• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14 Ngày soạn: 03/12/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2018 Học vần

Bài 55: ENG, IÊNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng.

- Đọc được câu ứng dụng: Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao, hồ giếng.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt.

- Rèn chữ để rèn nết người.

- Tự tin trong giao tiếp.

*THMT: Trẻ em có bổn phận giữ gìn môi trường trong lành.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc và viết: cây sung, trung thu, củ gừng, vui mừng.

- Đọc câu ứng dụng: Không sơn mà đỏ Không gõ mà kêu Không khều mà rụng.

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’) Gv nêu.

2. Dạy vần:

* Vần eng (8’) a. Nhận diện vần:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: eng - Gv giới thiệu: Vần eng được tạo nên từ e và ng.

- So sánh vần eng với ung

- Cho hs ghép vần eng vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: eng - Gọi hs đọc: eng

Hoạt động của hs - 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần eng.

- Nhiều hs đọc.

(2)

- Gv viết bảng xẻng và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng xẻng

(Âm x trước vần eng sau, thanh hỏi trên e.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: xẻng

- Cho hs đánh vần và đọc: xờ- eng- xeng- hỏi- xẻng.

- Gọi hs đọc toàn phần: eng- xẻng- lưỡi xẻng.

* Vần iêng: (7’)

(Gv hướng dẫn tương tự vần eng.) - So sánh iêng với eng.

(Giống nhau: Kết thúc bằng ng. Khác nhau: iêng bắt đầu bằng iê vần eng bắt đầu bằng e).

c. Đọc từ ứng dụng: ( 8P’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng.

- Gv giải nghĩa từ: xà beng, cái kẻng, bay liệng.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (7P’)

- Gv giới thiệu cách viết: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: ( 15P’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

- Cho hs đọc câu ứng dụng.

- Hs xác định tiếng có vần mới: nghiêng, kiềng - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: ( 8P’) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Ao, hồ giếng - Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Em hãy chỉ đâu là cái giếng, đâu là hồ?

+ Những tranh này đều nói về cái gì?

+ Ao, hồ, giếng đem đến cho con người những ích lợi gì? em cần giữ gìn ao, hồ, giến ntn để có nguồn nước sạch sẽ, hợp vệ sinh?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần eng.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

(3)

c. Luyện viết: ( 10P’)

- Gv nêu lại cách viết: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng

- Gv hướng dẫn hs tư thế ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 53.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

____________________________________________

Ngày soạn: 04/12/ 2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2018 Học vần

Bài 56: UÔNG, ƯƠNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: uông, ương, quả chuông, con đường.

- Đọc được câu ứng dụng: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Đồng ruộng.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt.

- Rèn chữ để rèn nết người - Tự tin trong giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

- Phòng học thông minh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc và viết: cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng.

- Đọc câu ứng dụng:

Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

- Giáo viên nhận xét.

Hoạt động của hs - 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

(4)

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’) Gv nêu.

2. Dạy vần:

* Vần uông (8’) a. Nhận diện vần:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: uông

- Gv giới thiệu: Vần uông được tạo nên từ uô và ng.

- So sánh vần uông với ung.

- Cho hs ghép vần uông vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: uông - Gọi hs đọc: uông

- Gv viết bảng chuông và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng chuông.

(Âm ch trước vần uông sau.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: chuông

- Cho hs đánh vần và đọc: chờ- uông- chuông - Gọi hs đọc toàn phần: uông- chuông- quả chuông.

* Vần ương: (8’)

(Gv hướng dẫn tương tự vần uông.) - So sánh ương với uông.

(Giống nhau: Kết thúc bằng ng. Khác nhau: ương bắt đầu bằng ươ vần uông bắt đầu bằng uô).

c. Đọc từ ứng dụng: ( 7P’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy.

* Ứng dụng PHTM

- Giáo viên quảng bá một video (luống cày) - Gv giải nghĩa từ: luống cày.

d. Luyện viết bảng con: ( 7P’)

- Gv giới thiệu cách viết: uông, ương, quả chuông, con đường

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (15P’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng.

Trai gái bản mường cùng vui vào hội.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần uông.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần uông.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Học sinh nhận video xem.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

(5)

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: nương, mường.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: ( 5P’) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Đồng ruộng - Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ những ai?

+ Lúa, ngô, khoai, sắn được trồng ở đâu? Ai trồng?

+ Nếu không có các bác nông dân làm ra lúa gạo, chúng ta có cái gì để ăn?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10P’)

- Gv nêu lại cách viết: uông, ương, quả chuông, con đường

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 57.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

Toán

Bài 51: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.

- Biết làm tính trừ đúng trong phạm vi 8.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ:

- Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Sử dụng các mẫu vật tương ứng.

- Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của gv:

A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Cho hs làm bài: Tính:

2 + 6 = 8 + 0 = 3 + 5 = 4 + 4 =

Hoạt động của hs:

- 2 hs làm bài.

(6)

- Gv nhận xét B. Bài mới:

1. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8 ( 15P’)

- Tiến hành tương tự bài “phép trừ 6 và phép trừ 7.”

- Chú ý: Nếu học sinh nhìn vào hình vẽ điền ngay được kết quả thì cũng được, không cần thiết phải lặp lại

- Giữ lại công thức, yêu cầu học sinh học thuộc.

8 - 1= 7 ; 8 - 3 = 5 ; 8 - 5 = 3 ; 8 - 7 = 1 8 - 2 = 6 ; 8 - 4 = 4 ; 8 - 6 = 2

- Cho hs tự điền kết quả vào bảng trừ trong sgk.

2. Thực hành:

a. Bài 1: Tính: (4’)

- Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng trừ trong phạm vi 8 để làm bài.

- Lưu ý kết quả phải viết thẳng cột.

- Cho cả lớp làm bài.

- Cho hs đọc kết quả và nhận xét.

b. Bài 2: Tính: (4’)

- Gv củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ:

1 + 7 = 8 8 - 1 = 7 8 - 7 = 1

- Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs chữa bài.

c. Bài 3: Tính: (4’) - Cho hs nêu cách làm.

- Cho hs làm bài.

- Cho hs nhận xét về từng cột tính: 8 - 4 = 4 8 - 1- 3 = 4 8 - 2- 2= 4 d. Bài 4: Viết phép tính thích hợp: (4’)

- Cho học sinh quan sát tranh vẽ, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp : 8- 4= 4 5- 2= 3

8- 3= 5 8- 6= 2 - Gọi hs nêu phép tính trước lớp.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

C. Củng cố- dặn dò: (5’)

- Cho cả lớp cùng chơi trò chơi “Thi nối với kết quả đúng.”

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về học thuộc bảng trừ trong phạm vi 8

- Hs thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 8:

- Hs tự điền kết quả.

- Học sinh làm bài.

- 2 hs làm bảng phụ.

- Hs đọc và nhận xét.

- Hs nêu.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Hs làm bài.

- Hs thực hiện.

- 1 hs nêu.

- Hs thực hành theo cặp.

- Hs nêu.

- Hs kiểm tra chéo.

____________________________________________

Ngày soạn: 05/12/2018

(7)

Ngày giảng: Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2018 Học vần Bài 57: ANG, ANH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: ang, anh, cây bàng, cành chanh.

- Đọc được câu ứng dụng: Không có chân có cánh Sao gọi là con sông?

Không có lá có cành Sao gọi là ngọn gió?

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Buổi sáng.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt.

- Rèn chữ để rèn nết người - Tự tin trong giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc và viết: rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy

- Đọc câu ứng dụng: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội.

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’) Gv nêu.

2. Dạy vần:

* Vần ang(8’) a. Nhận diện vần:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ang - Gv giới thiệu: Vần ang được tạo nên từ a và ng.

- So sánh vần ang với ông

- Cho hs ghép vần ang vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: ang - Gọi hs đọc: ang

- Gv viết bảng bàng và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng bàng

(Âm b trước vần ang sau, thanh huyền trên a.)

Hoạt động của hs - 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần ang.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

(8)

- Yêu cầu hs ghép tiếng: bàng

- Cho hs đánh vần và đọc: bờ- ang- bang- huyền- bàng - Gọi hs đọc toàn phần: ang- bàng- cây bàng.

* Vần anh: (8’)

(Gv hướng dẫn tương tự vần ang).

- So sánh anh với ang.

(Giống nhau: Âm đầu vần là a. Khác nhau âm cuối vần là nh - ng)

c. Đọc từ ứng dụng: ( 5P’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: buôn làng, hải cảng, bánh trưng, hiền lành.

- Gv giải nghĩa từ: buôn làng, hải cảng.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: ( 10P’)

- Gv giới thiệu cách viết: ang, anh, cây bàng, cành chanh.

- Cho hs viết bảng con - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: ( 15P’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Không có chân có cánh Sao gọi là con sông?

Không có lá có cành Sao gọi là ngọn gió?

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: cánh, cành - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (5P’) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Buổi sáng.

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ những ai?

+ Buổi sáng mọi người đang đi đâu?

+ Trong nhà em buổi sáng mọi người làm gì?

+ Trong ngày em thích buổi sáng, trưa, chiều, tối?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10P’)

- Gv nêu lại cách viết: ang, anh, cây bàng, cành chanh.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ang.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

- Hs quan sát.

