• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 4 Ngày soạn: Ngày 25 tháng 9 năm 2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2020 Toán

Tiêt 16: 29+5 I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29+5 - Biết số hạng, tổng

2. Kỹ năng

- Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.

- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

3. Thái độ

- HS yêu thích môn học II. Chuẩn bị

- GV: Que tính, bài soạn - HS: Que tính, VBT III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Gọi HS đọc thuộc bảng cộng 9 cộng với một số, 2HS làm bài ở bảng.

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. HĐ1: Giới thiệu phép cộng 29+5 (9p)

* Bước 1: Giới thiệu

- Nêu bài toán: Có 29 que tính, thêm 5 que tính. Hỏi có tất cả có bao nhiêu que tính?

- Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm thế nào?

* Bước 2: Đi tìm kết quả

2. HĐ2: Luyện tập- thực hành (20p) Bài 1: Tính

- GV nhận xét

- HS lắng nghe.

- Thực hiện phép cộng 29+5.

- Thực hiện que tính

- HS thao tác trên que tính và đưa ra kết quả: 34 que tính

- HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở. Sau đó, 2 em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để liểm tra bài lẫn nhau

- 2 HS chữa bài ở bảng

79 89 29 69 49 19 + 3 + 5 + 9 + 6 + 7 + 4 82 94 38 75 56 23 ...

(2)

- GV nhận xét

- GV nhận xét

- Muốn nối hình vuông ta phải nối mấy điểm với nhau sau đó ta nối thế nào để được 2 hình tam giác.

- GV nhận xét bài.

C. Củng cố, dặn dò: (5p)

- 3 HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài a) 29 b) 49 79

85

Hai buổi cửa hàng bán được số áo sơ mi là:

19 + 8 =27 (cái)

- Nối 4 điểm. Sau đó kẻ 1 đường chéo - - HS thực hành nối ở bảng

- HS gọi tên: Hình vuông ABCD.

Tập đọc

Tiết 10, 11: BÍM TÓC ĐUÔI SAM I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung câu chuyện: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái. Trả lời được các câu hỏi trong bài.

2. Kỹ năng

+ Đọc đúng các từ ngữ: loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu.

+ Biết nghỉ hơi sau các dấu phẩy, chấm, hai chấm, chấm cảm, chấm hỏi.

+ Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

3. Thái độ

* QTE: + Quyền được học tập, được các thầy cô giáo yêu thương dạy dỗ.

+ Trẻ em có quyền kết bạn. Các bạn nữ có quyền được các bạn nam tôn trọng đối xử bình đẳng (HĐ củng cố).

II. Các kĩ năng sống cơ bản (HĐ tìm hiểu bài)

- Kiểm soát cảm xúc, thể hiện sự cảm thông từ đó biết tìm kiếm sự hỗ trợ.

- Biết tư duy phê phán.

(3)

III. Chuẩn bị

- GV: SGK, máy chiếu.

- HS: SGK

IV. Hoạt động dạy- học A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Gọi HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Gọi bạn.

- GV nhận xét.

B. Dạy bài mới

* Giới thiệu bài (2p)

- Slied 1: Cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu bài hôm nay chúng ta sẽ học bài: Bím tóc đuôi sam. Qua bài học này các con sẽ biết cách cư xử thế nào cho đúng với bạn bè mình.

* Bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

Tiết 1

1. Hoạt động 1: Luyện đọc (33p) a. Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu toàn bài.

b. Luyện đọc câu.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu:

- GV rút từ khó H/d đọc: loạng choạng, ngượng nghịu, bím tóc nhỏ, ngã phịch xuống đất, oà khóc, khuôn mặt, gãi đầu.

c. Luyện đọc đoạn trước lớp - GV hướng dẫn đọc câu khó:

- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ: tết, bím tóc đuôi sam...

d. Luyện đọc đoạn trong nhóm e. Thi đọc giữa các nhóm g. Đọc đồng thanh

Tiết 2

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (20p)

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và 2 trả lời câu hỏi 1:

+ Câu 1: Các bạn gái khen Hà thế nào?

