• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 25/12/20 Ngày giảng: 31/12/20

Tiết 35 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

HOÀNG ĐẾ TRẦN NHÂN TÔNG (1258 – 1308) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông.

2. Kĩ năng:

- Biết phân tích, đánh giá, nhận định công lao. Rút ra được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.

3. Thái độ:

- Trân trọng, biết ơn những công lao to lớn của vua Trần Nhân Tông.

4. Định hướng phát triển năng lực

Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

II. CHUẨN BỊ

- GV: + Tư liệu về tiểu sử, sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông.

- HS: Tìm hiểu tư liệu về vua Trần Nhân Tông.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, dạy học theo nhóm, ...

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia nhóm,...

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp(1’) 2. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Kiểm tra vở bài tập, tập bản đồ của h/s.

3. Bài mới (34’)

* Hoạt động 1: KHƠI ĐỘNG

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu về nước ta buổi đầu độc lập, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 5 phút

(2)

? Hình ảnh trên gợi em nhớ đến địa danh và nhân vật nào?

HS tra lời;

- Trần Nhân Tông.

GV: Ở những tiết học trước các em đã được tìm hiểu về vương triều Trần. Vậy thì trong tiết lịch sử địa phương ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn, cụ thể hơn về cuộc đời và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông.

*Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

- Mục tiêu: biết được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông.

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích , tái hiện ,thảo luận - Kĩ thuật: Hỏi trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ, kĩ thuật sơ đồ tư duy - Thời gian: 20 phút

Hoạt động của GV&HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1:(10’)

PP: vấn đáp, đàm thoại. KT: động não.

- GV Giới thiệu tư liệu của giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh - G/v thuyết trình tư liệu lịch sử về chùa Quỳnh Lâm và đền Sinh

1. Giới thiệu di tích lịch sử chùa

Quỳnh Lâm và đền Sinh ở Đông Triều a. Chùa Quỳnh Lâm:

- Vị trí : Ở thôn An Sinh xã Tràng An huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - Là ngôi chùa cổ có từ rất lâu, ngay từ khi niên hiệu Đường Chinh Nguyên (thế kỉ thứ VII - Chùa Quỳnh Lâm đã được Định Không Trưởng Lão về trùng tu.

Đến đời nhà Lí, thiền sư Dương Không Lộ là tổ sưĐúc đồng của Việt Nam đã đúc tượng Di Lặc bằng đồng cao 18,6m.

Tượng Di lặc chùa được coi là An Nam tứ khí. Đến thời nhà Trần chùa Quỳnh Lâm trở thành trung tâm đào tạo tăng tài cho cả nước.

- Vào năm Hưng Long thứ 16 ngày 13- 11-1308 Tổ Trần Nhân Tông đã viên tịch tại am Ngọa Vân. Thiên Trinh Thái Đường công chúa cho xây ngọn Tư Nghiêm Bảo tháp cao vài trượng (9 tầng) …Vua Trần Anh Tông cũng xuất kho tám mươi vạn lượng vàng để trùng tu xây dựng lại chùa . Hoàng thân quốc thích nhà Trần cũng đã từng thụ giới bồ tát tại đây….

b. Đền Sinh:

Địa điểm tại xã An Sinh, Đông Triều . Tổ tiên nhà Trần nhiều đời đã cư trú tại đây . Đến khi Trần Anh Tông mất, triều đình đã cho xây dựng Thái Lăng ở An

(3)

Hoạt động 2:(17’)

PP: vấn đáp, đàm thoại. KT: động não.

- GV yêu cầu HS dựa vào SGK và phần chuẩn bị về cuộc đời và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông đưa ra thảo luận nhóm.

=> GV chia lớp thành 4 nhóm. Các HS sẽ trao đổi thảo luận với nhau trong vòng 10 phút, viết những ý cơ bản lên bảng phụ.

- Sau 10 phút, GV sẽ gọi một HS đại diện cho nhóm lên thuyết trình về phần chuẩn bị mà nhóm đã thảo luận xong.

Cả lớp theo dõi.

- GV sẽ cho các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá phần chuẩn bị và thuyết trình của 3 nhóm kia.

- Sau khi HS nhận xét, xong GV mới nhận xét, bổ sung phần chuẩn bị của từng nhóm rồi mở rộng kiến thức và chốt những ý cơ bản.

- GV cho các nhóm tự đánh giá điểm của nhóm mình và các nhóm bạn =>

nộp bảng điểm cho GV.

Sinh để di hài của ngài và xây dựng miếu để hàng năm về bái yết tế lễ… Đền ngày nay được xây dựng khang trang đẹp đẽ thờ 8 vị vua Trần. Ngoài ra còn có các lăng tẩm của các vua thời Trần từ Đạm Thủy đến núi Ngọa Vân…

2. Hoàng đế Trần Nhân Tông (1258 – 1308)

- Nhân Tông Hoàng đế tên thật là Trần Khâm (Phật Kim, Nhật Tông).

- Là người thông minh, ham đọc sách, hiểu biết uyên thâm, giàu lòng nhân ái - Năm 1278: lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Thiệu Bảo rồi Trùng Hưng.

