• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 23

BÀI 14: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

(Tiết 1).

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông

- Nêu được hững quy dịnh của pháp luật đối với người đi bộ, người đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.

- Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường.

- Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiên trạt tự, an toàn giao thông.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

- Biết thực hiện đúng qui định về trật tự, an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt.

* Kĩ năng sống:

- Kĩ năng thu thập thông tin.

- Kĩ năng xử lí thông tin.

- Kĩ năng tư duy phê phán.

- Kĩ năng ra quyết định.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề.

3. Thái độ:

- Tôn trọng những qui định về tình hình trật tự, an toàn giao thông.

- Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

4. Những năng lực cơ bản có thể rèn luyện ở học sinh.

+ Thu nhập và xử lí thông tin về trật tự, an toàn giao thông.

+ Năng lực tư duy phê phán, đánh giá những hành vi thực hiện đúng và chưa đúng pháp luật về giao thông.

+ Năng lực giải quyết vấn đề trong tình huống liên quan đến an toàn giao thông

* Tích hợp đạo đức.

- Tôn trọng những qui định về tình hình trật tự, an toàn giao thông.

(2)

- Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

* Tích hợp giáo dục pháp luật.

- Giới thiệu tranh, ảnh, clip về chủ đề an toàn giao thông II. Phương tiện và thiết bị

1. GV: soạn giáo án theo kiến thức chuẩn.

- Tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. HS: SGK,giấy A0, bút dạ, băng keo, các phiếu xanh đỏ trắng ( Mỗi học sinh có một bộ ba giấy)

- SGK, SGV, SBT GDCD 6. Hệ thống biển báo.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp:

- Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề.

- Thảo luận nhóm....

2. Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thật động não

- Kĩ thuật rình bày 1 phút - Tổ chức trò chơi

IV.Tiến trìnhgiờ dạy:

1.Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số (Vắng)

6A 5 / 3 / 2021

6B 4 / 3 / 2021

6C 1 / 3 / 2021

2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi:

? Tình huống : Mẹ Lan là người Nga, bố Lan Là người Việt Nam. Lan sinh ra tai Nga . Lên năm tuổi cả nhà về Việt Nam sinh sống. Vậy Lan có được nhập quốc tịch Việt Nam để trở thành công dân Việt Nam không ? Vì sao ?

? Là công dân Việt nam em có quyền và trách nhiện gì đối với đất nước ? hãy hát một bài hát ca ngợi người anh hùng mà em yêu thích?( Câu hỏi phụ)

* Yêu cầu:

- Lan có được nhập quốc tịch Việt Nam vì bố bạn là người Việt Nam…

 - Phải cố gắng học tập tốt để xây dựng đất nước.

(3)

- Phải cố gắng học để nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước.

- Năng hoạt động ở trường, địa phương.

- Tích cực giúp đỡ người khó khăn…

- Học sinh trình bày bài hát.

( GV nhận xét cho điểm) 3.Bài mới:

a. Giới thiệu bài (2’) GV: trình chiếu hình ảnh:

?Các bức ảnh các em trên cho ta thấy điều gi`?

- Thiệt hại về tài sản và tính mạng con người - Tài sản: hiện vật, tiền của.

? Tính chất của các vụ tai nạn đó như thế nào? Gây cho em cảm giác gi`?

- Người chết, bị thương, mất sức lao động.

GV: Có một số nhà nghiên cứu nhận định rằng:

“Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là thảm hoạ thứ 3 gây ra chết người và thương vong cho hàng loạt người” tai nạn giao thông đang là một vấn đề nóng bỏng đáng lo ngại của xã hội, là công dân Việt Nam chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó? Giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là điều kiện quan trọng để nâng cao cuộc sống của mọi người. Giao thông có quan hệ chặt chẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vậy có những loại đường giao thông nào?

HS: Đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, đường bộ…

GV: Có rất nhiều loại đường giao thông, tuy nhiên loại đường giao thông phổ biến nhất là đường bộ. Vì vậy, để giúp các em tìm hiểu thế nào để đảm bảo an toàn khi đi đường, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.

b. Các hoạt động dạy học:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

* Hoạt động 1. ( 10') Tìm hiểu thông tin

+ Mục tiêu: H/s nắm được nội dung, ý nghĩa thông tin.

+ Hình thức: Dạy theo tình huống, theo lớp.

+ Phương pháp: Sử dụng phương pháp thảo luận lớp, nhóm.

GV cho học sinh tìm hiểu thông tin

1.

Thông tin, sự kiện:

(4)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Thảo luận nhóm để khai thác thông tin trong

bảng phụ. Và một số thông tin mới về tình hình tai nạn giao thông hiện nay.

?Qua bảng số liệu thống kê trên, em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông ở nước ta?

->Tai nạn giao thông ngày càng tăng:

- Số vụ tai nạn, số người chết , số người bị thương ngày càng tăng.

- Trung bình một ngày xảy ra 75 vụ, làm chết 34 người, bị thương 86 người. (Số liệu cục cảnh sát giao thông).

?Tai nạn giao thông đó để lại những hậu quả

gì?

- Thiệt hại về tài sản và tính mạng con người ( chết, bị tàn tật, mất sức lao động..)