(9)

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò : (5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 58.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

______________________________________

Toán

Bài 52: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 8.

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ, bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của gv : A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Học sinh làm bài: Tính:

8 - 3 = 8 - 5 = 8 - 8 = 8 - 0 = 8 - 7 = 8 - 1 = - Giáo viên nhận xét.

B. Bài luyện tập:

a. Bài 1: Tính: (5’)

- Cho học sinh nhận xét tính chất giao hoán của phép cộng 7+ 1= 1+ 7 và mối quan hệ giữa cộng và trừ: 1+ 7= 8; 8- 1= 7; 8- 7= 1

- Cho hs làm bài và nhận xét.

b. Bài 2: Số? (5’)

- Cho hs nêu cách làm. + 3 - Cho hs làm bài.

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

c. Bài 3: Tính: (5’)

- Yêu cầu hs nêu cách làm bài: 4 + 3 + 1 = 8.

- Cho hs tự làm rồi chữa bài.

d. Bài 4: Viết phép tính thích hợp: (5’)

- Cho học sinh quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp: 8 - 2 = 6.

- Gọi hs đọc kết quả.

e. Bài 5: Nối với số thích hợp: (5’)

- Giáo viên hướng dẫn cách làm: Ta tính: 5+ 2= 7

Hoạt động của hs : - 2 hs làm bài trên bảng.

- Hs nêu.

- Hs làm bài và nhận xét.

- 1 hs nêu.

- Hs nhẩm rồi ghi kết quả.

- Vài hs đọc và nhận xét.

- Hs nêu.

- Hs làm bài- đổi chéo bài.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs theo dõi.

- Hs tự làm bài rồi chữa.

5

(10)

Vì:

8 > 7; 9 > 7 nên ta nối với số 9, 8.

> 5 + 2 < 8 - 0 > 8 + 0 C. Củng cố- dặn dò: (5’)

- Cho cả lớp cùng chơi trò chơi “Thi nối với kết quả đúng”.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về làm bài tập.

_________________________________________

Ngày soạn: 06/12/2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2018 Toán

Bài 53: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9.

- Biết làm tính cộng trong phạm vi 9.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ:

- Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sử dụng các mẫu vật tương ứng.

- Bộ học toán.

III.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv : A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs đọc thuộc lòng bảng cộng trừ 8.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. H ướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9. ( 12P’)

- Gv gắn các hình, yêu cầu học sinh quan sát.

Tiến hành tương tự bài Phép cộng trong phạm vi 8) 1 + 8 = 9 8 + 1 = 9

2 + 7 = 9 7 + 2 = 9 3 + 6 = 9 6 + 3 = 9

- Cho hs đọc thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 9.

Hoạt động của hs : - 3 hs đọc.

- Hs thi đọc thuộc bảng 7

8 9

(11)

- Cho hs điền kết quả vào bảng cộng trong sgk.

2. Thực hành: (18’) a. Bài 1: Tính: (5’)

- Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng cộng trong phạm vi 9 để làm bài.

- Lưu ý kết quả phải viết thẳng cột.

- Cho cả lớp làm bài.

- Cho hs đọc kết quả và nhận xét.

b. Bài 2: Tính: (5’) - Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs chữa bài.

c. Bài 3: Tính: (5’) - Cho hs nêu cách làm.

- Cho hs làm bài.

- Cho hs nhận xét về từng cột tính:

4 + 5 = 9 4 + 1 + 4 = 9 4 + 2 + 3 = 9 d. Bài 4: Viết phép tính thích hợp: (3’)

- Cho học sinh quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp: 8+ 1= 9 7+ 2= 9

- Gọi hs đọc kết quả.

C. Củng cố- dặn dò: (5’)

- Cho cả lớp cùng chơi trò chơi “Thi nối với kết quả nhanh”.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về học thuộc bảng cộng trong phạm vi 9.

cộng trong phạm vi 9:

- Hs tự điền kết quả.

- Học sinh làm bài.

- 2 hs làm bảng phụ.

- Hs đọc và nhận xét.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Hs làm bài- đổi chéo bài.

- Hs nhận xét.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm theo cặp.

- Học sinh chữa bài.

_________________________________________

Học vần Bài 58: INH, ÊNH I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.

- Đọc được câu ứng dụng: Cái gì cao lớn lênh khênh

Đứng mà không tựa, ngã kềng ngay ra.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt . - Rèn chữ để rèn nết người

(12)

- Tự tin trong giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc và viết: Buôn làng, hải cảng, bánh trưng, hiền lành

- Đọc câu ứng dụng: Không có chân có cánh Sao gọi là con sông?

Không có lá có cành Sao gọi là ngọn gió?