+ Câu 2: Vì sao Hà khóc?

* KNS: Em nghĩ thế nào về trò đùa nghịch của Tuấn đối với bạn Hà? Nếu là em thì em có làm như vậy không? Vì sao?

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3

- HS theo dõi

- HS đọc nối tiếp theo hàng dọc.

- HS đọc từ khó - HS đọc:

- Khi Hà đến trường,/mấy bạn gái cùng lớp reo lên://”Aí chà

chà!//Bím tóc đẹp quá!//...

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.

- HS nối tiếp nhau đọc đoạn trong nhóm

- Thi đọc đoạn trước lớp - HS đọc đồng thanh cả bài.

- HS đọc thẩm và trả lời

- Ái chà chà! Bím tóc đẹp quá!”

Các bạn gái khen Hà có bím tóc rất đẹp.

- Tuấn kéo mạnh bím tóc của Hà làm cho Hà bị ngã. Sau đó Tuấn vẫn còn đùa cầm bím tóc của Hà mà kéo.

- 1 vài HS nêu ý kiến

- HS đọc thầm đoạn 3 trả lời câu

(4)

Câu 3: Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào?

* Vì sao lời khen của thầy làm Hà nín khóc và bật cười ngay?

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4 Câu 4: Nghe lời thầy Tuấn đã làm gì?

3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (12p)

- GV yêu cầu HS lên bảng đọc theo lối phân vai

C. Củng cố-dặn dò (5p)

* QTE: Qua câu chuyện em thấy bạn Tuấn có điểm nào đáng chê và điểm nào đáng khen?

- GV chốt lại: Khi trêu đùa bạn, nhất là bạn nữ, các em không được đùa dai nghịch ác.

Khi biết mình sai phải chân thành nhận lỗi.

Là học sinh ngay từ nhỏ các em phải học cách ứng xử đúng.

- GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.

hỏi

- Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp.

- Vì nghe thầy khen Hà rất vui mừng và tự hào về mái tóc đẹp, trở nên tự tin, không buồn vì sự trêu chọc của Tuấn nữa.

- Đến trước mặt Hà để xin lỗi bạn.

- HS đọc theo lối phân vai

- Đáng chê vì Tuấn đùa nghịch quá trớn, làm bạn gái phát khóc.

Đáng khen vì bạn ấy biết nhận lỗi và xin lỗi bạn.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn: Ngày 26 tháng 9 năm 2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020 Buổi sáng

Toán Tiết 17: 49+25 I. Mục tiêu

1. Kiến thức

+ Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 49+25 2. Kỹ năng

+ Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

3. Thái độ

- HS yêu thích môn học II. Chuẩn bị

- GV: Bài soạn, que tính - HS: VBT

III. Hoạt động dạy- học A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Gọi HS đọc thuộc bảng cộng 9 cộng với một số, 2 HS làm bài ở bảng:

Đặt tính rồi tính: 79+4, 69+5, 39+9.

- GV nhận xét B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

(5)

1. HĐ1: Giới thiệu phép cộng 49+25 (9p)

* Bước 1: Giới thiệu

- Nêu bài toán: Có 29 que tính, thêm 5 que tính. Hỏi có tất cả có bao nhiêu que tính?

- Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm thế nào?

* Bước 2: Đi tìm kết quả

2. HĐ2: Luyện tập- thực hành(20p) Bài 1: Tính

- GV yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét

GV hỏi:

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

Tóm tắt Lớp 2A : 29 học sinh Lớp 2B : 29 học sinh Cả 2 lớp: ... học sinh?

- GV nhận xét, chốt bài

Bài 3:Viết số thích hợp vào ô trống

Bài 4

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và làm vào vở. Nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò (5p)

- Thực hiện phép cộng 49+25.

