• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 8

Ngày soạn: 23 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 26 tháng 10 năm 2020 TOÁN Tiết 36:

Luyện tập

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố bảng chia 7.

2. Kĩ năng: Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia trong giải toán.

- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giải.

3. Thái độ: Thích làm dạng toán này.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ

HS: VBT Toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) - Gọi vài em đọc bảng chia 7.

- Y/C HS lên bảng làm bài tập 3 - Y/C HS nhận xét

- GV nhận xét

B. Dạy bài mới ( 32’ ) a) Giới thiệu bài: (1’) Nêu yêu cầu của tiết học.

b) Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài:

Bài tập 1: (7’)

- Gọi HS đọc Y/C bài tập

- Ghi từng phép tính và cho các nhóm thi đua trả lời nhanh.

- Y/C HS nhận xét - GV nhận xét Bài tập 2: (10’)

- Gọi HS đọc Y/C bài tập

- Cho cả lớp làm vào bảng con từng phép tính.

- Y/C HS dưới lớp nhận xét và trình bày bài miệng

- GV nhận xét, đánh giá Bài tập 3: (7’)

- HS đọc bảng chia 7.

- HS lên bảng làm bài tập 3 - HS nhận xét

- HS nêu yêu cầu.

- Các nhóm thi đua trả lời nhanh.

a) 7 x 8 = 56; 7 x 9 = 63; 7 x 6 = 42 56 : 7 = 8 ; 63 : 7 = 9 ; 42 : 7 = 6 b) 70 : 7 = 10; 28 : 7 = 4; 30 : 6 = 5 63 : 7 = 9; 42 : 7 = 6; 35 : 5 = 7 14 : 7 = 2; 42 : 7 = 6; 53 : 7 = 5 - HS nhận xét

- HS nêu yêu cầu.

- Cả lớp cùng làm vào bảng con, vài em lên bảng làm.

- HS dưới lớp nhận xét và trình bày bài miệng

(2)

- Gọi HS đọc Y/C bài tập + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết trong vườn đó có bao nhiêu cây bưởi ta làm thế nào?

- Gv hướng dẫn HS làm bài

- Y/C 1 HS làm bài trên bảng. HS dưới lớp làm bài vào vở

- Y/c HS nhận xét - GV nhận xét Bài tập 4: (7’)

- Gọi HS đọc Y/C bài tập

- Gv hướng dẫn hs đo rồi viết kết quả.

- Hd học sinh chấm điểm I bằng 1/3 AB.

- Gv nhận xét

? Bt củng cố kiến thức gì?

C. Củng cố, dặn dò (3’):

- Gọi vài em đọc lại bảng chia 7.

- Nhận xét tiết học.

- Vài em đọc bài toán.

+ trong vườn có 63 cây ăn quả, 1/7 số cây đó là cây bưởi.

+ Hỏi trong vườn đó có bao nhiêu cây bưởi?

- Hs trả lời

- 1 hs lên làm bảng.

- Cả lớp cùng giải vào vở.

Bài giải :

Trong vườn có số cây bưởi là:

63 : 7 = 9 (cây)

Đáp số : 9 cây bưởi.

- HS nhận xét bài làm

- Nêu yêu cầu bài toán.

- Hs làm bài - HS nhận xét

- Hs đọc bảng chia 7

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

Tiết 15 - 8:

Các em nhỏ và cụ già

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ có vần khó. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý. Biết đọc phân biệt giọng nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ mới.

- Hiểu ý nghĩa của chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau.

Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của mọi người xung quanh làm cho mỗi người thây những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Kể chuyện: Biết nhập vai 1 bạn nhỏ trong chuyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện, giọng kể tự nhiên, phù hợp với diễn biến câu chuyện.

- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời kể của mình 2. Kĩ năng

- Đọc, kể chuyện tự nhiên lưu loát.

- Biết nhập vai 1 nhân vật, kể lại toàn bộ câu chuyện.

3. Thái độ

(3)

- HS có thức giúp đỡ người gặp khó khăn, người già

* GD QTE: Quyền được vui chơi. Bổn phận phải biết quan tâm đến mọi người.

* GD KNS : Xác định giá trị. Thể hiện sự cảm thông.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Tranh minh họa Sgk; Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: ( 4’) Đọc thuộc lòng bài Bận.

? Vì sao mọi người bận, mọi vật bận mà vui?

- Y/C HS nhận xét - GV nhận xét đánh giá B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Luyện đọc: ( 32’)

* Đọc diễn cảm toàn bài : - GV đọc mẫu bài

- GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài: giọng người dẫn chuyện: chậm rãi.

- Những câu hỏi của các bạn nhỏ giọng lo lắng.

- Giọng ông cụ buồn nghẹn ngào.

* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- Đọc từng câu:

Viết từ cần luyện đọc lên bảng.

- Đọc từng đoạn trước lớp.

- Hướng dẫn cách ngắt hơi.

- Vài em đọc từ chú giải.

- Đọc từng đoạn trong nhóm.

- Thi đọc giữa các nhóm.

- Gv nhận xét.

Tiết 2

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài : (15’) - Gọi hs đọc Đoạn 1, 2

+ Các bạn nhỏ đi đâu ?

+Điều gì gặp trên dường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại ?

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi HS dưới lớp lắng nghe

- HS nhận xét

- Lắng nghe.

- Nối tiếp nhau đọc từng câu.

- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- Đọc từ chú giải.

- Từng em trong nhóm nối tiếp nhau đọc.

Nhóm khác nhận xét.

- Đại diện các nhóm nối tiếp nhau đọc.

Chọn nhóm đọc tốt.

- Đọc thầm đoạn 1 và 2.

+ Các bạn nhỏ đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẽ.

+ Các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ mặt u sầu.

(4)

+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào ?

+ Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?

+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn ?

+ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ?

* GD KNS: Khi người già gặp khó khăn em cần làm gì?

d) Luyện đọc lại: (6’)

- Bốn em tiếp nói nhau đọc các đoạn 2, 3, 4, 5.

- Một tốp HS ( 6 em ) thi đọc theo vai.

- Cùng lớp bình chọn cá nhân đọc tốt.

* Kể chuyện

1)Nêu nhiệm vụ: (2’)

Các em đã thi đọc truyện Các em nhỏ và cụ già theo cách phân vai, trong đó có 4 em đóng vai 4 bạn nhỏ. Sang phần kể chuyện các em sẽ thực hiện một nhiệm vụ mới: tưởng tượng mình là một bạn nhỏ và kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của bạn.