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’) Gv nêu.

2. Dạy vần:

* Vần inh (8’) a. Nhận diện vần:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: inh - Gv giới thiệu: Vần inh được tạo nên từ i và nh.

- So sánh vần inh với anh

- Cho hs ghép vần inh vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: inh - Gọi hs đọc: inh

- Gv viết bảng tính và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng tính.

(Âm t trước vần inh sau, thanh sắc trên i.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: tính

- Cho hs đánh vần và đọc: tờ- inh- tinh- sắc- tính - Gọi hs đọc toàn phần: inh- tính- máy vi tính.

* Vần ênh: (8’)

(Gv hướng dẫn tương tự vần inh) - So sánh ênh với inh.

(Giống nhau: Âm cuối vần là nh. Khác nhau âm đầu vần là i và ê).

c. Đọc từ ứng dụng:( 5P’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương.

- Gv giải nghĩa từ: đình làng, ễnh ương.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:( 10P’)

Hoạt động của hs - 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần inh.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần inh.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

(13)

- Gv giới thiệu cách viết: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:( 15P’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Cái gì cao lớn lênh khênh

Đứng mà không tựa, ngã kềng ngay ra.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: lênh, khênh, kềnh - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: ( 5P’) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ những loại máy gì?

+ Chỉ đâu là máy cày, đâu là máy nổ, đâu là máy khâu, máy tính?

+ Ngoài các máy trong tranh, em còn biết những máy gì nữa?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết:( 10P’)

- Gv nêu lại cách viết: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò : (5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 59.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

Ngày soạn: 07/12/2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2018 Học vần

Bài 59: ÔN TẬP

(14)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc, viết một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng -ng và -nh.

- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.

- Nghe, hiểu và kể lại câu chuyện Quạ và Công.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt.

- Rèn chữ để rèn nết người - Tự tin trong giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng ôn tập.

- Tranh minh họa cho từ, câu ứng dụng.

- Phòng học thông minh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc và viết các từ: đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương.

- Gọi hs đọc: Cái gì cao lớn lênh khênh

Đứng mà không tựa, ngã kềng ngay ra.

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu:(2’) Gv nêu 2. Ôn tập:

a. Các vần vừa học:( 15’)

- Cho hs nhớ và nêu lại những chữ vừa học trong tuần.

- Gv ghi lên bảng.

- Yêu cầu hs đọc từng âm trên bảng lớp.

- Gọi hs phân tích cấu tạo của vần: ang, anh - Yêu cầu đọc đánh vần vần ang, anh.

- Yêu cầu hs ghép âm thành vần.

- Cho hs đọc các vần vừa ghép được.

b. Đọc từ ứng dụng:( 5P’)

- Gọi hs đọc các từ: bình minh, nhà rông, nắng chang chang.

- Gv đọc mẫu và giải nghĩa từ: bình minh, nắng chang chang.

c. Luyện viết:( 10P’)

- Gv viết mẫu và nêu cách viết của từng từ: bình minh, nhà rông.

Hoạt động của hs - Hs viết bảng con.

- 2 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Nhiều hs nêu.

- Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Vài hs đọc.

- Nhiều hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Vài hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

(15)

- Quan sát hs viết bài.

- Gv nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:( 10P’)

- Gọi hs đọc lại bài-kết hợp kiểm tra xác xuất.

- Gv giới thiệu tranh về câu ứng dụng:

Trên trời mây trắng như bông ở dưới cánh đồng bông trắng như mây Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng.

- Hướng dẫn hs đọc câu ứng dụng.

- Gọi hs đọc câu ứng dụng.

b. Kể chuyện:( 10P’)

* Ứng dụng PHTM

- Quảng bá video (Qụa và công).

- Gv kể chuyện lại câu chuyện có tranh minh hoạ.

- Gv giới thiệu tên truyện: Quạ và Công.

- Gv kể lần 1, kể cả truyện.

- Gv kể lần 2, kể từng đoạn theo tranh.

- Gv nêu câu hỏi để hs dựa vào đó kể lại câu chuyện.

+ Tranh 1, 2, 3, 4 diễn tả nội dung gì?

+ Câu chuyện có những nhân vật nào, xảy ra ở đâu?

- Yêu cầu học sinh kể theo tranh.

- Gọi hs kể 1 đoạn câu chuyện.

- Nêu ý nghĩa: Vội vàng hấp tấp lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì.

c. Luyện viết:(10P’)

- Hướng dẫn hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nêu lại cách viết từ: bình minh, nhà rông.

C. Củng cố- dặn dò: (5’)

- Gọi hs đọc lại toàn bài trong sgk.

- Gv tổ chức cho hs thi ghép tiếng có vần ôn tập. Hs nêu lại các vần vừa ôn.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện tập thêm. Xem trước bài 60.

- Hs viết bài vào bảng con.

- 5 hs đọc.

- Hs quan sát, nhận xét.

- Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- Học sinh nhận video xem.

- Hs theo dõi.

- Hs trả lời.

- Vài hs kể từng đoạn.

- 3 hs kể.

- Hs ngồi đúng tư thế.

- Mở vở viết bài.

Toán

Bài 54: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 9 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9.

- Biết làm tính trừ đúng trong phạm vi 9.

(16)

2. Kỹ năng:

- Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ:

- Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- Sử dụng các mẫu vật tương ứng. Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của gv:

A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Cho hs làm bài: Tính:

2 + 7 = 8 + 1 = 4 + 5 = 5 + 4 = - Gv nhận xét

B. Bài mới:

1. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9: (12P’)

- Tiến hành tương tự bài “Phép trừ trong phạm vi 8.”

- Chú ý: Nếu học sinh nhìn vào hình vẽ điền ngay được kết quả thì cũng được, không cần thiết phải lặp lại.

- Giữ lại công thức, yêu cầu học sinh học thuộc.

9 - 1 = 8 9 - 7 = 2 9 - 2 = 7 9 - 6 = 3 9 - 3 = 6 9 - 5 = 4 9 - 4 = 5 9 - 4 = 5

- Cho hs tự điền kết quả vào bảng trừ trong sgk.

2. Thực hành:

a. Bài 1: Tính: (5’)

- Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng trừ trong phạm vi 9 để làm bài.

- Lưu ý kết quả phải viết thẳng cột.

- Cho cả lớp làm bài.

- Cho hs đọc kết quả và nhận xét.

b. Bài 2: Tính: (5’)

- Gv củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ: 8+ 1= 9

9- 1= 8 9- 8= 1 - Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs chữa bài.

c. Bài 3: Số? (5’) - Cho hs nêu cách làm.

- Cho hs làm bài.

9 7 3

5 1 4

Hoạt động của hs:

- 2 hs làm bài.

- Hs thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 8:

- Hs tự điền kết quả.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Học sinh làm bài.

- 2 hs làm bảng phụ.

- Hs đọc và nhận xét.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs làm bài.

- 1 hs nêu.

- Hs thực hiện.

(17)

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

d. Bài 4: Viết phép tính thích hợp: (3’)

- Cho học sinh quan sát tranh vẽ, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp: 9- 4= 5

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

C. Củng cố- dặn dò: (5’)

- Cho cả lớp cùng chơi trò chơi “Thi nối với kết quả đúng.”

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về học thuộc bảng trừ trong phạm vi 9.

- Hs đọc bài và nhận xét.

- Hs thực hành theo cặp.

- Hs nêu.

- Hs kiểm tra chéo.

Sinh hoạt

SINH HOẠT LỚP TUẦN 14 I. MỤC TIÊU

- HS thấy được những việc làm được và chưa làm được trong tuần và có hướng phấn đấu trong tuần 13.

- HS nắm được nội quy của trường, lớp, nắm được công việc tuần 14.

II. CHUẨN BỊ - Sổ theo dõi HS.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.

1. Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần. (7’) - Các tổ trưởng nhận xét ưu khuyết điểm của tổ . 2. GV CN nhận xét chung. (8’)

* Ưu điểm:

...

...

...

...

* Tồn tại

...

...

...

...

3. Phương hướng tuần tới: (5’) a) Nề nếp

- Tiếp tục duy trì và ổn định sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần.

- Thực hiện tốt các nề nếp đã có b) Học

- Đẩy mạnh phong trào đôi bạn cùng tiến.

- Có ý thức chuẩn bị tốt đồ dùng và soạn sách, vở đúng TKB.

- Truy bài có hiệu quả 15 phút đầu giờ - Tiếp tục phong trào giải toán trên mạng.

- Xây dựng nề nếp, thời gian biểu ở lớp và ở nhà c) Công tác khác

(18)

- Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp mặc đồng phục, múa hát tập thể.

- Tiếp tục hướng dẫn cho học sinh thi giải toán qua mạng.

- Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt an toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.

- Học sinh tiếp tục thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp Kĩ năng sống

BÀI 3: KĨ NĂNG LÀM QUEN BẠN MỚI (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được một số yêu cầu khi làm quen bạn mới.

2. Kĩ năng:

- Hiểu được một số cách làm quen bạn mới.