- Thao tác que tính nêu kết quả: 34 que tính

- HS nêu cách đặt rồi tính ở bảng con - HS đọc to: 29 cộng 5 bằng 34

- HS làm bài vào vở. Sau đó, 2 em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau

- 2 HS chữa bài ở bảng:

29 59 49 39 19 89 + 35 + 32 + 16 + 38 + 49 + 6 64 91 65 77 68 95 ...

- HS trả lời

- Lớp 2A có 29 học sinh, lớp 2B có 29 học sinh

- Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh?

- HS làm bài, 1 HS lên bảng trình bày Bài giải

Số học sinh cả hai lớp có là:

29 + 29 = 58 (học sinh) Đáp số: 58 học sinh

- Nhận xét

- HS thảo luận cặp đôi và làm vào vở.

- Nhận xét - HS lắng nghe Kể chuyện

Tiết 4: BÍM TÓC ĐUÔI SAM I. Mục tiêu

1. Kiến thức

(6)

- Dựa theo tranh kể lại được đoạn 1, đoạn 2 của câu chuyện (BT1) bước đầu kể lại được đoạn 3 bằng lời kể của mình (BT2).

2. Kỹ năng

- Kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện.

- Bước đầu biết dựng lại câu chuyện theo vai.

- Biết lắng nghe bạn kể chuyện; biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.

3. Thái độ

- Ham thích môn kể chuyện II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh hoạ trong SGK.

- HS: SGK

III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Gọi 3HS nối tiếp nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện: Bạn của Nai Nhỏ.

- Gọi HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, tuyên dương B. Dạy học bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Hoạt động 1: Kể lại đoạn 1, 2 (10p) - Gọi HS nêu yêu cầu:

- GV yêu cầu HS quan sát kĩ 2 tranh minh hoạ trong SGK nhớ lại nội dung các đoạn 1, 2 của câu chuyện để kể lại.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm

- GV nhận xét khen ngợi những em kể tốt 2. Hoạt động 2: Kể lại đoạn 3 (10p) - Gọi HS đọc yêu cầu:

- GV nhấn mạnh yêu cầu của bài “bằng lời kể của em”

- GV yêu cầu HS tập kể theo nhóm đôi - GV nhận xét

3. HĐ3: Phân vai dựng lại câu chuyện (9p)

- GV hướng dẫn kể phân vai

- GV làm người dẫn chuyện cùng 3 HS làm mẫu.

- GV nhận xét, tuyên dương C. Củng cố- dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học

- Khen những HS có lời kể tốt.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho bạn bè và người thân nghe.

- HS nhắc lại tên câu chuyện đã học ở bài tập đọc trước.

- HS nêu yêu cầu bài tập 1 - HS quan sát tranh

- 1HS giỏi làm mẫu

- HS thảo luận theo nhóm 4 - Đại diện nhóm kể trước lớp - HS nhận xét

- HS đọc

- HS tập kể theo đôi bạn - Đại diện nhóm kể trước lớp - Nhận xét

- 4 HS lên bảng: 1HS làm người dẫn chuyện, 1HS nói lời của Hà, 1HS nói lời của Tuấn, 1HS nói lời của thầy giáo.

- Lớp nhận xét - HS lắng nghe.

(7)

Chính tả (Tập chép) Tiết 7: BÍM TÓC ĐUÔI SAM I. Mục đích

1. Kiến thức

- Làm được BT2, BT(3) a/b 2. Kỹ năng

- Chép lại chính xác bài chính tả, biết trình bày đúng lời nhân vật trong bài.

3. Thái độ

- HS thích học môn chính tả II. Chuẩn bị

- GV: Bảng lớp viết sẵn bài tập chép và hai bài tập chính tả.

- HS: VBT, vở chính tả, bảng con III. Hoạt động dạy-học

A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- GV đọc: HS viết theo GV đọc - GV nhận xét

B. Dạy-học bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Nội dung

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép (20p)

a. Ghi nhớ nội dung đoạn chép.

