếp – b.

- Y/c Hs đọc các đoạn mở bài sau đó làm bài theo nhóm đôi.

- Gọi Hs nêu kết quả.

Bài 2: Viết theo 1 trong 3 đề bài sau:

a) Tả cậu bé Mừng (chiến sĩ Vệ quốc quân, truyện Về thăm mạ) theo tưởng tượng của em.

b) Tả một bác đưa thư hoặc người hàng xóm.

c) Quan sát ảnh, tả vua hề Sác-lô.

- Y/c Hs lựa chọn sau đó viết bài, đọc bài.

- N.xét, tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò (4’) GV củng cố bài, NX tiết học

- Lớp theo dõi

- Hs thực hiện.

- 3 - 4 Hs đọc.

- Hs thực hiện sau đó một số Hs đọc bài làm.

--- THỰC HÀNH TOÁN

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

- Củng cố về tính diện tích xung quanh và toàn phần của HHCN.

II. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài (2 phút) 2. Luyện tập (30 phút) Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S.

a) Sxq của HHCN gồm DT 1 mặt S và 1 mặt T. S b) Sxq của HHCN gồm DT 2 mặt S và 2 mặt T. S c) Sxq của HHCN gồm DT1mặt S, 1 mặt T và 1 mặt S. S d) Sxq của HHCN gồm DT 2 mặt S, 2 mặt T và 2 mặt S. Đ Bài 2: Giải toán.

- Gọi Hs đọc bài toán, nêu tóm tắt.

- Y/c Hs làm bài cá nhân, chữa bài.

Bài giải Đổi 2,2dm = 22cm a) Diện tích xq của HHCN là:

(35 + 22) x 2 x 16 = 1824 (cm2) Diện tích toàn phần của HHCN là:

- HS làm bài cá nhân

- 1Hs lên bảng làm - Hs khác nhận xét

- Hs nêu y/c.

(7)

1824 + 35 x 22 x 2 = 3364 (cm2) b) Diện tích xq của HHCN là:

(12

5 + 4

3) x 2 x 15

14 = 8 (m2) Diện tích toàn phần của HHCN là:

8 + 12

5 x 4

3 x 2 = 32

5 (cm2)

Đáp số: a) 1824cm2 và 3364cm2. b) 8m232

5 m2. 3. Củng cố - dặn dò (2 phút) - Nhận xét tiết học.

- 2 Hs lên bảng làm.

- lớp nx.

--- KHOA HỌC

Tiết 43. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (tiếp theo) I. MỤC TIÊU

- Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.

*GD HS sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, an toàn các loại chất đốt: Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt (than, ga, củi...)

II. KNSCB

- Biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.

- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.

III. ĐỒ DÙNG DH: Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.

IV. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5p) + Kể tên một số loại chất đốt?

+ Nhà em sử dụng loại chất đốt nào?

- Nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới

- GTB – Ghi đầu bài (1p)

*Sử dụng ATTK chất đốt (20p) - t/c cho Hs thảo luận nhóm 5:

+ Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?

+ Than đá khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không ? Tại sao?

+ Tại sao cần được sử dụng tiết kiệm chống lãng phí năng lượng ? + Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong

- HS nêu

Sử dụng năng lượng của chất đốt

* TL nhóm, đại diện nhóm báo cáo.

+ Tại vì sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng tới môi trường.

+ Than đá khí tự nhiên được hình thành từ xác súc vật qua hàng triệu năm. Hiện nay các nguồn này đang có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người. Con người đang tìm cách khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời nước chảy, . . .

+ Vì NL chất đốt có hạn, nếu sử dụng không có kế hoạch, sử dụng bừa bãi thì sẽ bị hết.

+ Cần sử dụng cẩn thận, khi dùng nên chú ý để tắt ngay sau khi sử dụng (đối với củi,

(8)

sinh hoạt ?

+ Vì sao các chất đốt khi cháy có thể ảnh hưởng đến môi trường ?

- Nhận xét, chốt KT, cho hs quan sát các hình ảnh về việc sử dụng chất đốt…

3. Củng cố - Dặn dò (5p)

+ Nêu các việc nên làm để sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn ?

- Học bài, CB bài sau Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy

ga…)

+ Vì tất cả các chất đốt khi cháy đều sinh ra khía các - bô- níc cùng nhiều loại khí và chấtt độc khác làm ô nhiễm không khí, có hại cho con người, động vật, thức vật; làm han rỉ các đồ dùng, máy móc bằng kim loại.

- 2HS nêu

--- NS: 29/01/2018

NG: Thứ ba ngày 06 tháng 02 năm 2018 TOÁN

Tiết 102. DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU. Giúp HS:

1. Kiến thức: Biết được HLP là HHCN đặc biệt. Tính Sxq và Stp HLP.

2. Kĩ năng: Vận dụng được quy tắc tính Sxq và Stp HLP và giải một số bài tập có liên quan.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH : GV chuẩn bị một số HLP có kích thước khác nhau, BC, VBT.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5p)

+ Nêu cách tính Sxq và Stp của HHCN ?

- Gv nhận xét, 2. Bài mới

* Giới thiệu bài - Ghi đầu bài. (1p) HĐ1. Hình thành công thức tính Sxq và Stp HLP (10p)

- Cho hs quan sát HLP và TLCH:

? Các mặt của HLP như thế nào ?

? Vậy muốn tính Sxq của HLP ta làm thế nào ?

? Muốn tính Stp của hình lập phương ta làm thế nào ?

- HD HS làm ví dụ trong SGK.

- 2 Hs trả lời

SXQ và STP của hình lập phương

- Hs quan sát HLP và trả lời câu hỏi.

+ Các mặt của HLP là các HV bằng nhau.

+ Sxq của HLP bằng diện tích một mặt nhân với 4.

Sxq = (a x a) x 4

+ Stp của HP bằng diện tích một mặt nhân với 6.

Stp = (a x a) x 6

Ví dụ: Tính Sxq và Stp của hình lập phương

(9)

- Y/c Hs nêu ghi nhớ cách tính Sxq, Stp của HLP và t/c cho Hs tính Sxq;

Stp của HLP có cạnh là 4cm ra bảng con.

HĐ 2. Thực hành.

Bài 1: (10 p) Gọi HS đọc đề bài - Gọi 1 em lên bảng làm, dưới lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (10 p) Gọi HS đọc đề, gọi một em lên giải, lớp làm vào vở, GV chấm một số vở

- Nhận xét, sửa sai.

3. Củng cố - Dặn dò (3p)

+ Nêu lại cách tính Sxq và Stp hlp?

- Về nhà học bài, CB bài Luyện tập.

có cạnh 5 cm.

- Hs nêu cách tính:

Bài giải

Diện tích xung quanh của hlp đó là:

(5 x 5) x 4= 100 (cm2)

Diện tích toàn phần của hlp đó là:

(5 x 5) x 6 = 150 (cm2) Đáp số: 100 cm2 và 150 cm2. - 2 Hs nêu sau đó cả lớp làm vào bảng con

Bài 1: HS đọc đề bài, 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở, đổi vở cho nhau soát bài.

Bài giải

Diện tích xq của HLP là:

1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2) Diện tích TP của HLP là:

1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2) Đáp số: 9m2 và 13,5m2

Bài 2: HS đọc đề, một em lên giải, lớp làm vào vở.

Bài giải

Diện tích bìa cần dùng để làm hộp là:

2,5 x 2,5 x 5 = 31,25 (dm2) Đáp số: 31,25dm2. 2 HS nêu

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 43. NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả

- Biết tìm các vế câu và QHT trong câu ghép BT 1, tìm được QHT thích hợp để tạo câu ghép BT 2, biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép BT 3.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng phân tích cấu tạo câu ghép, viết câu ghép.

3. Thái độ: HS biết áp dụng khi nói và viết.

II. ĐỒ DÙNG DH

- Bút dạ 3 tờ phiếu khổ to ghi nội dung bài tập 2; 3 (phần luyện tập).

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC (5’)

- Mời HS nhắc lại cách nối các vế câu - Dùng qht hoặc cặp qht

(10)

ghép bằng QHT để thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả.

- Mời 1 em làm lại bài tập 3

- GV nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới (30’)

*GTB(1p): Trong giờ học hôm nay, các em sẽ học cách nối các vế câu ghép chỉ quan hệ điều kiện - kết quả bằng quan hệ từ.

*Phần luyện tập

Bài 2: (18p) Tìm qht thích hợp vào mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện/ giả thiết - kết quả.

- GV giải thích: các câu trên tự nó đã có nghĩa song để thể hiện quan hệ điều kiện –kết quả hay giả thiết kết quả các em phải biết điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong câu.

-Nhận xét, ghi điểm.

Bài 3: (11p) Thêm vế câu thích hợp tạo thành câu nghép chỉ điều kiện/giả thiết - kết quả.

- YC thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm lên dán kết quả.

3.Củng cố - Dặn dò (5’) - Mời học sinh nhắc lại ghi nhớ.

- Dặn học sinh ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập, chuẩn bị bài sau.

- HS làm BT: thêm qht cho thích hợp VD: Vì thời tiết thuận lợi…

Tại thời tiết không thuận lợi….

Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Bài 2. - HS đọc y/c. Thảo luận theo cặp, nêu kết quả.

- Một em lên bảng làm, cả lớp theo dõi, chốt lại kết quả đúng.

a) Nếu (nếu mà, nếu như) chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại (GT - KQ)

b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi .(GT - KQ) c) Nếu ta chiếm được điểm cao thì trận đánh sẽ rất thuận lợi .(GT - KQ)

Bài 3. HS làm bài tập, 3 học sinh lên bảng làm bài trên bảng phụ.

- Cả lớp thống nhất kết quả:

a) Hễ em được điểm tốt thì cả nhà lại mừng vui .

b) Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành công .

c) Giá như Hồng chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

- 2 học sinh nhắc lại.

- Lắng nghe

--- KỂ CHUYỆN

Tiết 22. ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Biết trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng kể chuyện.

(11)

3. Thái độ: Giáo dục HS học tập tấm gương tốt của ông Nguyễn Đăng Khoa.

* GDQTE: HS có quyền được sống trong môi trường an ninh xã hội, bổn phận thực hiện đúng quy định về an ninh, trật tự nơi công cộng.

II. ĐỒ DÙNG DH: Tranh minh họa câu chuyện trong SGK.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. KTBC (5p) - Kiểm tra 2 - 3 HS

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 3 HS lần lượt kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình lịch sử, văn hóa.

B. Bài mới 1. Giáo viên kể

* GV kể chuyện lần 1(10 - 12p)

- GV viết lên bảng những từ ngữ sau và giải nghĩa cho HS hiểu.

Truông: vùng đất hoang rộng, có nhiều cây cỏ.

Sảo huyệt: ở của bọn trộm cướp, tội phạm.

Phục binh: quân lính lấp, rình ở những chỗ kín đáo, chờ lệnh là xông ra tấn công.

*GV kể lần thứ 2 (kết hợp chỉ tranh) Gv lần lượt treo tranh, vừa kể vừa chỉ tranh.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh và nghe giáo viên kể.

2. HD HS kể chuyện (15p) Cho HS kể chuyện trong nhóm

Cho HS thi kể chuyện trước lớp - GV nhận xét + chốt lại:

- HS chia nhóm 2 (hoặc 4)

Sau đó kể toàn bộ câu chuyện và trả lời câu hỏi 3 trong SGK.

- Đại diện các nhóm lên thi kể + trả lời câu hỏi 3.

- Lớp nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò (3p) H: Câu chuyện nói về điều gì?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe

- Hs nêu ý kiến.

--- LỊCH SỬ

Tiết 22. BẾN TRE ĐỒNG KHỞI I. MỤC TIÊU

- Biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960 phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”)

- Sử dụng bản đồ - tranh ảnh để trình bày sự kiện.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập

(12)

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5p) - Gọi 2 em lên trả lời

- Nêu tình hình nước ta sau hiệp định Giơ- ne-vơ ?

- Nhân dân ta phải làm gì để xoá bớt nỗi đau chia cắt ?

2. Bài mới

* Giới thiệu bài - Ghi đầu bài (1p) HĐ1: Hoàn cảnh bùng nổ phong trào đồng khởi Bến Tre (15p)

- Gọi HS đọc bài từ “Trước sự tàn sát của Mỹ Diệm … mạnh mẽ nhất”.

- GV hỏi:

+ Phong trào đồng khởi ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào ?

+ Vì sao nhân dân miền nam đồng loạt đứng lên chống Mĩ Diệm ?

+ Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất ở đâu?

HĐ2: Phong trào đồng khởi của nhân dân Bến Tre (10p)

- Cho HS thảo luận theo nhóm 4, đại diện nhóm trả lời GV bổ sung

+ Thuật lại sự kiện ngày 17/1/1960 ?

+ Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở tỉnh Bến Tre, kết quả của phong trào?

+ Phong trào đồng khởi Bến Tre đã ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào?

+ Ý nghĩa của phong trào đồng khởi Bến Tre ?

2 HS nêu

Bến Tre Đồng Khởi

- HS đọc bài

+ Phong trào đồng khởi ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh: Mĩ Diệm tàn sát nhân dân Miền Nam, không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, nhân dân Miền Nam buộc phải đứng lên phá tan ách kìm kẹp của giặc.

+Vì Mĩ Diệm thi hành chính sách tố cộng, diệt cộng gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam. Trước tình hình đó, không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, nhân dân buộc phải đứng lên phá tan ách kìm kẹp.

+ Cuối năm 1959 đầu năm 1960 mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre.

+ Nhân dân huyện mỏ cày đứng lên khởi nghĩa. Mở đầu cho phong trào đồng khởi Bến Tre …

+ Phong trào nhanh chóng lan ra các huyện khác. Sau một tuần có 22 xã được giải phóng, 29 xã tiêu diệt bọn ác ôn, vây đồn giải phóng nhiều ấp.

+ Đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam cả nông thôn và thành thị.

+ Phong trào mở ra thời kỳ mới cho đấu tranh của nhân dân miền Nam: nhân dân

(13)

- Gọi 2 HS đọc bài học 3. Củng cố - Dặn dò (5p)

+ Em hãy nêu cảm nghĩ của em về phong trào đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre ?

- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.

miền Nam cầm vũ khí đứng lên chống quân thù đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng

---

NS: 30/01/2018 NG: Thứ tư ngày 07 tháng 02 năm 2018

BUỔI SÁNG TOÁN

Tiết 103. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU. Giúp HS:

1. Kiến thức: Biết tính Sxq và Stp hình lập phương.

2. Kĩ năng: Vận dụng công thức tính Sxq và Stp của hình lập phương để giải các bài tập trong một số trường hợp đơn giản (BT 1; 2; 3).

