• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14

Ngày soạn: 07/12/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2018(5A) ĐỊA LÍ

TIẾT 14: GIAO THÔNG VẬN TẢI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Biết nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông. Loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách.

- Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta.

- HSNK:

+ Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông nước ta: tỏa khắp nước; tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc - Nam.

+ Giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính nước ta chạy theo chiều Bắc - Nam: do hình dáng đất nước theo hướng Bắc - Nam.

2. Kĩ năng:- Xác định được trên Bản đồ Giao thông Việt Nam một số tuyến đường giao thông, các sân bay quốc tế và cảng biển lớn.

- Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành Luật Giao thông khi đi đường.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ giao thông Việt Nam.

- Tranh ảnh về đường giao thông.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Kể tên 1 số ngành công nghiệp và chỉ sự phân bố của chúng trên bản đồ?

- Kể tên 1 số trung tâm công nghiệp lớn. Điều kiện gì để TPHCM trở thành trung tâm công nghiệp lớn?

- Gv nhận xét và đánh giá.

2. Dạy bài mới:

*Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học phần địa lý Việt Nam với bài 14: Giao thông vận tải.

- GV ghi đề bài

*Bài mới.

a) Các loại hình giao thông vận tải (15’)

- HD đọc mục 1, nêu các loại hình giao thông; tầm quan trọng.

- Kể tên các loại hình giao thông vận tải

- 1 học sinh kể kết hợp chỉ bản đồ.

- 1 học sinh trả lời.

- Nghe giới thiệu.

- Hs tự nghiên cứu rồi trả lời câu hỏi ở mục 1:

+ Các loại hình giao thông vận tải:

(2)

mà em biết?

- Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất?

- GV chốt: Tuy có nhiều loại hình và phương tiện giao thông vận tải nhưng chất lượng và ý thức tham gia giao thông chưa cao. Vậy ta cần làm gì?

- Nhận xét, cho HS quan sát tranh, ảnh.

* Ở nước ta, chất lượng giao thông chưa cao, ý thức tham gia giao thông chưa tốt nên hay xảy ra tai nạn. Vì thế, ta cần có ý thức bảo vệ…

- GDMT:

+ Hãy nêu vai trò của GTVT đối với đời sống.

+ Để các phương tiện GTVT hoạt động phải đốt cháy nhiều nhiên liệu gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường. Vì thế, hiện nay, người ta đang tìm nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm nhiên liệu và chạy bằng năng lượng sạch.

b) Phân bố một số loại hình giao thông: (15’)

- HD đọc mục 2 và quan sát lược đồ để thấy được: các tuyến giao thông Bắc – Nam; tên một số cảng, sân bay… cùng chức năng.

- Hiện nay nước ta đang xây dựng tuyến đường nào để phát triển kinh tế- xã hội ở vùng núi phía tây đất nước?

- GV sửa, kết luận.

- Nhận xét, bổ sung.

- Gv nói thêm về con đường HCM: Năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thành lập tuyến vận tải chiến lược để chi viện cho miền Nam và các nước bạn, do đó tuyến giao thông này về sau được đặt tên là đường Hồ Chí Minh. Đường Hồ Chí Minh đang được mở rộng, kéo dài từ Cao Bằng tới mũi Cà Mau. Dự án hơn 3.000 km sẽ hoàn thành năm 2020, trong đó, gần 450 km theo tiêu chuẩn

đường ô tô, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.

+ Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất.

- Bảo vệ và có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông.

+ Vận chuyển hàng hóa, góp phần vào phát triển kinh tế; vận chuyển hành khách…

- Cho ví dụ.

- Hs đọc thông tin và quan sát lược đồ.

- Đường HCM.

- HS lắng nghe.

(3)

cao tốc. Đặc điểm của đường Hồ Chí Minh là dùng vạch kẻ phân làn màu vàng. Tài xế khi lưu thông qua đây có thể phân biệt được với các con đường khác. Đường Hồ Chí Minh sau khi hoàn thành sẽ đi qua địa phận 28 tỉnh, thành phố gồm trải dài từ Cao Bằng đến Cà Mau.