2)Hướng dẫn HS kể lại cau chuyện theo lời một bạn nhỏ. (16’)

- Mời một em chọn kể mẫu một đoạn và trước khi kể em cần nói rõ em đóng vai bạn nào?

- Cho từng cặp HS thi kể theo lời nhân vật.

- Một vài em thi kể trước lớp.

- Gọi một em kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Cùng lớp bình chọn bạn kể hay C. Củng cố, dặn dò: (2’)

*GD QTE:

- Giáo viên hỏi : Các con có được bố mẹ, ông bà và những người trong gia đình yêu thương quan tâm và giúp đỡ không ? Bản

+ Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đoán cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm ông cụ.

+ Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu, các bạn muốn giúp đỡ ông cụ.

- Đọc thầm đoạn 3 và 4.

+ Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi.

+ Ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ./Ông cảm thấy đỡ cô đơn và có người cùng trò chuyện./Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ....

- HS nêu suy nghĩ

- Tiếp nối nhau đọc đoạn.

- Thi đọc theo vai.

- Lắng nghe yêu cầu.

- Một em kể mẫu.

- Từng cặp HS thi kể.

- Đại diện vài em thi kể.

- Chọn bạn kể hay

- HS trả lời

(5)

thân chúng ta có biết quan tâm và giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn chưa ?

- Các con có quyền được vui chơi, được cha mẹ quan tâm và chăm sóc. Bản thân các em cũng phải biết quan tâm, giúp đỡ những người thân trong gia đình và bạn bè của chúng ta.

- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? - Về nhà tập kể câu chuyện.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = =

Buổi chiều

ĐẠO ĐỨC Tiết 8:

Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (tiết 2)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết được những việc trẻ em cần làm để thực hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.

- Biết được vì sao những người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

2.Kỹ năng

- Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

3. Thái độ

- Nói với người thân, bạn bè thực hiện.

- Biết thể hiện bằng những việc làm cụ thể..

* GD QTE : Quyền được sống với gia đình, cha mẹ và được cha mẹ quan tâm chăm sóc.

* GD KNS: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân; Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ cảm xúc của người thân; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức.

II. CHUẨN BỊ.

- Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh, trắng.

- Các bài thơ, bài hát, câu chuyện về gia đình.

- Giấy trắng, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ. ( 3’):

? Bổn phận của các em phải làm gì?

? Hãy kể 1 vài việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ ông bà?

- Lớp nx, Gv nx và đánh giá.

B. Bài mới ( 32’) 1. GTB: (2')

2. Các hoạt động ( 30')

- Hs trả lời.

(6)

*HĐ1: Xử lí tình huống và đóng vai(10’) - Gv chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống .

- Gv nêu tình huống cho các nhóm.

? Nếu em là Huy, Lan em sẽ làm gì?

- Các nhóm đóng vai.

- Các nhóm lên đóng vai trước lớp.

- Lớp thảo luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.

+ Kết luận: Lan cần chạy ra khuyên ngăn em ko được nghịch dại. Huy nên dành thời gian đọc báo cho ông nghe.

* HĐ2. bày tỏ ý kiến(10’) ( GD QTE) - Gv nêu lần lượt từng ý kiến

- Hs bày tỏ bằng cách giơ thẻ + Thẻ đỏ: tán thành

+ Thẻ xanh: ko tán thành.

+ Thẻ trắng: lưỡng lự

- Lớp thảo luận về lí do hs có thái độ tán thành, ko tán thành, lưỡng lự.

Kết luận: các ý kiến a,c là đúng, ý kiến b là sai.

*HĐ3. Giới thiệu tranh mình vẽ về các món quà sinh nhật ông bà cha mẹ, anh chị.(10’) - Hs tự giới thiệu với bạn ngồi cạnh về món quà của mình.

- Đại diện 1 vài h/s giới thiệu cho cả lớp nghe.

*HĐ4: Múa hát, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề gia đình. (GD KNS)

- Hs tự điều khiển chương trình, tự giới thiệu tiết mục.

- Sau mỗi phần trình bày của h/s, g/v yêu cầu hs thảo luận chung về ý nghĩa của bài thơ , bài hát đó.

KL chung: SHD T48 C. Củng cố- dặn dò (3') Nhận xét

VN chuẩn bị bài sau.

- chia nhóm 4

- Nhóm 1, 2 thảo luận TH1; nhóm 3, 4 Th2

- Hs đóng vai

- Các nhóm lên thể hiện.

- Hs đọc y/c.

- Hs giơ thẻ - Hs nêu lí do

- 2 em 1 nhóm

- 2, 3 em giới thiệu trước lớp

- Hs biểu diễn các tiết mục

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Tiết 15

Vệ sinh thần kinh

(7)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.

2. Kĩ năng:

Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* GD KNS: Rèn các kĩ năng:

+ Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh.

+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh.

+ Kĩ năng làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày.

* GD BVMT: Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh. Học sinh biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khoẻ (bộ phận). ( Ở hoạt động 3 ).

* GD QTE: Quyền bình đẳng giới; Quyền được học hành, phát triển; Quyền được chăm sóc sức khỏe; Bổn phận giữ vệ sinh sạch sẽ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS đọc ghi nhớ tuần trước.

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới ( 32’ ) 1. Giới thiệu bài ( 1’ )

2. Các hoạt động chính ( 31’ )

a) Hoạt động 1 : Làm việc với Sách giáo khoa (12’)

- Y/C HS cùng quan sát hình ở trang 32 SGK và thảo luận nhóm 4. Đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình:

+ Nhân vật trong hình đang làm gì?

* GD KNS: Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?

- GV phát phiếu học tập cho các nhóm để các nhóm ghi kết quả thảo luận của nhóm vào phiếu.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả

- 3 HS đọc thuộc ghi nhớ.

- HS làm việc theo nhóm.

- Các nhóm ghi kết thảo luận vào phiếu học tập do giáo viên phát.

- Đại diện các nhóm trình bày kết

(8)

thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một hình. Các nhóm khác bổ sung góp ý.

- GV sửa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

- GV nhận xét.

b) Hoạt động 2 : Đóng vai (10’)

- GV chia lớp thành 4 nhóm và chuẩn bị 4 phiếu, mỗi phiếu ghi một trạng thái tâm lí : + Tức giận :

+ Vui vẻ : + Lo lắng : + Sợ hãi :

- GV đi đến từng nhóm, phát phiếu cho các nhóm và yêu cầu các em tập diễn đạt vẻ mặt của người có trạng thái tâm lí được ghi trong phiếu.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Y/C mỗi một nhóm cử một bạn lên trình diễn vẻ mặt của người luôn ở trong trạng thái tâm lí mà nhóm được giao.