- Lên ngôi lúc 22 tuổi, làm vua 14 năm, làm Thái Thượng hoàng 5 năm, sau đó xuất gia, nghiên cứu đạo Phật và viên tịch ở am Ngọa Vân (trên núi Yên Tử), thọ 51 tuổi.

- Công lao:

+ Luôn chăm lo cho nhân dân có cuộc sống an lành.

+ Lãnh đạo nhân dân chống giặc Mông – Nguyên, giữ vững nền độc lập dân tộc.

+ Sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm – trung tâm Phật giáo lớn nhất Việt Nam

* HOẠT ĐÔNG 3: LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nước ta buổi đầu độc lập.

- Thời gian: 5 phút

? Trong 3 lần kháng chiến chống Mông nguyên, Trần Nhân Tông đã lãnh đạo quân dân làm nên chiến thắng vẻ vang nào?

TL:

- Trận Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương.

- Trân thắng lịch sử: Bạch Đằng 4-1288.

* HOẠT ĐỘNG 4: VÂN DỤNG

(4)

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, gơih mở.

- Kĩ thuật: động não, trình bày 1p.

- Thời gian: 7p

? Đánh giá vai trò của Trần Nhân Tông trong kháng hiến chống Mông Nguyên.

- Vai trò tối cao của Trần Nhân Tông còn thể hiện trong chính sách dùng người.

Việc Trần Nhân Tông giao cho Hưng Đạo vương chỉ huy trực tiếp toàn quân, hoặc trọng dụng các tướng lĩnh tài năng dù họ có lỗi lầm trong quá khứ như Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư được giao làm Phó tướng, phụ trách toàn bộ thủy quân; hoặc như Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật tuổi đời còn rất trẻ vẫn được cử trông coi cả một vùng Tây Bắc rộng lớn,...

- Chúng ta cũng thấy những ứng xử ngoại giao vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn của Trần Nhân Tông với triều Nguyên trước, trong và sau chiến tranh.

- Khi chiến tranh diễn ra, Trần Nhân Tông có mặt hầu như khắp mọi mặt trận để cùng với tướng lãnh có những quyết sách tối ưu trước những tình thế hiểm nghèo, nổi bật nhất là những quyết định lui quân hoặc phản công chiến lược

* HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG.

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp

- Kĩ thuật: Động não, kích thích tư duy.

- Thời gian: 5p.

? Vì sao Trần Nhân Tông bỏ ngai vàng, đi tu?

Trong cuộc đời của mình, điều làm vua Trần Thái Tông day dứt nhất chính là chuyện hôn nhân, ông kết hôn với nữ hoàng triều Lý là Lý Chiêu Hoàng, sau đó được vợ nhường ngôi nhưng cuộc sống vợ chồng chỉ kéo dài 19 năm thì Thái sư Trần Thủ Độ ép vua phế bỏ ngôi Hoàng hậu. Lý do là Hoàng hậu Chiêu Thánh không sinh được con nối dõi cho vua, vì thế Trần Thủ Độ với quyền uy của mình gây ra cảnh “hoán chồng, đổi vợ”; hoàng hậu bị phế xuống làm công chúa Chiêu Thánh, chị của bà và là vợ của Trần Liễu (anh trai Trần Thái Tông) đang mang thai 3 tháng bị đưa vào cung làm vợ của em chồng với danh hiệu Hoàng hậu Thuận Thiên.

Trần Thái Tông không thể cưỡng lại được, buộc lòng phải phải lấy chị dâu, đồng thời lại là chị ruột của vợ mình, dù ông rất thương yêu Chiêu Thánh.

Còn Trần Liễu uất ức mới làm loạn nhưng bị Trần Thủ Độ đánh bại, nếu không có vua xin cho thì Trần Liễu đã bị giết. Thấy trò đời đảo điên, chán ngán mọi việc nên vào một đêm năm Bính Thân (1236), Trần Thái Tông bỏ kinh thành, lên núi Yên Tử định xuất gia.

4. Hướng dẫn về nhà(3’) * Bài cũ:

- Viết bài thu hoạch.

* Bài mới:

- Chuẩn bị bài sau: Làm bài tập lịch sử

+ Xem lại toàn bộ kiến thức đã học ở chương II&III.

(5)

V. RÚT KINH NGHIỆM

Ngày soạn: 25/12/20 Ngày giảng: 5/1/21

Tiết 36 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Hệ thống kiến thức đã học ở chương III.

2. Kĩ năng:

- Kỹ năng sử dụng bản đồ, kiến thức, lịch sử đã học để làm bài tập.

3. Thái độ:

- Niềm tự hào truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc lòng căm thù giặc sâu sắc.

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ + Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử; ...

II. Chuẩn bị:

1. GV: Soạn bài , n/c tài liệu tham khảo.

2.HS: Học bài cũ, n/c bài mới chuẩn bị BT và bảng phụ.

