• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 9

Ngày soạn: 26/10/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 02 tháng 11 năm 2020 Toán

TIẾT 41: LÍT I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Biết sử dụng chai 1l hoặc ca 1l để đong, đo nước, dầu.

- Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc viết tên gọi và ký hiệu của lít (l)

- Biết tính cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít.

- Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít.

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc viết các số có kèm đơn vị là lít 3.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chuẩn bị ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, bình nước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Đặt tính rồi tính 37 18 45

37 + 63 18 + 82 63 82 55

100 100 100

- Nhận xét chữa bài.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:(1’)

2. Giới thiệu đơn vị đo lít(10’)

1.Đưa ra một cốc nước hỏi các em có biết trong cốc có bao nhiêu nước không ?

- HS quan sát.

- Để biết trong cốc có bao nhiêu nước hay trong một cái can có bao nhiêu dầu (mắm) ta dùng đơn vị đo là l.

- HS nghe

2. Làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa).

- Cho HS quan sát 1 cốc nước và 1 bình nước.

- HS quan sát - Cốc nào chứa được nhiều nước hơn? - Cốc bé.

- Có thể chọn các vật có sức chứa khác nhau để so sánh.

*VD: Bình chứa được nhiều nước hơn cốc, chai chứa được ít dầu hơn can.

3. Giới thiệu ca 1 lít. Đơn vị lít.

- Đây là cái ca 1lít ( hoặc chai 1 lít) rót nước đầy ca ta được 1 lít.

- HS quan sát - Để đo sức chứa của 1 cái chai, cái ca,

cái thùng…dùng đơn vị đo là lít.

- Lít viết tắt là l.

- Ghi bảng: l - Vài HS đọc: Một lít : 1l

(2)

Hai lít : 2 l 3. Thực hành

Bài 1: (5’)

- Đọc, viết theo mẫu. - 1 HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ. - HS quan sát

Viết tên gọi đơn vị lít theo mẫu Ba lít Mười lít Hai lít 3l 10l 2l Bài 2: (5’)

- Bài toán yêu cầu gì ? - Tính

-Yêu cầu nhận xét về các số trong bài ? - 3 HS lên bảng.

M: 9l + 8l = 17l - Cả lớp làm vào sách.

15l + 5l = 20l 2l + 2l + 6l = 10l 18l - 5l = 13l

28l - 4l-2l = 22l - Ghi tên đơn vị l vào kết quả tính.

Bài 4: (7’) - 1 HS nêu yêu cầu

- Muốn biết cả hai lần bán được bao nhiêu lít nước mắm ta làm thế nào?

- Thực hiện phép cộng - Yêu cầu HS tóm tắt rồi giải

Tóm tắt Bài giải

- Lần đầu : 12l Cả hai lần cửa hàng bán được số lít nước mắm là:

- Lần sau bán: 15l 12 + 15 = 27 (l)

- Cả hai lần : ....l? Đáp số: 27 l nước mắm.

- Nhận xét chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.

Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh.

- Chủ yếu là kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông thạo các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 45, 50 chữ/ phút.

Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu.

- Kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu: HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài học.

- Ôn lại chữ cái.

- Ôn tập về các từ chỉ sự vật.

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và đọc - hiểu.

3.Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu viết tên từng bài học (gồm cả các văn bản).

(3)

- Kẻ sắn bảng bài tập 3.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

Đọc bài: "Bàn tay dịu dàng" - 2 Hs đọc.

- Qua bài cho em biết điều gì ? - 2 Hs trả lời B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

2. Kiểm tra tập đọc: (18’)

- Cho HS lên bảng bốc thăm - 7, 8 Hs đọc.

- Lần lượt từng HS lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị.

- Gọi HS đọc và trả lời một câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- HS nhận xét.

c. Đọc thuộc lòng bảng chữ cái.

- Mời 1 HS đọc thuộc bảng chữ cái. - 1 HS đọc bảng chữ cái.

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bảng chữ cái.

- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bảng chữ cái.

- 2 HS đọc toàn bộ bảng chữ cái.

Bài tập(12’)

1. Xếp từ trong ngoặc đơn vào bảng. - 1 HS yêu cầu.

- GV dán giấy khổ to yêu cầu HS lên bảng.

- Chỉ người: Bạn bè, Hùng.

- Chỉ đồ vật: Bàn, xe đạp.

- Con vật: Thỏ, mèo.

- Cây cối: Chuối, xoài.

2. Tìm thêm các từ khác xếp vào bảng trên.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự viết thêm các từ chỉ người, chỉ đồ vật con vật, cây cối vào bảng trên.

- HS làm bài.

- 3, 4 HS lên bảng làm.

- Nhiều HS đọc bài của mình.

- Nhận xét chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.

- Về nhà tiếp tục học thuộc bảng 29 chữ cái.

Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh.

- Ôn cách đặt câu theo mẫu Ai là gì ?

- Ôn cách sắp xếp tên riêng của người theo thứ tự bảng chữ cái.

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và đọc - hiểu, kĩ năng đặt câu.

3.Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi các bài tập đọc.

(4)

- Bảng phụ viết mẫu câu ở bài tập 2.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

Đọc bài: "Đổi giày" -2 hs đọc - Qua bài cho em biết điều gì ? -2 hs trả lời B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Kiểm tra tập đọc(10’) (Khoảng 7, 8 em)

1. Cho HS lên bốc thăm bài đọc - Lần lượt từng HS lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị.

- Gọi Hs đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài học.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét bài bạn vừa đọc. - HS nhận xét.

2. Đặt 2 câu theo mẫu. (8’) - 1 HS đọc yêu cầu.

- Đưa bảng phụ viết sẵn mẫu câu.

- Yêu cầu 1, 2 HS khá giỏi nhìn bảng, đặt câu tương tự câu mẫu.

Ai (cái gì, con gì ? là gì?) M: - Bạn ban là học sinh giỏi.

- Chú Nam là công nhân - Bố em là bác sĩ

- Em trai em là HS mẫu giáo - Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu

câu vừa đặt.

- Nhiều HS nêu câu vừa đặt.