4. Củng cố- Dặn dò (5’)

* Biển mạng lại lợi ích gì?

- Đọc mục Ghi nhớ.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS xem lại bài; tìm hiểu thêm về ngành giao thông vận tải.

- HS trả lời.

- Đọc mục ghi nhớ.

- HS lắng nghe.

--- Ngày soạn: 08/12/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2018(5A) KHOA HỌC

BÀI 27: GỐM XÂY DỰNG ,GẠCH, NGÓI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Kể được tên của một số đồ gốm.

- Phân biệt được gạch, gạch, ngói với đồ sành, sứ.

- Nêu được một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.

2. Kĩ năng:

- Tự làm thí nghiệm để biết công dụng của gạch, ngói.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng và bảo quản đồ dùng . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình minh họa trang 56, 57, 1 số lọ hoa bằng thủy tinh gốm, vài miếng ngói khô, bát đựng nước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- GV gọi 3 học sinh lên bảng yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét, đánh giá HS

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài(1’)

- Đưa ra 2 lọ hoa (1 bằng thủy tinh, 1 bằng sứ). Đây là gì? Chúng được làm từ vật liệu gì?

- 3 Hs lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

+ HS 1: Làm thế nào để biết một hòn đá có phải đá vôi hay không?

+ HS2: Đá vôi có tính chất gì?

+ HS3: Đá vôi có ích lợi gì?

- Quan sát trả lời.

+ Đây là lọ hoa. Chúng được làm bằng thủy tinh, sành, đất nung, gốm.

(4)

- GV: Giơ chiếc lọ hoa. Bài học hôm nay của các em sẽ tìm hiểu về gốm xây dựng, ngói, gạch.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài :

* Hoạt động 1: Một số đồ gốm (8’) - Cho HS xem đồ thật hoặc tranh ảnh và giới thiệu một số đồ vật được làm bằng đất sét nung không tráng men sành, men sứ và nêu: Các đồ vật này đều gọi là đồ gốm.

? Hãy kể tên các đồ gốm mà em biết?

- GV ghi nhanh các đồ gốm mà HS kể lên bảng.

? Tất cả các đồ gốm được làm từ gì ? - Kết luận: Tất cả các đồ gốm điều làm từ đất sét, đồ sành, sứ Đặc biệt còn có các đồ sứ được làm từ đất sét trắng một các tinh xảo.

? Khi xây nhà chúng ta cần có những nguyên liệu gì?

- GV nêu: Gạch, ngói là những đồ gốm xây dựng. Cách làm gạch, ngói như thế nào nhé ?

*Hoạt động 2: Một số loại gạch, ngói và cách làm gạch ngói. (9’)

- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm như sau:

+ Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trang 56, 57 SGK và trả lời các câu hỏi.

? Loại gạch nào dùng để xây tường?

? Loại gạch nào để lát sàn nhà, lát sân hoặc vỉa hè, ốp tường?

? Loại ngói nào được dùng để lợp mái nhà trong hình 5?

- Nhận xét câu trả lời cho HS.

- Lắng nghe.

- HS quan sát trả lời.

- Tiếp nối nhau kể tên: Lọ hoa, bát, đĩa, ấm, chén, khay đựng hoa quả, tượng, chậu cây cảnh, nồi đất, lọ lục bình, một số đồ lưu niệm : Tượng, vòng, hình con thú

+ Tất cả các loại đồ gốm điều làm từ đất sét nung.

- Lắng nghe.

- Khi xây nhà cần có: Xi măng, vôi, cát, gạch, ngói, sắt, thép

- Lắng nghe.

- 4 HS ngồi 2 bàn dưới tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận.

- Mỗi nhóm cử 1 đại diện trinh bày về 1 hình. Các nhóm khác bổ sung , lớp đi đến thống nhất.

+ Hình 1 : Gạch dùng để lát tường.

+ Hình 2a : Gạch để lát sân hoặc bậc thềm hoặc hành lang, vỉa hè.

+ Hình 2b dùng để lát sân hoặc nền nhà hoặc ốp tường.

+Hình 2c : Gạch dùng để ốp tường.

