• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
32
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 9

Ngày soạn: 23/10/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2017 Toán

TIẾT 41: LÍT I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Biết sử dụng chai 1l hoặc ca 1l để đong, đo nước, dầu.

- Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc viết tên gọi và ký hiệu của lít (l)

- Biết tính cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít.

- Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít.

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc viết các số có kèm đơn vị là lít 3.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chuẩn bị ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, bình nước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Đặt tính rồi tính 37 18 45

37 + 63 18 + 82 63 82 55

100 100 100

- Nhận xét chữa bài.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:(1’)

2. Giới thiệu đơn vị đo lít(10’)

1.Đưa ra một cốc nước hỏi các em có biết trong cốc có bao nhiêu nước không ?

- HS quan sát.

- Để biết trong cốc có bao nhiêu nước hay trong một cái can có bao nhiêu dầu (mắm) ta dùng đơn vị đo là l.

- HS nghe

2. Làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa).

- Cho HS quan sát 1 cốc nước và 1 bình nước.

- HS quan sát - Cốc nào chứa được nhiều nước hơn? - Cốc bé.

- Có thể chọn các vật có sức chứa khác nhau để so sánh.

*VD: Bình chứa được nhiều nước hơn cốc, chai chứa được ít dầu hơn can.

3. Giới thiệu ca 1 lít. Đơn vị lít.

- Đây là cái ca 1lít ( hoặc chai 1 lít) rót nước đầy ca ta được 1 lít.

- HS quan sát - Để đo sức chứa của 1 cái chai, cái ca,

cái thùng…dùng đơn vị đo là lít.

- Lít viết tắt là l.

(2)

- Ghi bảng: l - Vài HS đọc: Một lít : 1l Hai lít : 2 l 3. Thực hành

Bài 1: (5’)

- Đọc, viết theo mẫu. - 1 HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ. - HS quan sát

Viết tên gọi đơn vị lít theo mẫu Ba lít Mười lít Hai lít 3l 10l 2l Bài 2: (5’)

- Bài toán yêu cầu gì ? - Tính

-Yêu cầu nhận xét về các số trong bài ? - 3 HS lên bảng.

M: 9l + 8l = 17l - Cả lớp làm vào sách.

15l + 5l = 20l 2l + 2l + 6l = 10l 18l - 5l = 13l

28l - 4l-2l = 22l - Ghi tên đơn vị l vào kết quả tính.

Bài 4: (7’) - 1 HS nêu yêu cầu

- Muốn biết cả hai lần bán được bao nhiêu lít nước mắm ta làm thế nào?

- Thực hiện phép cộng - Yêu cầu HS tóm tắt rồi giải

Tóm tắt Bài giải

- Lần đầu : 12l Cả hai lần cửa hàng bán được số lít nước mắm là:

- Lần sau bán: 15l 12 + 15 = 27 (l)

- Cả hai lần : ....l? Đáp số: 27 l nước mắm.

- Nhận xét chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.

Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh.

- Chủ yếu là kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông thạo các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 45, 50 chữ/ phút.

Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu.

- Kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu: HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài học.

- Ôn lại chữ cái.

- Ôn tập về các từ chỉ sự vật.

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và đọc - hiểu.

3.Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập

(3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu viết tên từng bài học (gồm cả các văn bản).

- Kẻ sắn bảng bài tập 3.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

Đọc bài: "Bàn tay dịu dàng" - 2 Hs đọc.

- Qua bài cho em biết điều gì ? - 2 Hs trả lời B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

2. Kiểm tra tập đọc: (18’)

- Cho HS lên bảng bốc thăm - 7, 8 Hs đọc.

- Lần lượt từng HS lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị.

- Gọi HS đọc và trả lời một câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- HS nhận xét.

c. Đọc thuộc lòng bảng chữ cái.

- Mời 1 HS đọc thuộc bảng chữ cái. - 1 HS đọc bảng chữ cái.

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bảng chữ cái.

- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bảng chữ cái.

- 2 HS đọc toàn bộ bảng chữ cái.

Bài tập(12’)

1. Xếp từ trong ngoặc đơn vào bảng. - 1 HS yêu cầu.

- GV dán giấy khổ to yêu cầu HS lên bảng.

- Chỉ người: Bạn bè, Hùng.

- Chỉ đồ vật: Bàn, xe đạp.

- Con vật: Thỏ, mèo.

- Cây cối: Chuối, xoài.

2. Tìm thêm các từ khác xếp vào bảng trên.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự viết thêm các từ chỉ người, chỉ đồ vật con vật, cây cối vào bảng trên.

- HS làm bài.

- 3, 4 HS lên bảng làm.

- Nhiều HS đọc bài của mình.

- Nhận xét chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.

- Về nhà tiếp tục học thuộc bảng 29 chữ cái.

Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh.

- Ôn cách đặt câu theo mẫu Ai là gì ?

- Ôn cách sắp xếp tên riêng của người theo thứ tự bảng chữ cái.

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và đọc - hiểu, kĩ năng đặt câu.

(4)

3.Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi các bài tập đọc.

- Bảng phụ viết mẫu câu ở bài tập 2.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

Đọc bài: "Đổi giày" -2 hs đọc - Qua bài cho em biết điều gì ? -2 hs trả lời B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Kiểm tra tập đọc(10’) (Khoảng 7, 8 em)

1. Cho HS lên bốc thăm bài đọc - Lần lượt từng HS lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị.

- Gọi Hs đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài học.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét bài bạn vừa đọc. - HS nhận xét.

2. Đặt 2 câu theo mẫu. (8’) - 1 HS đọc yêu cầu.

- Đưa bảng phụ viết sẵn mẫu câu.

- Yêu cầu 1, 2 HS khá giỏi nhìn bảng, đặt câu tương tự câu mẫu.

Ai (cái gì, con gì ? là gì?) M: - Bạn ban là học sinh giỏi.

- Chú Nam là công nhân - Bố em là bác sĩ

- Em trai em là HS mẫu giáo - Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu

câu vừa đặt.

- Nhiều HS nêu câu vừa đặt.

3. Đặt 2 câu theo mẫu. (7’) - Học sinh đọc yêu cầu 1 HS đặt câu theo mẫu Ai(Cái gì, con gì?) Là gì ?

M: Bạn Lan là học sinh giỏi.

Chú Nam là công nhân.

Bố em là thầy giáo.

Em trai em Là học sinh mẫu giáo.

4. Ghi lại tên riêng của các nhân vật trong bài tập đọc đã học.

(5’)

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Cả lớp mở mục lục sách tìm tuần 7, tuần 8.

- Yêu cầu HS đọc tên các bài tập đọc (kèm số trang)

- 1 HS tên các bài tập đọc (tuần 7) - Người thầy cũ (trang 56)

- Thời khóa biểu (trang 58) - Cô giáo lớp em (trang 60) - Tên riêng của nhân vật trong các

bài tập đọc đó.

- Dũng, Khánh

- Đọc tên các bài tập trang 8. - Người mẹ hiền (trang 63)

(5)

- Bàn tay dịu dàng (trang 66) - Đôi giày (trang 68)

- Tên các bài tập đọc đã học trong tuần 7, 8.

- Minh, Nam (Người mẹ hiền) - Sắp xếp các loại 5 tên riêng theo

thứ tự bảng chữ cái.

- 3 HS lên bảng.

An, Dũng, Khánh, Minh, Nam C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Nhận xét tiết học

- Về nhà đọc thuộc bảng chữ cái.

Ngày soạn: 24/10/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 31 tháng 10 năm 2017 Toán

TIẾT 42: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Luyện làm tính, giải toán với các số đo theo đơn vị lít.