II. Phương pháp:

- Phân tích, tổng hợp các sự kiện và nhân vật lịch sử … IV. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Lồng trong tiết học 3. Bài mới: (40’)

Thế kỉ XIII Đại Việt là một trong những nước hùng mạnh. đánh tan 3 cuộc xâm lược của quân Mông-Nguyên xây dựng một nhà nước phát triển thịnh vượng. Vì sao nhà Trần đạt được thành quả to lớn như vậy? Bài hôm nay chúng ta cùng làm các bài tập để nắm kĩ hơn.

HĐ của GV- HS

Nội dung GV cho HS

chuẩn bị bài tập

Bài tập 1: Nguyên nhân sự sụp đổ của nhà Lý.

A.Vua quan chỉ lo ăn chơi, không chăm lo đến đời sống nhân

(6)

ở nhà gọi HS làm, GV sửa bổ sung.

dân.

B.Thiên tai mất mùa, đói kém.

C.Các thế lực phong kiến địa phương đánh giết nhau.

D.Dân nghèo nổi dậy đấu tranh.

E.Các câu đúng.

Bài tập 2 (trang 35).

Điền nội dung tương ứng các chức quan ở các đơn vị hành chính thời Trần.

-Chánh, phó an phủ sứ; tri phủ; tri huyện; xã quan.

TL:

Các đơn vị hành chính địa phương

Các chức quan tương ứng Các Lộ (12 lộ) Chánh, Phó An phủ xứ

Phủ Tri phủ

Huyện Tri huyện

Châu Tri châu

Xã Xã quan

HS làm, GV sửa chữa nội dung, chấm điểm

Bài tập 3:

Hãy cho biết luật pháp nhà Trần bảo vệ ai?

-Bảo vệ nhà vua, cung điện; xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.

Bài tập 4: (6/39)

Lập bảng thống kê sự chuẩn bị của quân Mông - Nguyên trong 3 lần xâm lược Đại Việt.

Bài tập 5: (8/40): đánh dấu “X” vào ô trống đầu câu chỉ nguyên nhân thắng lợi 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

Sự tham gia tích cực, chủ động của tất cả các tầng lớp nhân dân.

Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.

Đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo

Quân đội Đại Việt mạnh hơn quân Mông-Nguyên.

Xây đựng khối đoàn kết toàn dân.

Bài tập:6 (1/45):

Từ giữa thế kỷ XIV, nền kinh tế nước ta suy thoái, đời sống nhân dân sa sút, xã hội rối loạn, theo em vì sao lại xảy ra tình trạng đó, đánh dấu “X” vào ô trống ở đầu câu em cho là đúng.

Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo bảo vệ đê điều.

(7)

Nông dân bị bóc lột nặng nề.

Giặc ngoại xâm tràn vào cướp phá.

Vương hầu quý tộc, nhà chùa… chiếm nhiều ruộng đất.

Ruộng đất bị bỏ hoang ngày càng nhiều.

Chính sách thuế khóa hà khắc.

Bài tập 7: Hãy trình bày ngắn gọn những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly trên các lĩnh vực: Chính trị; Kinh tế, tài chính; Xã hội; Văn hóa, giáo dục; Quân sự.

- Về chính trị: Cải tổ hàng ngũ võ quan, đặt lại tên một số đơn vị hành chính.

- Về kinh tế: Cho phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền.

- Về xã hội: Hạn chế số nô tỳ.

- Về văn hóa_ giáo dục: Bắt những nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, dịch sách ra chữ Nôm. Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.

- Về quân sự: Tăng cường, củng cố quân sự và quốc phòng.

* Ý nghĩa: Hạn chế nạn tập trung ruộng đất của quý tộc tôn thất họ Trần. Tăng cường quyền lợi nhà nước.

* Hạn chế: Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chưa giải quyết đc các vấn đề bức thiết trong xã hội.

4. Hướng dẫn về nhà.

- Tổng hợp toàn bộ kiến thức lịch sử học kì I.

V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

So với những tiêu chí chấm điểm bài văn nghị luận do Bộ GD &ĐT ban hành từ kì thi THPT Quốc gia năm 2015 thì một vài chỉ số hành vi trong mô hình cấu trúc NL TLVB

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố nội tại của doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; Thực hành với đồ dùng trực quan; Xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện; So sánh,

- Năng lực chuyên biệt: nhận xét, đánh giá sự kiện lịh sử; Tái hiện sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử; Năng lực thực hành bộ môn Lịch sử; Xác định và giải quyết

Hơn nữa nghiên cứu chỉ kiểm định tổng quát, không phân tích chi tiết vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể như sản phẩm, dịch vụ, công nghệ cao, công nghiệp, thâm dụng

Qua việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC” em nhận ra rằng đây là vấn đề mà trung tâm cần phải quan tâm hàng

Nhận thức được điều này, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Xuân (Ngân hàng BIDV Phú Xuân) đang ngày một hoàn thiện công tác

Ngoài việc đưa ra bảng xếp hạng toàn cầu (400 trường đại học tốt nhất trong năm), bảng xếp hạng QS World còn có các bảng xếp hạng khu vực phụ theo châu lục [6]. Ở đây, ta