+ Loại ngói ở hình 4a (ngói âm dương) dùng để lợp mái nhà ở hình 6.

Loại ngói hình 4c (ngói hài) dùng để lợp mái nhà hình 5 ( ngói tây )

- Lắng nghe.

(5)

- Giảng cho HS nghe cách lợp ngói hài và ngói âm dương. Mái nhà ở hình 5 được lợp bằng ngói ở hình 4c. Các viên ngói được xếp chồng lên nhau theo thứ tự từ dưới lên.

? Khu nhà em có mái nhà nào được lợp bằng ngói không? Mái đó được lợp bằng loại ngói gì?

? Trong lớp mình, bạn nào biết quy trình làm gạch, ngói như thế nào?

- Kết luận: Việc làm ngói, gạch rất vất vả. Người ta lấy đất sét trộn lẫn với nước Trong các nhà máy sảm xuất gạch, ngói nhiều việc được làm bằng máy.

c/ Hoạt động 3: Tính chất của gạch, gói (10p)

- GV cầm 1 mảnh ngói trên tay và hỏi:

Nếu cô buông tay khỏi mảnh ngói thì chuyện gì xảy ra? Tại sao lại như vậy?

- GV nêu yêu cầu của hoạt động: Chúng ta cùng làm thí nhiệm dể xem gạch, ngói còn có tính chất nào nữa.

- Chia HS thành nhóm mỗi nhóm 4 HS, mỗi nhóm 1 mảnh gạch hoặc ngói khô. 1 bát nước.

- Hướng dẫn làm thí nhiệm: Thả mảnh gạch hoặc ngói vào bát nước. Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích hiện tượng đó.

? Thí nhiệm bày chứng tỏ điều gì?

? Em có nhớ thí nhiệm này chúng ta đã làm ở bài học nào rồi?

- Tiếp nối nhau trả lời theo hiểu biết.

- Lớp nhận xét.

+ Gạch gói được làm từ đất sét: đất được chộn với một ít nước, nhào thật kĩ, cho vào máy, ép khuôn, để khô rồi cho vào lò, nung ở nhiệt độ cao.

- Lắng nghe.

- Hs trả lời.

- Miếng ngói sẽ vỡ thành nhiều mảnh nhỏ. Vì ngói được làm từ đất sét đã đươc nung chín nên khô và rất ròn.

- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưói tạo thành 1 nhóm. làm thí nhiệm, quan sát, ghi lại hiện tượng.

- 1 nhóm HS trình bày thí nhiệm, các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất:

+) Khi thả mảnh gạch, ngói vào bát nước ta thấy có nhiều bọt nhỏ từ mảnh gạch, ngói nổi lên trên mặt nước .

+) Thí nhiệm nay đã làm ở bài không khí có ở quanh ta trong chương trình lớp 4.

(6)

? Qua 2 thí nhiệm trên, em có nhận xét gì về tính chất của gạch, ngói?

- Kết luận: Gạch ngói thường xốp, có nhiều lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ nên khi vận chuyển phải lưu ý

3. Củng cố- dặn dò(3’)

? Đồ gốm gồm các đồ dùng nào?

? Gạch, ngói có tính chất gì?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Nhận xét tiết học, khen ngợi những hoc sinh tích cực. Về nhà hoc thuộc mục bạn cần biết.

+) Thí nghiệm này chứng tỏ trong gạch ngói có nhiều lỗ nhỏ li ti.

- Lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn: 09/12/2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2018(5B) Thứ sáu ngày14 tháng 12 năm 2018(5A)

KĨ THUẬT

Tiết 14: CẮT KHÂU, THÊU TỰ CHỌN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố cách đính khuy hai lỗ..

2. Kĩ năng: Đính được sản phẩm thêu dấu nhân.

3. Thái độ: GD tính cẩn thận, tỉ mỉ, thẩm mỹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- ĐD thêu, khâu. Một số sản phẩm khuy hai lỗ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định(1’)

2.Kiểm tra bài cũ(4’)

- Gv nêu các câu hỏi các bài đã học.

- Nhận xét – đánh giá.