- Thực hành củng cố biểu tượng và dung tích.

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán với các số có kèm theo đơn vị là lít 3.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập II.HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - 2 HS lên bảng 9l + 8l = 17l

- Nhận xét 17l - 6l = 11l

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Luyện tập

Bài 1: (9’) Tính - HS làm SGK

- Hướng dẫn HS làm - 3 HS lên bảng chữa.

2l + 1l = 3l 16l + 5l = 21l 15l - 5l = 10l

35l - 12l = 23l 3l + 2l - 1l = 4l

- Nhận xét chữa bài. 16l - 4l + 15l = 27l

Bài 2:(9’) Số - HS đọc yêu cầu đề.

- HS làm SGK - 3 HS lên bảng.

Bài 3:(9’) Nêu kế hoạch giải - HS đọc yêu cầu đề.

- 1 em tóm tắt Tóm tắt:

- 1 em giải Thùng 1: 16l 2l Thùng 2:

..?.l Bài giải

Số dầu thùng 2 có là:

(6)

16 - 2 = 14 (1)

Đáp số: 14 lít dầu.

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.

Kể chuyện

ÔN TẬP HỌC KÌ I (TIẾT 3) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh.

- Ôn tập về các từ chỉ hoạt động.

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và đọc - hiểu.

3.Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi các bài tập đọc.

- Bảng phụ bài tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Kiểm tra bài cũ (5’)

Gọi học sinh kể lại chuyện: Người mẹ hiền

- Nhận xét.

-2 học sinh kể lại từng đoạn( người mẹ hiền)

B. Bài mới

1.Giới thiệu bài:(1’)

GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.

2. Kiểm tra tập đọc: (7’)

- Gọi HS bốc thăm - Xem lại khoảng 2 phút

- Đặt câu hỏi HS trả lời. - HS đọc (đoạn, cả bài).

- Nhận xét với những em không đạt yêu cầu luyện đọc lại để kiểm tra tiết sau).

Bài 1.(10’) Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động mỗi vật, mỗi người trong bài: Làm việc thật là vui (Miệng)

- 1 HS đọc yêu cầu - Lớp đọc thầm bài.

- Làm nháp.

- Tìm từ ngữ.

- 1 HS làm bảng phụ.

*Chữa bài:

Từ ngữ chỉ vật, chỉ người Từ ngữ chỉ hoạt động

- Đồng hồ - Báo phút, báo giờ.

- Gà trống - Gáy vang ò…ó…o…o báo giờ sáng.

- Tu hú - Kêu tu hú, báo sắp đếngười mùa vải

chín.

- Chim - Bắt sâu bảo vệ mùa màng

- Cành đào - Nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ.

- Bé - Đi học quét nhà, nhặt rau, chơi với em

đỡ mẹ.

(7)

Bài 2.(10’) Đặt câu về hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối (Viết).

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Giúp HS nắm vững yêu cầu bài. - Nêu hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối và ích lợi hoạt động ấy.

- HS làm bài vào vở. - HS nối tiếp nhau nói.

*Ví dụ: Mèo bắt chuột, bảo vệ đồ dùng, thóc lúa trong nhà.

- Chiếc quạt trần quay suốt ngày xua cái nóng ra khỏi nhà.

- Cây bưởi cho trái ngọt để bày cỗ Trung thu.

- GV nhận xét.

- Bông hoa mười giờ xoè cánh báo hiệu buổi trưa đến

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS ôn lại bài HTL

Chính tả

ÔN TẬP HỌC KÌ I (TIẾT 4) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh.Ôn luyện chính tả.

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và đọc - hiểu, kĩ năng viết đúng chính tả.

3.Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu ghi các bài tập đọc.

- Vở viết chính tả.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV đọc cho HS viết: ra vào, gia đình, con dao, giao bài tập.

-Lớp viết bảng con B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’) - Nêu mục đích, yêu cầu.

2. Kiểm tra tập đọc (7- 8em)(11’) - Bốc thăm xem bài (2 phút).

- Đọc đoạn, cả bài, trả lời câu hỏi.

3. Viết chính tả(15’) - GV đọc bài:

- Giải nghĩa các từ - Sứ thần, Trung Hoa, Lương Thế Vinh.

- Nội dung mẩu chuyện ? - Ca ngợi trí thông minh của Lương Thế Vinh.

- HS viết các từ khó và các tên riêng

- Trung Hoa, Lương Thế Vinh, sai lính.

- GV đọc từng cụm từ hay câu ngắn - HS viết bài.

(8)

- Đọc cho HS quan sát chữa bài (đối chiếu SGK).

- Kiểm tra đổi bài, soát lỗi.

- GV nhận xét một số bài.

C. Củng cố dặn dò. (3’) - Nhắc HS về ôn bài HTL

- Học thuộc các bài giờ sau ktra.

Tự nhiên xã hội

Bài 9: ĐỀ PHÒNG BỆNH GIUN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được tác hại của giun đối với sức khỏe.

2. Kĩ năng: Nêu được nguyên nhân và biết cách phòng tránh bệnh giun.

3. Thái độ: Hs học tập tích cực, húng thú.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN.

- Kỹ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để phòng bệnh giun.

- Kỹ năng tư duy phê phán: phê phán những hành vi ăn uống không sạch sẽ, không đảm bảo vệ sinh - gây ra bệnh giun.

- Kỹ năng làm chủ bản thân: có trách nhiệm với bản thân đề phòng bệnh giun.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa, vở bài tập IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (3’) - Ăn, uống sạch sẽ.

- Để ăn sạch chúng ta cần làm gì?

- Làm thế nào để uống sạch?

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Khám phá (3’) +Hát bài Con cò.

+Bài hát vừa rồi hát về ai?

+Trong bài hát ấy chú cò bị làm sao?

+Tại sao chú cò bị đau bụng?

+Chú cò trong bài hát ăn quả xanh, uống nước lã nên bị đau bụng. Bởi vì chú cò ăn uống không sạch, trong đồ ăn, nước uống có chất bẩn, thậm chí có trứng giun, chui vào cơ thể và làm cho chú cò nhà ta bị đau bụng.

Để phòng tránh được bệnh nguy hiểm này, hôm nay thầy sẽ cùng với các em học bài: Đề phòng bệnh giun.

2. Kết nối

- Rửa sạch tay trước khi ăn.

- Rửa rau quả sạch, gọt vỏ.

- Đậy thức ăn không để ruồi đậu lên thức ăn.

- Hát về chú cò.

- Chú cò bị đau bụng.

- Vì chú cò ăn quả xanh, uống nước lã.

- 1, 2 HS nhắc lại tên đề bài.

(9)

a.Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh giun. (10’)

Mục tiêu: Nhận biết triệu chứng nhiễm giun.

 ĐDDH: Phiếu thảo luận.

-Yêu cầu các nhóm hãy thảo luận theo các câu hỏi sau:

+ Nêu triệu chứng của người bị nhiễm giun.

+ Giun thường sống ở đâu trong cơ thể?

+ Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người?

+ Nêu tác hại do giun gây ra.

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

- GV chốt kiến thức.

b.Hoạt động 2: Các con đường lây nhiễm giun. (10’)

 Mục tiêu: Hiểu được nhiễm giun qua thức ăn chưa sạch.

 ĐDDH: Tranh.

*Bước 1:

- Yêu cầu thảo luận cặp đôi câu hỏi sau: Chúng ta có thể bị lây nhiễm giun theo những con đường nào?

* Bước 2:

- Treo tranh vẽ về: Các con đường giun chui vào cơ thể người.

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên chỉ và nói các đường đi của trứng giun vào cơ thể người.

* Bước 3:

- GV chốt kiến thức: Trứng giun có nhiều ở phân người. Nếu ị bậy hoặc hố xí không hợp vệ sinh, trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, vào đất hoặc theo ruồi nhặng bay khắp nơi, đậu vào thức ăn, làm người bị nhiễm giun.

+ Không rửa tay sau khi đi đại tiện,

- HS các nhóm thảo luận.

- Triệu chứng: Đau bụng, buồn nôn, ngứa hậu môn, …

- Sống ở ruột người.

- Ăn các chất bổ, thức ăn trong cơ thể người.

- Sức khoẻ yếu kém, học tập không đạt hiệu quả, …

- Các nhóm HS trình bày kết quả.

- Các nhóm chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- HS nghe, ghi nhớ.

- HS thảo luận cặp đôi. Chẳng hạn:

- Lây nhiễm giun qua con đường ăn, uống.

- Lây nhiễm giun theo con đường dùng nước bẩn…

- Đại diện các nhóm HS lên chỉ và trình bày.

- HS nghe, ghi nhớ.

(10)

tay bẩn lại sờ vào thức ăn, đồ uống.

+Người ăn rau nhất là rau sống, rửa rau chưa sạch, trứng giun theo rau vào cơ thể.

c.Thực hành: Đề phòng bệnh giun (10’)

*Mục tiêu: Biết tự phòng bệnh giun.

*Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.

*Bước 1: Làm việc cả lớp.

- GV chỉ định bất kì.

*Bước 2: Làm việc với SGK.

- GV yêu cầu HS giải thích các việc làm của các bạn HS trong hình vẽ:

-Các bạn làm thế để làm gì?

+Ngoài giữ tay chân sạch sẽ, với thức ăn đồ uống ta có cần phải giữ vệ sinh không?

+Giữ vệ sinh như thế nào?

*Bước 3: GV chốt kiến thức: Để đề phòng bệnh giun, cần:

+ Giữ vệ sinh ăn chín, uống sôi, uống chín, không để ruồi đậu vào thức ăn.

+ Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, cắt ngắn móng tay…

+ Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. U phân hoặc chôn phân xa nơi ở, xa nguồn nước, không bón phân tươi cho hoa màu, … không đại tiện bừa bãi

C. Củng cố, dặn dò (2’)

- Để đề phòng bệnh giun, ở nhà em đã thực hiện những điều gì?

- Để đề phòng bệnh giun, ở trường em đã thực hiện những điều gì?

- Chuẩn bị: Ôn tập con người và sức khoẻ.

- Mỗi cá nhân HS nói 1 cách để đề phòng bệnh giun (HS được chỉ định nói nhanh)

- HS mở sách trang 21.

- Hình 2: Bạn rửa tay trước khi ăn.

- Hình 3: Bạn cắt móng tay.

- Hình 4: Bạn rửa tay bằng xà phòng sau khi đi đại tiện.

- Trả lời: Để đề phòng bệnh giun.

- Có

- Phải ăn chín, uống sôi.

- Cá nhân HS trả lời.

Ngày soạn: 25/10/2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 01 tháng 11 năm 2017 Toán

TIẾT 43: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

(11)

1.Kiến thức

- Giúp HS củng cố kiến thức tính cộng (nhẩm và viết) kể cả cộng các số đo với đơn vị là kg hoặc l.

- Làm quen với dạng bài tập trắc nghiệm có 4 lựa chọn.

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán với các số có kèm theo đơn vị là lít 3.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Gọi 2 HS lên bảng B. Bài mới

16l + 17l 16l - 4l + 15l Bài 1: (7’)Tính

- HS làm nhẩm cột 1 và 3 5 + 6 = 11 40 + 5 = 45

- Cột 2, 4 làm bảng con 8 + 7 = 15 30 + 6 = 36

9 + 4 = 13 7 + 20 = 27 16 + 5 = 21 4 + 15 = 20 27 + 8 = 35 3 + 47 = 50 44 + 9 = 53 5 + 35 = 40 Bài 2: (7’)Số

- HS làm SGK - Nêu miệng

- Nêu miệng 45kg; 45l

Bài 3: (7’) Viết số thích hợp vào

ô trống Số hạng 34 45 63 17 44

Số hạng 17 48 29 46 36

Tổng 51 93 92 63 80

Bài 4:(7’) Giải bài toán theo tóm tắt

- HS nhìn tóm tắt để đặt đề toán - 3 HS đọc đề toán.

- Lớp giải vở.

- 1 HS lên bảng giải.

Bài giải

Cả 2 lần bán được số kg gạo là:

45 + 38 = 83 (kg) Đáp số: 83 kg gạo C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Nhận xét giờ học.

Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 5) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh.

- Ôn luyện trả lời câu hỏi theo tranh và tổ chức câu thành bài.

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và đọc - hiểu, kĩ năng viết đúng chính tả.

(12)

3.Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu ghi các bài tập đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Gv gọi học sinh đọc bài: Bàn tay dịu dàng.

-2 học sinh đọc bài B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’)

- GV nêu mục đích, yêu cầu.

2. Kiểm tra tập đọc: (10’)

- Hướng dẫn HS kiểm tra như T1 - HS bốc thăm bài (2')

- Đọc đoạn, cả bài (trả lời câu hỏi) 3. Dựa vào tranh, trả lời câu hỏi

(miệng).(17’)

- GV nêu yêu cầu bài.

- Để làm tốt bài tập này, em phải chú ý điều gì ?

- Quan sát kỹ từng tranh SGK, đọc câu hỏi dưới tranh, suy nghĩ trả lời từng câu hỏi.

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi. *VD: Hằng ngày, mẹ đưa Tuấn tới trường. Mẹ là người hàng ngày đưa Tuấn đến trường.

- Hôm nay, mẹ không đưa Tuấn đến trường được vì mẹ bị ốm.

- Tuấn rót nước cho mẹ uống.

- Tuấn tự đi đến trường.

- Nếu còn thời gian cho HS kể thành câu chuyện.

- Nhận xét.

- Tuấn tự đi đến trường.

+ Câu 1: HS khá + Giỏi làm mẫu.

+ Câu 2: HS kể trong nhóm - các nhóm thi kể.

C. Củng cố, dặn dò: (2’)

*TH QTE: Con có những quyền gì đối với bố mẹ?

- Nhận xét tiết học.

- Quyền được bố mẹ quan tâm, chăm sóc, đưa đón đi học hàng ngày.

- Ôn lại các bài HTL Ngày soạn: 26/10/2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 02 tháng 11 năm 2017 Toán

TIẾT 44: KIỂM TRA GIỮA KÌ I I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức tính cộng - Giải toán với các số có kèm theo đơn vị

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán với các số có kèm theo đơn vị 3.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú nghiêm túc trong học tập.

(13)

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Giới thiệu: Nêu yêu cầu của tiết học: Kiểm tra về các kiến thức các con đã học, yêu cầu các con làm bài tự giác và nghiêm túc

B. Đề bài(35’) 1. Tính

25 + 36

36 + 19

55 + 18

19 + 44

67 + 13

56 + 39

2. Đặt tính rồi tính

36 + 25 49 + 24 37 + 36 8 + 28

3. Một cửa hàng lần đầu bán được 28kg đường, lần sau bán được nhiều hơn lần đầu 13kg đường. Hỏi lần sau bán được bao nhiêu ki- lô - gam đường?