3. Thái độ:

- Tích cực, tự tin làm quen bạn mới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Vở BT Kĩ năng sống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. Khởi động

- Cả lớp hát bài: Tìm bạn thân

2. Bài mới: GV giới thiệu nội dung bài học, ghi mục bài lên bảng.

Hoạt động 1:Trải nghiệm

- GV đọc cho HS nghe câu chuyện “ Niềm vui mới”

- Vì sao bạn Tuấn lại ngồi buồn thế?

- Ai đã rủ bạn Tuấn ra chơi ?

- Bạn Tuấn có ra chơi với các bạn đó không?

- Nếu em là Tuấn, em sẽ làm gì để làm quen với các bạn trong lớp?

HS trả lời, GV chốt ý kiến.

Hoạt động 2:Chia sẻ - Phản hồi - Em hãy kể tên 3 người bạn của em.

- Em và các bạn đã làm quen với nhau như thế nào?

- Học sinh thảo luận nhóm 2 và tự giới thiệu về mình để làm quen.

- HS trả lời, GV chốt ý kiến.

Hoạt động 3:Xử lí tình huống - GV nêu tình huống

- Em hãy quan sát tranh, thảo luận N4 và cho biết bức tranh vẽ gì?

- Bạn Tuấn mong ước điều gì?

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày. Nhận xét Ứng xử của em:

- Hs hát

-Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời

-Hs trả lời -Hs thảo luận - Hs giới thiệu

-Hs trả lời - Vài hs nói

(19)

- Hãy nghĩ cách giúp bạn ấy làm quen với các bạn.

- Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình.

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm

- Hãy chọn các từ ngữ để điền vào chỗ trống: nụ cười, chào bạn, tên.

-Khi gặp bạn, em sẽ ... Không quên giới thiệu về bản thân mình và luôn

nở ... Sau đó, có thể hỏi ...

của bạn.

- GV nhận xét, chốt kiến thức: Khi gặp bạn, em sẽ chào bạn. Không quên giới thiệu về bản thân mình và luôn nở nụ cười. Sau đó, có thể hỏi tên. của bạn.

3. Củng cố, dặn dò

Nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị tiết sau.

- Hs chơi trò chơi

_________________________________________

BUỔI CHIỀU Ngày soạn: 03/12/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2018 Bồi dưỡng Toán

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Luyện tập cộng, trừ các số trong phạm vi 6, 7.

- Luyện giải toán cho học sinh.

2. Kĩ năng: Vận dụng làm tốt các bài tập.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: Số?(5')

- Gọi hs làm bài.

2 + 2 = ... 7 - 7 =...

3 - 2 = ... 3 + 4 = ....

- Gv nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bàib (1P) - Giáo viên giới thiệu bài

Hoạt động của hs - 2 hs lên bảng làm.

(20)

2. Ôn tập

1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 28p Bài 1: Tính(5’)

3 + 2 + 1 = 6- 2- 1 = 2 + 4 + 1 = 7- 3- 4 = 5 + 0 + 2 = 6- 3- 2 = 1 + 1 + 4 = 7- 5- 1 = - Hs nêu cách làm.

- Hs làm bài.

- GV nhận xét.

* Tính từ trái sang phải.

Bài 2: Điền dấu >, < , = (5’)

6 + 1 ….7 4 + 3….. 5 7 + 0…..3 + 4 3 + 2…..6 6 + 0 …..6 0 + 4…..3 + 2 5 + 1…..7 5 + 2...0 1 + 5…..5 + 1 - Gọi hs đọc yc.

- Hs nêu cách làm.

- Lớp làm bài vào vở.

- Gọi hs đọc phép tính vừa điền.

- Gv nhận xét.

Bài 3: Đặt tính và tính (7’)

4 + 2 5 + 0 2 + 5 2 + 3 0 + 7 - Hs đọc yc.

- Gv hd hs cách đặt tính theo cột dọc.

- Gọi hs lên bảng, lớp làm vở.

- Hs và gv nhận xét.

Bài 4: Viết các số 7, 0, 10, 8, 6, 9 (5’) a) Theo thứ tự từ lớn đến bé:

b) Theo thứ tự từ bé đến lớn:

- Gv hd hs làm bài.

- Gọi hs lên bảng làm, lớp làm vở.

- Hs và gv nhận xét.

Bài 5: (5’)

? Có mấy hình vuông?

? Có mấy hình tam giác?

- Hs tự làm.

- Gv nhận xét và sửa cho hs.

C. Củng cố – dặn dò: 3p

- 1 hs nêu.

- Lớp làm bài.

- 1 hs dọc yc.

- 3 hs nêu.

- 3 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 5 hs lên bảng làm, lớp làm vở

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs tự làm.

(21)

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà học thuộc các bảng cộng, trừ đã học.