3. Bài mới(25’)

a. GTB: – Ghi tựa.(1’) b. Các hoạt động(24’)

*Hoạt động 1: Ôn lại cách đính khuy hai lỗ(7’)

- Treo bảng phụ, y/c HS quan sát và nêu các bước đính khuy hai lỗ.

- Nhận xét – bổ sung.

*Hoạt động 2: Thực hành đính khuy hai lỗ(12’)

- Gv yêu cầu HS thực hành.

- Theo dõi, HDHS làm yếu.

- 3 hs lên trả lời câu hỏi.

- Hs nhận xét.

- Hs lắng nghe.

- Quan sát, nêu lại các bước đính khuy hai lỗ.

- Nhận xét, bổ sung.

- Thực hành đính khuy hai lỗ.

(7)

GD: Tính cẩn thận, tỉ mỉ, thẩm mỹ.

*Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm(5’) - Cho các tổ trưng bày sản phẩm.

- Nhận xét, đánh giá.

4. Củng cố, dặn dò(3’)

- Gọi hs nêu lại các bước đính khuy hai lỗ.

- Dặn hs xem lại bài và CBB sau.

- Nhận xét tiết học.

- HS trưng bày sản phẩm theo tổ.

- Nhận xét.

- Hs nêu.

- Lắng nghe.

--- Ngày soạn : 11/12/2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2018(5A) KHOA HỌC

BÀI 28: XI MĂNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Kể tên một số vùng núi đá vôi, hang động ở nước ta.

- Tính chất của đá vôi.

- Lợi ích của đá vôi.

2. Kĩ năng:- Quan sát, nhận xét các hiện tượng.

- Tìm hiểu và khám phá.

3. Thái độ:- Ham khám phá khoa học.

- Hợp tác, tích cực trong giờ học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình minh hoạ 58,59 SGk.

- Các câu hỏi thảo luận ghi sẵn ra phiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời nội dung về bài cũ, sau đó nhận xét, đánh giá từng HS.

2. Bài mới.

*Giới thiệu bài.

+) Cầm 1 vỏ bao xi măng và hỏi: Đây là cái gì ?

+) Nêu: Xi măng là những nguyên vật liệu không thể thiếu trong xây dựng, bài học hôm nay sẽ cung cấp những kiến thức khoa học về xi măng.

* Bài mới.

a) Hoạt động 1: Công dụng của xi măng

+) HS 1: Kể tên những đồ gốm mà em biết?

+) HS 2: Hãy nêu tính chất của gạch, ngói và thí nghiệm chứng tỏ điều đó?

+) HS3: Gạch, ngói được làm bằng cách nào?

- HS nêu: Đó là vỏ bao ximăng.

- Lắng nghe.

(8)

(12’).

- Yêu cầu HS làm theo cặp, trao đổi và trả lời câu hỏi:

? Xi măng được dùng để làm gì?

? Hãy kể tên một số nhà máy xi măng mà em biết?

- Cho HS quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 58 SGK và giới thiệu: ở nước ta có rất nhiều đá vôi, những khu vực gần núi đá vôi thường được xây dựng nhà máy xi măng như là: Ninh Bình, Hà Giang, Hải Phòng, Hà Nam.đây là xi măng chưa được đóng bao (chỉ hình 1b) và được đóng bao (chỉ hình 1a). Xi măng được làm từ vật liệu gì? chúng có tính chất gì?

Các em cùng tìm hiểu.

b) Hoạt động 2: Tính chất của xi măng công dụng của bê tông (17’).

- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi:

“tìm hiểu kiến thức khoa học”.

- Cách tiến hành.

+) CHo HS hoạt động theo tổ.

+) Yêu cầu học sinh trong tổ cùng đọc bảng thông tin trang 59 SGK.

+) Yêu cầu HS dựa vào thông tin đó và những điều mình biết để tự hỏi đáp về công dụng, tính chất của xi măng.

- Gv đi giúp đỡ hướng dẫn học sinh các nhóm các đọc thông tin: ghi ý chính ra giấy bằng cách gạch đầu dòng, hỏi đáp trong nhóm nhiều lần để nắm được kiến thức.