4. Dùng thước và bút nối các điểm để có

5. Điền chữ số thích hợp vào ô trống

4 +

6 5 3

1 8 + 4

6 6

2 +

6 7 1 HS làm bài, GV quan sát, theo dõi HS làm

Thu bài, kiểm tra kết quả nhận xét bài làm.

Luyện từ và câu

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (TIẾT 6) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh.

- Ôn luyện cách nói lời cảm ơn, xin lỗi.

- Ôn luyện cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và đọc - hiểu, kĩ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi.

3.Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập

*QBPTE: GD hs quyền được tham gia mọi hoạt động II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi 4 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng.

a, Hình tứ giác b, Hình chữ nhật

(14)

- Đọc thuộc 1 khổ thơ: Ngày hôm qua đâu rồi.

- Đọc thuộc cả bài: Gọi bạn, Cái trống trường em, Cô giáo lớp em.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

-Gv gọi 2 học sinh lên bảng

-Gọi hs nhận xét

- Gạch chân từ chỉ hoạt động, trạng thái + Em bé tập bò dưới đất.

+ Bà em nhổ cỏ ngoài vườn.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’) - Nêu mục đích yêu cầu

2. Kiểm tra học thuộc lòng: (10’)

(Khoảng 10 – 12em) - HS lên bốc thăm (Xem bài 2 phút) - HS đọc

- HS nào không thuộc giờ sau kiểm tra lại.

Bài 1.(10’)Nói lời cảm ơn, xin lỗi (M)

- HS mở SGK - Đọc yêu cầu bài tập.

- HS suy nghĩ ghi nhanh ra giấy nháp.

Câu a + Cảm ơn bạn đã giúp mình.

Câu b + Xin lỗi bạn nhé.

Câu c + Tớ xin lỗi bạn vì không đúng hẹn.

Câu d + Cảm ơn bác, cháu sẽ cố gắng hơn ạ .

Bài 2. (7’) Dùng dấu chấm, dấu phẩy.

- HS yêu cầu.

- HS làm bài vào SGK.

- Nêu kết quả.

(Lớp đọc lại khi đã điền đúng dấu chấm, dấu phẩy).

1 HS lên bảng làm.

Lời giải

- … con dậy rồi - …lúc mơ

- Nhận xét. - …đó không

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.

Tập viết

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (TIẾT 7) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh.

- Ôn luyện cách tra mục lục sách.

- Ôn luyện cách nói lời mời, nhờ, đề nghị.

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và đọc - hiểu, kĩ năng nói lời mời, nhờ, đề nghị.

(15)

3.Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập

*QBPTE: HS có quyền được tham gia đọc sách, nói lời mời, nhờ, đề nghị.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi các bài học thuộc lòng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Cho HS viết bảng con.

- Đọc lại cụm từ ứng dụng -Gv nhận xét, tuyên dương.

- Cả lớp viết bảng con G - 1 HS đọc: Góp sức chung tay.

- Viết bảng con:Góp B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’) Nêu mục đích, yêu cầu.

2. Kiểm tra học TL (10 - 12em) (12’) - HS bốc thăm (2') đọc bài trả lời câu hỏi.

- HS đọc yêu cầu bài 2.

- Mở mục lục sách T8 (đọc) - HS làm, báo cáo kết quả.

Tuần 8 - Chủ điểm thầy cô.

TĐ: Người mẹ hiền (trang 63) KC: Người mẹ hiền (trang 64) Chính tả tập chép: Người mẹ hiền (65) Tập đọc: Bàn tay (66)

LYVC: Từ chỉ hành động…(67) Bài 1 (15’). Ghi lại lời mời, đề

nghị.

- Giáo viên hướng dẫn HS làm - HS đọc yêu cầu đề, lớp đọc thầm.

- GV ghi bảng những lời nói hay. - HS làm vở.

a. Mẹ ơi, mẹ mua giúp con 1 tấm thiếp chúc mừng cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 nhé !

b. Để bắt đầu buổi liên hoan văn nghệ, xin mời các bạn cùng hát chung bài: Bốn phương trời nhé !

- Xin mời bạn Thu Nguyệt hát tặng thầy cô, bài hát Mẹ và Cô.

- Nhận xét chữa bài.

*)TH: Qua bài các em thấy trẻ em chúng ta ai cũng có quyền được tham gia đọc sách, nói lời mời, nhờ, đề nghị

c. Thưa cô xin cô nhắc lại dùm em câu hỏi của cô.

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - HS chuẩn bị bài ở T9 - Nhận xét chung tiết học.

(16)

Ngày soạn: 27/10/2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 03 tháng 11 năm 2017 Toán

TIẾT 45: TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết cách tìm số hạng khi biết tổng và số hạng kia.

- Bước đầu làm quen với kí hiệu chữ (ở đây, chữ biểu thị cho một số chưa biết).

- Biết giải bài toán có một phép trừ.

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán với các số có kèm theo đơn vị là lít 3.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, vở bài tập.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Tính nhẩm 90 – 30 -40 =

58 38 =

-Gv nhận xét, tuyên dương

-Cả lớp vào bảng con -2 học sinh lên bảng làm

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

2.Giới thiệu ký hiệu chữ và cách tìm 1 số hạng trong một tổng.(12’)

- Cho HS quan sát phông chiếu ( HS viết giấy nháp).

- HS nhận xét về số hạng và tổng trong phép cộng 6 + 4 = 10 (Mỗi số hạng bằng tổng trừ

6 + 4 = 10 6 = 10 - 4 4 = 10 – 6

- Có tất cả 10 ô vuông 1 số ô vuông bị che lấp và 4 ô vuông không bị che lấp. Hỏi có mấy ô vuông bị che lấp.

đi số hạng kia).

- Số ô vuông bị che lấp là số chưa biết. Ta gọi số đó là x.

- Lấy x cộng 4 (tức là lất số ô vuông chưa biết (x) cộng với số ô vuông đã biết (4) tất cả có 10 ô vuông.

- Trong phép cộng này x gọi là gì ?

- Số hạng chưa biết.

- Trong phép cộng x + 4 = 10

(X là số hạng, 4 là số hạng, 10 là tổng).

- Muốn tìm số hạng x ta phải làm thế nào ?

- Muốn tìm số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.

*Lưu ý: Khi tìm x ( các dấu bằng phải thẳng cột ).

x + 4 = 10 x = 10 - 4

(17)

x = 6

*Cột 3 tương tự

- Cho HS học thuộc - Muốn tìm 1 số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.

3. Thực hành(18’)

Bài 1: (6’) Tìm x - Cho HS làm vở.

- Nhận xét. - Gọi 5 HS lên giải.

- e, g, d (HS làm bảng con) b. x + 5 = 10 x = 10 - 5 x = 5 c. x + 2 = 10 x = 8 - 2 x = 6

*Còn lại tương tự Bài 2: (6’) Viết số thích hợp

vào ô trống

Số hạng 12 9 10 15 21 17

Số hạng 6 1 24 0 21 22

Tổng 18 10 34 15 42 39

Bài 3: (6’) - 1 HS đọc đề toán.

- Nêu kế hoạch giải.

- 1 hs tóm tắt.

- 1 hs giải.

Tóm tắt

Có : 35 học sinh Trai: 20 học sinh Gái : … học sinh ?

Bài giải Số học sinh gái là:

35 - 20 = 15 (học sinh) Đáp số: 15 học sinh C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Muốn tìm số hạng x ta làm thế nào?

- Muốn tìm 1 số hạng ta lấy tổng từ đi số hạng kia.

- Khi tìm x ( các dấu bằng ghi thẳng cột).

- Nhận xét giờ.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập làm văn

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1 (TIẾT 8) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, KN giữa HK1

+ Nghe - viết bài chính tả (tốc độ viết khoảng 35 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức thơ (hoặc văn xuôi).

+ Viết được một đoạn kể ngắn (từ 3 đến 5 câu) theo câu hỏi gợi ý, nói về chủ điểm nhà trường.

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết bài chính tả, viết đoạn văn ngắn.

3.Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập

(18)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu bài tập; bảng phụ.

- Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Giáo viên kiểm tra bài tâp 2.Viết về cô giáo lớp 1 của em.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương B. Bài mới

1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. (1’) 2. Kiểm tra học thuộc lòng. (10’) - Thực hiện như tiết 5.

3. Hướng dẫn làm bài tập. (17’)

- Kẻ sẵn ô chữ, hướng dẫn học sinh làm bài.

+ Viên màu trắng (hoặc đỏ, vàng, xanh):dùng để viết?

+ Tập giấy ghi ngày, tháng trong năm có 4 chữ cái?

+ Đồ mặc có 2 ống có 4 chữ cái?

+ Nhỏ xíu giống tên thành phố của bạn mít trong bài tập đọc em đã học?

- Giáo viên tiếp tục cho đến dòng 10 để hiện ra ô chữ hàng dọc.

- Từ hàng dọc: PHẦN THƯỞNG C. Củng cố, dặn dò. (2’)

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về ôn bài

- 2,3 học sinh lên bảng đọc bài.

- Học sinh trả lời.

- Phấn.

- Lịch.

- Quần.

- Tí hon.

- Bút, hoa, tư, xưởng, đen, ghế.

- Học sinh đọc kết quả: Phần thưởng.

Chính tả

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1 (TIẾT 9) I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Rèn kĩ năng đọc văn bản.

- Củng cố mẫu câu Ai- Là gì?

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết bài chính tả.

3.Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu bài tập; bảng phụ.

- Vở bài tập.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Giáo viên đọc cho học sinh viết da dẻ, con dao, cụ già.

-Học sinh viết bảng con.

(19)

- Gv nhận xét, tuyên dương.

B.Bài mới

1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. (1’) 2. Hs đọc thầm mẩu chuyện (5’) - Hs đọc nối tiếp câu

- Hs đọc nối tiếp đoạn

3. Hướng dẫn làm bài tập. (5’) -Gv yêu cầu hs mở SGK/75 -Gọi hs đọc bài:

-Gv nhắc hs đọc ngắt nghỉ -GV nhận xét cho hs - GV yêu cầu hs làm VBT

Dựa theo nội dungbài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây?

1.Búp Bê làm những việc gì?

2.Dế Mèn hát để làm gì?

3. Khi nghe Dế Mèn nói, Búp Bê đã làm gì?

4.Vì sao Búp Bê cảm ơn Dế Mèn?

5.Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai- Là gì?

4. Hdẫn hs viết bài chính tả (15) - Gv đọc mẫu bài viết

- Hs đọc thầm bài viết - Gv đọc hs viết bài - Gv đọc, hs soát lỗi

5. Hướng dẫn viết đoạn văn (10) - Hs đọc yêu cầu

- Hs nêu miệng - Hs viết bài

- Hs hoàn thành bài viết, đọc trước lớp

C. Củng cố, dặn dò: (2’) -Gv nhận xét giờ học

- Nhắc hs về nhà ôn lại bài chuẩn bị kiểm tra

- hs đọc bài nối tiếp - hs luyện đọc cá nhân - hs đọc nhóm

- hs thi đọc diễn cảm

a) Quét nhà, rửa bát và nấu cơm.

b) Thấy bạn vất vả,hát để tặng bạn.

c) Cảm ơn và khen ngợi tiếng hát của Dế Mèn.

c) Vì cả hai lí do trên.

a) Tôi là Dế Mèn.

-Hs lắng nghe.

Sinh hoạt TUẦN 9 I. MỤC TIÊU

- HS thấy được những ưu điểm, nhược điểm của mình trong tuần vừa qua.

- Đề ra phương hướng và biện pháp trong tuần tới.

- Giáo dục HS có ý thức vươn lên trong học tập.

(20)

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Đánh giá các hoạt động của tuần 9 1. Về nề nếp

...

...

...

...

2. Về học tập

...

...

...

...

...

...

3. Các hoạt động khác

...

...

...

...

...

...

B. Phương hướng tuần 10

...

...

...

...

Giáo án buổi chiều TUẦN 9

Ngày soạn: 23/10/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2017 Thực hành Toán

ÔN TẬP GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố giải toán có lời văn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính có kèm theo đơn vị lít.

3. Thái độ: Có thái độ tích cực, húng thú học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán và Tiếng việt III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- GV gọi 2hs lên bảng làm, lớp làm nháp.

- Hs nhận xét, nêu lại cách đặt tính và tính.

- 58+ 49 65+ 35

(21)

-GV nhận xét.

B.Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Luyện tập

Bài 1 (7’)

- Gọi hs đọc bài

- Hs làm vở nối tiếp nêu kết quả . - Gv nhận xét

Bài 2: (7’)

- Hsđọc yêu cầu - Hs quan sát trả lời Bài 3 (8’)

- Gọi hs đọc bài toán - Gọi hslên bảng túm tắt - Gọi hs lên bảng giải - Gv nhận xét chữa

Bài 4: Đố vui hs quan sát tranh suy nghĩ trả lời (7’)

- Gv nhận xét

C.Củng cố, dặn dò(1’) - Nhận xét giờ học

a. 6l +10l = b. 12l - 2l = 15l + 36l = 42l - 21l = Bài 2: Số?

A. 5l B. 35l Bài 3

Bài giải

Trong thùng còn lại số lít là 25 - 3 = 22 (lit)

Đáp số: 22lít

Bài 4: Đố vui hs quan sát tranh suy nghĩ trả lời

Đạo đức

Bài 5: CHĂM CHỈ HỌC TẬP(TIẾT 1) I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Như thế nào là chăm chỉ học tập.Chăm chỉ học tập mang lại những lợi ích gì.

- Những biểu hiện của chăm chỉ học tập.

2.Kĩ năng

- HS thực hiện được các hành vi thể hiện chăm chỉ học tập như: làm bài tập đầy đủ, đảm bảo thời gian tự học ở trường ở nhà …

3.Thái độ

- Tự giác học tập.

- Đồng tình, noi gương các bạn chăm chỉ học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh, phiếu thảo luận, bảng phụ - Vở bài tập Đạo Đức 2.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Kiểm tra bài cũ (5’)

Bài 4 “Chăm làm việc nhà”

- GV hỏi:

+ Em hãy nhắc lại cho cô ghi nhớ của bài trước.

+ Em hãy cho cô biết ở nhà em đã làm

- HS trả lời

+ Trẻ em có bổn phận giúp đỡ gia

(22)

việc gì để giúp bố mẹ.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’)

- GV dẫn “Ở tiết trước chúng ta đã biết để trở thành con ngoan, thì cần phải vâng lời, giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà…Vậy để trở thành người trò giỏi thì chúng ta phải làm thế nào? Để biết rõ hơn về điều đó hôm nay chúng ta sang Bài 5“Chăm chỉ học tập”

- GV ghi đề bài. Mời HS nhắc lại tên đề bài.

2. Các hoạt động

- GV giới thiệu vào hoạt động 1: “Để các em hiểu rõ hơn về khái niệm của chăm chỉ học tập thì chúng ta cùng tìm hiểu hoạt động 1 của bài hôm nay”

Hoạt động 1: Chăm chỉ học tập là gì? (8’)

- GV nêu tình huống, yêu cầu các cặp HS thảo luận trong thời gian 2 phút để đưa ra cách ứng xử phù hợp, sau đó thể hiện qua việc sắm vai xử lý tình huống.

- GV treo tranh như sách giáo khoa trang 19.

Tình huống: Sáng ngày nghỉ, Hà đang làm bài tập bố mẹ giao thì các bạn đến rủ đi đá bóng. Nếu em là Hà thì em sẽ giải quyết như thế nào?

- Sau thời gian thảo luận 2 phút, GV mời 4 nhóm HS lên đóng vai, xử lý

đình làm những việc vừa sức mình.

+ Em đã quét nhà, rửa bát, chăm em bé, nhổ cỏ vườn, tưới nước cây,

-HS lắng nghe.

- 3, 4 HS nhắc lại đề bài.

- HS lắng nghe.

- Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách giải quyết và chuẩn bị sắm vai.

- HS quan sát tranh.

- Các nhóm có thể xử lí tình huống như sau:

+ Hà từ chối các bạn và tiếp tục làm nốt bài tập ba mẹ giao cho.

+Hà xin phép bố mẹ cho đi chơi và để bài tập tới chiều làm.

+ Hà không cần xin phép bố mẹ mà bỏ đi chơi ngay với các bạn.

+Hà nói các bạn chờ mình làm bài tập xong rồi đi chơi sau.

+ Rủ bạn cùng học, rồi cùng đi chơi.

+ Nhờ bạn làm hộ, rồi đi chơi cùng bạn.

+ Bảo bạn đi trước, mình học xong sẽ đi chơi.

- 4 nhóm HS lên đóng vai. Sử dụng các dụng cụ đóng vai như sách, vở, bút, quả bóng,…

-HS dưới lớp chú ý theo dõi, lắng

(23)

tình huống theo các cách khác nhau.

- GV yêu cầu HS dưới lớp nhận xét, đánh giá các nhóm đóng vai.

- GV hỏi: Theo em cách giải quyết tình huống của nhóm nào phù hợp nhất? Vì sao?

- GV hướng dẫn các nhóm bổ sung ý kiến cho nhau.

-GV rút ra kết luận: Khi đang học, đang làm bài tập, các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập.

- Giới thiệu vào hoạt động 2: “Các em đã biết thế nào là chăm chỉ học tập.

Vậy các biệu hiện của chăm chỉ học tập được thể hiện như thế nào? Chúng ta cùng sang hoạt động 2”

Hoạt động 2: Các biểu hiện của chăm chỉ học tập. (9’)

- GV cho HS thảo luận theo 4 nhóm mỗi nhóm tương ứng với 1 tổvới nội dung câu hỏi như sau: Em hãy nêu các biểu hiện của chăm chỉ học tập theo sự hiểu biết của bản thân?

- GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to và 2 cây bút lông để các em ghi ý kiến của mình lên giấy.

- Hình thức: Thảo luận, lần lượt từng thành viên trong nhóm ghi từng ý kiến của mình vào giấy trong vòng 2 phút.

- Yêu cầu đại điện các nhóm trình bày.

nghe, nhận xét, phân tích cách ứng xử của các nhóm diễnvà lựa chọn, tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất.

Chẳng hạn:

+ Em thấy cách giải quyết của nhóm 1 là phù hợp nhất. Vì việc học quan trọng hơn việc đi đá bóng với bạn.

+ Em thấy cách giải quyết của nhóm 4 là phù hợp nhất. Vì vừa có thể làm xong bài tập bố mẹ giao lại vừa được đi đá bóng.

- HS trao đổi, nhận xét, bổ sung theo hướng dẫn của GV.

- HS chú ý lắng nghe. 1, 2 HS đọc lại kết luận.

-HS lắng nghe

-HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Các nhóm tiến hành thảo luận, ghi ra giấy các biểu hiện của chăm chỉ học tập.

- HS cùng nhau thảo luận, từng em ghi ý kiến lên giấy.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận và dán giấy lên bảng. Chẳng hạn

+ Nhóm 1

- Luôn hoàn thành các bài tập được giao.

- Tích cực tham gia học tập cùng

(24)

- GV hướng dẫn các nhóm tương tác với nhau. Thông qua nhận xét, đánh giá của các nhóm bạn.

- Sau khi 4 nhóm trình bày xong GV hoan nghênh tinh thần làm việc nhóm, sự đóng góp ý kiến của các em.

-Từ các ý kiến của HS. GV tổng hợp, nhận xét các ý kiến của các nhóm.

+ Nhóm 1 và 4 thể hiện đúng các biểu hiện của chăm chỉ học tập.

+ Nhóm 2 và 3 còn lung túng trong việc nhận biết các biểu hiện của chăm chỉ học tập.

- GV tổng kết và hướng dẫn HS đưa ra kết luận dựa vào những ý kiến thảo luận của các nhóm.

- GV rút ra kết luận: “Ngoài những biểu hiện mà các em vừa nêu trên.

Chăm chỉ học tập còn có các biểu hiện như: tự giác học bài, đi học đúng giờ,

bạn trong nhóm, trong tổ.

- Tự giác học bài không cần nhắc nhở.

+ Nhóm 2

- Luôn học thuộc bài trước khi đến lớp.

- Đi học đúng giờ.

- Nhìn lén, chép bài làm của bạn để được điểm cao.

+ Nhóm 3

- Chăm chú nghe giáo viên giảng bài.

- Tới lớp mới làm bài tập.

- Tìm và giải thêm các bài tập nâng cao.

+ Nhóm 4

- Luôn chép bài đầy đủ, sạch sẽ.

- Thường xuyên rèn chữ viết.

- Hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài.

- Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến của nhóm và tương tác với các nhóm khác.

- HS các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung xem các ý kiến của các nhóm bạn đã thể hiện đúng các biểu hiện của chăm chỉ học tập chưa.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS suy nghĩ và đưa ra kết luận đâu là biểu hiện của Chăm chỉ học tập. 2 HS trả lời

+ Tích cực tham gia hoạt động học tập cùng với các bạn trong tổ; hang say phát biểu xây dựng bài;…

+ Học thuộc bài trước khi đến lớp;

chép bài và làm bài đầy đủ; chăm

(25)

hoàn thành các bài tập được giao…”

- GV yêu cầu HS đọc Ghi nhớ SGk trang 21 “Chăm chỉ học tập giúp các em mau tiến bộ”

- GV dẫn vào hoạt động 3: “Vừa rồi các em đã được biết các biểu hiện của chăm chỉ học tập. Vậy để xem các biểu hiện đó có ích lợi gì thì chúng ta cùng bước sang hoạt động 3”

Hoạt động 3: Ích lợi của chăm chỉ học tập. (9’)

- GV yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận, xử lí các tình huống và đưa ra cách giải quyết hợp lí.

- Nội dung tình huống:

+ Tình huống 1: Đã đến giờ học bài nhưng chương trình ti vi lại đang chiếu phim hay. Mẹ giục Lan học bài, nhưng Lan còn chần chừ. Bạn Lan nên làm gì bây giờ?

+ Tình huống 2: Hôm nay Nam bị sốt cao nhưng bạn vẫn nằng nặc đòi mẹ đưa đi học vì sợ không chép được bài.

Bạn Nam làm như thế có đúng không?

GV hỏi vậy vì sao em cho Nam làm như thế là chưa đúng?

+ Tình huống 3: Trống trường đã điểm, nhưng vì hôm nay chưa học thuộc bài nên Tuấn cố tình đến lớp muộn. Em có đồng ý với việc làm của Tuấn không? Vì sao?

+ Tình huống 4: Mấy hôm nay trời đổ mưa to nhưng Sơn vẫn cố gắng đến lớp đều đặn. Em có đồng tình với Sơn không?

GV hỏi vì sao em đồng tình ý kiến của Sơn và nó mang lại lợi ích gì?

- Yêu cầu các nhóm trả lời.

chú nghe giáo viên giảng bài;…

- HS chú ý lắng nghe. 1, 2 HS đọc lại kết luận.

-2 HS đọc Ghi nhớ.

- HS chú ý lắng nghe.

- Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách xử lí các tình huống.

- Chẳng hạn:

+ Lan nên tắt chương trình ti vi để đi học bài. Bởi nếu Lan không học bài, mai đến lớp sẽ bị cô giáo phê bình và cho điểm kém.

+ Bạn Nam làm như thế chưa đúng.

Vì học tập chăm chỉ không phải là lúc nào cũng phải đến lớp. Để đảm bảo kết quả học tập, Nam có thể nhờ bạn chép bài hộ.

+ Em không đồng tình với việc làm của Tuấn. Vì Tuấn như thế là chưa chăm học, làm như thế Tuấn sẽ bị muộn học, gây ảnh hưởng đến tập thể lớp.

+ Em đồng tình với Sơn.

Em đồng tình với Sơn vìđó là hành vi thể hiện sự chăm chỉ học tập. Có đi học đều, bạn mới luôn tiếp thu bài tốt, mới hiểu và làm được bài.

- Đại diện các nhóm trình bày các phương án giải quyết tình huống.

(26)

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét và đưa ra cách giải quyết tốt nhất trong các tình huống.

-Kết luận: Chăm chỉ học tập sẽ đem lại nhiều ích lợi cho các em như: giúp cho việc học tập đạt được kết quả tốt hơn;

được thầy cô, bạn bè yêu mến; thực hiện tốt quyền được học tập của mình,

C. Củng cố, dặn dò: (2’) -GV yếu cầu HS nhắc lại:

+ Như thế nào là chăm chỉ học tập.

+ Biểu hiện của chăm chỉ học tập và ích lợi của nó.

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các bạn học tập sôi nổi.

- Yêu cầu các HS về nhà xem xét lại việc học tập của cá nhân mình trong thời gian vừa qua để tiết sau trình bày trước lớp.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau.

- Các nhóm nhận xét, trao đổi, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ. 1, 2 HS đọc lại kết luận.

- HS trả lời:

+ Chăm chỉ học tập là hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ học tập được giao, không ham chơi,…

+ Biểu hiện: luôn đi học đúng giờ;

tự giác học bài, làm bài; chăm chú nghe giáo viên giảng;…

Lợi ích của chăm chỉ học tập: đạt được kết quả cao hơn; được thầy cô bạn bè yêu mến;…

Thực hành Tiếng việt

ÔN TẬP TỪ CHỈ SỰ VẬT – TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Củng cố kĩ năng quan sát nhận biết tên sự vật,(người đồ vật ,cây hoa quả ) - Củng cố nhóm các từ cùng loại vào một nhóm

- Củng cố nối các từ chỉ hoạt động của mỗi người sự vật

2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, nối đúng từ chỉ hoạt động 3. Thái độ: Hs học tập tích cực, húng thú

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán và Tiếng việt III.C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

A.Kiểm tra bài cũ(4’) - Gọi học sinh đọc bài - Gv nhận xét, tuyên dương B.Bài mới

1. Giới thiệu bài

-2 học sinh đọc bài

(27)

2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Hs đọc yêu cầu(10’)

- Hd hs quan sát tranh viết tên các sự vật

- Hs nối tiếp nhau nêu các sự vật - Gviên nhận xét chữa bài

Bài 2 (10’)

- Gọi hs đọc yêu cầu - Hs làm bài thi các nhóm - Gv nhận xét

Bài 3 (10’)

- Goi hs đọc yêu cầu - Gọi hs lên bảng nối - Hs,nx

- Gvnhận xét

C.Củng cố dặn dò:(1’) Nhận xét giờ học.

Bài 1: Hs quan sát viết tên và nêu tên các sự vật

a.lật đật b.bác sĩ c.vở d .lính thuỷ đ.con hươu g.con cá .v.v

Bài 2: Hs làm lên bảng các từ theo các nhóm

a. chỉ người b. chỉ đồ vật c. chỉ vật d. chỉ hoa quả

Bài 3: Nối đúng các từ chỉ hoạt động của mỗi người của mỗi vật:

a. Bác thợ xây xây nhà cửa.

b. Cô giáo dạy học . c. Chim chóc hót líu lo.

d. Con trâu cày ruộng đ. Cây lúa trổ bông.

e. Bé học bài.

Ngày soạn: 24/10/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 31 tháng 11 năm 2017 Thực hành Tiếng việt

ÔN TẬP CÂU KIỂU AI(CON GÌ, CÁI GÌ) (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs biết đặt câu theo mẫu Ai (con gì ,cái gì,) là gì? để giới thiệu - Hs biết trả lời thành thạo câu theo mẫu Ai (cái gì con gì,) là gì ?

- Biết điền dấu phẩy đúng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu và điền dấu phẩy thích hợp 3. Thái độ: HS học tập tích cực, hứng thú

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành tiếng việt III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Kiểm tra bài cũ:(3’)

2hs 2hs đọc đoạn văn nói về ước mơ của em

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Hướng dẫn luyện tập

Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu (10’) - Hướng dẫn hs làm mẫu

- Hs làm - Hs nhận xét

Bài 1: Đặt câu theo mẫu Ai (con gì, cái gì) là gì để giới thiệu :

a. Cô giáo lớp em là cô Hoa.

a. Đồ dùng học tập em thích nhất là

(28)

- Gv chữa bài

Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu (10’)

- Hs làm gọi hs lần lượt đọc theo nhóm - Hs nhận xét

- gv chữa bài

Bài 3(10’) - Gọi hs đọc yêu cầu:1hs

- Chọn câu trả lời cho đúng:

- Hs làm bài

- Hs nối gọi hs lên bảng nối - Hs nhận xét

- Gv chữa bài

C.Củng cố, dặn dò(2’) Nhận xét giờ học

cái bút.

Bài 2: Em điền dấu phẩy vào chỗ nào cho đúng?

a. Cú, cuốc, vạc, le le,chim gáy….

b. Hổ, báo hoa, tê giác, cáo, sói, gấu, ngựa, …..

Bài 3: Chọn câu trả lời đúng a. Báo hoa là động vật quý hiếm ở Việt Nam

b. báo, cáo, gấu, hổ, tê giác

c. sông Hồng, núi Nghĩa Lĩnh, cầu Mĩ Thuận, bạn Hoàng Sơn

Ngày soạn: 25/10/2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 01 tháng 11 năm 2017 Bồi dưỡng Toán

ÔN TẬP VỀ BẢNG CỘNG. GIẢI TOÁN I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố kỹ năng tính cộng, trừ. Toán có lời văn bằng 1 phép tính cộng.

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng (dạng có nhớ) và giải toán có lời văn.