- Giáo viên đọc bài trên bảng.

- Gọi học sinh đọc bài.

- Đoạn văn nói về cuộc trò chuyện giữa ai với ai?

- Vì sao Hà không khóc nữa?

b. Hướng dẫn cách trình bày

- Bài chính tả có những dấu câu gì?

c. Hướng dẫn cách viết từ khó - GV đọc từ khó:

d. Chép bài e. Soát lỗi.

- GV đọc cho HS soát lỗi g. Chữa bài

- GV thu 10-12 quyển, nhận xét bài viết của HS

2. Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả

- HS đọc thầm theo.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Cuộc trò chuyện giữa thầy và Hà - Vì Hà được thầy khen có bím tóc đẹp nên rất vui, tự tin, không buồn tủi vì sự trêu chọc của Tuấn nữa.

- Dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang đầu dòng, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu chấm.

- ViÕt b¶ng con: thầy giáo, xinh xinh, khuôn mặt.

- Nhìn bảng chép bài - HS soát bài

- HS lắng nghe

(8)

(9p)

Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu tự làm bài.

- GV nhận xét, chốt kiến thức Bài 3: Đọc yêu cầu bài 3b - Làm bài, chữa bài.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng C. Củng cố, dặn dò (3p)

- GV nhận xét tiết học

- Yêu cầu học sinh về nhà soát lại bài chính tả và các bài tập còn lại.

- HS đọc yêu cầu. Điền vào chỗ trống iên hay yên

- 2 HS lên bảng, lớp làm vở - HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu: Điền vào chỗ trống ân hay âng

- 2 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở.

- Nhận xét.

- HS lắng nghe.

Buổi chiều

Tự nhiên và Xã hội

Tiết 4: LÀM GÌ ĐỂ XƯƠNG VÀ CƠ PHÁT TRIỂN TỐT?

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Biết tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt.

2. Kĩ năng

- Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống.

3. Thái độ

- Có ý thức thực hiên những biện pháp giúp cơ và xương phát triển tốt II. Các kĩ năng sống cơ bản:

- Kĩ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để cơ và xương phát triển tốt.

- Kĩ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động để xương và cơ phát triển tốt.

III. Đồ dùng dạy học:

- Tranh vẽ SGK, một chồng sách.

IV. Hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: (5p)

- GV: + Làm gì để hệ cơ phát triển săn chắc?

+ Em hãy thực hiện động tác ngửa cổ, cuối gập mình và cho biết phần cơ nào co, phần cơ nào duỗi

- Nhận xét.

2. Bài mới: (30p) 2.1 Giới thiệu bài

* Khởi động: Trò chơi vật tay.

Bước1: GV hướng dẫn cách chơi

- Hai bạn ngồi đối diện nhau cùng tì khuỷu tay phải hoặc khuỷu tay trái trên bàn. Hai cánh tay

- 2 HS trả lời

- Tập thể dục thể thao, vận động hằng ngày, lao động vừa sức, vui chơi, ăn uống đầy đủ.

- HS theo dõi

- Học sinh tham gia trò chơi

(9)

đang chéo vào nhau. Đây là tư thế chuẩn bị sẵn sàng.

- Khi GV hô ‘"bắt đầu’’ thì cả hai học sinh cùng dùng sức ở cánh tay mình để kéo thẳng tay nhau. Chơi trong 3 keo "Bạn nào thắng 2 trong 3 keo là người thắng cuộc.

Bước 2: Học sinh chơi:

- Vì sao em có thể thắng bạn? Vì sao em thua cuộc?

- Bài học: Làm thế nào để cơ và xương phát triển tốt?

2.2 Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Làm thế nào để cơ và xương phát triển tốt?

Bước 1: Phổ biến nhiệm vụ

- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho từng nhóm bằng phiếu thảo luận.