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH : VBT III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5p)

+ Muốn tính Sxq và Stp của hình lập phương ta làm thế nào ?

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1p) b. HD làm bài tập

Bài 1: (7p) Gọi HS đọc đề, gọi 1 em lên bảng giải, lớp làm vào vở.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (8-10p) Gọi HS đọc đề, cho hs thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm nêu kết quả GVHD:

3 HS nêu

Luyện tập

Bài 1: HS đọc đề, 1 em lên bảng giải, lớp làm vào vở, đổi vở kiểm tra lẫn nhau.

Tóm tắt:

a = 2m5cm Sxq=?

Stp= ?

Bài giải

Đổi đơn vị : 2m5cm = 2,05m Diện tích xung quanh là:

(2,05 x 2,05) x 4 = 16,81(m2) Diện tích toàn phần là:

(2,05 x 2,05) x 6 = 25,225(m2) Đáp số: 16,81m2 và 25,215m2 Bài 2: HS đọc đề, thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm nêu kết quả.

Bài giải

(14)

* Cách 1: HS vẽ hình lên giấy và gấp thử rồi trả lời.

* Cách 2: Suy luận:

- Đương nhiên là không thể gấp hình 1 thành một hình lập phương.

- Với hình 2, khi ta gấp dãy 4 hình vuông ở dưới thành 4 mặt xung quanh thì 2 hình vuông ở trên sẽ đè lên nhau không tạo thành một mặt đáy trên và một mặt đáy dưới được. Do đó hình hai cũng bị loại.

- Hình 3 và hình 4 đều có thể gấp thành hlp vì khi ta gấp dãy 4 hình vuông ở giữa thành 4 mặt xung quanh thì hai hình vuông trên và dưới sẽ tạo thành hai mặt đáy trên và đáy dưới .

Bài 3. (10p) Gọi hs đọc đề, quan sát hình và trả lời.

GV hướng dẫn HS:

Diện tích một mặt của hlp A là : 10 x 10 = 100 (cm2) Diện tích một mặt của hlp B là:

5 x 5 = 25 (cm2)

Dt một mặt của hlp A gấp dt một mặt của hlp B số lần là:

100 : 25 = 4 (lần)

Vậy Sxq (Stp) của hình A gấp 4 lần Sxq (Stp) của hình B

3. Củng cố - dặn dò (3p)

- HS nêu lại cách tính Sxq và Stp hlp . - VN ôn lại bài CB bài Luyện tập chung.

Mỗi mảnh bìa ở hình 3 và hình 4 đều có thể gấp thành một hình lập phương

Bài 3: HS đọc đề, TL nhóm đôi Đúng ghi Đ sai ghi S:

a) Sxq hlp A gấp 2 lần Sxq hlp B.

b) Sxq hlp A gấp 4 lần Sxq hlp B.

c) Stp hlp A gấp 2 lần Stp hlp B.

d) Stp hlp A gấp 4 lần Stp hlp B.

Bài giải

(a) và (c) sai , (b) và (d) đúng

--- TẬP ĐỌC

Tiết 44. CAO BẰNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện yêu mến của tác giả đối với đất đai và người dân Cao bằng đôn hậu.

- Hiểu được nội dung bài thơ: Ca ngợi Cao Bằng - mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng đọc diễn cảm

3. Thái độ: Có ý thức tự giác học thuộc bài và bảo vệ môi trường khi đến thăm Cao Bằng.

II. ĐỒ DÙNG DH

- Tranh minh hoạ bài học trong SGK

- Bản đồ Việt Nam để GVchỉ vị trí Cao Bằng cho HS.

III. CÁC HĐ DH

B

(15)

HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ (5p )

- Mời HS đọc bài “Lập làng giữ biển”

và trả lời câu hỏi

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới (30p)

a. Giới thiệu bài (1p) - Ghi đầu bài.

- GV treo bản đồ, chỉ và giới thiệu : Ở phía đông bắc nước ta, giáp Trung Quốc có tỉnh Cao Bằng. Bài thơ các em học hôm nay giúp các em biết về địa thế đặc biệt của Cao Bằng, về những người dân miền núi đôn hậu, giàu lòng yêu nước, đang góp sức mình gìn giữ một dải dài biên cương của Tổ Quốc b. HD luyện đọc (8p)

- Gọi 1 HS đọc cả bài.

- YC HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, tìm nội dung tranh.

- Y/c 3HS đọc nối tiếp đọc lần 1.

HDHS phát âm đúng các từ khó.

- Y/c 3HS đọc nối tiếp đọc lần 2.

- Mời một em đọc chú giải.

- YC HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu.

c. HD tìm hiểu bài (10P)

- Mời HS đọc thầm khổ thơ 1, trả lời câu hỏi

+ Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 miêu tả địa thế đặc biệt của Cao Bằng

- Gọi 1hs đọc khổ thơ 2; 3:

+ Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người cao Bằng?

- Gọi 2 hs đọc khổ thơ 4; 5:

+ Tìm những hình ảnh thiên nhiên

- HS đọc, trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- Một HS đọc cả bài.

- HS quan sát tranh.

- 3 HS đọc nối tiếp, mỗi Hs đọc 2 khổ thơ.

+ suối khuất, lặng thầm, rì rào.

- HS đọc, hiểu nghĩa một số từ : Cao Bằng, đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi

+ Muốn đến Cao Bằng phải vượt qua đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc. Các từ ngữ trong khổ thơ: Sau khi qua, ta lại vượt, lại vượt nói lên địa thế rất xa xôi đặc biệt hiểm trở của Cao Bằng.

- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi:

+ Khách vừa đến được mời thứ hoa quả rất đặc trưng của Cao Bằng là mận. Hình ảnh mận ngọt đón môi ta dịu dàng nói lên lòng mến khách của người Cao Bằng. Sự đôn hậu của những người dân mà khách được gặp thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh miêu tả: Người trẻ thì rất thương rất thảo, người già thì lành như hạt gạo, hiền như suối trong.

- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi:

+ Tình yêu đất nước sâu sắc của người

(16)

được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng?

- GV nói thêm: Không thể đo hết chiều cao của núi cao bằng cũng như không thể đo hết lòng yêu đất nước rất sâu sắc mà giản dị, thầm lặng của người Cao Bằng

+ Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì ?

+ Nêu nội dung chính của bài?

d. HD đọc diễn cảm (7p) - Mời 3 hs đọc nối tiếp bài thơ.

- Gv nhận xét cách đọc, sửa chữa.

- GV treo bảng phụ đã viết sẵn 3 khổ thơ đầu hướng dẫn đọc.

- Thi đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng.

- GV nhận xét, khen ngợi.

3. Củng cố - dặn dò (3p) - Mời 1 HS đọc toàn bài.

- YC HS nêu ý nghĩa bài thơ

Dặn về nhà học thuộc lòng bài thơ.

Cao Bằng cao như núi không đo hết được

+ Tình yêu đất nước của người Cao Bằng trong trẻo và sâu sắc

+ Cao Bằng có vị trí rất quan trọng.

Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ đất biên cương .

* Ca ngợi Cao Bằng - mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc.

- HS đọc nối tiếp bài thơ, tìm giọng đọc.

- HS lắng nghe.

- HS thi đọc diễn cảm, thi đọc thuộc lòng.

- Hs lắng nghe

--- BUỔI CHIỀU

HĐNG

BÁC HỒ VỚI NHỮNG BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC BÀI 6. CỜ NƯỚC TA PHẢI BẰNG CỜ CÁC NƯỚC

1. Tài liệu: Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 5”, tr.28.

2. Chuẩn bị: Giấy A4, A0, bút chì, bút mực, bảng con, phấn, phim ngắn giới thiệu về hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của quốc ca, quốc kì nước Việt Nam; máy tính, máy chiếu.

3. Các bước tiến hành

HĐ của GV HĐ của HS

*Khởi động (5’)

- T/c cho hs chơi trò chơi: Đoán tên nước

*HĐ cơ bản (30’)

- Y/c HS đọc cá nhân Mục tiêu bài học (tr.29)..

- GV y/c HS đọc trước lớp bài đọc “Cờ nước ta phải bằng cờ các nước”.

- Hs thực hiện theo tổ

- 1Hs đọc, HS cả lớp theo dõi

(17)

- Y/c HS đọc và trả lời các câu hỏi.

- GV nhận xét, chốt KT: Câu chuyện thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của Bác và khẳng định là người Việt Nam cần có tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc.

- T/c cho Hs chia sẻ kết quả làm việc cá nhân, nhấn mạnh việc chia sẻ hiểu biết về một danh lam thắng cảnh (hoặc một di tích lịch sử – văn hoá, anh hùng dân tộc). Chia sẻ hiểu biết về hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của quốc ca, quốc kì nước Việt Nam.

- GV chốt lại ND và chiếu đoạn phim đã chuẩn bị về hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của quốc ca, quốc kì nước Việt Nam.

*HĐ tổng kết, đánh giá (3’)

- GV y/c HS nhắc lại nội dung bài học.

- Y/c HS tìm hiểu thêm về người thiết kế lá cờ Việt Nam.

- GV nh.ét quá trình làm việc của HS và các nhóm.

- 1 Hs đọc, lớp theo dõi - Hs lắng nghe

- Hs thực hiện theo nhóm 6

- Hs theo dõi

- 2 Hs nêu

--- NS: 31/01/2018

NG: Thứ năm ngày 08 tháng 02 năm 2018

BUỔI SÁNG TOÁN

Tiết 104. LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU. Giúp HS:

1. Kiến thức: Biết tính Sxq và Stp của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

2. Kĩ năng: Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các HLP và HHCN

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH : VBT III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC (5p)

- Gọi 2 hs nêu qui tắc tính Sxq và Stp của hình lập phương.

2. Bài mới

*Giới thiệu bài (1p) - Ghi đầu bài.