- Tổ chức cuộc thi, GV hướng dẫn học sinh:

+) Mỗi tổ cử một đại diện làm ban giám khảo, lớp trưởng là người dẫn chương trình.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.

+) Xi măng được dùng để xây nhà, xây các công trình lớn, đắp bồn hoa, gắn đá tạo thành các cảnh đẹp, làm ngói lợp, bèo xi măng

+) Nhà máy xi măng Hoàng Thạch.

Nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Nhà máy xi măng Hà giang. Nhà máy xi măng Nghi Sơn. Nhà máy xi măng Bút Sơn.

Nhà máy xi măng Hải phòng. Nhà máy xi măng Hà Tiên,..

- Quan sát lắng nghe.

- Hs hoạt động theo tổ, dưới sự điều khiển của tổ trưởng. Mỗi nhóm cử 3 đại diện tham gia thi.

(9)

+) Lớp trưởng bốc câu hỏi và đọc, tổ nào trả lời thì phát cờ ra hiệu, mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai trừ 2 điểm, cuối cuộc thi nhóm nào ghi được nhiều điểm nhất đó là đội thắng cuộc.

- Ví dụ về câu hỏi:

1. Xi măng được làm từ vật liệu nào?

2. Xi măng có tính chất gì?

3. Xi măng được làm dùng để làm gì?

4. Vữa xi măng do nguyên liệu nào tạo thành?

5. Vữa xi măng có những tính chất gì?

6. Vữa xi măng dùng để làm gì?

7. Bê tông do các vật liệu nào tạo thành?

8. Bê tông có những ứng dụng gì?

9. Bê tông cốt thép là gì?

10. Bê tông cốt thép dùng để làm gì?

11. Cần lưu ý những gì khi sử dụng vữa xi măng?

12. Cần phải bảo quản như thế nào? tại sao?

1. Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác.

2. Xi măng là dạng bột mịn, màu xám xanh hoặc nâu đất, có loại xi măng trắng. Khi trộn với nước, xi măng không tan mà trở nên dẻo, rất nhanh khô. Khi khô kết thành tảng, cứng như đá.

3. Xi măng thường dùng để xây dựng, làm ngói lợp fibrôximăng.

4. Vữa xi măng là hỗn hợp xi măng, cát, nước trộn đều với nhau.

5. Vữa xi măng có dạng bột dẻo, dễ gắn kết gạch, ngói, nhanh khô, khi khô trở nên nhanh cứng, không bị dạn nứt, không thấm nước.

6. Vữa xi măng dùng để xây nhà, trát tường, trát các bể nước.

7. Bê tông là hỗn hợp cát, sỏi (hoặc đá), nước trộn điều.

8. Bê tông là một hỗn hợp chịu nén, được dùng để lát đường, đổ trần, móng

9. Bê tông cốt thép là hỗn hợp xi măng, cát, sỏi (hoặc đá), nước trộn đều và đổ vào các khuôn có cốt thép.

10. Bê tông cốt thép dùng để xây dựng các nhà cao tầng, cầu, đập nước, các công trình công cộng.

11. Vữa xi măng trộn xong phải làm ngay, không được để lâu vì khi khô vữa xi măng rất cứng, không tan không thấm nước. Các dụng cụ làm với xi măng phải rửa sạch sau khi làm.

12. Cần phải để các bao bì xi măng

(10)

- Nhận xét, tổng kết cuộc thi.Trao giải tổ đạt nhiều điểm nhất.

3. Củng cố - dặn dò(5’) + Nêu tính chất của xi măng?

- Nhận xét tiết học, về chuẩn bị bài sau.

cẩn thận, ở nơi khô ráo, thoáng khí, bao xi măng dùng chưa hết phải buộc thật chặt. Vì xi măng dạng bột, có thể gây bụi bẩn, xi măng gặp nước hoặc không khí ẩm sẽ khô, kết tảng cứng như đá.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

--- Ngày soạn : 11/12/2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 14tháng 12 năm 2018(5A) LỊCH SỬ

TIẾT 14: THU – ĐÔNG 1947. VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Ngày12/9/1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.

- Tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình minh hoạ SGK. Lược đồ chiến dịch VB thu đông 1947.

- Phiếu học tập cho hs. Thông tin thêm. Máy tính và máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- KT bài “Thà hy sinh tất, cả chứ nhất định không chịu mất nước”

? Nêu dẫn chứng về âm mưu cướp nước ta của thực dân Pháp.

? Lời kêu gọi của HCM thể hiện điều gì?

? Thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội.

- Nhận xét và đánh giá.

II. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài(1’): - Nêu sơ lược hoàn cảnh lịch sử giai đoạn này.

2. Nội dung:

a. Hoạt động 1: Âm mưu của địch và

- Hs trả lời.

- Hs lắng nghe.

(11)

chủ trương của ta. (5’) - HD đọc phần giới thiệu:

+ Thực dân Pháp có âm mưu gì?

+ Vì sao chúng quyết tâm thực hiện được âm mưu đó?

+ Đảng và Chính phủ có những chủ trương gì?

- Gv nx.

b. Hoạt động 2: Diễn biến chiến dịch.

(14)

- HD đọc sách, Thảo luận nhóm 4 chỉ lược đồ.

- Nêu một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu –đông năm 1947?

- Nhận xét.

- Quân ta thu được kết quả lớn, tiêu diệt hơn 3000 tên địch, bắt giam hàng trăm tên, bắn rơi 16 máy bay, phá huỷ hàng trăm xe cơ giới, tàu chiến, ca nô. Đánh bại cuộc tấn công lên Việt Bắc, bảo vệ được cơ quan đầu não kháng chiến - GV Sử dụng bản đồ giới thiệu căn cứ địa Việt Bắc: đây là thủ đô kháng chiến của ta, nơi đây tập trung bộ đội chủ lực, Bộ chỉ huy của TW Đảng và Chủ tịch HCM.Vì vậy, Thực dân Pháp âm mưu tập trung lực lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại để tấn công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

c. Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến dịch. (10’)

- Gv nêu câu hỏi thảo luận để tìm hiểu ý nghĩa của chiến dịch:

- Hs nghiên cứu phần giới thiệu và trả lời câu hỏi.

+ Mở cuộc tấn công quy mô lớn lên căn cứ Việt Bắc.

+ Vì nơi đây tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta.

Nếu đánh thắng sẽ nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

+ “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc”.

- Thảo luận nhóm 4 (đọc sách, chỉ tay vào lược đồ).

- Trình bày dựa theo lược đồ:

+ Quân Pháp chia ba mũi tấn công lên Việt Bắc.

+ Quân ta phục kích chặn đánh với các trận tiêu biểu: Đèo Bông Lau, Đoan Hùng,…

+ Sau hơn một tháng sa lầy, địch rút lui, ta chặn đánh dữ dội.

- Hs theo dõi, lắng nghe.

- Hs thảo luận, trả lời:

(12)

+ Thắng lợi của chiến dịch đã tác động thế nào đến âm mưu đánh nhanh – thắng nhanh của Pháp?

+ Cơ quan đầu não của ta như thế nào?

+ Chiến dịch thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân?

+ Thắng lợi tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước?

3. Củng cố- Dặn dò(3’)

- Tại sao nói: Việt Bắc thu – đông 1947 là “mồ chôn giặc Pháp”?

- Nhận xét tiết học, chuẩn bị tiết học sau.

+ Phá tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

+ Được bảo vệ vững chắc.

+ Cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta.

+ Thắng lợi của chiến dịch đã cổ vũ phong trào đấu tranh của toàn dân ta.

- HS trả lời.

- Hs lắng nghe.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lý, kết hợp các giác quan khi quan sát; Bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả 1 loài cây với miêu tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

- Hướng dẫn các nhóm phân chia các thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian cho phép.. Ví dụ: 1 học sinh thu nhặt các chi tiết cần lắp

KN: Vận dụng phép cộng, trừ, nhân và chia phân số, tìm phân số của một số để làm đúng, nhanh các bài tập.. TĐ: GD học sinh tính kiên trì, chịu

- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa (BT1); biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp