• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12

NS: 17/11/2017 NG: Thứ hai ngày 20 tháng 11 năm 2017

ĐẠO ĐỨC

Tiết 12: KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (tiết 1)

I. MỤC TIÊU. Học xong bài này, HS biết:

- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả XH quan tâm chăm sóc.

- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.

II. CÁC KNSCB:

- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán và đánh giá những quan niêm sai, những hành vi ứng sử không phù hợp với bạn bè)

- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong những hành vi ứng xử, giao tiếp với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường ngoài xã hội.

III. ĐỒ DÙNG DH: - Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1, tiết 1.

IV. CÁC HĐ DH:

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (3’):

- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 5.

2. Bài mới:

2.1- Giới thiệu bài (2’).

2.2- HĐ 1 (18’): Tìm hiểu nội dung truyện Sau đêm mưa

*Mục tiêu: HS biết cần phải giúp đỡ người già, em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ người già, em nhỏ.

* Cách tiến hành:

- GV đọc truyện Sau đêm mưa trong SGK.

- GV cho 3 tổ đóng vai theo ND truyện.

- Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi:

+ Các bạn đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?

+ Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?

+ Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện?

- GV kết luận (SGV- 33).

- GV mời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ.

2.3-HĐ 2 (12’): Làm bài tập 1, SGK

*Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.

*Cách tiến hành:

- Mời 1 HS đọc bài tập 1.

- GV đọc từng ý cho HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ:

- HS nêu.

- HS đọc.

- HS đóng vai theo nội dung truyện.

+ Nhường đường, dắt em nhỏ…

+ Tại vì các bạn đã giúp đỡ bà và em nhỏ.

+ Những việc lầm đó thể hiện thái độ kính già yêu trẻ.

- HS đọc phần ghi nhớ.

- HS đọc.

- HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ.

(2)

+ Thẻ đỏ là đồng ý.

+ Thẻ xanh là không đồng ý.

+ Thẻ vàng là phân vân.

- Sau mỗi lần giơ thẻ GV cho HS giải thích tại sao em lại có ý kiến như vậy?

- GV kết luận chung:

+ Các hành vi a, b, c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.

+ Hành vi d chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.

3-HĐ nối tiếp (5’):

- Cho HS về nhà tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta.

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài.

- HS giải thích.

--- KHOA HỌC

Tiết 23:

SẮT, GANG, THÉP

I. MỤC TIÊU:

- Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.

- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.

- Quan sát nhận biết được một số đồ dùng được làm từ gang, thép.

II. ĐỒ DÙNG DH:

- GV: Máy tính, máy chiếu. Đinh, dây thép.

- HS: Sưu tầm tranh ảnh 1 số đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép.

III. CÁC H DH:Đ

HĐ của GV HĐ của HS

A. Bài cũ:

B. Bài mới:

1. GTB: nêu MĐYC của bài.

2. Phát triển ND bài:

a, HĐ 1: Làm việc với vật thật.

* Bước1: Làm việc theo nhóm.

- Gv phát phiếu học tập:

+ So sánh 1 chiếc đinh mới hoặc 1 đoạn dây thép mới với một chiếc đinh gỉ hoặc 1 đoạn dây thép gỉ, nêu nx về màu sắc, độ sáng, tính cứng và tính dẻo của chúng?

+ So sánh nồi gang với nồi nhôm xem nồi nào nặng hơn?

* Bước 2: Làm việc cả lớp.

- HS TLCH – HS khác N.x - Lắng nghe

- Nhóm trưởng ĐK nhóm mình thảo luận và ghi lại các ý kiến.

+ Chiếc đinh mới và đoạn dây thép mới đều có màu xám trắng, có ánh kim, chiếc đinh thì cứng, dây thép thì dẻo, dễ uốn. Chiếc đinh gỉ và dây thép gỉ có màu nâu của gỉ sắt, không có ánh kim, giòn, dễ gãy.

+ Nồi gang nặng hơn nồi nhôm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, nhóm khác

(3)

 GV chốt, chuyển ý.

b, HĐ 2: Làm việc với SGK.

* Bước1:

- GV giảng: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Hàng rào sắt, đinh sắt, thùng sắt, … thực chất được làm bằng thép.

*Bước2: Làm việc cá nhân, lớp.

-Y/c Hs QS các hình trong SGK để TLCH:

+ Gang hoặc thép được sử dụng để làm gì?

c, HĐ 3: Quan sát, thảo luận.

- Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng gang, thép?

- Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép trong nhà bạn?

 GV chốt.

d, HĐ 4: Củng cố: Nêu ND bài học?

4. Tổng kết – dặn dò:

- Xem lại bài + học ghi nhớ.

- Chuẩn bị: Đồng và hợp kim của đồng.

- Nhận xét tiết học.

lắng nghe, bổ sung.

- Nghe

- HS quan sát, TL H1 : đường ray tàu hỏa H2 : lan can nhà ở H3 : cầu

H5 : Dao , kéo, dây thép

H6 : Các dụng cụ được dùng để may mặc …

H4 : Nồi (gang) - HS nối tiếp nêu

+ Rửa sạch, cất ở nơi khô ráo, sạch sẽ.

- 2HS nêu - Lắng nghe

--- TOÁN

Tiết 56: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10; 100; 1000; … I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS biết nhân nhẩm một số thập phân với 10 ; 100 ; 1000 ; ...

Chuyển đổi đơn vị đo của số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng nhân nhẩm, chuyển đổi đơn vị đo.

3. Thái độ: Xây dựng cho HS ý thức tự giác học tập.

II. ĐỒ DÙNG DH: BC, VBT, phiếu.

III. CÁC HĐ DH:

Phương pháp dạy học Nội dung

A - Kiểm tra bài cũ (5’):

- Muốn nhân một STP với một số tự nhiên ta làm thế nào?

- Tính: 2,5 x 7 12,34 x 5 1,234 x 9 B - Bài mới:

1- GTB (1’): Nêu MĐYC của tiết học.

2- HD nhân nhẩm một số thập phân với 10 ; 100 ; 100 ; ... (10’)

- 3HS lên bảng làm bài.

(4)

a) Ví dụ 1:

- GV nêu ví dụ: Hãy thực hiện phép tính 27,867 x 10 = ?

- Cho HS tự tìm kết quả.

- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10.

- Muốn nhân một số thập phân với 10 ta làm như thế nào?

b) Ví dụ 2:

- GV nêu ví dụ: Hãy thực hiện phép tính 52,286 x 100 = ?

- Gọi HS bài làm trên bảng.

- Cho 2 - 3 HS nêu lại cách làm.

- GV HD HS nhận xét để tìm ra quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 100.

- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta làm thế nào?

c) Quy tắc:

- Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,… ta làm thế nào?

- Cho HS nối tiếp nhau đọc Quy tắc trong SGK.

3- Luyện tập (20’):

*Bài tập 1

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS tự làm bài vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả.

- Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 2

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 3

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm bài vào vở, 2 HS lên

- 1 HS lên bảng thực hiện, lớp làm bài vào vở nháp.

x 27,867 10 278,670

+ Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số ta cũng được 278,67.

+ Khi nhân một số thập phân với 10 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số là được ngay tích.

- 1HS lên bảng thực hiện, lớp làm bài vào vở nháp.

x 53,286 100 5328,6 00

+ Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số ta cũng được 5328,6.

+ Khi nhân một STP với 100 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải hai chữ số là được ngay tích.

* Muốn nhân một STP với 10, 100, 1000,…ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba,.. chữ số.

- HS đọc Quy tắc trong SGK.

*Bài tập 1:

- Muốn nhân một STP với 10, 100, 1000,... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba,... chữ số.

*Bài tập 2:

a) 4,08 x 10 = 40,8; 0,102 x 10 = 1,02 b) 23,013 x 100 = 2301,3; 851,5 c) 7,318 x 1000 = 7318; 4570

*Bài tập 3:

a) 1207,5 m b) 45,2 m c) 12075 m d) 1,0241 m

(5)

bảng làm bài - Nhận xét, chữa bài.

C - Củng cố, dặn dò (4’):

? Muốn nhân một STP với 10, 100, 1000,... ta làm thế nào.

- GV chốt lại kiến thức của bài.

- GV nhận xét giờ học.

-Dặn HS về nhà học bài, làm bài tập và chuẩn bị cho bài sau.

--- TẬP ĐỌC

Tiết 23: MÙA THẢO QUẢ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc mùi vị của rừng thảo quả.

- Hiểu nội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm.

3. Thái độ: GD HS tình yêu thiên nhiên.

*GDQTE: có quyền tự hào về sản vật quê hương, quyền được gắn bó với quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DH: BGPP.

III. CÁC HĐ DH:

Phương pháp dạy học Nội dung

A. Kiểm tra: (5’)

- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét, GV tuyên dương.

B. Bài mới:

1- GTB (1') - Dùng tranh minh hoạ.

2- Luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc: (10’)

- 1 HS đọc cả bài - lớp đọc thầm.

- H chia đoạn, 3 đoạn.

- 3 HS nối tiếp đọc đoạn lần 1 - 3 HS đọc từ, câu khó.

- 3 HS nối tiếp đọc đoạn lần 2 - H đọc phần chú giải

GV chia lớp thành nhóm 6 đọc bài - Gọi 3 nhóm đọc, nhận xét

- 1 H đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm bài văn.

b) Tìm hiểu bài: (12’)

- 1 H đọc đoạn 1 - lớp đọc thầm.

+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ?

Đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ

Mùa thảo quả

Đoạn 1: Từ đầu đến nếp khăn Đoạn 2: Tiếp cho đến không gian Đoạn 3: các đoạn còn lại.

Đản khao, Chin San, triền núi

- 3 nhóm thi đọc, nhận xét

1. Dấu hiệu thảo quả vào mùa.

- Mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa.

- Gió, cây cỏ, đất trời…thơm.

(6)

+ Cách đặt câu, dùng từ ở đoạn đầu có gì đáng chú ý ? (Hs tiếp thu tốt).

*G tiểu kết - H nêu ý đoạn 1.

- 1H đọc đoạn 2 - lớp đọc thầm.

+ Tìm những chi tiết cho thấy thảo quả phát triển rất nhanh?

*G tiểu kết - Hs nêu ý đoạn 2.

- 1H đọc đoạn 3 - lớp đọc thầm.

+ Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ?

+ Khi thảo quả chín, rừng có nét gì đẹp ?

*G tiểu kết - H nêu ý đoạn 3.

- H nêu đại ý bài- G chốt lại.

c) Đọc diễn cảm: (10’)

- H nêu giọng đọc, cách ngắt nghỉ, nhấn giọng và đọc (4H).

- 1H đọc toàn bài - G đọc mẫu.

- 6H đọc cá nhân - 2H thi đọc diễn cảm.

C. Củng cố - dặn dò:(2')

? Tác giả miêu tả về loài cây thảo quả theo trình tự nào? Cách miêu tả ấy có gì hay?

* Liên hệ: Các em có quyền tự hào về sản vật quê hương, quyền được gắn bó với quê hương

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài và CB cho bài sau.

- Hương thơm: lặp lại nhấn mạnh mùi hương của thảo quả.

2. Sự phát triển mạnh mẽ của thảo quả:

- Lớn cao … đâm 2 nhánh mới … thoáng cái …

- Sầm uất, lan toả, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.

3. Vẻ đẹp quyến rũ của thảo quả:

Rực lên, đỏ chon chót, chứa lửa … nhấp nháy.

*Tác giả miêu tả hương thơm ngây ngất, sự phát triển mạnh mẽ và vẻ đẹp rực rỡ của thảo quả khi chín.

Hướng dẫn đọc đoạn 2.

Lắng nghe

--- CHÍNH TẢ (nghe - viết)

Tiết 12: MÙA THẢO QUẢ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Mùa thảo quả.

- Làm đúng BT chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu s/x.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng viết đúng, viết đẹp.

3. Thái độ: GD HS tính cẩn thận sạch sẽ.

II. ĐỒ DÙNG DH:

- Một số phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở bài tập 2a hoặc 2b - Bảng phụ, bút dạ.

III. CÁC HĐ DH:

Phương pháp dạy học Nội dung

A. Kiểm tra (3').

Thi tìm nhanh các từ láy có âm đầu n.

- Lớp và GV nhận xét

- 2 HS lên bảng làm bài- lớp làm vở nháp.

(7)

B. Bài mới.

1- Giới thiệu bài (1'). Trực tiếp.

2- Nội dung (20'').

a. HD Hs nghe- Viết:

- 2 HS đọc đoạn viết

+ Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp?

- G đọc từ H dễ viết sai- 2H viết bảng lớp- cả lớp viết vở nháp.

- Hs + Gv nhận xét - đánh giá.

b. Viết bài:

- G đọc - H viết bài; G đọc lại - H soát lỗi.

- G chấm vở - H trao đổi vở KT chéo.

- G nhận xét – tuyên dương.

3- Bài tập chính tả: (14’)

- 1H đọc ND và YC của BT. (dùng phiếu).

- H bốc thăm - mở phiếu đọc - thi viết nhanh theo cặp trên phiếu.

- Lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng.

- 1H đọc ND và YCBT - lớp đọc thầm.

(dùng phiếu).

- G giao phiếu cho 4 nhóm làm bài- dán bảng lớp- trình bày.

- H+G nhận xét- đánh giá.

C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Gv HT ND bài. Về nhà CB bài sau.

+ Dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng…

* Từ khó: nảy, lặng lẽ, mưa rây, rực lên, chứa lửa, chứa nắng.

Bài tập 2 (a): Tìm từ chứa tiếng…

sổ sách, vắt sổ, cửa sổ

sơ sài, sơ lược, sơ qua

su su, su hào, cao su

bát sứ, sứ giả xổ số,

xổ lồng

xơ múi, xơ mít, xơ xác

đồng xu, xu nịnh

xứ sở, tứ xứ Bài tập 3(a): Thi tìm nhanh từ láy có vần an/át:

* Nghĩa của các tiếng ở dòng thứ nhất đều chỉ tên các con vật

* Nghĩa của các tiếng ở dòng thứ hai đều chỉ tên các loài cây

--- NS: 18/11/2017

NG: Thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2017 TOÁN

Tiết 57: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố cho HS cách nhân một STP với một STN, nhân nhẩm một STP với 10, 100, 1000,…

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhân một STP với một STN, nhân nhẩm một STP với 10, 100, 1000,…, giải toán.

3. Thái độ: HS biết áp dụng vào thực tế cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DH: BC, VBT.

III. CÁC HĐ DH:

Phương pháp dạy học Nội dung

(8)

A- Kiểm tra bài cũ (5’):

- Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,... ta làm thế nào?

- Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

1,2km = ....m 4,5 tấn = ...tạ 34,5m = ....dm 9,02 tấn = ...kg B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài (1’): GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2- Luyện tập (30’):

*Bài tập 1

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS nêu cách làm.

- Cho HS làm bài vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra chữa chéo cho nhau.

- Mời một số HS đọc kết quả bài làm.

- Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 2

- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 3

- Mời 1 HS đọc đề bài.

- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.

- Cho HS làm vào vở.

- Mời 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

C- Củng cố, dặn dò (4’):

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về học kĩ lại nhân một STP với một STN, nhân một STP với 10, 100, 1000... Và chuẩn bị cho bài sau.

- HS lên bảng làm bài.

*Bài tập 1:

a) 40,8 b) 4581 c) 2684,3 218 947,5 834,1

*Bài tập 2:

1008,0 22530,0 1028,40 16900,00.

*Bài tập 3:

Bài giải:

Trong 2 giờ đầu người đó đi được số kilômét là:

11,2 x 2 = 22,4 (km)

Trong 4 giờ sau người đó đi được số kilômét là:

10,52 x 4 = 42,08 (km)

Người đó đã đi được tất cả số kilômét là:

22,4 + 42,08 = 64,48 (km) Đáp số: 64,48 km.

Lắng nghe

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 23: MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS nắm được nghĩa một số từ về môi trường.

2. Kĩ năng: Biết ghép một tiếng Hán (bảo) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức. Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho.

(9)

3. Thái độ: Gd lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.

* GDMT: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DH: - BP ghi sẵn các từ ngữ tả bầu trời ở BT 1 - Bảng nhóm.

III. CÁC HĐ DH:

Phương pháp dạy học Nội dung

A. Kiểm tra (5'):

- 2 HS - G +H nhận xét - đánh giá.

- Thế nào là quan hệ từ?

- Đặt câu với từ "và", "nếu"

B. Bài mới:

1- Giới thiệu bài:(1'). - Trực tiếp.

2- HD luyện tập:(32').

Bài tập 1: - 1 HS nêu yêu cầu và đọc đoạn văn bài 1- Lớp đọc thầm.

- H+G giải nghĩa từ.

- H+G nhận xét- chốt lại.

Bài tập 2: -1H đọc YC, ND bài tập- Lớp đọc thầm.

- Gv dán phiếu bảng lớp - 1H lên nối.

- H+G nhận xét- kết luận.

- 1H giải nghĩa "vi sinh vật".

- 1 HS nêu yêu cầu bài 2- Lớp đọc thầm - HS sử dụng từ điển và tiếng bảo từ phức

- HS trao đổi tìm hiểu nghĩa của các từ. HS nêu miệng. - HS khá giỏi nêu nghĩa của mỗi từ ghép

GV chốt lời giải đúng.

Bài tập 3- GV nêu yêu cầu cầu của bài tập.

- HS tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ - H+G nhận xét- chốt lại.

*G. Thay thế từ… nghĩa không đổi.

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - G hệ thống nội dung bài.

+ Muốn cho môi trường luôn sạch , đẹp, em phải làm gì?

Liên hệ: Mỗi HS biết bảo vệ môi

- HS lên bảng đặt câu.

Bài tập 1: Đọc đoạn văn(SGK).

a. Phân biệt các cụm từ:

- Khu dân cư: khu vực dành cho nhân dân ở, sinh hoạt

- Khu sản xuất: khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp

- Khu bảo tồn thiên nhiên: khu vực trong đó các loại cây, con vật, cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, gìn giữ lâu dài.

b. Nối từ ở cột A với nghĩa ở cột B.

- Nối sinh vật với tên gọi chung…

- Sinh thái quan hệ giữa sinh vật…

- Hình thái hình thức biểu hiện…

Bài tập 2: Ghép tiếng "bảo" để tạo thành từ "phức"- Nêu ý nghĩa của mỗi từ.

- bảo đảm: làm cho chắc chắn - bảo trợ: đỡ đầu và giúp đỡ

- bảo quản: giữ gìn cho khỏi hư hỏng.

- bảo tàng; bảo toàn; bảo tồn; bảo vê….

Bài tập 3: Thay từ "bảo vệ" bằng một từ đồng nghĩa với nó trong câu văn.

- K/Q: giữ gìn; gìn giữ. (từ khác không thay thế được).

Lắng nghe

(10)

trường

- Về học bài - chuẩn bị bài sau.

--- NS: 19/11/2017

NG: Thứ tư ngày 22 tháng 11 năm 2017

KHOA HỌC

Tiết 24:

ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG

I. MỤC TIÊU:

- Nhận biết một số tính chất của đồng.

- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.

- Quan sát, nhận xét một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng.

II. ĐỒ DÙNG DH:

- GV: Hình trong SGK trang 50, 51/ SGK - Một số đoạn dây đồng.

- HS: Sưu tầm tranh ảnh một số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng.

III. CÁC H DH:Đ

HĐ của GV HĐ của HS

1. Khởi động:

2. Bài cũ: - Gọi 2HS đọc thuộc mục Bạn cần biết. Nêu cách bảo quản đồ dùng làm bằng sắt, gang, thép.

 GV nh.xét.

3. Bài mới:

HĐ 1: Làm việc với vật thật.

* Bước 1: Làm việc theo nhóm.

* Bước 2: Làm việc cả lớp.

 Gv KL: dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dắt mỏng hơn sắt.

 HĐ 2: Làm việc với SGK * Bước 1: Làm việc cá nhân.

- GV phát phiếu học tập, y/c Hs làm việc cá nhân để hoàn thiện nội dung vào phiếu.

- Cả lớp hát

- 2 HS thực hiện yêu cầu.

- Lớp nh.xét, bổ sung.

- Lắng nghe.

- Nhóm trưởng ĐK các bạn quan sát các dây đồng đã chuẩn bị và mô tả màu sắc, tính cứng, tính dẻo của chúng.

- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.

- Lắng nghe.

Phiếu học tập

ĐỒNG HỢP KIM

CỦA ĐỒNG - Có màu đỏ nâu,

có ánh kim.

- Dẽ dát mỏng và kéo được thành sợi.

- Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.

- Có màu nâu hoặc vàng, có ánh kim và cứng hơn đồng.

- HS trình bày bài làm của mình. Hs

(11)

* Bước 2: Chữa bài tập

 GV chốt: đồng là kim loại, đồng + thiếc, đồng + kẽm là hợp kim của đồng.

HĐ 3: Quan sát và thảo luận

+ Chỉ và nêu tên các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng trong SGK.

+ Kể tên các đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng?

+ Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong nhà bạn?

HĐ 4: Củng cố.

- 2 HS đọc ND ghi nhớ trong SGK.

4. Tổng kết – dặn dò:

- Học bài và xem bài tiếp theo.

- Chuẩn bị bài Nhôm. Nhxét tiết học.

khác góp ý, bổ sung.

- Nghe

Hs quan sát, trả lời.

- 2 HS đọc. Lớp đọc thầm.

- Lắng nghe

TẬP LÀM VĂN

Tiết 23: CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả người: mở bài, thân bài, kết bài.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo của bài văn tả người để lập dàn ý chi tiết tả một người thân trong gia đình. Nêu được những nét nổi bật về hình dáng, tính tình và hoạt động của đối tượng miêu tả.

3. Thái độ: biết thể hiện thái độ, tình cảm chân thật đối với người được tả.

II. ĐỒ DÙNG DH:

- Bảng phụ ghi tóm tắt dàn ý ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài Hạng A Cháng - Giấy khổ to, bút dạ.

III. CÁC HĐ DH:

Phương pháp dạy học Nội dung

A. Kiểm tra: (3’)

- 2 H- nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:

1- Giới thiệu bài :(1’) 2- Nhận xét : (14') - Dẫn dắt bằng lời.

- 2 H đọc bài, lớp đọc thầm.

- H quan sát tranh(SGK). Trả lời câu hỏi 1.

- H + G nhận xét - KL.

- H trả lời câu 2 ( 2H ) - H + G nhận xét - chốt lại.

- Hạng A Cháng là người LĐ như thế nào ?

- Nhắc lại Cấu tạo bài văn tả cảnh.

- Cấu tạo của bài văn tả người

* MB: Từ đầu đến đẹp quá - giới thiệu người định tả Hạng A Cháng.

* TB: Đoạn 2 + 3 : - Hình dáng :

+ Ngực : nở vòng cung, da đỏ như lim.

+ Bắp tay, bắp chân: Rắn như chắc, gụ.

+ Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cột đá trời trồng.

+ Khi đeo cày như đeo cung ra trận.

(12)

- Qua bài văn tác giả nói lên điều gì ? 3- Ghi nhớ: ( SGK )

4- Luyện tập: (15’) - 2 H đọc - lớp đọc thầm.

- 1 H đọc yêu cầu bài tập - lớp đọc thầm.

- Lớp làm vở - 2 H làm bảng lớp.

- H + G nhận xét, đánh giá.

- 3 H đọc bài mình viết.

C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- G hệ thống nội dung bài- 1 H đọc ghi nhớ.

- Tính tình, hoạt động: Lao động khoẻ, giỏi, cần cù, say mê lao động, tập trung cao độ.

* KB: Câu văn cuối

+ Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng.

- Lập dàn ý chi tiết tả một người thân trong gia đình em (chú ý tả tính tình, ngoại hình, sự hoạt động)

--- TOÁN

Tiết 58: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS biết nhân một STP với một STP. Phép nhân hai STP có tính chất giao hoán.

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng nhân một STP với một STP và vận dụng nhân một STP với một STP vào việc giải toán.

3.Thái độ: Xây dựng cho HS ý thức tự giác học tập, chủ động lĩnh hội kiến thức.

II. ĐỒ DÙNG DH: BC, VBT.

III. CÁC HĐ DH:

Phương pháp dạy học Nội dung

A-Kiểm tra bài cũ (5’):

- Muốn nhân một STP với một STN ta làm thế nào?

- Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

1,234 x 10 = ... 1,234 x 100 = ...

1,234 x 1000 = ....

B-Bài mới:

1- GTB (1’):

- Nêu MĐ y/c của tiết học.

2- HD nhân một STP với một STP (12’):

a) Ví dụ 1:

- GV nêu bài toán ví dụ trong SGK.

? Muốn tính diện tích của mảnh vườn HCN ta làm như thế nào.

- Hãy nêu phép tính, tính diện tích mảnh vườn hình chữ nhật.

- GV nêu Phép tính 6,4 x 4,8 là phép

- HS lên bảng làm bài.

- 2 HS nêu lại bài toán.

+ Ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.

+ 6,4 x 4,8

(13)

tính nhân một số thập phân với một số thập phân.

- Cho HS đổi ra đơn vị dm sau đó tự tìm kết quả.

- GV hướng dẫn đặt tính rồi tính:

6,4 4,8 512 256

30,72 (m2)

- Gọi HS so sánh 2 phép nhân nêu điểm giống nhau và khác nhau ở 2 phép nhân này.

- Dựa vào cách thực hiện ở trên em hãy nêu cách nhân một STP với 1 STP?

b) Ví dụ 2:

- GV nêu yêu cầu của ví dụ: Đặt tính rồi tính 4,75 x 1,3 = ?

- Cho HS làm vào bảng con, 1 HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.

- GV nhận xét, chốt lại.

c) Quy tăc:

- Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm thế nào?

- Cho HS nối tiếp nhau đọc Quy tắc trong SGK.

3- Luyện tập (18’):

*Bài tập 1

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 2

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS cách làm.

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài trong bảng phụ.

- Cho HS so sánh giá trị của 2 biểu thức a x b và b x a sau đó rút ra nhận xét.

- Nhận xét, chữa bài.

C - Củng cố, dặn dò (4’):

- 1 HS đổi ra đơn vị dm sau đó thực hiện phép nhân ra nháp.

6,4m = 64dm x 64 4,8m = 48dm 48 512 256

3072 (dm2) 3072 dm2 = 30,72m2

Vậy : 6,4 x 4,8 = 30,72(m2).

+ Giống nhau về đặt tính, thực hiện tính.

+ Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy còn một phép tính không có.

- HS thực hiện đặt tính rồi tính:

x 4,75 1,3 1425 475 6,175 - HS nêu.

- HS đọc Quy tắc trong SGK.

*Bài 1:

31,92; 23,328 ; 0,7125

*Bài 2:

a x b = 11,50; 8,540; 1,6448 b x a = 11,50; 8,540; 1,6448 - Nhận xét : a x b = b x a

(14)

? Muốn nhân một STP với một STP ta làm thế nào.

- GV chốt lại kiến thức của bài.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài học sau.

- 2 HS nêu - Lắng nghe

--- KỂ CHUYỆN

Tiết 12: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS kể lại được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc có ND bảo vệ môi trường.

- Hiểu và trao đổi được cùng bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện, thể hiện nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng kể chuyện, nhận xét, đánh giá nội dung truyện, lời kể của bạn.

3. Thái độ: GD HS bạo dạn, tự tin.

* GD HS có quyền được sống trong môi trường trong sạch.

II. ĐỒ DÙNG DH: - Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường.

III. CÁC HĐ DH:

Phương pháp dạy học Nội dung

A. Kiểm tra: (5’)

- 2 HS tiếp nối nhau kể chuyện

- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

- Lớp và GV nhận xét- đánh giá.

B. Bài mới:

1- Giới thiệu bài: (1') Trực tiếp 2- Hướng dẫn HS kể chuyện:(32') a) Tìm hiểu yêu cầu của đề:

- G chép đề bài lên bảng- H viết vào vở.

- 1H đọc đề bài - gạch chân từ quan trọng.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1 + 2 + 3

- 2 HS đọc đoạn văn trong bài tập 1(tiết trước) để nắm vững các yếu tố tạo thành môi trường.

+ Đó là truyện gì ?

+ Truyện đọc trong sách báo gì ? + Em đọc truyện đó ở đâu ?

- HS lập sơ lược dàn ý câu chuyện.

b) HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa truyện

- HS kể theo cặp - trao đổi, nêu ý nghĩa truyện.

- HS thi kể trước lớp- đối thoại cùng bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.

- H+G nhận xét- bình chọn bạn kể hay nhất, ấn tượng nhất.

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - G hệ thống nội dung bài.

- Kể lại chuyện Người đi săn và con nai.

Đề bài: Em hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.

- 4, 5 HS giới thiệu câu chuyện mình kể.

- HS kể chuyện theo cặp.

Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.

- HS thi kể chuyện trước lớp.

- Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.

(15)

+ Chúng ta cần làm gì để môi trường luôn sạch đẹp?

Liên hệ: Có quyền được sống trong môi trường trong sạch

2-3 HS nêu

--- NS: 20/11/2017

NG: Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017 LỊCH SỬ

Tiết 12: VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO I. MỤC TIÊU:

1. KT: Học xong bài này, HS biết: Tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đã vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” như thế nào.

2. KN: Nêu được những việc mà nhân dân ta đã vượt qua tình thế đúng, chính xác.

3. TĐ: Gd lòng yêu thích môn học, yêu lịch sử nước nhà.

II. ĐỒ DÙNG DH: - Các tư liệu liên quan đến bài học - Phiếu học tập.

III. CÁC HĐ DH:

HĐ của GV HĐ của HS

1-Kiểm tra bài cũ (5’):

- Cho HS nêu những sự kiện chính của nước ta từ năm 1858 đến năm 1945.

2- Bài mới:

a. Giới thiệu bài (2’):

b. PT bài:

* HĐ 1 (6’): (làm việc cả lớp)

- GV giới thiệu bài, nêu tình huống nguy hiểm ở nước ta ngay sau CM tháng Tám - Nêu nhiệm vụ học tập.

* HĐ 2 (12’): (làm việc theo nhóm) - GV HD HS tìm hiểu những khó khăn của nước ta ngay sau Cách mạng tháng Tám:

+ Vì sao nói: ngay sau CM tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc”?

- GV chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu thảo luận (ND câu hỏi như SGV-Tr.36) - Cho HS thảo luận trong thời gian từ 5 đến 7 phút.

- Mời đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.

*HĐ 3 (10’): (làm việc cá nhân)

- GV HD HS qsát và nh.xét ảnh tư liệu:

- Cho HS quan sát ảnh (cảnh chết đói

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

a) Nguyên nhân của tình thế hiểm nghèo:

- Các lực lượng thù địch bao vây, chống phá CM.

- Lũ lụt, hạn hán, nạn đói, hơn 90%

đồng bào mù chữ.

b) Diễn biến của việc vượt qua tình thế hiểm nghèo:

- Bác Hồ kêu gọi lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm”…

- Dân nghèo được chia ruộng.

- Phong trào xoá nạn mù chữ được phát động khắp nơi.

- Đẩy lùi quân Tưởng, nhân nhượng với Pháp.

(16)

năm 1945)

+ Nêu nhận xét về tội ác của chế độ thực dân? Từ đó liên hệ với Chính phủ ta đã chăm lo cho đời sống nhân dân.

- HS quan sát hình 3- SGK:

+ Em có nhận xét gì về tinh thần “diệt giặc dốt của nhân dân ta”?

- GV chốt lại.

3- Củng cố, dặn dò (5’):

- GV cho HS đọc phần ghi nhớ, nhắc lại nội dung chính của bài.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài sau.

c) Kết quả, ý nghĩa:

Từng bước đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”

- HS quan sát ảnh và nêu những nhận xét của mình theo những câu hỏi gợi ý của GV.

ĐỊA LÍ

Tiết 12:

CÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU. Học xong bài này, HS:

- Nêu được vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp.

- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.

- Kể được tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp.

- Xác định trên bản đồ một số địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng.

II. ĐỒ DÙNG DH:

- Máy tính, máy chiếu.

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

III. CÁC HĐ DH:

HĐ của GV HĐ của HS

A-Kiểm tra bài cũ (5’):

- Ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì?

Phân bố chủ yếu ở những đâu ?

- Ngành thuỷ sản phân bố ở đâu ? Kể tên một số tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển ?

B-Bài mới:

1- Giới thiệu bài (2’):

a) Các ngành công nghiệp:

*HĐ 1 (10’): Thảo luận nhóm - Cho HS đọc mục 1- SGK.

- Cho HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi:

+ Kể tên các ngành công nghiệp của nước ta?

+ Kể tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp?

+ Quan sát hình 1 và cho biết các hình ảnh đó thể hiện ngành công nghiệp nào?

+ Hãy kể một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu mà em biết?

+ Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất ?

- HS nêu.

- HS quan sát và trả lời.

+ Khai thác khoáng sản, điện, luyện kim…

+ Than, dầu mỏ, quặng sắt, điện, gang, thép, các loại máy móc,…

+ Dầu mỏ, than, quần áo, giày dép…

+ Cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho đời sống

(17)

- Mời đại diện các nhóm trình bày - GV kết luận (SGV – 105)

b) Nghề thủ công:

*HĐ 2 (8’): Làm việc cả lớp

- Cho HS quan sát hình 2 và đọc mục 2-SGK.

- Cho HS trao đổi cả lớp theo nội dung các câu hỏi:

+ Em hãy kể tên một số nghề thủ công nổi tiếng của nước ta mà em biết?

- GV kết luận: ( SGV- 105 )

*HĐ 3 (10’): Làm việc theo cặp - GV cho HS dựa vào ND SGK

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 theo các câu hỏi sau:

+ Nghề thủ công nước ta có vai trò và đặc điểm gì?

- Mời đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận (SGV- 106).

C - Củng cố, dặn dò (5’):

- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài sau.

và xuất khẩu.

- Các HS khác nh.xét, bổ sung.

+ Gốm, cói, thêu, chạm khắc đa, chạm khắc gỗ…

- Các HS khác nh.xét, bổ sung.

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nh.xét, bổ sung.

Lắng nghe

--- TOÁN

Tiết 59: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001...;

Ôn về tỉ lệ bản đồ.

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số thập phân; chuyển đổi các số đo đại lượng.

3. Thái độ: Xây dựng cho HS ý thức tự giác học tập.

II. ĐỒ DÙNG DH: BC, VBT.

III. CÁC HĐ DH:

HĐ của GV A- Kiểm tra bài cũ (5’):

- Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000... ta làm thế nào?

- Đặt tính rồi tính:

12,09 x 1,5 13,45 x 2,3 B - Bài mới:

1- GTB (1’): nêu MĐYC của tiết học.

2- Luyện tập (30’):

HĐ của HS - Hs nêu.

- 2HS lên bảng làm bài.

a) Ví dụ:

* GV nêu ví dụ 1: Đặt tính rồi tính 142,57 x 0,1 = ?

- 1 HS lên bảng đặt tính rồi tính, lớp làm bài vào bảng con:

(18)

- Cho HS tự tìm kết quả bằng cách đặt tính và tính vào bảng con.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

- Nêu cách nhân một số thập phân với 0,1?

*GV nêu ví dụ 2: 531,75 x 0,01 = ? (Thực hiện tương tự như VD 1)

- Muốn nhân một STP với 0,01 ta làm thế nào?

b) Quy tắc:

- Muốn nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001…ta làm thế nào?

- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.

c) Luyện tập:

* Bài tập 1

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS nêu cách làm.

- Cho HS làm bài vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra chữa chéo cho nhau.

- Mời một số HS đọc kết quả.

- Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 2

- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho HS làm bài vào vở.

- Mời 1 HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chữa bài.

C- Củng cố, dặn dò (4’):

- GV nhận xét giờ học

- Nhắc HS về học kĩ lại nhân một số thập phân với 10 ; 100 ; 1000; ... ; 0,1 ; 0,01 ; 0,001… và chuẩn bị cho bài sau.

x 142,57 0,1 14,257 - HS nêu.

- HS nêu.

- HS nêu.

- HS đọc phần nhận xét SGK.

*Bài 1:

a) 1,26 b) 0,126 c) 0,0126 0,205 0,4715 0,5035

*Bài 2:

12km2 2,15km2 0,167km2

Lắng nghe

--- TẬP ĐỌC

Tiết 24: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đẫm, rong ruổi, nối liền mùa hoa, men, hành trình,...

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.

- Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài.

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm toàn bài thơ ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.

3. Thái độ: Giáo dục HS luôn cần cù chăm chỉ và làm việc có ích cho đời.

II. ĐỒ DÙNG DH: - Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ.

III. CÁC HĐ DH:

Phương pháp dạy học Nội dung

(19)

A. Kiểm tra: (5’)

- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Lớp và GV nhận xét- tuyên dương.

B. Bài mới:

1- GTB (1'). Dùng tranh minh hoạ.

2- Luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc: (10’) - 1 HS khá đọc bài thơ - GVchia bài 4 khổ thơ - 4 HS nối tiếp khổ thơ lần 1 - Đọc từ khó- 1H đọc

- 4 HS nối tiếp khổ thơ lần 2 - 2 HS đọc chú giải-

? Em hiểu hành trình nghĩa là như thế nào?

- Lớp đọc nhóm 4 em - 2-3 nhóm đọc, nhận xét 1H đọc toàn bài- G đọc mẫu.

b) Tìm hiểu bài: (12’) - Đọc khổ thơ 1.

+ Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?

+) Rút ra ý 1:

- 2 HS đọc khổ thơ 2-3:

+ Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?

+ Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?

+ Em hiểu nghĩa câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thế nào?

+) Rút ra ý 2:

- Cho HS đọc khổ thơ 4:

+ Qua hai câu thơ cuối bài, nhà thơ muốn nói điều gì về công việc của loài ong?

+) Rút ra ý 3:

- Nội dung chính của bài là gì?

- GV chốt ý đúng, ghi bảng.

c) Đọc diễn cảm: (10’)

- GV HD HS đọc bài diễn cảm bài thơ.

- HS tiếp nối đọc diễn cảm khổ, bài thơ.

- HS khá, giỏi đọc thuộc và diễn cảm

Đọc bài Mùa thảo quả - trả lời câu 1;2.

- 4 khổ thơ

- Đẫm; rong ruổi; nối liền mùa hoa.

+ Hành trình: chuyến đi xa và lâu, gặp nhiều gian khổ, khó khăn.

- 2-3 nhóm đọc thi, nhận xét

1. Khổ 1: Hành trình vô tận của bầy ong.

- Không gian: đẫm nắng trời, nẻo đường xa

- Thời gian: bay đến trọn đời, thời gian vô tận.

2. Khổ 2+3: Những con đường bay đi tìm hoa của bầy ong.

- Rừng sâu: hoa chuối, hoa ban.

- Bờ biển:: hàng cây chắn bão.

- Quần đảo: hoa không tên.

đến nơi nào bầy ong cũng tìm được hoa làm mật, đem vị ngọt cho đời.

3. Khổ 4: Giá trị của mật ong.

- …trong , ngọt, thơm và bổ.

* Ca ngợi loài ong chăm chỉ, cần cù, làm việc hữu ích cho đời: giữ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm, vị ngọt cho đời.

Chất trong vị ngọt / mùi hương Lặng thầm thay / những con đường ong bay

(20)

toàn bài.

- Lớp và GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: (2’)

- G hệ thống nội dung bài - liên hệ.

? Theo em, bài thơ ca ngợi bầy ong là nhằm ca ngợi ai.

+ Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ những con vật có ích?

NS: 21/11/2017

NG: Thứ sáu ngày 24 tháng 11 năm 2017 TOÁN

Tiết 60: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU. :

1. Kiến thức: Giúp HS biết nhân một số thập phân với một số thập phân.

2. Kĩ năng: Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.

3. Thái độ: Xây dựng cho HS ý thức tự giác học tập.

II. ĐỒ DÙNG DH: BC, VBT.

III. CÁC HĐ DH:

Phương pháp dạy học Nội dung

A-Kiểm tra bài cũ (5’):

- Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm thế nào?

- Tính nhẩm:

12,35 x 0,1 1,78 x 0,1 76,8 x 0,01 7,98 x 0,01 27,9 x 0,001 9,01 x 0,001 B-Bài mới:

1- Giới thiệu bài (1’):

- GV nêu MĐ, YC của tiết học.

2- Luyện tập (30’):

*Bài tập 1

a) Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS nêu cách làm.

- Cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài ở bảng phụ.

- Nhận xét, chữa bài: Cho HS rút ra tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.

- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.

b) Tính bằng cách thuận tiện nhất:

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS nêu cách làm.

- Cho HS làm vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra chữa chéo cho nhau.

- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- HS lên bảng làm bài.

*Bài 1:

a) (a x b) x c = 45,136; 281,232;

12,65625.

a x (b x c) = 45,136; 281,232;

12,65625

- HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân:

(a x b) x c = a x (b x c) b) 701; 250; 2,9; 0,1.

(21)

*Bài tập 2

- Mời 1 HS đọc đề bài.

- Cho HS làm bài vào vở.

- Mời 2 HS lên bảng làm bài.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố, dặn dò (4’):

- GV nhận xét giờ học

- Nhắc HS về học kĩ lại nhân một STP với một STP và chuẩn bị cho bài sau.

*Bài 2:

a) 178,02 b) 37,02

Lắng nghe ---

TẬP LÀM VĂN

Tiết 24: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Quan sát và lựa chọn chi tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn (Bà tôi, Người thợ rèn)

2. Kĩ năng: HS biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp.

3. Thái độ: Tỏ thái độ thân mật, yêu mến người mình tả.

*QTE: Các em có quyền được những người thân yêu chăm sóc. Phải có bổn phận yêu thương với những người xung quanh

II. ĐỒ DÙNG DH:

- Bảng phụ ghi những đặc điểm ngoại hình của người bà (BT 1), những chi tiết tả người thợ rèn dang làm việc (BT2)

III. CÁC HĐ DH:

Phương pháp dạy học Nội dung

A. Kiểm tra: (3’) - 2 H - nhận xét - ĐG.

B. Bài mới:

1- Giới thiệu bài(1') - Trực tiếp.

2 - Thực hành (34')

Bài 1: - Hai HS đọc yêu cầu ND BT.

- H làm bài (dùng bút chì mờ gạch chân)

- 2H trình bày kết quả.

- Nhận xét, đánh giá.

- G dùng bảng phụ- 2 H đọc lại.

Bài 2: - Các thao tác như bài 1.

Nêu cấu tạo bài văn tả người.

Luyện tập tả người Bài 1: - Đọc bài Bà tôi.

- Ghi những đặc điểm ngoại hình của bà.

- Tóc: đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai…

- Đôi mắt : ( Khi mỉn cười ) 2 con ngươi đen sẫm nở ra…

- Khuôn mặt: Đôi má ngăm ngăm có nhiều nếp nhăn…

- Giọng nói: trầm bổng, ngân nga…

Bài 2: Đọc, ghi lại chi tiết người thợ rèn đang làm việc trong bài Người thợ rèn.

* Chi tiết tả người thợ rèn:

- Bắt lấy thỏi thép hồng…

- Quai những nhát búa..

(22)

- H nêu tác dụng của việc quan sát, chọn lọc chi tiết tiêu biểu.

- H + G nhận xét- chốt lại.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - G hệ thống nội dung bài.

Liên hệ: Các em có quyền được sống trong môi trường trong sạch

- 1 H nhắc lại Cấu tạo của bài văn tả người.

- Quặp thỏi thép…

- Lôi con cá lửa ra…

- Trở tay ném thỏi sắt…

- Liếc nhìn lưỡi rựa…

Tác giả quan sát rất kĩ hành động của người thợ rèn, thỏi thép hồng lưỡi rựa

Bài văn hấp dẫn sinh động, mới lạ cả với người đã biết nghề rèn.

Lắng nghe

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 24: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS tìm được các QHT và biết chúng biểu thị quan gì trong câu.

2. Kĩ năng: HS tìm được QHT thích hợp theo YC BT3; Biết đặt câu với quan hệ từ đã cho.

3. Thái độ: GD ý thức trong việc sử dụng đúng QHT khi đặt câu, nói và viết văn.

II. ĐỒ DÙNG DH: - Bảng phụ.

III. CÁC HĐ DH:

Phương pháp dạy học Nội dung

A. Kiểm tra: (5’)

- 2 HS - nhận xét - đánh giá.

B. Bài mới:

1- Giới thiệu bài(1') - Trực tiếp.

2- Thực hành (32')

Bài 1: - 1 H đọc yêu cầu, ND BT- lớp đọc thầm.

(G dùng phiếu )

- 2 H lên bảng gạch QHT- cả lớp làm vở.

- G chấm bài - nhận xét.

- H + G nhận xét bài trên phiếu.

- 1 H nhắc lại khái niệm quan hệ từ.

Bài 2- Các thao tác như bài 1.

Bài 3- 1 H đọc yêu cầu nội dung BT - Lớp đọc thầm.

- H làm bài - 2 H trình bày bài, H trao đổi vở kiểm tra chéo.

- Chữa BT 2 ( T91).

Luyện tập về quan hệ từ

Bài 1: Tìm QHT trong đoạn trích. QHT từ đó nối từ ngữ nào.

+ của: nối cái cày với người H’ Mông + bằng: nối bắp cày với gỗ tốt màu đen + như1: nối vòng cung với hình cánh cung + như2: nối hùng dũng với 1 chàng hiệp sĩ

Bài 2: Các QHT biểu thị quan hệ gì ? - Những: biểu thị quan hệ tương phản - Mà: biểu thị quan hệ tương phản

- Nếu….thì: biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả

Bài 3: Điền quan hệ từ thích hợp vào ô trống :

Câu a: và

Câu b: và. ở, của

(23)

- 2 H đọc lại bài.

Bài 4- G nêu yêu cầu BT - lớp đọc thầm.

- Cả lớp làm bài - G chấm vở.

- H khá- giỏi đặt được 3 câu với 3 từ.

- 6 H nối tiếp đặt câu.

- 3 H đặt câu bảng lớp - NX - ĐG.

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - G hệ thống nội dung bài.

1 H nhắc lại khái niệm QHT.

Câu c: thì, thì Câu d: và, nhưng

Bài 4: Đặt câu với mỗi QHT: mà, thì, bằng.

+ Hải lười học thì thế nào cũng bị điểm kém.

+ Lan kể câu chuyện bằng tất cả tâm hồn của mình.

Lắng nghe

---

SINH HOẠT TUẦN 12

1. Mục tiêu:

- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 10.

- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 11.

- HS có ý thức phát huy những ưu điểm khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.

2. Nội dung sinh hoạt: (15p) - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.

- Đại diện các tổ báo cáo hoạt động diễn ra trong tuần của lớp.

- GV đánh giá chung:

a. Ưu điểm:

- Đi học đầy đủ, đúng giờ, thực hiện truy bài đầu giờ tốt.

- Các em đã chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt.

- Soạn tương đối đầy đủ đồ dùng, sách vở đúng thời khoá biểu.

- Ý thức tự quản lớp tốt. Tiết kiệm điện, bảo vệ của công.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng.

- Các bạn tham gia vào các hoạt động ngoài giờ tốt.

- Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.

b. Nhược điểm:

- Một số HS chữ viết cẩu thả, quên đồ dùng: Duy, Minh, Diệu Huyền.

- Học sinh chưa hoàn thành bài về nhà: Luân, Dũng.

- Trong lớp còn 1 số bạn nói chuyện riêng, đùa nghịch trong giờ học: Duy Khánh, Thịnh, Dương...

* Tuyên dương cá nhân xuất sắc: Thành, Lâm Anh, Thịnh, Khuê.

3. Kế hoạch tuần tới: (5p) - Duy trì các nề nếp đã có.

- Học bài và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp.

- Ban ATGT của lớp thường xuyên tuyên truyền về phòng tránh tai nạn giao thông.

- Phòng tránh tai nạn trong trường học, lớp học.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: - HS nhận biết được ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và nội dung của từng phần trong bài văn miêu tả con vật.. Kĩ năng: Hs vận dụng hiểu biết về cấu tạo

Giới thiệu bài: Trong tiết học trước, các em đã nắm được cấu tạo của bài văn tả cảnh , biết cách quan sát chọn lọc chi tiết, lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cơn

Giới thiệu bài: 1’Trong tiết học trước, các em đã nắm được cấu tạo của bài văn tả cảnh , biết cách quan sát chọn lọc chi tiết, lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cơn

Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng lại.. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi

Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em (chú ý những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó).... Mở bài: Ai cũng có

- Nhắc HS: Các em đã quan sát kĩ hình dáng, bộ phận của cây, biết vận dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý chi tiết, viết đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng, lợi

Kĩ năng: - Biết vận dụng hiểu biết cấu tạo ba phần của bài văn tả người để lập dàn ý chi tiết tả người thân trong gia dình – một dàn ý với những ý của mình.. Nêu

Kĩ năng: - Biết vận dụng hiểu biết cấu tạo ba phần của bài văn tả người để lập dàn ý chi tiết tả người thân trong gia dình – một dàn ý với những ý của mình.. Nêu