3. Đặt 2 câu theo mẫu. (7’) - Học sinh đọc yêu cầu 1 HS đặt câu theo mẫu Ai(Cái gì, con gì?) Là gì ?

M: Bạn Lan là học sinh giỏi.

Chú Nam là công nhân.

Bố em là thầy giáo.

Em trai em Là học sinh mẫu giáo.

4. Ghi lại tên riêng của các nhân vật trong bài tập đọc đã học.

(5’)

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Cả lớp mở mục lục sách tìm tuần 7, tuần 8.

- Yêu cầu HS đọc tên các bài tập đọc (kèm số trang)

- 1 HS tên các bài tập đọc (tuần 7) - Người thầy cũ (trang 56)

- Thời khóa biểu (trang 58) - Cô giáo lớp em (trang 60) - Tên riêng của nhân vật trong các

bài tập đọc đó.

- Dũng, Khánh

- Đọc tên các bài tập trang 8. - Người mẹ hiền (trang 63) - Bàn tay dịu dàng (trang 66) - Đôi giày (trang 68)

- Tên các bài tập đọc đã học trong - Minh, Nam (Người mẹ hiền)

(5)

tuần 7, 8.

- Sắp xếp các loại 5 tên riêng theo thứ tự bảng chữ cái.

- 3 HS lên bảng.

An, Dũng, Khánh, Minh, Nam C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Nhận xét tiết học

- Về nhà đọc thuộc bảng chữ cái.

Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống

BÀI 3. BÁC NHƯỜNG CHIẾC LÒ SƯỞI CHO ĐỒNG CHÍ BẢO VỆ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được một nét tính cách, lối sống văn minh của Bác Hồ là luôn dành tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ đối với những người xung quanh.

2. Kĩ năng:Thấy được lợi ích của việc luôn dành tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ đối với những người xung quanh.

3. Thái độ: Luôn dành tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ đối với những người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2.

- Bút mực, bút chì, giấy A4, giấy ghi nhớ, bảng nhóm, bài hát “Bác Hồ, Người cho em tất cả” (Sáng tác: Hoàng Lân – Hoàng Long).

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Gv gọi HS trả lời câu hỏi

+ Con hãy nêu lợi ích của việc đi học đúng giờ?

- GV nhận xét, khen ngợi B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Các hoạt động

Hoạt động 1: Khởi động (5) Trò chơi: Chi chi chành chành

- Người chơi xếp thành vòng tròn, quản trò (GV hoặc HS) yêu cầu người chơi xoè bàn tay ra. Quản trò sẽ dùng ngón tay trỏ chạm lần lượt vào tay của người chơi, yêu cầu người chơi đọc to và thật nhanh: “Chi chi chành chành;

Cái đanh thổi lửa; Con ngựa đứt cương; Ba vương ngũ đế; Chấp chế đi tìm; Ù à ù ập”. Đọc đến chữ “ập” đến tay ai, người đó phải nắm tay lại thật nhanh, ai không rút kịp sẽ bị thua. Tiếp tục vòng chơi cho đến hết.

- GV giới thiệu bài mới “Bác nhường

- HS trả lời

- HS nghe

- HS chơi

- HS đọc.

- HS lắng nghe

(6)

chiếc lò sưởi cho đồng chí bảo vệ”.

Hoạt động 2: Đọc hiểu (35’)

- HS đọc cá nhân Mục tiêu bài học (tr.11). HS cả lớp theo dõi.

Hoạt động cá nhân:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 (tr.11).

- HS cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.

Hoạt động nhóm:

Nhiệm vụ: Thực hiện câu hỏi 6 (tr.12).

Tổ chức thảo luận:

- GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 5 – 6 HS).

- GV đi từng nhóm quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ.

Gợi ý trả lời: –Bác Hồ dù bận rất nhiều công việc và cần được chăm lo hơn về sức khoẻ, nhưng Bác vẫn luôn dành tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ đối với những người xung quanh.

- GV cho cả lớp nghe bài hát “Bác Hồ Người cho em tất cả” trước khi chuyển sang hoạt động 3.

HĐ3: Thực hành – ứng dụng (35p) Hoạt động cá nhân:

- GV yêu cầu hs thực hiện câu hỏi 1, 2, 3 (tr.12).

- GV gọi HS chia sẻ trước lớp.

- HS nhắc lại Mục tiêu bài học.

- HS đọc cá nhân bài đọc “Bác nhường chiếc lò sưởi cho đồng chí bảo vệ”.

- HS cả lớp dõi theo.

Gợi ý trả lời:

1. Vì về mùa đông, Bác ở gác hai trên nhà sàn nên gió lạnh.

2. Vì Bác nghe tiếng người gác ho phía dưới.

3. Bác cầm chiếc lò sưởi điện và tự tay nối dây điện từ trên gác hai xuống cho đồng chí bảo vệ.

4. “Bác nằm trên nhà đã có chăn đắp ấm rồi”.

5. Em nhận thấy được tình yêu thương, sự quan tâm chu đáo của Bác Hồ đối với những người xung quanh.

- Nhóm trưởng nêu nhiệm vụ, các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến cá nhân.

- Thống nhất ý kiến của cả nhóm. Thư kí ghi lại.

- HS nghe

- HS thảo luận nhóm và trình bày, nhận xét.

- Hs nghe.

(7)

Gợi ý trả lời:

1. Chúng ta nhận được sự biết ơn, sự quý trọng, ... của người được giúp đỡ và những người xung quanh.

2. Chúng ta cũng sẽ ân hận, sẽ không nhận được sự giúp đỡ khi chúng ta gặp khó khăn,...

Hoạt động nhóm:

Nhiệm vụ: Thực hiện câu hỏi 4 (tr.12).

Tổ chức thảo luận:

- Nhóm trưởng điều hành nhóm làm việc: Yêu cầu từng bạn trong nhóm đưa ra cách làm của mình. Chọn những cách làm tốt nhất. Thư kí ghi lại kết quả làm việc nhóm.

- Mỗi nhóm cử đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm còn lại, GV lựa chọn những cách làm giúp đỡ bạn có ý nghĩa và tốt nhất.

Hđộng 4: Tổng kết và đánh giá (5p) Tổng kết:

- GV: Qua câu chuyện trên chúng ta học tập được ở Bác những đức tính quý báu nào?

- GV gọi HS trả lời.

Đánh giá: GV nhận xét quá trình làm việc của nhóm.

- GV khen ngợi một số cá nhân HS tích cực, trả lời đúng.

- Dặn HS học bài cũ và xem trước bài cho tuần tiếp theo.

Ví dụ: Em sẽ chia sẻ quần áo, khăn,...

cho bạn; kêu gọi các bạn trong lớp cùng giúp đỡ bạn,...

- Gợi ý trả lời: Học được ở Bác bài học biết quan sát, chia sẻ và quan tâm đến những người xung quanh.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Thực hành Tiếng việt

ÔN TẬP TỪ CHỈ SỰ VẬT – TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Củng cố kĩ năng quan sát nhận biết tên sự vật,(người đồ vật ,cây hoa quả ) - Củng cố nhóm các từ cùng loại vào một nhóm

- Củng cố nối các từ chỉ hoạt động của mỗi người sự vật

2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, nối đúng từ chỉ hoạt động 3. Thái độ: Hs học tập tích cực, húng thú

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Kiểm tra bài cũ(4’)

(8)

- Gọi học sinh đọc bài - Gv nhận xét, tuyên dương B.Bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Hs đọc yêu cầu(10’)

- Hd hs quan sát tranh viết tên các sự vật

- Hs nối tiếp nhau nêu các sự vật - Gviên nhận xét chữa bài

Bài 2 (10’)

- Gọi hs đọc yêu cầu - Hs làm bài thi các nhóm - Gv nhận xét

Bài 3 (10’)

- Goi hs đọc yêu cầu - Gọi hs lên bảng nối - Hs,nx

- Gvnhận xét

C.Củng cố dặn dò:(1’) Nhận xét giờ học.

-2 học sinh đọc bài

Bài 1: Hs quan sát viết tên và nêu tên các sự vật

a.lật đật b.bác sĩ c.vở d .lính thuỷ đ.con hươu g.con cá .v.v

Bài 2: Hs làm lên bảng các từ theo các nhóm

a. chỉ người b. chỉ đồ vật c. chỉ vật d. chỉ hoa quả

Bài 3: Nối đúng các từ chỉ hoạt động của mỗi người của mỗi vật:

a. Bác thợ xây xây nhà cửa.

b. Cô giáo dạy học . c. Chim chóc hót líu lo.

d. Con trâu cày ruộng đ. Cây lúa trổ bông.

e. Bé học bài.

Bồi dưỡng Toán

ÔN TẬP VỀ BẢNG CỘNG. GIẢI TOÁN I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố kỹ năng tính cộng, trừ. Toán có lời văn bằng 1 phép tính cộng.

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng (dạng có nhớ) và giải toán có lời văn.

3.Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở ô li III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - Đặt tính rồi tính 57 + 36 80 – 35 -2 học sinh làm - Nhận xét, tuyên dương B. Bài mới (30’)

Bài 1: Đặt tính rồi tính

34 + 38 = 56 + 29 = 7 + 78 =

-Cả lớp làm bảng con -2 học sinh làm trên bảng

Bài 1: Đặt tính rồi tính

(9)

18 + 55 = 77 + 8 = 23 + 49 = Bài 2: Tính nhẩm

80 + 20 = 40 + 60 = 50 + 50 = 70 + 30 = 10 + 90 = 20 + 80 = Bài 3:Lần đầu cửa hàng bán được 16lít nước mắm, lần sau bán được 25lít nước mắm. Hỏi cả hai lần cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít nước mắm?

Bài 4: Hãy điền vào mỗi ô trống của hình sau sao cho tổng ba số ở ba ô liền nhau bất kì bằng 100.

22 48

Gợi ý:Phải xác định được điền vào ô nào trước và điền số nào.

-Phải điền vào ô thứ tư trước.

-Vì 22 + 48 =70 nên 70 + 30 = 100 -Vậy phải điền vào ô thứ tư là 30 -Nhận thấy: 22 + 30 + 48 =100 30 + 48 + 22 =100 48 + 22 + 30 =100

Nên ta điền tiếp vào các ô trống số còn thiếu so với một trong ba dạng trện

C. Củng cố, dặn dò (2’) Hệ thống các dạng bài tập . Dặn bài tập về nhà.

Bài 2:Tính nhẩm và cho kết quả.

Bài 3: HS làm bài Giải

Hai lần cửa hàng bán được:

16 + 25 = 41 (l) Đáp số: 41 lít.

Bài 4: Hs điền kết quả

30 48 22 30 48 22 30 48 22

Ngày soạn: 27/10/2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 03 tháng 11 năm 2020 Toán

TIẾT 42: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Luyện làm tính, giải toán với các số đo theo đơn vị lít.

- Thực hành củng cố biểu tượng và dung tích.

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán với các số có kèm theo đơn vị là lít 3.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - 2 HS lên bảng 9l + 8l = 17l

- Nhận xét 17l - 6l = 11l

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Luyện tập

(10)

Bài 1: (9’) Tính - HS làm SGK

- Hướng dẫn HS làm - 3 HS lên bảng chữa.

2l + 1l = 3l 16l + 5l = 21l 15l - 5l = 10l

35l - 12l = 23l 3l + 2l - 1l = 4l

- Nhận xét chữa bài. 16l - 4l + 15l = 27l

Bài 2:(9’) Số - HS đọc yêu cầu đề.

- HS làm SGK - 3 HS lên bảng.

Bài 3:(9’) Nêu kế hoạch giải - HS đọc yêu cầu đề.

- 1 em tóm tắt Tóm tắt:

- 1 em giải Thùng 1: 16l 2l Thùng 2:

..?.l Bài giải

Số dầu thùng 2 có là:

16 - 2 = 14 (1)

Đáp số: 14 lít dầu.

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.

Kể chuyện

ÔN TẬP HỌC KÌ I (TIẾT 4) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh.

- Ôn tập về các từ chỉ hoạt động.

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và đọc - hiểu.

3.Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi các bài tập đọc.

- Bảng phụ bài tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Kiểm tra bài cũ (5’)

Gọi học sinh kể lại chuyện: Người mẹ hiền

- Nhận xét.

-2 học sinh kể lại từng đoạn( người mẹ hiền)

B. Bài mới

1.Giới thiệu bài:(1’)

GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.

2. Kiểm tra tập đọc: (7’)

- Gọi HS bốc thăm - Xem lại khoảng 2 phút - Đặt câu hỏi HS trả lời. - HS đọc (đoạn, cả bài).

- Nhận xét với những em không đạt

(11)

yêu cầu luyện đọc lại để kiểm tra tiết sau).

Bài 1.(10’) Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động mỗi vật, mỗi người trong bài: Làm việc thật là vui (Miệng)

- 1 HS đọc yêu cầu - Lớp đọc thầm bài.

- Làm nháp.

- Tìm từ ngữ.

- 1 HS làm bảng phụ.

*Chữa bài:

Từ ngữ chỉ vật, chỉ người Từ ngữ chỉ hoạt động

- Đồng hồ - Báo phút, báo giờ.

- Gà trống - Gáy vang ò…ó…o…o báo giờ sáng.

- Tu hú - Kêu tu hú, báo sắp đếngười mùa vải

chín.

- Chim - Bắt sâu bảo vệ mùa màng

- Cành đào - Nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ.

- Bé - Đi học quét nhà, nhặt rau, chơi với em

đỡ mẹ.

Bài 2.(10’) Đặt câu về hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối (Viết).

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Giúp HS nắm vững yêu cầu bài. - Nêu hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối và ích lợi hoạt động ấy.

- HS làm bài vào vở. - HS nối tiếp nhau nói.

*Ví dụ: Mèo bắt chuột, bảo vệ đồ dùng, thóc lúa trong nhà.

- Chiếc quạt trần quay suốt ngày xua cái nóng ra khỏi nhà.

- Cây bưởi cho trái ngọt để bày cỗ Trung thu.

- GV nhận xét.

- Bông hoa mười giờ xoè cánh báo hiệu buổi trưa đến

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS ôn lại bài HTL

Chính tả

ÔN TẬP HỌC KÌ I (TIẾT 5) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh.Ôn luyện chính tả.

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và đọc - hiểu, kĩ năng viết đúng chính tả.

3.Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(12)

- Gv: Máy tính, máy chiếu, phông chiếu. Phiếu ghi các bài tập đọc - Hs: máy tính bảng, vở viết chính tả.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV đọc cho HS viết: ra vào, gia đình, con dao, giao bài tập.

-Lớp viết bảng con B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’) - Nêu mục đích, yêu cầu.

2. Kiểm tra tập đọc (7- 8em)(11’) - Bốc thăm xem bài (2 phút).

- Đọc đoạn, cả bài, trả lời câu hỏi.

3. Viết chính tả(15’) - GV đọc bài:

* Ứng dụng PHTM

- Tiến hành gửi video cho Hs. (Sử dụng thanh công cụ Màn hình quảng bá)

- GV đọc bài

- Hs xem video hoạt hình: Thần đồng cân voi (3-4’)

- Giải nghĩa các từ - Sứ thần, Trung Hoa, Lương Thế Vinh.

- Nội dung mẩu chuyện ? - Ca ngợi trí thông minh của Lương Thế Vinh.

- HS viết các từ khó và các tên riêng

- Trung Hoa, Lương Thế Vinh, sai lính.

- GV đọc từng cụm từ hay câu ngắn - HS viết bài.

- Đọc cho HS quan sát chữa bài (đối chiếu SGK).

- GV nhận xét một số bài - Kiểm tra đổi bài, soát lỗi.

C. Củng cố dặn dò. (3’) - Nhắc HS về ôn bài HTL

- Học thuộc các bài giờ sau kiểm tra Ngày soạn: 28/10/2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 04 tháng 11 năm 2020 Toán

TIẾT 43: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Giúp HS củng cố kiến thức tính cộng (nhẩm và viết) kể cả cộng các số đo với đơn vị là kg hoặc l.

- Làm quen với dạng bài tập trắc nghiệm có 4 lựa chọn.

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán với các số có kèm theo đơn vị là lít 3.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

(13)

- Gọi 2 HS lên bảng B. Bài mới

16l + 17l 16l - 4l + 15l Bài 1: (7’)Tính

- HS làm nhẩm cột 1 và 3 5 + 6 = 11 40 + 5 = 45

- Cột 2, 4 làm bảng con 8 + 7 = 15 30 + 6 = 36

9 + 4 = 13 7 + 20 = 27 16 + 5 = 21 4 + 15 = 20 27 + 8 = 35 3 + 47 = 50 44 + 9 = 53 5 + 35 = 40 Bài 2: (7’)Số

- HS làm SGK - Nêu miệng

- Nêu miệng 45kg; 45l

Bài 3: (7’) Viết số thích hợp vào

ô trống Số hạng 34 45 63 17 44

Số hạng 17 48 29 46 36

Tổng 51 93 92 63 80

Bài 4:(7’) Giải bài toán theo tóm tắt

- HS nhìn tóm tắt để đặt đề toán - 3 HS đọc đề toán.

- Lớp giải vở.

- 1 HS lên bảng giải.

Bài giải

Cả 2 lần bán được số kg gạo là:

45 + 38 = 83 (kg) Đáp số: 83 kg gạo C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Nhận xét giờ học.

Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 6) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh.

- Ôn luyện trả lời câu hỏi theo tranh và tổ chức câu thành bài.

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và đọc - hiểu, kĩ năng viết đúng chính tả.

3.Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu ghi các bài tập đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Gv gọi học sinh đọc bài: Bàn tay dịu dàng.

-2 học sinh đọc bài B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’)

- GV nêu mục đích, yêu cầu.

2. Kiểm tra tập đọc: (10’)

(14)

- Hướng dẫn HS kiểm tra như T1 - HS bốc thăm bài (2')

- Đọc đoạn, cả bài (trả lời câu hỏi) 3. Dựa vào tranh, trả lời câu hỏi

(miệng).(17’)

- GV nêu yêu cầu bài.

- Để làm tốt bài tập này, em phải chú ý điều gì ?

- Quan sát kỹ từng tranh SGK, đọc câu hỏi dưới tranh, suy nghĩ trả lời từng câu hỏi.

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi. *VD: Hằng ngày, mẹ đưa Tuấn tới trường. Mẹ là người hàng ngày đưa Tuấn đến trường.

- Hôm nay, mẹ không đưa Tuấn đến trường được vì mẹ bị ốm.

- Tuấn rót nước cho mẹ uống.

- Tuấn tự đi đến trường.

- Nếu còn thời gian cho HS kể thành câu chuyện.

- Nhận xét.

- Tuấn tự đi đến trường.

+ Câu 1: HS khá + Giỏi làm mẫu.

+ Câu 2: HS kể trong nhóm - các nhóm thi kể.

C. Củng cố, dặn dò: (2’)

*TH QTE: Con có những quyền gì đối với bố mẹ?

- Nhận xét tiết học.

- Quyền được bố mẹ quan tâm, chăm sóc, đưa đón đi học hàng ngày.

- Ôn lại các bài HTL

Luyện từ và câu

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (TIẾT 8) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh.

- Ôn luyện cách nói lời cảm ơn, xin lỗi.

- Ôn luyện cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và đọc - hiểu, kĩ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi.

3.Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập

*QBPTE: GD hs quyền được tham gia mọi hoạt động II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi 4 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng.

- Đọc thuộc 1 khổ thơ: Ngày hôm qua đâu rồi.

- Đọc thuộc cả bài: Gọi bạn, Cái trống trường em, Cô giáo lớp em.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(5’) -Gv gọi 2 học sinh lên bảng

-Gọi hs nhận xét

- Gạch chân từ chỉ hoạt động, trạng thái + Em bé tập bò dưới đất.

+ Bà em nhổ cỏ ngoài vườn.

(15)

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’) - Nêu mục đích yêu cầu

2. Kiểm tra học thuộc lòng: (10’)

(Khoảng 10 – 12em) - HS lên bốc thăm (Xem bài 2 phút) - HS đọc

- HS nào không thuộc giờ sau kiểm tra lại.

Bài 1.(10’)Nói lời cảm ơn, xin lỗi (M)

- HS mở SGK - Đọc yêu cầu bài tập.

- HS suy nghĩ ghi nhanh ra giấy nháp.

Câu a + Cảm ơn bạn đã giúp mình.

Câu b + Xin lỗi bạn nhé.

Câu c + Tớ xin lỗi bạn vì không đúng hẹn.

Câu d + Cảm ơn bác, cháu sẽ cố gắng hơn ạ . Bài 2. (7’) Dùng dấu chấm, dấu

phẩy.

- HS yêu cầu.

- HS làm bài vào SGK.

- Nêu kết quả.

(Lớp đọc lại khi đã điền đúng dấu chấm, dấu phẩy).

1 HS lên bảng làm.

Lời giải

- … con dậy rồi - …lúc mơ

- Nhận xét. - …đó không

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.

Phòng học trải nghiệm Bài 3: MÁY QUẠT (tiết 3) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tìm hiểu về máy quạt.

- Cách kết nối máy tính bảng với bộ điều khiển trung tâm.

- Tạo chương trình và điều khiển robot máy quạt.

2. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng lắp ráp mô hình theo đúng hướng dẫn.

- Học sinh sử dụng được phần mềm lập trình, kết nối điều khiển robot.

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe.

3. Thái độ: Học sinh nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã có tinh thần trách nhiệm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình lắp ráp robot.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Robot Wedo. Máy tính bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ

- GV gọi HS nêu lại nội quy lớp học. * HS: Nêu lại nội quy lớp học.

- Luôn luôn tập trung, lắng nghe lời

(16)

- GV nx tuyên dương HS trả lời đúng.

2. Bài mới

a.Giới thiệu bài

- Giới thiệu: Bài học ngày hôm nay cô và các con thực hành lắp ghép một mô hình đó là: “Máy quạt” ( tiết 3 )

b. Bài mới

* Gọi HS nhắc lại nội dung bài trước:”

- GV gọi HS nêu lại các chi tiết để lắp ghép Máy quạt.

- GV hướng dẫn HS lấy các chi tiết:

- Gọi HS nêu lại các bước để lắp Máy quạt.

thầy, cô.

- Nhiệt tình, sôi nổi tham gia các hoạt động trên lớp.

- Thân thiện với bạn học, giữ gìn bộ công cụ học tập. Sử dụng các chi tiết thật cẩn thận, tuyệt đối không được làm rơi rớt trên sàn nhà và cấm mang các chi tiết về nhà.

- Làm việc có tổ chức, hòa đồng, đoàn kết và chia sẻ công việc với nhau.

- Lắng nghe.

- HS nêu.

- HS lấy chi tiết theo hướng dẫn của Gv.

- HS nêu:

Bước 1: Giáo viên giới thiệu máy quạt (trình chiếu hình ảnh trên video có sẵn trên phần mềm Wedo).

- Cho học sinh quan sát máy quạt có sẵn trong phần mềm wedo ở máy tính bảng.

Bước 2: Các nhóm tiến hành lắp ráp mô hình theo hướng dẫn trên phần mềm.

Bước 3: Kết nối máy tính bảng với bộ điều khiển trung tâm.

Bước 4:

- Lấy 1 bộ nguồn.

- Lấy 1 khối màu xanh có hình động cơ.

* Bước 5:

- Lấy 1 thanh màu xanh lá cây 16 lỗ.

* Bước 6:

- Lấy thêm 1 thanh màu xanh lá cây 16 lỗ nữa.

* Bước 7:

- Lấy 1 vít 1x màu đen.

(17)

* Thực hành lắp Máy quạt - Yêu cầu các nhóm thực hành.

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.

- GV nhận xét.

3. Tổng kết- đánh giá

- Nhắc HS tháo rời và sắp xếp lại các chi tiết vào khay.

- Nhận xét giờ học.

- Tuyên dương nhắc nhở học sinh dọn dẹp lớp học.

- Lắp 2 thanh màu xanh 16 lỗ thành hình cánh quạt.

* Bước 8:

- Lắp khối hình cánh quạt ở bước 7 vào sau khối nguồn.

* Bước 9: Hoàn thành máy quạt.

- HS thực hành theo nhóm.

- HS thực hiện.

Ngày soạn: 29/10/2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 05 tháng 11 năm 2020 Toán

TIẾT 44: KIỂM TRA GIỮA KÌ I I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức tính cộng - Giải toán với các số có kèm theo đơn vị

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán với các số có kèm theo đơn vị 3.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú nghiêm túc trong học tập.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Giới thiệu: Nêu yêu cầu của tiết học: Kiểm tra về các kiến thức các con đã học, yêu cầu các con làm bài tự giác và nghiêm túc

B. Đề bài(35’) 1. Tính

25 + 36

36 + 19

55 + 18

19 + 44

67 + 13

56 + 39

2. Đặt tính rồi tính

36 + 25 49 + 24 37 + 36 8 + 28

3. Một cửa hàng lần đầu bán được 28kg đường, lần sau bán được nhiều hơn lần đầu 13kg đường. Hỏi lần sau bán được bao nhiêu ki- lô - gam đường?

4. Dùng thước và bút nối các điểm để có

5.

a, Hình tứ giác b, Hình chữ nhật

(18)

Điền chữ số thích hợp vào ô trống 4 +

6 5 3

1 8 + 4

6 6

2 +

6 7 1 HS làm bài, GV quan sát, theo dõi HS làm

Thu bài, kiểm tra kết quả nhận xét bài làm.

Chính tả

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1 (TIẾT 7) I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Rèn kĩ năng đọc văn bản.

- Củng cố mẫu câu Ai- Là gì?

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết bài chính tả.

3.Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu bài tập; bảng phụ.

- Vở bài tập.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Giáo viên đọc cho học sinh viết da dẻ, con dao, cụ già.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

B.Bài mới

1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. (1’) 2. Hs đọc thầm mẩu chuyện (5’) - Hs đọc nối tiếp câu

- Hs đọc nối tiếp đoạn

3. Hướng dẫn làm bài tập. (5’) -Gv yêu cầu hs mở SGK/75 -Gọi hs đọc bài:

-Gv nhắc hs đọc ngắt nghỉ -GV nhận xét cho hs - GV yêu cầu hs làm VBT

Dựa theo nội dungbài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây?

1.Búp Bê làm những việc gì?

2.Dế Mèn hát để làm gì?

3. Khi nghe Dế Mèn nói, Búp Bê đã làm gì?

4.Vì sao Búp Bê cảm ơn Dế Mèn?

5.Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai- Là gì?

4. Hdẫn hs viết bài chính tả (15) - Gv đọc mẫu bài viết

-Học sinh viết bảng con.

- hs đọc bài nối tiếp - hs luyện đọc cá nhân - hs đọc nhóm

- hs thi đọc diễn cảm

a) Quét nhà, rửa bát và nấu cơm.

b) Thấy bạn vất vả,hát để tặng bạn.

c) Cảm ơn và khen ngợi tiếng hát của Dế Mèn.

c) Vì cả hai lí do trên.

a) Tôi là Dế Mèn.

-Hs lắng nghe.

(19)

- Hs đọc thầm bài viết - Gv đọc hs viết bài - Gv đọc, hs soát lỗi

5. Hướng dẫn viết đoạn văn (10) - Hs đọc yêu cầu

- Hs nêu miệng - Hs viết bài

- Hs hoàn thành bài viết, đọc trước lớp

C. Củng cố, dặn dò: (2’) -Gv nhận xét giờ học

- Nhắc hs về nhà ôn lại bài chuẩn bị kiểm tra

Bồi dưỡng Tiếng việt

ÔN TẬP ĐIỀN ÂM ĐẦU d/f/gi. VẦN ao/au, dấu phẩy I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hs biết điền đúng các vần phụ âm đầu vào các câu văn,đoạn thơ - Biết đặt dấu phẩy vào trong câu văn,chọn từ nối cho phù hợp

- Viết đúng chính tả 1 số tiếng có âm đầu, vần, dấu thanh dễ lẫn: ao/au, d/r/gi.

2.Kỹ năng

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả 1 số tiếng có âm đầu, vần, dấu thanh dễ lẫn 3.Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi học sinh đọc bài - Gv nhận xét, tuyên dương B.Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2.Hướng dẫn ôn tập

Bài 1:(5’)Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1.

a. Một con ngựa đ……, cả t… bỏ cỏ.

b. Trèo c…. ngã đ…..

c. Nhiều s….thì nắng, vắng s….thì mưa.

- Lớp làm bài.

- Gọi hs đọc bài làm.

- GV nhận xét.

Bài 2(5’) Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2 - Lớp làm bài

a. r,d hoặc gi

a….a dẻ, cụ …..à, ….a vào, cặp ….a,

…..a thịt b. ân, âng

-2 học sinh đọc bài

Bài 1: Điền vần au hoặc ao 1hs đọc yêu cầu

Hs làm bài

a. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

b. Trèo cao ngã đau

c. Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Bài 2 Điền vào chỗ trống

a.da dẻ, cụ già, ra vào, cặp da, da thịt

b. bạn thân, nhà tầng, bâng khuâng, bàn

(20)

b. bạn th….., nhà t…., b….. khuâng, bàn ch……

- Hs chữa bài.

- GV nhận xét.

- GV yêu cầu hs tự làm phần b,c.

Bài 3 (4’)

- Gọi hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm

- GV đi quan sát và nhận xét.

Bài 4: Em hãy viết một đoạn (4- 5 câu) nói về cô giáo đã dạy em ở lớp 1.(13’)

a. Cô giáo lớp 1 của em tên là gì?

b. Tình cảm của cô đối với học sinh như thế nào?

c. Em nhớ nhất điều gì ở cô?

d. Tình cảm của em đối với cô giáo như thế nào?

- Học sinh viết vào vở - Gv nhận xét

C. Cúng cố, dặn dò(2’) GV nhận xét tiết học

chân

Bài 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau.

a. Bút, thước, vở, truyện là bạn của học sinh.

b.Em có ba bạn thân là bạn Khánh, bạn Hương, bạn Sơn.

Thực hànhTiếng việt ÔN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Hs biết sắp xếp thành câu chuỵện (Kiến và chim gáy ) kể lại được câu chuyện.

- Viết một đoạn văn nói về một người bạn mà em thích

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng nói mạch lạc: kể nội dung câu chuyện Kiến và chim gáy.

3.Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán và Tiếng việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Hs đặt câu theo mẫu Ai (cái gì con )gì ? B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Hướng dẫn làm bài

Bài 1: Đánh số thứ tự trước câu văn để tạo thành truyện (Kiến và chim gáy) (15’)

- Hs làm

1.Một hôm 2.Thấy kiến

(21)

- Hs nêu

- Hs kể chuyện

- Gv nhận xét Bài 2(12’)

- Gọi hs đọc yêu cầu

- Viết một đoạn văn 4-5câu về một người bạn mà em thích

- Theo gợi ý sgk - Hs làm

- Gv gọi hs đọc nối tiếp các câu gv sửa C. Củng cố dặn dò:(3’)Nhận xét giờ học

3. Kiến thoát chết 4. Kiến vội bò lên bờ 5.Vừa lúc đó

6. Chim gáy thấy động bay vút thoát nạn

Bồi dưỡng Tiếng việt

ÔN TẬP ĐIỀN DẤU PHẨY TRONG CÂU VĂN I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hs biết điền đúng các vần phụ âm đầu vào các câu văn,đoạn thơ - Biết đặt dấu phẩy vào trong câu văn,chọn từ nối cho phù hợp

- Viết đúng chính tả 1 số tiếng có âm đầu, vần, dấu thanh dễ lẫn: ao/au, d/r/gi.

2.Kỹ năng

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả 1 số tiếng có âm đầu, vần, dấu thanh dễ lẫn 3.Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở ô li III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Kiểm tra bài cũ: (5’) - Gọi học sinh đọc bài - Gv nhận xét, tuyên dương B.Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2.Hướng dẫn ôn tập Bài 1:(5’)

- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1.

a. Một con ngựa đ……, cả t… bỏ cỏ.

b. Trèo c…. ngã đ…..

c. Nhiều s….thì nắng, vắng s….thì mưa.

- Lớp làm bài.

- Gọi hs đọc bài làm.

- GV nhận xét.

Bài 2(5’) Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2 - Lớp làm bài

a. r,d hoặc gi

a….a dẻ, cụ …..à, ….a vào, cặp ….a,

-2 học sinh đọc bài

Bài 1: Điền vần au hoặc ao 1hs đọc yêu cầu

Hs làm bài

a. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

b. Trèo cao ngã đau

c. Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Bài 2 Điền vào chỗ trống

a.da dẻ, cụ già, ra vào, cặp da, da thịt

(22)

…..a thịt b. ân, âng

b. bạn th….., nhà t…., b….. khuâng, bàn ch……

- Hs chữa bài.

- GV nhận xét.

- GV yêu cầu hs tự làm phần b,c.

Bài 3(4’)

- Gọi hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm

- GV đi quan sát và nhận xét.

Bài 4: Em hãy viết một đoạn(4- 5 câu) nói về cô giáo đã dạy em ở lớp 1.(13’)

a. Cô giáo lớp 1 của em tên là gì?

b. Tình cảm của cô đối với học sinh như thế nào?

c. Em nhớ nhất điều gì ở cô?

d. Tình cảm của em đối với cô giáo như thế nào?

-Học sinh viết vào vở - Gv nhận xét

C. Cúng cố, dặn dò(2’) GV nhận xét tiết học

b. bạn thân, nhà tầng, bâng khuâng, bàn chân

Bài 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau.

a. Bút, thước, vở, truyện là bạn của học sinh.

b.Em có ba bạn thân là bạn Khánh, bạn Hương, bạn Sơn.

Tập viết

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (TIẾT 8) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh.

- Ôn luyện cách tra mục lục sách.

- Ôn luyện cách nói lời mời, nhờ, đề nghị.

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và đọc - hiểu, kĩ năng nói lời mời, nhờ, đề nghị.

3.Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập

*QBPTE: HS có quyền được tham gia đọc sách, nói lời mời, nhờ, đề nghị.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi các bài học thuộc lòng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Cho HS viết bảng con.

- Đọc lại cụm từ ứng dụng

- Cả lớp viết bảng con G - 1 HS đọc: Góp sức chung tay.

- Viết bảng con:Góp

(23)

-Gv nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’) Nêu mục đích, yêu cầu.

2. Kiểm tra học TL (10 - 12em) (12’) - HS bốc thăm (2') đọc bài trả lời câu hỏi.

- HS đọc yêu cầu bài 2.

- Mở mục lục sách T8 (đọc) - HS làm, báo cáo kết quả.

Tuần 8 - Chủ điểm thầy cô.

TĐ: Người mẹ hiền (trang 63) KC: Người mẹ hiền (trang 64) Chính tả tập chép: Người mẹ hiền (65) Tập đọc: Bàn tay (66)

LYVC: Từ chỉ hành động…(67) Bài 1 (15’). Ghi lại lời mời, đề

nghị.

- Giáo viên hướng dẫn HS làm - HS đọc yêu cầu đề, lớp đọc thầm.

- GV ghi bảng những lời nói hay. - HS làm vở.

a. Mẹ ơi, mẹ mua giúp con 1 tấm thiếp chúc mừng cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 nhé !

b. Để bắt đầu buổi liên hoan văn nghệ, xin mời các bạn cùng hát chung bài: Bốn phương trời nhé !

- Xin mời bạn Thu Nguyệt hát tặng thầy cô, bài hát Mẹ và Cô.

- Nhận xét chữa bài.

*)TH: Qua bài các em thấy trẻ em chúng ta ai cũng có quyền được tham gia đọc sách, nói lời mời, nhờ, đề nghị

c. Thưa cô xin cô nhắc lại dùm em câu hỏi của cô.

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - HS chuẩn bị bài ở T9 - Nhận xét chung tiết học.

Ngày soạn: 30/10/2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 06 tháng 11 năm 2020 Toán

TIẾT 45: TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết cách tìm số hạng khi biết tổng và số hạng kia.

- Bước đầu làm quen với kí hiệu chữ (ở đây, chữ biểu thị cho một số chưa biết).

- Biết giải bài toán có một phép trừ.

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán với các số có kèm theo đơn vị là lít

(24)

3.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, vở bài tập.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Tính nhẩm 90 – 30 -40 =

58 38 =

-Gv nhận xét, tuyên dương

-Cả lớp vào bảng con -2 học sinh lên bảng làm

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

2.Giới thiệu ký hiệu chữ và cách tìm 1 số hạng trong một tổng.(12’)

- Cho HS quan sát phông chiếu ( HS viết giấy nháp).

- HS nhận xét về số hạng và tổng trong phép cộng 6 + 4 = 10 (Mỗi số hạng bằng tổng trừ

6 + 4 = 10 6 = 10 - 4 4 = 10 – 6

- Có tất cả 10 ô vuông 1 số ô vuông bị che lấp và 4 ô vuông không bị che lấp. Hỏi có mấy ô vuông bị che lấp.

đi số hạng kia).

- Số ô vuông bị che lấp là số chưa biết. Ta gọi số đó là x.

- Lấy x cộng 4 (tức là lất số ô vuông chưa biết (x) cộng với số ô vuông đã biết (4) tất cả có 10 ô vuông.

- Trong phép cộng này x gọi là gì ?

- Số hạng chưa biết.

- Trong phép cộng x + 4 = 10

(X là số hạng, 4 là số hạng, 10 là tổng).

- Muốn tìm số hạng x ta phải làm thế nào ?

- Muốn tìm số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.

*Lưu ý: Khi tìm x ( các dấu bằng phải thẳng cột ).

x + 4 = 10 x = 10 - 4 x = 6

*Cột 3 tương tự

- Cho HS học thuộc - Muốn tìm 1 số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.

3. Thực hành(18’)

Bài 1: (6’) Tìm x - Cho HS làm vở.

- Nhận xét. - Gọi 5 HS lên giải.

- e, g, d (HS làm bảng con) b. x + 5 = 10 x = 10 - 5 x = 5 c. x + 2 = 10

(25)

x = 8 - 2 x = 6

*Còn lại tương tự Bài 2: (6’) Viết số thích hợp

vào ô trống

Số hạng 12 9 10 15 21 17

Số hạng 6 1 24 0 21 22

Tổng 18 10 34 15 42 39

Bài 3: (6’) - 1 HS đọc đề toán.

- Nêu kế hoạch giải.

- 1 hs tóm tắt.

- 1 hs giải.

Tóm tắt

Có : 35 học sinh Trai: 20 học sinh Gái : … học sinh ?

Bài giải Số học sinh gái là:

35 - 20 = 15 (học sinh) Đáp số: 15 học sinh C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Muốn tìm số hạng x ta làm thế nào?

- Muốn tìm 1 số hạng ta lấy tổng từ đi số hạng kia.

- Khi tìm x ( các dấu bằng ghi thẳng cột).

- Nhận xét giờ.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập làm văn

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1 (TIẾT 9) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, KN giữa HK1

+ Nghe - viết bài chính tả (tốc độ viết khoảng 35 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức thơ (hoặc văn xuôi).

+ Viết được một đoạn kể ngắn (từ 3 đến 5 câu) theo câu hỏi gợi ý, nói về chủ điểm nhà trường.

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết bài chính tả, viết đoạn văn ngắn.

3.Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu bài tập; bảng phụ.

- Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Giáo viên kiểm tra bài tâp 2.Viết về cô giáo lớp 1 của em.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương B. Bài mới

1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. (1’) 2. Kiểm tra học thuộc lòng. (10’)

- 2,3 học sinh lên bảng đọc bài.

- Học sinh trả lời.

- Phấn.

(26)

- Thực hiện như tiết 5.

3. Hướng dẫn làm bài tập. (17’)

- Kẻ sẵn ô chữ, hướng dẫn học sinh làm bài.

+ Viên màu trắng (hoặc đỏ, vàng, xanh):dùng để viết?

+ Tập giấy ghi ngày, tháng trong năm có 4 chữ cái?

+ Đồ mặc có 2 ống có 4 chữ cái?

+ Nhỏ xíu giống tên thành phố của bạn mít trong bài tập đọc em đã học?

- Giáo viên tiếp tục cho đến dòng 10 để hiện ra ô chữ hàng dọc.

- Từ hàng dọc: PHẦN THƯỞNG C. Củng cố, dặn dò. (2’)

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về ôn bài

- Lịch.

- Quần.

- Tí hon.

- Bút, hoa, tư, xưởng, đen, ghế.

- Học sinh đọc kết quả: Phần thưởng.

SINH HOẠT LỚP TUẦN 9 I. MỤC TIÊU

- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 9.

- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.

- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ưu điểm

...

....

...

....

...

....

2. Tồn tại

...

...

...

...

....

Tuyên dương:

...

(27)

Phê bình:

...

B. Phương hướng tuần tới

* Nề nếp: Tiếp tục duy trì sĩ số, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.

- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.

* Học tập: Tiếp tục thi đua học tập tốt chào mừng các ngày lễ lớn.

- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 10 - Tích cực tự ôn tập kiến thức.

- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.

- Thi đua giành nhiều nhận xét tốt trong lớp, trong trường.

* Vệ sinh: Thực hiện VS trong và ngoài lớp.

- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.

* Hoạt động khác: Nhắc nhở HS tham gia Kế hoạch nhỏ, heo đất và tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Tiếp tục thực hiện giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp; tiết kiệm điện nước và các loại chất đốt.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán có phép chia c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.. b.Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng dạng 9 + 5 c.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả 1 số tiếng có âm đầu, vần, dấu thanh dễ lẫn 3.Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học

3.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong rèn chữ viết đúng và

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán với các số có kèm theo đơn vị là lít 3.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học

- Giúp hs nắm được thành phần của phép chia. b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính nhẩm nhân chia với 3, 2 theo các bảng nhân, chia đã học.. c)Thái độ: Có thái độ tích cực,

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán có phép chia c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán và Tiếng Việt

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán với các số có kèm theo đơn vị là lít c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.. II. ĐỒ DÙNG