(22)

Bồi dưỡng học sinh

Luyện viết :

chuồn chuồn, con lươn, long thong, cây thông, vòng tròn, vươn vai

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật viết chữ: chuồn chuồn, con lươn, long thong, cây thông, vòng tròn, vươn vai

2. Kĩ năng:

- Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.

3. Thái độ: - Say mê luyện viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1.Kiểm tra bài cũ :(3’)

- Hôm trước viết bài chữ gì?

- Yêu cầu HS viết bảng: dũng sụng, bụng hồng.

- Gv nhận xét.

2.Giới thiệu bài (2’)

- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài - Gọi HS đọc lại đầu bài.

3. H ướng dẫn viết chữ và viết vần từ ứng dụng ( 10’) - Treo chữ mẫu: ‘chuồn chuồn” yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu con chữ? Gồm các con chữ ? Độ cao các nét?

- GV nêu quy trình viết chữ trong khung chữ mẫu, sau đó viết mẫu trên bảng.

- Gọi HS nêu lại quy trình viết?

- Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.

- Các từ: chuồn chuồn, con lươn, long thong, cõy thụng, vũng trũn, vươn vai dạy tương tự.

- HS tập viết trên bảng con.

4. H ướng dẫn HS viết vở (18’)

- HS tập viết chữ: chuồn chuồn, con lươn, long thong, cõy thụng, vũng trũn, vươn vai trong vở.

- 2 hs nêu.

- Hs viết bảng con.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- 2 hs nêu.

- hs nêu.

- Hs viết bảng con.

- Hs viết vở

(23)

- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở…

Chấm bài

- Thu 7 – 10 bài của HS nhận xét.

- Nhận xét bài viết của HS.

5.

Củng cố - dặn dò (2) - Nêu lại các chữ vừa viết?

- Gv nhận xét giờ học

____________________________________

Bồi dưỡng học sinh

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố cách đọc và viết vần, chữ “eng, iêng”.

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng đọc và viết vần, chữ, từ có chứa vần, chữ “eng, iêng”.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG:

- Giáo viên: Hệ thống bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Đọc bài: eng, iêng

- Viết : eng, êng, lưỡi xẻng; trống, chiêng.

- Gv nhận xét.

2. Ôn và làm vở bài tập (25’) Đọc:

- Gọi HS yếu đọc lại bài: eng, êng

- Gọi HS đọc thêm: ăn kiêng, nghiêng ngả, riêng lẻ, reng reng, cái miệng

Viết:

- Đọc cho HS viết: eng, iêng, xà beng, cồng chiêng Tìm từ mới có vần cần ôn ( dành cho HS khá giỏi):

- Gọi HS tìm thêm những tiếng, từ có vần uông, ương Cho HS làm vở bài tập trang 56:

- HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài tập nối từ và điền vần.

- Hướng dẫn HS yếu đánh vần để đọc được tiếng, từ cần nối.

- Cho HS đọc lại các từ vừa điền và nối, GV giải thích

- 5 hs đọc.

- Hs viết bảng con.

- Hs yếu đọc.

- 7 hs đọc.

- Hs viết bài.

- 5 hs tìm.

- 1 hs nêu yc.

(24)

một số từ mới: cái xẻng, cái kiềng, bay liệng

- HS đọc từ cần viết sau đó viết vở đúng khoảng cách.

xà beng, củ riềng

- Thu và chấm một số bài.

3. Củng cố- dặn dò (5’)

- Thi đọc, viết nhanh tiếng, từ có vần cần ôn.

- Nhận xét giờ học

- Hs tự nối.

- Lớp viết bài trong VBT.

_______________________________

Ngày soạn: 04/12/ 2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2018 Văn hóa giao thông

Bài 4: VĂN MINH, LỊCH SỰ KHI ĐI BỘ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được cách ứng xử văn minh, lịch sự khi đi bộ.

2. Kĩ năng: Biết thực hiện các quy định khi đi bộ.

3. Thái độ: HS có ý thức thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định khi đi bộ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên

- Tranh ảnh minh họa đúng/sai về người đi bộ - Tranh ảnh trong sách văn hóa giao thông.

2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Khởi động: (2')

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1') - Giáo viên giới thiệu bài.

2. Ôn tập:

2.1. Trải nghiệm(5p)

- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về khi đi bộ:

+ Ở lớp, có em nào đã từng đi bộ trên vỉa hè chưa?

+ Khi đi trên vỉa hè mà bị vật liệu xây dựng choán chỗ hết thì em phải làm sao?

- Học sinh hát.

- Lắng nghe.

- Vài HS trả lời.

(25)

- Cá nhân HS giơ tay phát biểu.

- GV chuyển ý sang phần hoạt động cơ bản.

2.2. Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “VỈA HÈ LÀ LỐI ĐI CHUNG”(12p)

- GV đọc truyện 2 lần.

- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung câu chuyện, kết hợp quan sát tranh minh họa và thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Đại diện nhóm trả lời từng câu hỏi:

+ Minh, Sơn và Hồng đi đâu?

+ Theo em, ba bạn ấy đi bộ như thế đã đúng chưa?

+ Ba bạn ấy có nên đi như thế không? Tại sao?

+ Theo em, khi đi trên vỉa hè, chúng ta nên đi như thế nào cho văn minh, lịch sự?

- GV cho HS xem một số tranh ảnh minh họa.

- GV chốt ý, yêu cầu HS đọc ghi nhớ trang 17.

“Vỉa hè đâu phải lối riêng Nên đi hàng một để đừng phiền ai?”

2.3. Hoạt động thực hành(10p) - Gọi 1 HS nêu yêu cầu.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo tranh; nêu nội dung tranh và đánh dấu x vào ô trống ở hình ảnh thể hiện điều không nên làm trong SGK.

- Gọi HS nêu nội dung từng tranh, lớp nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của mình về điều nên làm hoặc không nên làm theo từng tranh bằng thẻ. (GV đưa hình ảnh)

- Yêu cầu HS nêu ý kiến vì sao nên/ không nên theo từng tranh cụ thể.

- GV liên hệ giáo dục.

* Đối với tranh 2, 3, 4 GV đặt câu hỏi:

- HS giơ tay phát biểu.

- Lắng nghe.

- Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi trong 2 phút.

- HS: Minh, Sơn và Hồng đi đến hiệu sách để mua hộp bút chì màu.

- Theo em, ba bạn ấy đi bộ như thế chưa đúng.

- HS trả lời theo cá nhân.

- Theo em, khi đi trên vỉa hè, chúng ta nên đi hàng một cho văn minh, lịch sự.

- HS xem tranh minh họa.

- Lắng nghe, HS đọc ghi nhớ.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Thảo luận nhóm 4 trong 2 phút.

- HS nêu nội dung từng bức tranh.

- HS bày tỏ ý kiến của mình bằng thẻ.

+ Tranh 1, 5: nên làm

+ Tranh 2, 3, 4:không nên làm.

(26)

- Em sẽ nói gì với các bạn trong các hình ảnh thể hiện điều không nên làm ở các tranh trên?

2.4. Hoạt động ứng dụng(10p)

- GV kể cho HS nghe câu chuyện ứng dụng + Nếu có mặt ở đó, nhìn thấy cụ già em sẽ làm gì?

+ Gọi các nhóm lên đóng vai; lớp nhận xét, bổ sung (nếu cần).

- GV kết luận, rút ra bài học:

Có những việc dù nhỏ

Ta nên cần làm ngay Những cụ già, em nhỏ

Hay phụ nữ mang thai Nếu ai cần giúp đỡ

Hãy sẵn lòng chung tay - Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ C. Củng cố, dặn dò: (2p)

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tập tích cực.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS trả lời

- Lắng nghe.

- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung

- HS thảo luận nhóm, đóng vai xử lí tình huống.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc ghi nhớ.

- Lắng nghe.

________________________________

Ngày soạn: 06/12/2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2018 Hoạt động Ngoài giờ

Chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn Bài: HÁT VỀ ANH BỘ ĐỘI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết sưu tầm và hát được 1 số bài hát ca ngợi anh bộ đội.

2. Kĩ năng

- Hs biết hát đúng tiết tấu, giai điệu của bài hát.

33. Thái độ

- Kính trọng, tự hào và biết ơn anh bộ đội.

II. TÀI LIỆU

- Sưu tầm các bài hát, bài thơ về anh bộ đội.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị

(27)

+ Gv thông báo trước cho HS về nội dung, hình thức của hoạt động.

+ Hướng dẫn HS tự tìm hiểu, sưu tầm các bài hát, bài thơ về anh bộ đội.

Bước 2: Khởi động. (2')

- Đội văn nghệ của lớp biểu diễn 1 tiết mục văn nghệ.

Bước 3: Biểu diễn văn nghệ. (25')

Các đội tiến hành biểu diễn văn nghệ, múa hát, đọc thơ, kể truyện về anh bộ đội.

Bước 4: Tổng kết, đánh giá (10')

- GV nhận xét đánh giá thái độ và sự chuẩn bị của lớp, cá nhân, tổ.

- Tuyên dương, trao phần thưởng cho các cá nhân, tổ có phần biểu diễn xuất sắc.

- Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau.

Hs nghe Hs thực hiện

Hs thực hiện Hs nghe

_____________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người

KT: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lý, kết hợp các giác quan khi quan sát; Bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả 1 loài cây với miêu tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một