Bước 2: Làm việc theo nhóm

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 và cho biết:

Muốn cơ và xương phát triển tốt chúng ta phải ăn uống thế nào?

- Hằng ngày em ăn uống những gì?

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2 và cho biết:

Bạn HS ngồi học như thế nào? Theo em vì sao ngồi học đúng tư thế?

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 3 và cho biết:

Bơi có tác dụng gì? Chúng ta nên bơi ở đâu?

Ngoài bơi, chúng ta còn có thể chơi các môn thể thao gì?

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 4 và cho biết:

- KNS: Bạn nào sử dụng, dụng cụ tưới cây vừa sức? Chúng ta có nên xách các vật nặng không?

Vì sao?

Bước 3: Hoạt động cả lớp.

- Yêu cầu nhóm 1 báo cáo kết quả.

GV kết luận: Muốn cơ và xương phát triển tốt chúng ta phải ăn uống đủ chất đạm, tinh, bột, vitamin. Các thức ăn tốt cho xương và cơ: thịt, trứng, cơm, rau...

- Yêu cầu nhóm 2 báo cáo kết quả.

- Hằng ngày em ngồi học như thế nào?

* GV kết luận: Muốn xương và cơ phát triển tốt

- Các bạn có thể giữ tay chắc và giành chiến thắng trong trò chơi là do có cơ tay và xương khỏe mạnh.

- HS trả lời - HS trả lời

- Ăn uống đủ chất. Có đủ thịt, trứng, sữa, cơm, rau, hoa, quả,...

- Học sinh tự liên hệ và trả lời.

- Bạn ngồi học sai tư thế. Cần ngồi học đúng tư thế để không bị cong vẹo cột sống.

- Bơi giúp cơ thể khoẻ mạnh, cơ săn chắc, xương phát triển tốt.

Nên bơi ở hồ bơi, nước sạch, có...

dẫn

- HS tự liên hệ bản thân.

- Bạn ở (H4) sử dụng, dụng cụ tưới cây vừa sức

- Bạn ở (H5) dùng xô nước quá nặng. Chúng ta không nên xách các vật nặng làm ảnh hưởng xấu đến cột sống.

- Đại diện nhóm 1 báo cáo. cả lớp lắng nghe ý kiến và bổ sung.

- Nhóm 2 báo cáo. Cả lớp theo dõi và bổ sung.

- Liên hệ bản thân

(10)

cần đi đứng, ngồi đúng tư thế để tránh cong vẹo cột sống.

- Yêu cầu 1 số nhóm báo cáo kết quả.

- Yêu cầu nhóm 4 báo cáo.

- KNS: Hằng ngày em thường giúp bố mẹ làm gì?

GV: Làm việc vừa sức cũng giúp cơ và xương phát triển tốt.

- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận:

* KNS:

+ Nên làm gì để cơ và xương phát triển tốt?

+ Không nên làm gì?

* Hoạt động 2: Trò chơi: Nhấc một vật.

- Mỗi tổ cử 3 đại diện cùng tham gia chơi. Khi giáo viên hô "Bắt đầu” lần lượt từng người lên nhấc chồng sách đi nhanh về đích sau đó quay lại đặt chồng sách về chỗ cũ và chạy về cuối hàng.

- Đội nào làm đúng, nhanh nhất là thắng cuộc.

- Cho học sinh bắt đầu chơi - Nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò: (5p) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà

- Đại diện nhóm báo cáo rút ra kết luận: Chơi thể thao giúp cơ và xương phát triển tốt.

- Đại diện nhóm 4 báo cáo.

- Học sinh tự liên hệ bản thân và trả lời.

- Ăn uống đủ chất. Đi, đứng, ngồi...đúng tư thế. Luyện tập thể thao. Làm việc vừa sức.

- Ăn uống không đủ chất. Đi, đứng, leo, trèo không đúng tư thế. Không tập luyện thể thao.