Các nhóm khác quan sát và đoán xem bạn đó đang thể hiện trạng thái tâm lý nào và cùng nhau thảo luận nếu một người luôn ở trong trạng thái tâm lý như vậy thì có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh ?

- Kết thúc việc trình diễn và thảo luận xen kẽ, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra bài học gì qua hoạt động này.

*GD QTE: Em cần làm gì để bảo vệ cơ quan thần kinh

c) Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân (9’) - Hai bạn quay mặt vào nhau cùng quan sát hình 9 trang 33 sách giáo khoa và trả lời theo gợi ý: Chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống,

…nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh. - Giáo viên gọi đại diện một số học sinh lên trình bày trước lớp. Các nhóm khác bổ sung góp ý.

- GV đặt vấn đề cả lớp cùng phân tích sâu : + Trong số các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn ?

+ Kể thêm những tác hại khác do ma túy gây ra đối với sức khỏe người nghiện ma túy.

quả thảo luận của nhóm mình.

- HS nghe giáo viên hướng dẫn.

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện nhóm lên trình diễn.

Các nhóm khác quan sát và nhận xét.

- HS trả lời

- HS làm việc theo cặp.

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.

- HS lắng nghe.

(9)

=> GVKL: Chúng ta cần luyện tập sống vui vẻ, ăn uống đủ chất, điều độ để bào vệ cơ quan thần kinh. Cần tránh xa ma túy để bảo vệ sức khỏe và cơ quan thần kinh.

* GD BVMT: Các em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường để không gây hại đến cơ quan thần kinh?

- Chúng ta cần vứt rác đúng nơi quy định để không ảnh hướng tới sức khỏe của con người.

C. Củng cố, dặn dò (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS trả lời : Không vứt rác bừa bãi.

- HS lắng nghe.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = Ngày soạn: 24 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 27 tháng 10 năm 2020 TOÁN Tiết 37:

Giảm đi một số lần

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết thực hiện giảm một số đi nhiều lần.

2. Kỹ năng

- Biết vận dụng vào giải toán.

- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần.

3. Thái độ

- Thích làm dạng toán này II. CHUẨN BỊ.

- GV: Bảng phụ.

- HS: VBT Toán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ. ( 4’)

2 em lên bảng- Lớp đọc bảng chia 49: 7 + 15 = 63 : 7 + 29 = - Gv và lớp nhận xét.

B. Bài mới. (30-33') 1. Giới thiệu bài: (1')

2. Hướng dẫn h/s cách giảm 1 số đi nhiều lần(12’)

- Gv treo tranh và hỏi:

? Hàng trên có mấy con gà?

? Hàng dưới sau khi giảm đi 3 lần còn mấy

- 2 em lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào bảng con.

- 6 con gà.

- 2 con gà.

(10)

con gà?

- Gv ghi bảng:

+ Hàng trên: 6 con gà

+ Hàng dưới: 6 : 3 = 2 ( con gà) - Gv hướng dẫn h/s giải bài toán.

CD: 6 cm

AB = 1/3 CD -> AB = ? cm Bài giải

Đoạn thẳng AB dài số cm là:

6 : 3 = 2( cm) Đ/s: 2 cm

? 2 cm là độ dài đoạn AB sau khi đoạn CD giảm đi mấy lần?

? 6 chỉ gì; 3 chỉ gì?

? giảm 6 đi 3 lần thì được 2.

? Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm thế nào?

- Gv lấy ví dụ h/s làm nhanh:

+ 42 giảm đi 7 lần được bao nhiêu?

+ 36 giảm đi 6 lần được bao nhiêu.

3. Thực hành( 20’)

* Bài 1. Viết (theo mẫu)

- Hs đọc- gv giải thích theo mẫu.

- Hs làm bài vào vở.

- 2 h/s lên bảng làm.

- Lớp nhận xét chữa bài.

* Bài 2. Giải toán(10’) - Hs đọc bài- tóm tắt- giải - Có 40 quả bưởi

- Cho đi 1/4 số bưởi? Số bưởi còn lại?

- 1 h/s lên giải- lớp làm vào vở.

+. Giải toán

- Phần b Gv hướng dẫn như phần a - 1 h/s lên bảng giải- lớp làm vào vở.

- Lớp nhận xét lời giải- phép tính.

*Bài 3 - Hs đọc

? Bài có mấy yêu cầu?

? Độ dài đoạn AB là bao nhiêu cm?

- Hs làm vở BT - 1 h/s lên bảng

- Lớp nhận xét đổi chéo vở KT.

- Gv chấm 1 số bài.

C. Củng cố, dặn dò: (3’)

- 3 em nhắc lại.

- 2, 3 h/s đọc quy tắc.

- Hs nêu nhanh kết quả.

- 12 giảm 4lần được:

12 : 4 = 3 12 giảm 6 lần:

12 : 6 = 2 - 2 h/s đọc

Bài giải Số bưởi còn lại 40 : 4 = 10 ( quả) Đ/s: 10 quả

Bài giải

Làm công việc đó bằng máy hết số giờ là:

30 : 5 = 6 (giờ) Đ/s: 6giờ - 2 em đọc

- Hs tự làm vào vở - 1 h/s lên bảng.

(11)

- Muốn giảm đi một số lần ta làm gì ? - Nhận xét tiết học.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = CHÍNH TẢ (Nghe - viết)

Tiết 15:

Các em nhỏ và cụ già

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Chép lại chính xác một đoạn 4 của bài.

- Làm các bài tập chính tả phân biệt cách viết các âm đầu hoặc vần dễ lẫn r/d/gi theo nghĩa đã cho.

2. Kỹ năng

- Biết cách trình bày một đoạn văn và viết đúng, viết đẹp, trình bày khoa học.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học và có ý thức giữ gìn sách vở.

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Vở bài tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ. ( 4’)

- 2 em lên bảng lớp viết nháp các từ giáo viên đọc: nhoẻn cười, nghẹn ngào, trống rỗng, chống chọi.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài (1')

2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.

a, Hướng dẫn chuẩn bị (8') - Gv đọc đoạn viết

? Đoạn này kể chuyện gì?

? Không kể đầu bài, đoạn văn trên có mấy câu?

? Những chữ nào trong đoạn viết hoa?

? Lời ông cụ được đánh dấu bằng những dấu gì?

- Hs viết từ khó:

+ 2 em lên bảng lớp viết nháp: ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt

b, Hs nghe đọc, viết vào vở.(12’)

- Gv nhắc nhở h/s trước khi viết: tư thế ngồi, cách cầm bút, cách trình bày..

- Gv đọc- h/s viết bài

- 2 em viết bảng lớp viết - Cả lớp viết bảng con.

- 2 em đọc lại

- cụ kể vì sao cụ buồn.

- 7 câu.

- chữ đầu câu.

- dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.

- Hs chuẩn bị tư thế viết bài.

- Hs viết bài.

(12)

- Gv đọc- h/s soát bài.

c, Chấm, chữa bài.(5’) - Gv chấm 7- 10 bài.

- Nhận xét khen h/s viết chữ đẹp.

3. Hướng dẫn h/s làm bài tập(8’)

* Bài 2a - 1 h/s đọc to

- Hs cả lớp làm vào bảng con.

- Hs giơ bảng- Gv nhận xét chốt lời giải đúng.

- Hs đọc hoàn chỉnh.

C. Củng cố - dặn dò. ( 2’) - Nhận xét

- VN làm bài hoàn chỉnh.

- soát lỗi.

- lớp đọc thầm.

- giặt- rát- dọc.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = Ngày soạn: 25 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 28 tháng 10 năm 2020 TOÁN Tiết 38:

Luyện tập

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

-Củng cố các dạng toán liên quan đến bảng chia 7 và giảm đi một số lần.

2. Kỹ năng

- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia7 trong giải toán.

- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.

3. Thái độ

- Thích làm dạng toán này II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: ƯDCNTT.

- HS: VBT Toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ. ( 4’)

- 2 h/s lên bảng giải- lớp đọc bảng : 7.

42 giảm đi 7 lần 63 giảm đi 7 lần

- 1, 2 h/s nhắc lại quy tắc - GV NX

B. Bài mới. (33') 1. Giới thiệu bài: (1')

*Bài 1.Viết số thích hợp vào ô trống(8’) - Hs đọc yêu cầu- đọc cả mẫu

- Hai học sinh lên bảng làm bài.

- Hs dưới lớp làm theo y/c của Gv.

- 2 em đọc

6 gấp 5 lần được 30

(13)

- Hs làm vào vở BT.

- 2 em lên bảng chữa bài.

- Lớp nhận xét bài.

? Muốn gấp( giảm) 1 số lên nhiều lần ta làm thế nào?

*Bài2 . Giải toán(8’)

? Bài cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

? Bài thuộc dạng toán nào?

1 h/s lên bảng giải- lớp làm vở.

- Lớp nhận xét bài giải

? Bài có mấy yêu cầu:

+ Hs đếm số quả cam + Tìm 1/3 số cam.

- 1 h/s lên bảng giải- lớp làm vở.

- Lớp nhận xét bài giải.

? loại toán giảm 1 số đi nhiều lần với tìm 1 phần mấy của 1 số có gì giống và khác nhau.

*Bài 3. Đo rồi viết số đo độ dài đoạn thẳng AB.(8’)

- Gv hướng dẫn h/s đo độ dài đoạn thẳng rồi tìm 1/5của đoạn đó vẽ MN

- Hs làm vào vở BT - 1 h/s lên bảng chữa.

- Lớp đổi chéo vở Kt bài 4.

- Gv chấm 1 số bài.

C. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Nêu các kiến thức cơ bản trong tiết học - VN làm bài tập.

30 giảm 6 lần được 5 6 gấp 7 lần được 42 42 giảm 2 lần được 24 - 2 h/s nhắclại quy tắc - 2 h/s đọc.

Giải

a.Buổi chiều bán được số lít dầu là:

60 : 3 = 20 (l) Đ/s: 20 lít dầu

Giải

b. Còn lại số quả cam là:

60 : 3 =20 ( quả) Đ/s: 20 quả

- Đều thực hiện phép chia để tìm 1 phần.

- Hs đo đoạn AB - Vẽ MN trên AB

- Đổi vở KT.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 16:

Tiếng ru

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Đọc đúng các từ khó trong bài: nước, làm mật, nhân gian…Nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ. Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, thiết tha.

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài.

- Hiểu điều bài thơ muốn nói: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh, em, bạn bè, đồng chí.

- Học thuộc lòng bài thơ.

2. Kỹ năng

- Đọc to, rõ ràng đảm bảo tốc độ.

(14)

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

* GD QTE : Quyền được sống giữa cộng đồng và nhận được sự quan tâm chia sẻ của mọi người. Bổn phận phải biết quan tâm đến người khác.

II. CHUẨN BỊ.

- GV: Tranh minh họa Sgk, Bảng phụ . - HS: SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ. ( 4’)

- Gọi 2 HS đọc bài Các em nhỏ và cụ già.

? Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?

- Y/C HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài: (1') 2. Luyện đọc : (15')

* Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài

Hướng dẫn giọng đọc toàn bài: Giọng tha thiết, tình cảm.

* Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :

- Đọc từng câu thơ .

Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó.

- Đọc từng khổ thơ trước lớp.

+ Nhắc HS nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn nghỉ hơi kết thúc mỗi khổ thơ.

+ Cho HS đọc từ chú giải cuối bài.

- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- Thi đọc các khổ thơ.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài : (10’)

+ Con ong, con cá, con chim yêu những gì ? Vì sao ?

+ Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2.

+ Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ ?

- 3 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi

- Lắng nghe.

- Mỗi em nối tiếp nhau đọc hai dòng.

- Nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.

- Vài em đọc từ chú giải cuối bài.

- Từng em trong nhóm nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ, nhóm khác nhận xét.

- Đại diện nhóm thi đọc.

- Chọn nhóm đọc hay.

+ Con ong yêu hoa và hoa có mật giúp ong làm mật.

+ Con cá yêu nước vì có nước cá mới bơi lội dược ....

+ Giải thích theo ý của mình.

+ Núi không chê đất thấp và núi nhờ đất bồi mà cao.. Biển không

(15)

+ Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính của bài thơ .

* Bài thơ khuyên chúng ta sống giữa cộng đồng phải thương yêu anh em, bạn bè, đồng chí.

*GDQTE: Các con được sống giữa cộng đồng và nhận được sự quan tâm, chia sẻ của mọi người trong cộng đồng đó là quyền lợi của các con. Nhưng các con cũng cần phải có bổn phận phải biết quan tâm đến mọi người trong cộng đồng.

4. Học thuộc lòng bài thơ. (6’) - Đọc diễn cảm bài thơ.

- Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng tại lớp.

- Cho HS thi đọc thuộc lòng, C. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Theo em bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?

- GV nhận xét

- Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.

Chuẩn bị bài học sau.

chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy.

+ Con người muốn sống, con ơi/

phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Học thuộc lòng theo hướng dẫn của giáo viên

- Thi đọc thuộc lòng - Hs trả lời.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 8:

Mở rộng vốn từ cộng đồng. Ôn tập câu Ai làm gì?

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Mở rộng vốn từ về cộng đồng.

- Ôn kiểu câu Ai làmgì?

2. Kĩ năng:

- Nhận biết các từ loại, mẫu câu.

3. Thái độ:

- Tự giác học tập, hăng hái xây dựng bài

*GD QTE: Quyền được sống giữa cộng đồng và nhận được sự quan tâm của những người xung quanh.

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Vở bài tập TV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

(16)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ. ( 4’)

- Gọi 2 em làm miệng bài tập 2 và 3 tuần 7 - Y/C HS nhận xét

- GV nhận xét, đánh giá B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài (1'): GV giới thiệu bài và ghi tự đề

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (31')

* Bài1. Hs đọc yêu cầu bài 1(10’)

- Gv giải thích yêu cầu bài tập và giải thích mẫu.

- Hs làm vào vở BT.

- Gv tổ chức chữa bài bằng hình thức chơi trò chơi: cử 2 nhóm, mỗi nhóm 6 em.

+ Gv phát cho mỗi nhóm 1 bộ thẻ từ đã in sẵn các từ BT1.

+ Các nhóm lần lượt gắn các thẻ từ vào các cột cho hợp lí. Mỗi em được chon 1 thẻ.

+ Sau khi có hiệu lệnh 2 nhóm sẽ làm.

- Lớp và gv nhận xét bình chọn đội thắng cuộc.

- Hs nêu các từ ở cột 1, 2.

- Gv giải nghĩa 1 số từ.

- Hs đặt câu với 1 trong các từ đó.

* Bài 2. Hs đọc yêu cầu.(8’)

- Gv giải nghĩa từ “ cật “ trong câu “ chung lưng đấu cật”

- Hs trao đổi nhóm giải nghĩa các câu tục ngữ.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

+ Chung lưng đấu cật.

( chung sức chung tay)

+ Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại:

( Sống chết mặc bay tiền Thày bỏ túi) ( đèn nhà ai người nấy rạng)

- Hs đọc thuộc các câu thành ngữ tục ngữ trên.

- Hs tìm thêm các ví dụ về thành ngữ nói về các ý trên.

* Bài 3. Hs đọc yêu cầu- Gv giải thích yêu cầu. Xác định 2 bộ phận chính của câu.(8’)

?Muốn tìm bộ phận chính thứ nhất ta phải đặt câu hỏi gì?

- 2HS lên bảng làm bài.

- HS nhận xét

- HS nhắc lại

- 2 h/s đọc

- Hs trao đổi để xếp cho đúng.

- làm bài các nhân.

- mỗi nhóm 6 em thi xếp nhanh, đúng.

- Hs chơi.

- cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương.

- cộng tác, đồng tâm.

- 2 em đọc- lớp đọc thầm.

- Hs thảo luận nhóm.

- đoàn kết góp sức cùng nhau làm việc.

- thái độ thờ ơ, ích kỉ, chỉ biết mình.

- Hs tìm thêm ví dụ.

- 2 em đọc.

- Ai?( cái gì? con gì? cây gì?)

(17)

?Muốn tìm bộ phận chính thứ hai ta phải đặt câu hỏi gì?

- Lớp làm vào vở.

- Gv phát 3 băng giấy cho 3 hs thi làm nhanh làm đúng.

- Lớp nhận xét chữa bài.

+ Lưu ý câu b có bộ phận phụ đứng ở đằng trước.

? Một câu có mấy bộ phận chính?

? Bộ phận chính thứ nhất đứng ở vị trí nào trong câu? trả lời cho câu hỏi nào?

? Bộ phận chính thứ hai đứng ở vị trí nào trong câu? trả lời cho câu hỏi nào?

* Bài 4. Hs đọc yêu cầu- Gv giải thích y/c.

(6’)

- 3 câu trên thuộc mẫu câu nào?

? bộ phận in đậm là bộ phận chính thứ mấy?

- Hs đặt và trả lời miệng nối tiếp.

- Gv nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

C. Củng cố - dặn dò. ( 4’) - Nhận xét

- VN sưu tầm thêm các câu thành ngữ tục ngữ.

- làm gì?

- 3 h/s làm cá nhân gắn lên bảng.

a, Đàn sếu, đang sải cánh trên cao.

b, Sau cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.

c, Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.

- 2 em đọc.

- 2 em , 1 em hỏi 1 em trả lời.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = =

Buổi chiều:

TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 16:

Vệ sinh thần kinh (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.

2. Kĩ năng:

Biết lập và thực hiện thời gian biểu hằng ngày.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* GD KNS:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh. Kĩ năng làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày.

(18)

* GDBVMT: Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh. Học sinh biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khoẻ (bộ phận). ( Ở hoạt động 2 )

* QTE: Quyền bình đẳng giới; Quyền được học hành, phát triển; Quyền được chăm sóc sức khỏe; Bổn phận giữ vệ sinh sạch sẽ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập TNXH.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 3 HS lên bảng đọc ghi nhớ bài Vệ sinh thần kinh tiết 1.

- Y/C HS nhận xét

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới (32’) 1. Giới thiệu bài (1’)

2. Các hoạt động chính (31’ )

a) Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm (15’) - Y/c 2 HS thảo luận các câu hỏi theo gợi ý sau :

+ Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi ?

+ Có khi nào bạn ngủ ít không ? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó.

+ Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt.

*GD QTE: Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ vào lúc mấy giờ ?

+ Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày ?

- Gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung góp ý.

=> GVKL: Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất.

Trẻ em càng nhỏ, càng cần ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người ngủ từ 7 giờ đến 8 giờ trong một ngày.

b) Hoạt động 2 : Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày (14’)

- Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục :

+ Thời gian: Bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi.

- 3HS lên bảng đọc ghi nhớ.

- HS nhận xét

- HS làm việc theo cặp.

HS trả lời

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- HS lắng nghe.

- HS nghe giáo viên giảng.

(19)

+ Công việc và hoạt động của cá nhân cần phải làm trong một ngày, từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc giúp đỡ gia đình,…

- Gọi HS lên điền thử vào bảng thời gian biểu treo trên lớp.

- GV phát cho học sinh bảng mẫu thời gian biểu cho học sinh và yêu cầu học sinh điền vào bảng thời gian biểu.

- Y/c HS trao đổi thời gian biểu của mình với bạn bên cạnh và cùng góp ý cho nhau để hoàn thiện

- Gọi HS lên giới thiệu thời gian biểu của mình trước lớp.

- Tiếp theo giáo viên nêu câu hỏi :

+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu ?

+ Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì ?

=> GVKL : Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập.

- Gọi HS đọc ghi nhớ.

* GDBVMT: Em cần làm gì để môi trường sống trong lành giúp cơ quan thần kinh luôn khỏe mạnh?

=> Để cơ quan thần kinh luôn khỏe mạnh thì nơi ở của chúng ta luôn phải sạch sẽ, có nhiều cây xanh, phòng ngủ thông thoáng.

C. Củng cố, dặn dò ( 3’ ) - Giáo viên nhận xét tiết học

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- 1 học sinh lên bảng điền thử.

- HS làm việc cá nhân.

- 3 HS giới thiệu thời gian biểu của mình trước lớp.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- 3 học sinh đọc ghi nhớ.

- HS trả lời

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = = HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Tham gia Tết Trung thu

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = =

(20)

LUYỆN TIẾNG VIỆT Tiết 15:

Đọc hiểu truyện: Cục nước đá

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc hiểu câu chuyện: Cục nước đá 2. Kĩ năng: Biết đặt câu cho bộ phận được in đậm.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh: ai kiêu ngạo sẽ cô độc và chẳng có ý nghĩa gì II. CHUẨN BỊ.

- GV: Tranh minh hoạ. Bảng viết sẵn câu, đoạn văn dài cần hướng dẫn.

- HS: Sách thực hành Tiếng Việt và Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Gọi hs đọc và trả lời câu hỏi bài "thùng rượu''

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới ( 32’ ) a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn HS luyện tập

* Bài 1: Đọc truyện : Cục nước đá - Yêu cầu 1 hs đọc câu chuyện

- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc bài

- Gọi đại diện các nhóm đọc Bài 2. Chọn câu trả lời đúng

a) Lúc vừa rơi xuống đất, cục nước đá có hình dáng thế nào?

b) Trông thấy cục nước đá, dòng nước làm gì?

c) Cục nước đá đáp lại thế nào?

d) Số phận của cục nước đá sau đó ra sao?

e) Dòng nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện?

Bài 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm

C. Củng cố, dặn dò (3’)

- Bài học này các em đã rút ra bài học gì cho bản thân?

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà xem lại bài tập và chuẩn

- 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Cả lớp theo dõi - HS đọc trong nhóm

- Đại diện các nhóm đọc bài - Trắng tinh, to lông lốc như quả trứng gà

- Dang tay mời cục nước đá nhập vào dòng chảy.

- Từ chối, chê dòng nước đục bẩn.

- Trơ lại một mình sau đó tan ra, ướt nhoẹt ở góc sân.

- Ai kiêu ngạo sẽ cô độc và chẳng có ý nghĩa gì

Hs làm bài cá nhân

+ Cái gì rơi bọp xuống đất?

+ Cục nước đá làm gì?

- Hs nêu

(21)

bị bài học sau.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = Ngày soạn: 26 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 29 tháng 10 năm 2020 TOÁN

Tiết 39:

Tìm số chia

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

-Biết tên gọi của các thành phần trong phép chia. Biết tìm số chia chưa biết.

2. Kỹ năng

Vận dụng cách tìm cố chia chưa biết vào làm bài tập.

3. Thái độ

-Thích làm dạng toán này II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Bảng phụ - Học sinh: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ. ( 4’) 2 h/s lên bảng chữa bài tập x: 6 = 5 ; x x 6 = 42 . - Lớp đọc bảng x :

- Lớp nhận xét.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

B. Bài mới.

1. GTB: (1')

2.Hướng dẫn h/s cách tìm số chia( 13’) - Gv lấy 6 hình vuông xếp đều như hình vẽ Sgk:

? Có 6 hình vuông xếp vào hai hàng, mỗi hàng có mấy hình vuông?

? 6, 2, 3 gọi là gì?

- Gv dùng bìa che số 2( số chia)

? Muốn tìm số chia bị che lấp ta làm thế nào?

( SC = SBC : T)

- Gv nêu bài toán 30 : x = 5

? phải tìm gì?

- Gv gọi 1 h/s lên trình bày.

30 : x = 5 x = 30 : 5 x = 6

- HS thực hiện theo y/c của Gv.

- Hs quan sát.

- Hs nêu phép tính 6 : 2 = 3 SBC SC T SBC : SC = T 2 = 6 : 3 - Hs đọc.

- số chia

- Hs so sánh cách trìn bày với các bài tìm x trước

(22)

- Gv nhắc lại cách trình bày.

? Muốn tìm số chia chưa biết ta làm thế nào?

3.Thực hành (20’) +Bài 1. Tính nhẩm

- Gv giải thích rõ yêu cầu.

- Lớp nhận xét- h/s đọc tên.

+ Bài 2. tìm x

- Lớp làm vào vở- 2 em lên bảng trình bày.

- Hs nêu tên gọi trong các phép chia, nhân

- Lớp nhận xét chữa bài.

? Muốn tìm thừa số; số bị chia ta làm thế nào?

+ Bài 3. Trong phép chia hết, 7 chia cho mấy để được:

a. Thương lớn nhất?

b. Thương bé nhât?

- Rút ra 1 số nhận xét:

+ Số bị chia bằng số chia thì thương bằng 1.

C. Củng cố - dặn dò. ( 4’)

- Gv chốt lại một số kiến thức cơ bản - Nhận xét tiết học và nhắc hs về nhà xem lại bài.

- Nhiều h/s đọc.

- Hs làm bài cá nhân

- 35: 5= 7 28 :4 = 7 - 35: 7 = 5 28:7 = 4 - 1 h/s lên chữa.

12 : x = 2

x = 12 : 2 x = 6 x : 5 = 4 x = 4 x 5 x = 20

-7 :1 =7 - 7:7 =1

- Hs nêu kết quả

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = TẬP VIẾT

Tiết 8:

Ôn chữ hoa G

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Củng cố cách viết chữ hoa: G thông qua bài tập ứng dụng.

- Viết tên riêng, cấu tạo câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ.

2. Kĩ năng:

- Rèn KN viết đúng mẫu chữ, trình bày đẹp.

3. Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận, rèn vở sạch viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mẫu chữ hoa G; bảng phụ tên riêng và câu tục ngữ - HS: Phấn, bảng con, vở tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

(23)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC: ( 5')

3 h/s lên bảng viết- lớp viết bảng con.

Ê- đê; Em

- Giáo viên nhận xét đánh giá B. Bài mới:

1. GTB: (1')

2. Hướng dẫn viết bảng con (10’) a, Luyện viết chữ hoa

? Tìm các chữ hoa có trong bài?

- Gv treo chữ mẫu hoa G

? Chữ hoa G cỡ nhỏ cao mấy li? Rộng mấy ô, gồm mấy nét?

- Gv viết chữ mẫu+ nêu cách viết.

- Hs viết bảng con chữ hoa G.

- Gv nhận xét.

- Gv hướng dẫn h/s tương tự với chữ C, K

b, Luyện viết từ ứng dụng.

- Gv treo chữ mẫu- Giải nghĩa.

? Những chữ nào cao 2,5 li; 1 li; dấu ghi thanh đặt ở vị trí nào?

Cách nối nét từ chữ hoa-> đến chữ thường.

- Gv viết mẫu + nêu cách viết.

- Hs viết bảng con.

- Gv nhận xét.

c, Luyện viết câu ứng dụng - Hs đọc câu ứng dụng

? Em hiểu câu tục ngữ đó như thế nào?

- Hs nhận xét độ cao, khoảng cách, dấu ghi thanh, khoảng cách nối nét của các chữ.

- Gv viết mẫu: Khôn; Gà.

- Hs viết bảng con- Gv nhận xét.

3. Học sinh viết vào vở(18’) - Gv nêu yêu cầu viết:

+ Viết từng dòng

- Hs viết bài- giáo viên quan sát nhắc nhở.

4. Chấm bài (3’)

- Gv chấm 5-7 bài- nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò (4')

- 2 hs lên bảng, hs dưới lớp viết bảng con.

- G, C, K - Hs nêu.

- G, C, K

- Hs viết bảng con.

- Hs đọc.

- Gò Công.

- 2 em đọc.

- Khuyên anh em trong 1 nhà phải che chở bao bọc nhau

Khôn Gà

- Hs viết lần lượt từng bài.

(24)

- Nhân xét tiết học.

- Nhắc hs về luyện viết chữ hoa G và chuẩn bị bài sau.

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = = CHÍNH TẢ (Nhớ - viết)

Tiết 16:

Tiếng ru

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Nhớ và viết lại chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài tiếng ru. Trình bày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể thơ thể thơ lục bát.

- Làm đúng các bài tập tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, gi, d theo nghĩa đã cho.

2. Kĩ năng:

- Viết đúng mẫu, đúng chính tả, nghe chính xác.

3. Thái độ

- Có ý thức rèn chữ đẹp.

II.CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ và giấy khổ to.

- HS: Vở BT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

2, 3 h/s viết bảng lớp, cả lớp viết nháp:

- giặt giũ; nhàn rỗi, da dẻ, rét run.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới: ( 33’) 1. GTB (1')

2. H ướng dẫn h/s chuẩn bị (23’) a, Hướng dẫn chuẩn bị viết (8’) - Gv đọc khổ 2 , 3 một lần.

- Gv hướng dẫn hs nhận xét chính tả.

? Bài viết theo thể thơ gì?

? Những chữ nào cần viết hoa?

?Nên bắt đầu viết từ ô nào?

- Hs viết từ khó bảng con- 2 em lên bảng;

sông Hồng, lịch, cười, ánh sáng, nấu, hát ru.

b, Gv đọc cho h/s viết bài.(12’)

- Gv nhắc nhở h/s cách trình bày, cách cầm bút.

- Gv đọc- h/s viết bài.

- Gv treo bảng phụ học sinh soát lại bài.

c,Chấm, chữa bài (3’)

- 3 em lên bảng

- 2 h/s đọc lại - 4 chữ

- Các chữ đầu dòng- lùi 2 ô - Hs viết, Gv đọc

- Hs chuẩn bị viết bài - Hs viết bài.

- Hs soát lỗi

- Hs đổi vở soát bài.

(25)

- Gv thu 7- 10 bài - Gv trả bài- nhận xét

3.Hướng dẫn h/s làm bài tập(10’) + Bài 2- cả lớp đọc thầm bài 2 - Gv giải thích yêu cầu

- 2 em lên bảng thi giải nhanh

- Gv và lớp nhận xét chốt lời giải đúng- h/s đọc các từ đúng.

+ Bài 3.. 2a

- Gv phát phiếu cho các nhóm làm bài.

- Đại diện các nhóm dán bài lên bảng đọc kết quả.

- Lớp nhận xét- chốt lời giải đúng - 3, 4 hs đọc

C. Củng cố - Dặn dò : (2’) Nhắc lại nội dung bài.

Về nhà viết lại các từ viết sai.

Nhận xét tiết học, tuyên dương ,nhắc nhở.

- Hs đọc

- Hs làm vở bài tập

- nhoẻn miệng, hoen gỉ, hèn nhát.

- Trung: trung bình, trung kiên, trung thành

- Chung: chung sức, chung thủy, của chung.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = Ngày soạn: 27 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 30 tháng 11 năm 2020 TOÁN

Tiết 40:

Luyện tập

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Giúp HS củng cố về : tìm một thành phần chưa biết của phép tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.

2. Kỹ năng

- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính. Biết cách làm tính nhân (chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học này.

II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ - HS: VBT Toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ. ( 4’)

2 h/s lên bảng giải- Lớp đọc bảng : 7 63: x = 7 ; 84 : x = 4

- Y/C HS nhận xét - Gv nhận xét, đánh giá B. Bài mới: (33’)

2 HS lên bảng làm bài

HS dưới lớp làm theo y/c của GV - HS nhận xét

(26)

1. GTB

2. Gv hướng dẫn h/s làm bài tập.

* Bài 1. Tìm x(8’) - Gv ghi bảng đề tài.

- Hs nêu tên các thành phần phép tính.

- Lớp làm vào vở- 3 h/s lên bảng thực hiện.

? Muốn tìm số hạng, số trừ, số BT, số chia, thừa số.. ta làm thế nào?

* Bài 2. Tính(8’)

- Hs tự làm vào vở BT.

- 2, 3 h/s lên bảng thực hiện các phép tính nhân chia số có 2 chữ số.

- Lớp nhận xét chữa bài.

- Lớp đổi chéo bài.

? Muốn nhân( chia) số có 2 chữ số

với( cho) 1 số có 1 chữ số ta làm thế nào?

* Bài 3. Giải toán(10’) - Hs đọc bài toán

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

? Bài thuộc dạng toán nào?