3.Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở ô li III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - Đặt tính rồi tính 57 + 36 80 – 35 -2 học sinh làm - Nhận xét, tuyên dương B. Bài mới (30’)

Bài 1: Đặt tính rồi tính

34 + 38 = 56 + 29 = 7 + 78 = 18 + 55 = 77 + 8 = 23 + 49 = Bài 2: Tính nhẩm

80 + 20 = 40 + 60 = 50 + 50 = 70 + 30 = 10 + 90 = 20 + 80 = Bài 3:Lần đầu cửa hàng bán được 16lít nước mắm, lần sau bán được 25lít nước mắm. Hỏi cả hai lần cửa hàng đó bán được

-Cả lớp làm bảng con -2 học sinh làm trên bảng

Bài 1: Đặt tính rồi tính

Bài 2:Tính nhẩm và cho kết quả.

Bài 3: HS làm bài Giải

Hai lần cửa hàng bán được:

(29)

bao nhiêu lít nước mắm?

Bài 4: Hãy điền vào mỗi ô trống của hình sau sao cho tổng ba số ở ba ô liền nhau bất kì bằng 100.

22 48

Gợi ý:Phải xác định được điền vào ô nào trước và điền số nào.

-Phải điền vào ô thứ tư trước.

-Vì 22 + 48 =70 nên 70 + 30 = 100 -Vậy phải điền vào ô thứ tư là 30 -Nhận thấy: 22 + 30 + 48 =100 30 + 48 + 22 =100 48 + 22 + 30 =100

Nên ta điền tiếp vào các ô trống số còn thiếu so với một trong ba dạng trện

C. Củng cố, dặn dò (2’) Hệ thống các dạng bài tập . Dặn bài tập về nhà.

16 + 25 = 41 (l) Đáp số: 41 lít.

Bài 4: Hs điền kết quả

30 48 22 30 48 22 30 48 22

Thực hànhTiếng việt

ÔN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN (TIẾT 3) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Hs biết sắp xếp thành câu chuỵện (Kiến và chim gáy ) kể lại được câu chuyện.

- Viết một đoạn văn nói về một người bạn mà em thích

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng nói mạch lạc: kể nội dung câu chuyện Kiến và chim gáy.

3.Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán và Tiếng việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Hs đặt câu theo mẫu Ai (cái gì con )gì ? B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Hướng dẫn làm bài

Bài 1: Đánh số thứ tự trước câu văn để tạo thành truyện (Kiến và chim gáy) (15’)

- Hs làm - Hs nêu

- Hs kể chuyện

1.Một hôm 2.Thấy kiến 3. Kiến thoát chết 4. Kiến vội bò lên bờ 5.Vừa lúc đó

6. Chim gáy thấy động bay vút thoát nạn

(30)

- Gv nhận xét Bài 2(12’)

- Gọi hs đọc yêu cầu

- Viết một đoạn văn 4-5câu về một người bạn mà em thích

- Theo gợi ý sgk - Hs làm

- Gv gọi hs đọc nối tiếp các câu gv sửa C. Củng cố dặn dò:(3’)Nhận xét giờ học

Bồi dưỡng Tiếng việt

ÔN TẬP ĐIỀN DẤU PHẨY TRONG CÂU VĂN I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hs biết điền đúng các vần phụ âm đầu vào các câu văn,đoạn thơ - Biết đặt dấu phẩy vào trong câu văn,chọn từ nối cho phù hợp

- Viết đúng chính tả 1 số tiếng có âm đầu, vần, dấu thanh dễ lẫn: ao/au, d/r/gi.

2.Kỹ năng

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả 1 số tiếng có âm đầu, vần, dấu thanh dễ lẫn 3.Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở ô li III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi học sinh đọc bài - Gv nhận xét, tuyên dương B.Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2.Hướng dẫn ôn tập Bài 1:(5’)

- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1.

a. Một con ngựa đ……, cả t… bỏ cỏ.

b. Trèo c…. ngã đ…..

c. Nhiều s….thì nắng, vắng s….thì mưa.

- Lớp làm bài.

- Gọi hs đọc bài làm.

- GV nhận xét.

Bài 2(5’) Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2 - Lớp làm bài

a. r,d hoặc gi

a….a dẻ, cụ …..à, ….a vào, cặp ….a,

…..a thịt b. ân, âng

b. bạn th….., nhà t…., b….. khuâng, bàn ch……

-2 học sinh đọc bài

Bài 1: Điền vần au hoặc ao 1hs đọc yêu cầu

Hs làm bài

a. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

b. Trèo cao ngã đau

c. Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Bài 2 Điền vào chỗ trống

a.da dẻ, cụ già, ra vào, cặp da, da thịt

b. bạn thân, nhà tầng, bâng khuâng, bàn chân

(31)

- Hs chữa bài.

- GV nhận xét.

- GV yêu cầu hs tự làm phần b,c.

Bài 3(4’)

- Gọi hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm

- GV đi quan sát và nhận xét.

Bài 4: Em hãy viết một đoạn(4- 5 câu) nói về cô giáo đã dạy em ở lớp 1.(13’)

a. Cô giáo lớp 1 của em tên là gì?

b. Tình cảm của cô đối với học sinh như thế nào?

c. Em nhớ nhất điều gì ở cô?

d. Tình cảm của em đối với cô giáo như thế nào?

-Học sinh viết vào vở - Gv nhận xét

C. Cúng cố, dặn dò(2’) GV nhận xét tiết học

Bài 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau.

a. Bút, thước, vở, truyện là bạn của học sinh.

b.Em có ba bạn thân là bạn Khánh, bạn Hương, bạn Sơn.

Ngày soạn: 27/10/2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 03 tháng 11 năm 2017 Thực hànhToán

ÔN TẬP TÌM SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG. GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố tìm thành phần chưa biết Tìm x

- Giải toán có lời văn củng cố kĩ năng cộng nhẩm tính tổng số hạng 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm x và giải toán có lời văn

3.Thái độ:HS hứng thú tích cực trong học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán và Tiếng việt III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- GV gọi 2hs lên bảng làm, lớp làm nháp

- Hs nhận xét, nêu lại cách đ.tính và tính

-GV nhận xét.

B.Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

(32)

2. Luyện tập Bài 1: (7’)

- Viết số thích hợp vào ô trống - Gọi hs đọc yêu cầu

- Hs nêu cách tính tổng khi biết các số hạng

- Hs làm bảng con Bài 2(7’)

- Viết số thích hợp vào chỗ trống - Gọi hs đọc yêu cầu

- Hsnêu cách tính - 2 hs lên bảng - Hs nhận xét

- Gv chữa kết quả đúng Bài 3: Tìm x(7’)

Hs nêu tìm x

3hs lên bảng hs làm vở bt Hs chữa bài

Bài 4(7’) Gọi hs đọc bài Hd hs giải Gọi hs giải

Hs nhận xét gv chữa bài C.Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét giờ học

Bài 1

Số hạng 10 9 23 18

Số hạng 6 7 32 25

Tổng Bài 2

Số hạng 5 60

Số hạng 20 14

Tổng 60 35 47 64

Bài 3 Tìm x

x + 4 = 9 x + 12 = 35 5 + x = 15 Bài 4

Bài giải

Cả nhà Hoa và Mai nuôi số con lợn là:

15 + 20 = 35(con)

Đáp số: 35con lợn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán có phép chia c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.. b.Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng dạng 9 + 5 c.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả 1 số tiếng có âm đầu, vần, dấu thanh dễ lẫn 3.Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học

3.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong rèn chữ viết đúng và

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán với các số có kèm theo đơn vị là lít 3.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học

- Giúp hs nắm được thành phần của phép chia. b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính nhẩm nhân chia với 3, 2 theo các bảng nhân, chia đã học.. c)Thái độ: Có thái độ tích cực,

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán có phép chia c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán và Tiếng Việt

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán với các số có kèm theo đơn vị là lít c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.. II. ĐỒ DÙNG