Làm việc, xách các vật nặng quá sức.

- Nghe phổ biến trò chơi và tham gia trò chơi.

- Học sinh tham gia trò chơi.

- Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.

- HS lắng nghe LUYỆN TIẾNG VIỆT

LUYỆN ĐỌC: LỜI HỨA VÀ LỜI NÓI KHOÁC I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Học sinh luyện đọc tốt bài " Lời hứa và lời nói khoác". Đọc đúng các từ khó, nghỉ hơi đúng sau dấu câu

- Hiểu được nội dung của bài.

- Bước đầu biết đọc diễn cảm - Trả lời được các câu hỏi trong bài

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay và đọc hiểu cho HS.

3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ biết sống hòa đồng với các bạn, đặc biệt là bạn bị khuyết tật.

II. Đồ dùng dạy học VBT, tranh sgk

III. Các hoạt động dạy học

(11)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- KTBC: (5’)

-HS đọc một bài tập đọc đã học mà HS tự chọn.

-GV nhận xét B- Bài mới.

1- Giới thiệu bài Bài 1: Đọc truyện

- GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu, nối tiếp đoạn

Bài 2: Đánh dấu √ vào ô trống thích hợp:

đúng hay sai

Bài 3: Đánh dấu vào trước câu trả lời đúng -HS chọn câu trả lời đúng

-GV nhận xét chốt ý đúng 3- Củng cố (3’)

Củng cố nội dung bài: Câu chuyện cho em thấy điều gì?

Nhận xét tiết học

-HS đọc -Lớp nhận xét

- HS đọc nối tiếp - Nhận xét.

a, Khỉ Con đi chơi hứa sẽ mang cỏ tươi về cho Sóc, cà rốt cho Dê, quả thông cho Thỏ

b, Đi chơi vui Khỉ Con quên hết lời hứa.

c, Các bạn gọi Khỉ Con là : kẻ khoác lác"

- HS đọc từng ý trả lời trong bài và đánh dấu vào câu trả lời đúng.

- HS chữa bài -Lớp nhận xét - HS làm bài

____________________________________________

Luyện Toán ÔN TẬP I, Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Củng cố cách tính nhẩm các phép tính trừ và cách đặt rính rồi tính

- Củng cố giải bài toán có văn thuộc dạng bài toán Tìm hiệu khi biết số bị trừ và số trừ.

- Củng cố dm

2. Kĩ năng: củng cố kĩ năng tính toán cho HS.

3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ tự giác trong học tập.

II, Đồ dùng dạy học - Bảng phụ

III, Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A.Kiểm tra bài cũ: (5p) Điền dấu <,>,= vào chỗ trống

- 2 hs làm

(12)

97 98 23 39 45 54 12 21 2 hs lên bảng làm

- GV nhận xét B, Bài mới:33' 1, GTB

2, Thực hành

Bài 1:Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng

GV nhận xét

Bài 2: Điền dấu > < = - GV cho hs nêu yêu cầu - 3 hs đặt tính

- Nhận xét Bài 3 Tóm tắt:

Lan : 29 quyển truyện Mai : 16 quyển truyện Hai bạn :...quyển truyện?

- GV nhận xét bài.

Bài 4: Viết vào chỗ chấm - GV nhận xét:

III, Củng cố dặn dò:3' - Nhận xét tiết học

- HS nx

- Học sinh nêu yêu cầu - Làm vở.

- Nêu yêu cầu

- Học sinh lên bảng làm - Lớp làm vở

- Nhân xét

- 1 hs lên bảng làm - Lớp làm vở

- Nhân xét

Ngày soạn: Ngày 27 tháng 9 năm 2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2020 Toán

Tiết 18: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu

1. Kiến thức

+ Biết thực hiện phép cộng dạng 9+5, thuộc bảng cộng 9 cộng với một số.

+ Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng: 29+5 và 49+29 2. Kỹ năng

+ Biết thực hiện phép tính 9 cộng với một số để so sánh hai số trong phạm vi 20.