*HD học sinh làm bài tập.

Bài 1. (15p) Gọi hs đọc đề bài, tìm hiểu đề, gọi 1 em lên bảng giải, cho cả lớp làm bài vào vở.

- Hs nêu, Hs khác nx.

Bài 1: HS đọc đề, 1 em lên giải, lớp làm vào vở.

a) Dài : 2,5m; rộng 1,1m; cao 0,5m. Tính Sxq

và Stp HHCN

b) dài : 3m; rộng: 15dm; cao: 9dm. Tính Sxq

và Stp HHCN

Giải

a)Dtxq là:(2,5 + 1,1)x 2 x 0,5 = 3,6(m2)

(18)

- Nhận xét, củng cố.

Bài 3: (15p) HS đọc đề, GV hướng dẫn giải, cho lớp làm vào vở, gọi 1 em lên bảng làm.

3. Củng cố - Dặn dò (3’)

- Muốn tính Sxq và Stp của hhcn, hlp ta làm thế nào ?

- Về nhà làm bài tập 1 vào vở, chuẩn bị bài sau.

Dttp là: 3,6 + (2,5 x 1,1) x 2 - 9,1 (m2) b) 3m = 30 dm

Dtxq là: (30 +1 5) x 2 x 9 = 810 (dm2).

Dttp là:810 + (30 x 15)x 2 =1710 (dm2) Đáp số: a) 3,6 m2 và 9,1m2

b) 810dm2 và 1710dm2 Bài 3:

Giải

Cạnh của hlp mới dài :4 x 3 = 12 (cm) Dt một mặt của hlp mới là :

12 x 12 = 144 (cm2) Dt một mặt của hlp lúc đầu là :

4 x 4 = 16 (cm2)

Dt một mặt của hlp mới so với dt một mặt của hlp lúc đầu thì gấp:

144 : 16 = 9 (lần)

Vậy Sxq và Stp của hlp mới so với Sxq và Stp của hlp lúc đầu thì gấp 9 lần.

Đáp số: 9 lần

2 Hs nêu

--- TẬP LÀM VĂN

Tiết 43. ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong chuyện và ý nghĩa của câu chuyện.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng phân tích cấu tạo bài văn kể chuyện.

3. Thái độ: GDHS có ý thức tự giác học tập.

*GDQTE : HS có quyền được xét xử công bằng.

II. ĐỒ DÙNG DH:

- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1.

- Tờ phiếu khổ to viết sẵn câu hỏi trắc nghiệm.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5p)

- GV chấm 4 bài HS viết sửa lại của tiết trả bài trước.

2. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p) - Gv ghi đầu bài.

* HĐ 1. HD làm bài tập:

Bài tập 1: (15p) Gọi HS đọc đề, thảo luận nhóm, đại diện nhóm báo cáo.

4 HS sửa bài

Ôn tập văn kể chuyện

Bài tập1: HS đọc đề, thảo luận nhóm, đại diện nhóm báo cáo.

(19)

- Thế nào là kể chuyện ?

- Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

- Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào ?

Bài tập2:(12p) HS đọc yêu cầu của bài, lớp làm vào vở

1) Câu chuyện trên có mấy nhân vật?

2) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?

3) Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

- Nhận xét, kết luận: Câu chuyện:

+ Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt.

+ Khuyên người ta tiết kiệm.

+ Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ lao động.

3. Củng cố - dặn dò (3p)

- Gọi hs đọc lại câu chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Về nghi nhớ những kiến thức vừa học - Chuẩn bị cho tiết tập làm văn viết.

+ Là kể một chuỗi sự việc có đầu cuối liên quan đến một hay một số nh.vật, mỗi câu chuyện điều có ý nghĩa.

+ Hành động của nhân vật; Lời nói ý nghĩ của nhân vật; Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu …

+ Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần:

- Mở bài (mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp).

- Diễn biến (thân bài).

- Kết thúc (kết bài không mở rộng hoặc mở rộng).

Bài tập2. HS làm bài vào vở 1. Bốn nhân vật

2. Cả lời nói và hành động.

3. Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.

Lắng nghe

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 44. NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản

- Biết phân tích cấu tạo của câu ghép BT 1 mục III, thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện BT 3.

2. Kĩ năng : Rèn HS kĩ năng phân tích cấu tạo câu ghép.

3. Thái độ : HS biết vận dụng khi nói, viết.

II. ĐỒ DÙNG DH: Ghi sẵn bài tập 1,2, 3 trên bảng phụ III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5p)

- HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép điều kiện – kết quả bằng quan hệ từ.

GV nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới

- 2 hs nhắc lại.

(20)

*Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.(1p)

*HD làm bài luyện tập

Bài 1: Gọi HS đọc nội dung bài tập, nêu yêu cầu.

- Gv cho hs làm vào vở, 2 em lên bảng làm, cho lớp nhận xét.

- GV chốt lại lời giải đúng

Bài 2: Cho hs nêu yêu cầu của bài - Gv hướng dẫn hs làm bài vào vở,gọi 2 hs lên bảng làm, cho lớp nhận xét.

Bài 3: Cho hs đọc đề, nêu yêu cầu.

Cho hs thảo luận theo cặp tìm chủ ngữ, vị ngữ trong mẩu chuyện vui.

Gọi đại diện một cặp lên bảng làm, cho lớp nhận xét.

- GV hỏi: Truyện đáng cười ở điểm nào?

3. Củng cố - Dặn dò (5p)

- Gọi hs nêu lại nội dung bài học - GDHS: Có ý thức sử dụng câu ghép chỉ sự tương phản trong khi nói và viết.

- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.

Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Bài 1: HS đọc nội dung bài tập, phân tích cấu tạo của các câu ghép sau :

a) Mặc dù giặc Tây/ hung tàn nhưng C V

chúng/ không thể ngăn cản các cháu C V

học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.

b) Tuy rét / vẫn kéo dài, mùa xuân/

C V C đã đến bên bờ sông Lương.

V

Bài 2: Hs nêu yêu cầu của bài

- Hs làm bài vào vở, 2 hs lên bảng làm

+ Tuy hạn hán kéo dài nhưng cây cối trong vườn nhà em vẫn xanh tươi.

+ Mặc dù mặt trời đã đứng bóng nhưng các bác nông dân vẫn miệt mài trên đồng ruộng Bài 3 : Hs đọc đề, nêu yêu cầu.

- Hs thảo luận theo cặp tìm chủ ngữ, vị ngữ trong mẩu chuyện vui.

Mặc dù tên cướp/ rất hung hăng gian C V

xảo nhưng cuối cùng hắn /vẫn đưa C V hai tay vào còng số 8.

- Trong câu hỏi của cô giáo đáng lẽ học sinh phải trả lời : vế 1 có CN là “tên cướp”, vế 2 có CN là “hắn” thì bạn học sinh lại hiểu lầm nên trả lời CN (nghĩa là tên cướp) đang ở trong nhà giam.

- 4 hs nêu

---

BUỔI CHIỀU KHOA HỌC

(21)

Bài 44. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY I. MỤC TIÊU

- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống sản xuất.

- Sử dụng năng lượng gió: điều hoà khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió, … - Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện, … - GD học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.

- GDHS sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng: tiết kiệm điện, tiết kiệm nước...

II. ĐỒ DÙNG DH

- Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.

- Hình trang 90,91 SGK III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

+ Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?

+ Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?

- GV nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới (30’)

* Giới thiệu bài (1p) - Ghi đầu bài.

HĐ 1:Thảo luận về năng lượng gió (7p) - GV chia nhóm 6, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Vì sao có gió? Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên.

+ Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương?

- GV giới thiệu trang 90.

HĐ 2. Thảo luận về năng lượng nước chảy (8p)

- Y/c hs thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:

+ Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên ?

+ Con người sử dụng năng lượng nước chảy để làm gì ? Liên hệ thực tế ở địa phương .

- GV giới thiệu trang trang 90.

HĐ 3: Thực hành làm quay tua bin

+ Sẽ ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường.

+ Đun xong dập lửa cẩn thận, không để chất dễ cháy gần lửa, không sử dụng điện quá tải, trẻ em không chơi diêm, quẹt…

Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy

- HS thảo luận, phát biểu

+ Gió là do sự di chuyển của không khí tạo nên. Con ngưởi sử dụng gió để rê lúa, đẩy thuyền buồm …

+ Ngoài ra con người còn dùng gió để quay tua bin chạy máy phát điện.

- HS quan sát, hiểu thêm.

Thảo luận nhóm báo cáo kết quả.

+ Dùng để đẩy bè, chở hàng hoá xuôi dòng nước.

+ Làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao, làm quay tua bin của nhà mát phát điện ở nhà máy thuỷ điện: thuỷ điện Sê San, Y-a- li…

- HS quan sát, hiểu thêm.

(22)

(10p)

- GV cho hs quan sát tua bin, y/c thực hành theo nhóm: dùng dòng nước tạo ra nước chảy.

+ Dòng điện được tạo ra do đâu?

- Cho HS đọc mục Bạn cần biết 3. Củng cố -dặn dò 5’

- Nêu tác dụng của gió trong tự nhiên?

- Về nhà học bài, CB bài sau; tìm hiểu thêm về công dụng của gió, nước chảy.

- HS thực hành : Đổ nước làm quay tua bin của mô hình tua bin nước.

+ Dòng nước làm quay tua bin tạo ra dòng điện.

- Hs lắng nghe --- NS: 01/02/2018

NG: Thứ sáu ngày 09 tháng 02 năm 2018 TOÁN

Tiết 105. THỂ TÍCH MỘT HÌNH I. MỤC TIÊU. Giúp HS:

1. Kiến thức: Giúp HS có biểu tượng về thể tích của một hình.

- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản (BT 1; 2).

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng so sánh thể tích của các hình với nhau.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh ham học hỏi, áp dụng bài đã học vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bộ đồ dùng dạy học toán III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5p) Muốn tính dtxq của hhcn, hlp ta làm thế nào ?