- 1 hs đọc lại bài toán

- Lớp làm vào vở- 1 h/s lên bảng giải.

- Lớp nhận xét lời giải- phép tính.

* Bài 4. Khoanh số đúng(8’)

- Hs chọn kết quả đúng rồi khoanh

? Đồng hồ chỉ mấy giờ.

C. Củng cố - Dặn dò : (2’) - Về nhà học và làm bài tập.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

x + 12 = 36 X x 6 = 30 x = 36 -12 X = 30:6 x = 14 X= 5 x- 25 = 15

x = 25 +15 x = 40

Hs thực hiện tính vào vở. 4 học sinh lên bảng.

- 2 em đọc

Bài giải

Trong thùng có số lít dầu à:

36 : 3=12( l) Đs: 12 lít dầu

- Hs nêu miệng.

1 giờ 25 phút

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = TẬP LÀM VĂN

Tiết 8:

Kể về người hàng xóm

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Rèn kĩ năng nói: hs kể lại tự nhiên, chân thật về 1 người hàng xóm mà em quý mến.

- Rèn kĩ năng viết: Viết lại được điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn( 5- 7 câu) diễn đạt rõ ràng.

2. Kỹ năng.

- Rèn kỹ năng viết văn.

3. Thái độ

(27)

- Yêu thích môn học.

* GD BVMT: GD tình cảm đẹp đẽ trong xã hội.

II. CHUẨN BỊ.

- GV: Bảng phụ.

- HS: VBT .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ ( 5’ )

- 2 h/s kể lại chuyện “ không nỡ nhìn” và trả lời câu hỏi về nội dung

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

B. Dạy bài mới ( 32’ ) 1. Giới thiệu bài (1’ )

2. Hướng dẫn Hs làm bài tập ( 31’ ) + Bài 1. Hs đọc yêu cầu và các gợi ý(11’):

Kể về 1 người hàng xóm mà em yêu quý.

+ Gợi ý

- Người đó tên là gì? bao nhiêu tuổi?

- Người đó làm nghề gì?

- Tình cảm của người đó đối với gia đình em và những người xung quanh như thế nào?

- Tình cảm của gia đình em đối với người đó như thế nào?

- Gv h/s: mỗi câu hỏi ta có thể phát triển để viết được 2 , 3 câu.

- H/s khá, giỏi trình bày miệng trước lớp.

- Kể trong nhóm.

- Đại diện các nhóm thi kể.

- Lớp và giáo viên nhận xét sửa lỗi câu.

+ Bài tập 2. Viết thành đoạn văn ngắn.

(20’)

- Gv nêu yêu cầu: Viết giản dị, chân thật.

Câu văn đủ ý ngắn gọn, biết chấm câu hợp lí.

- Hs viết bài vào vở.

- 3, 4 h/s đọc bài trước lớp- gv sửa sai, chấm điểm cho h/s.

C. Củng cố, dặn dò: (3’)

* GD BVMT

? Em cần làm gì với những người hàng xóm?

VN em nào chưa viết xong viết cho hoàn chỉnh.

- Một số học sinh kể lại câu chuyện ở tuần 7.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- 2 h/s đọc.

- Hs tự suy nghĩ để trả lời các câu hỏi.

- 2 h/s đọc câu hỏi gợi ý.

- 1, 2 em kể.

- Kể nhóm đôi.

- 1 h/s đọc.

- h/s viết bài vào vở.

(28)

Sinh hoạt tuần 8

I. MỤC TIÊU

- HS thấy được ưu điểm, tồn tại của bản thân trong tuần học thứ 8 và có hướng phấn đấu, khắc phục trong tuần 9.

- HS nắm được nhiệm vụ của bản thân trong tuần 9.

II. CHUẨN BỊ

- GV, HS: Sổ ghi chép, theo dõi hoạt động của HS.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP A. Hát tập thể: (1')

B. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ tuần 8 (15')

1. Sinh hoạt trong tổ: Tổ trưởng nhận xét tình hình học tập, lao động trong tổ.

2. Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp: Lớp phó nhận xét việc học tập của HS, chuẩn bị đồ dùng sinh trong lớp.

3. Lớp phó lao động báo cáo tình hình lao động của lớp: lớp phó lao động nhận xét việc thực hiện dọn vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường của các tổ. Đôn đốc các bạn tích cực lao động.

4. Lớp trưởng báo cáo tình hình học tập của lớp: học tập, chuẩn bị đồ dùng, nói chuyện và làm việc riêng, đi học muộn, không đội mũ bảo hiểm...

5. Ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:

* Ưu điểm :

………

………

………

………

………

* Tồn tại :

………

………

………

………

C. Triển khai nhiệm vụ trọng tâm tuần 9 (4')

* Nề nếp :

- Duy trì sĩ số đi học đều và đúng giờ

- Thực hiện tốt việc truy bài 15’ đầu giờ, mặc đồng phục đúng quy định.

- Thực hiện tốt ATGT.

* Học tập :

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng và hoàn thành tốt bài tập trước khi đến lớp - Trong lớp chú ý nghe giảng và tích cực phát biểu kiến xây dựng bài

* TD-LĐ-VS :

- Tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh lớp học, trường học, Thư viện xanh - Trang phục gọn gàng, sạch sẽ

- Tiếp tục học các động tác thể dục múa hát tập thể

(29)

D. Sinh hoạt chủ đề:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sau khi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc đối với người lao động, tác giả nhận thấy rằng lý thuyết hai nhân tố của Herzberg là

Vì vậy, mỗi doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và giữ chân những nhân viên giỏi thì cần tạo được động lực làm việc cho nhân viên.Điều đó

Sau khi phân tích nhân tố EFA, nghiên cứu tiến hành kiểm định mối tương quan giữa các biến trong mô hình, kết quả thu được chỉ có 5 biến thực sự có ý nghĩa tác động

Nguyên nhân quan trọng dẫn đến động lực đó là mục tiêu, nhưng để đề xuất những mục tiêu phù hợp với nhu cầu, mong muốn của người lao động, mang đến cho người lao động

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, tìm ra được 6 nhân tố là yếu tố ảnh hưởng động lực làm việc của nhân viên, nghiên cứu tiếp tục hồi

Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên nền tảng từ các học thuyết liên quan kết hợp với quan sát thực tế tại đơn vị thực tập nêu trên, tác giả đề xuất

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải cần phải quan tâm, chú ý đến những nhu cầu và mong muốn của những bộ phận nhân viên để có thể đáp ứng những nhu cầu và

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, có thể kết luận, những sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu có tồn tại những KKTL trong hoạt