GV: Hậu quả của tai nạn giao thông là rất lớn.

Ủy ban ATGT của Tổ chức y tế thế giới đó cảnh báo: Hiện nay, tai nạn giao thông là nguyên nhân thứ 9 gây tử vong cho toàn nhân loại trên thế giới. Trong 20 năm tới nó sẽ trở thành nguyên nhân thứ ba gây chết cho loài ngừơi.

(Báo An ninh Thủ đô số 856). Vây nguyên nhân nào dẫn dđến TNGT?

Liên hệ tình hình giao thông trên địa bàn (lấy số liệu từ Công an TP)

* Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn GT.

Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông?

- Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân.

*. Nhận xét:

- Tai nạn giao thông ngày càng tăng.

- Nhiều vụ tan nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra.

(5)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG - Phương tiện cơ giới và thô sơ tăng nhanh.

- Dân số tăng nhanh.

- Người tham gia giao thông thiếu hiểu biết về luật giao thông, chưa tự giác chấp hành luật giao thông.

* Nguyên nhân chính:

- Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông ( không học luật..).

- Ý thức kém khi tham gia giao thông

( không tự giác chấp hành hệ thống tín hiệu giao thông…).

? Chúng ta cần có những biện pháp nào để

tránh tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn khi đi đường?

- Nghiêm chỉnh chấp hành trật tự ATGT, đặc biệt là hệ thống báo hiệu giao thông.

* Hoạt động 2:( 20')

Tìm hiểu nội dung bài học.

+ Mục tiêu:

H/s hiểu và biết được trật tự an toàn giao thông là gì và những quy định của pháp luật nước ta khi tham gia giao thông.

+ Hình thức: Dạy theo tình huống, theo lớp.

+ Phương pháp: Sử dụng phương pháp thảo luận lớp, nhóm.

?Làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia

* Nguyên nhân chính:

- Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông ( không học luật..).

- Ý thức kém khi tham gia giao thông ( không tự giác chấp hành hệ thống tín hiệu giao thông…).

2. Nội dung bài học:

(6)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG giao thông?

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông bao gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.

?Ngoài việc phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông, người tham gia giao thông cần phải làm gì để đảm bảo ATGT?

- Phải học tập, hiểu pháp luật về TTATGT.

- Tự giác tuân theo qui định của pháp luật về đường đi.

- Chống coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường.

* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hệ thống báo hiệu giao thông.

GV giới thiệu điều 10: Hệ thống báo hiệu đường bộ

GV: Cho HS quan sát tranh. Và giải thích cho HS hiểu: Hiệu lệnh của người điều khiển.

GV: Cho HS đóng vai là một tuyên truyền viên giới thiệu về tín hiệu giao thông.

1. Khái niệm:

a. Làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

- Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông.

+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

+ Tín hiệu đèn giao thông.

+ Biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.

b. Tín hiệu đèn giao thông:

+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông: chiến sĩ cảnh sát có thể dùng tay, gậy chỉ đường,

 Đèn đỏ: cấm đi.

 Đèn vàng: đi chậm lại.

 Đèn xanh: được đi.

Lưu ý: Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe chạy chậm và dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đi quá vạch dừng thì được phép đi tiếp.

* Các loại biển báo:

Biển báo cấm:

Biển báo nguy hiểm Biển hiệu lệnh:

Biển chỉ dẫn

(7)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV: Treo tranh ba loại biển báo thông dụng. Và

cho học sinh nhận biết?

Biển báo cấm: Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.

Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.

Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều phải thi hành.

Biển chỉ dẫn: hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng để chỉ dẫn.

4. Củng cố: (5’)

? Vì sao chúng ta phải quan tâm đến vấn đề thực hiện an toàn giao thông?

? Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi đi đường?

5. Hướng dẫn học sinh ở nhà: (2’) - Học bài theo các nội dugn cơ bản.

- Thu thập thêm các thông tin về việc thực hiện trật tự an toàn giao thông tại địa phương.

- Chuẩn bị: Tiết 2 của bài: Đóng tiểu phẩm về việc thực hiẹn trật tự an toàn giao thông: Mỗi tổ 1 tiểu phẩm.

+ Đọc và tìm hiểu - chuẩn bị cho tiết 2.

V. Rút kinh nghiệm :

(8)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giúp học sinh nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường và ý nghĩa của việc thực hiện trật tự

Hoạt động cơ bản: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông để đảm bảo an toàn.. Tất cả lái xe, người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh

+HS có phản ứng đúng với các tín hiệu đèn giao thông và làm đúng theo hiệu lệnh đèn để đảm bảo an toàn.. - GV phổ biến luật chơi - Chú ý

về các đèn tín hiệu giao thông và việc chấp hành tín hiệu đèn giao thông như thế nào khi đi trên đường phố, cô mời các em đi vào bài học ngày hôm nay:

Hoạt động cơ bản: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông để đảm bảo an toàn.. Tất cả lái xe, người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh

Bài 1: CHẤP HÀNH HIỆU LỆNH CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG...

Câu 1: Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành

BÀI 3 : HIỆU LỆNH CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. Biết hình dáng , màu sắc , đặc điểm của nhóm biển báo cấm. Biết nội dung hiệu lệnh