2. Bài mới

- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.

HĐ1: Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình (8p)

- GV cho HS quan sát, nhận xét trên các mô hình trực quan theo hình vẽ trong các ví dụ của SGK.

- Trong hình trên HLP nằm hoàn toàn trong HHCN, vậy em có nhận xét gì về thể tích của HLP so với HHCN ?

- Gv vẽ các hình ở ví dụ 2 và ví dụ 3 lên bảng, HD học sinh nhận xét:

- Hình C gồm 4 HLP như nhau và hình D cũng gồm 4 HLP như thế, em có nhận xét gì về thể tích hai HLP ?

- Hình P gồm 6 HLP như nhau. Ta tách hình P thành hai hình M và N: Hình M gồm 4 HLP và hình N gồm hai HLP như thế, em có nhận xét gì về thể tích của hai hình M và N so với HLP P.

- 2 hs nêu

- Quan sát đồ dùng trực quan gv đưa ra và nhận xét.

+ Thể tích HLP bé hơn thể tích HHCN, hay thể tích HHCN lớn hơn thể tích HLP.

+ Thể tích hình C bằng thể tích hình D.

+ Thể tích hình P bằng tổng thể tích của hình M và hình N.

(23)

HĐ 2:Thực hành.

Bài 1. (15p)Gọi hs đọc đề bài, quan sát hình và trả lời câu hỏi.

- Gọi hs trả lời, gv nhận xét, kết luận.

Bài 2. (8p) Gọi hs đọc đề, quan sát hình và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, kết luận.

3 . Củng cố -Dặn dò (3p).

- Thể tích hình C So với thể tích hình D như thế nào ?

- Về chuẩn bị bài học sau

Bài 1: HS đọc đề, quan sát và nhận xét các hình trong SGK.

- HS trả lời, HS khác nhận xét.

+ HHCN A gồm 16 HLP nhỏ.

+ HHCN B gồm 18 HLP nhỏ.

+ HHCN B có thể tích lớn hơn HHCN A.

Bài 2: HS đọc đề, thi trả lời nhanh.

+ Hình A gồm 45 HLP nhỏ

+ Hình B gồm 27-1 = 26 (HLP nhỏ) + Thể tích hình A lớn hơn thể tích hình B (Hay thể tích hình B bé hơn thể tích hình A

- 2 HS nêu

--- TẬP LÀM VĂN

Tiết 44. KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng viết văn kể chuyện.

3. Thái độ: GDHS có ý thức tự giác trong học tập, ham học, ham tìm hiểu.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, truyện cổ tích III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5p) H: Thế nào là kể chuyện ?

H: Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào ?

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới

*Giới thiệu bài - Ghi đầu bài (2p) *Hướng dẫn HS làm bài (25p) - Cho HS đọc 3 đề trong SGK

- Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích - Các em cần nhớ yêu cầu của bài này để thực hiện đúng .

- Gọi HS nối tiếp nhau nói tên của bài

- 2 HS trả lời

- 2HS đọc 3 đề trong SGK

Đề 1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.

Đề 2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.

Đề 3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.

- HS nối tiếp nhau nói tên của bài em đã

(24)

em đã chọn

- Cho HS làm bài, GV theo dõi - GV thu bài, nhận xét

3.Củng cố - Dặn dò (3p)

- Cho hs nêu lại nội dung của bài học.

- Dặn hs về đọc trước bài của tiết tập làm văn sau.

chọn

Ví dụ: + Em muốn kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn giữa em và bạn Hương.

Một bạn thân của em hồi em còn học lớp 3.

+ Tôi rất khâm phục ông Giang Văn Minh trong truyện trí dũng song toàn. Tôi sẽ kể câu chuyện về ông, về niềm khâm phục, kính trọng của tôi với ông.

+ Tôi rất thích truyện cổ tích Thạch Sanh, tôi sẽ kể câu chuyện này theo lời kể của Thạch Sanh.

- HS làm bài

Lắng nghe

--- SINH HOẠT LỚP

TUẦN 22 – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 23 1. Nhận xét tuần 22

* Ưu điểm:

...

...

...

*Tồn tại: ………...…….………...

*Tuyên dương: ……….…………

*Nhắc nhở: .……….………..………

2. Phương hướng tuần 23

...

...

...

...

…...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh.. động,

Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn kể chuyện bằng lời văn của mình, kĩ năng kể chuyện đầy đủ các sự việc, nhân vật trong truyện.. Đánh giá chất lượng bài làm so

Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn... 24) Đoạn văn

Ñeà baøi : Keå chuyeän veàø moät cuoäc du lòch hoaëc caém traïi maø em ñöôïc tham gia..

- Em cũng có thể kể những điều em biết, em chứng kiến về người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt , không cần kể thành câu chuyện. có khởi đầu,

Trao đổi với các bạn trong lớp về tính cách của các nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện... Nhận xét ,

Tìm trong sách báo những truyện tương tự các truyện đã học :….. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của

 Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.. - Lai tạo