+ Biết giải toán có lời văn bằng một phép tính cộng.

3. Thái độ

- HS yêu thích môn toán.

II. Chuẩn bị - GV: giáo án - HS: VBT

III. Hoạt động dạy- học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5p)

(13)

- Gọi HS đọc lại bảng cộng 9 cộng với một số.

- GV nhận xét.

B. Dạy- học bài mới (30p)

* Giới thiệu bài

* Bài mới Bài 1: Số?

- GV yêu cầu HS tính rồi nêu miệng kết quả.

Bài 2: Đặt tính rồi tính

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi 5 HS làm bảng

- GV nhận xét, sửa sai Bài 3: <, >, =

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Gọi 3 HS làm bảng - GV nhận xét sửa sai Bài 4: Gọi HS đọc đề

- Cho HS làm bài.

- GV nhận xét sửa sai.

Bài 5

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và làm vào vở.

- Nhận xét chữa bài C. Củng cố, dặn dò (5p)

- Gọi HS đọc lại bảng cộng đã học - Nhận xét tiết học.

- Về nhà làm các bài tập còn lại trong SGK.

- Xem bài học sau: 8 cộng với một số.

- 1 số HS đọc

- Nhận xét, bổ sung

- HS nêu yêu cầu

- HS tính nhẩm nêu miệng kết quả 9+3=12; 9+8=17 ; 2+9=11 ; 6+9=15 9+7=16; 9+6=15 ; 7+9=16 ; 9+2=11…

- Nhận xét

- HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - 5 HS làm bảng:

49 79 29 59 + 25 + 9 + 36 + 8 74 88 65 67 - HS nhận xét

- HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở.

- 3 HS làm bảng

9+6< 16 ; 9+9 >9+7 ; 9+4 = 4+9...

- Nhận xét - HS đọc đề

- Trong sân có 29 con gà và 15 con vịt.

- HS tóm tắt và trình bày bài giải vào vở - 1HS giải ở bảng.

Bài giải

Cả gà và vịt trong sân có tất cả là:

29+15=44 (con)

Đáp số: 44 con gà, vịt - HS nhận xét

- HS đọc yêu cầu

- Thảo luận và làm vào vở - 1 cặp làm bảng phụ - HS lắng nghe.

- 1 vài HS đọc

Tập đọc

(14)

Tiết 12: TRÊN CHIẾC BÈ I. Mục tiêu

1. Kiến thức

+ Hiểu các từ: ngao du thiên hạ, bèo sen, đen sạm ...

+ Hiểu nội dung bài: Tả chuyến du lịch thú vị trên “sông” của đôi bạn Dế Mèn và Dế Trũi (trả lời được câu hỏi 1, 2)

2. Kỹ năng

+ Đọc trơn toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ: làng gần, núi xa, bãi lầy, bái phục, âu yếm, lăng xăng, hoan nghênh.

+ Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

3. Thái độ

- HS thêm yêu quý loài vật.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- HS: SGK

III. Hoạt động dạy - học A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Gọi HS đọc bài: Bím tóc đuôi sam và trả lời cây hỏi về nội dung bài.

B. Dạy bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Hoạt động 1: Luyện đọc (10p) a. Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu toàn bài.

b. Luyện đọc câu và từ khó.

- HS đọc nối tiếp từng câu:

- GV rút từ khó hướng dẫn đọc: làng gần, núi xa, bãi lầy, bái phục, âu yếm, lăng xăng, hoan nghênh.

c. Luyện đọc đoạn trước lớp - GV hướng dẫn đọc câu khó.

- GV cho HS luyện đọc đoạn trước lớp d. Luyện đọc đoạn trong nhóm

e. Thi đọc giữa các nhóm g. Đọc đồng thanh

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (12p) - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và 2 trả lời câu hỏi:

- HS lắng nghe - HS theo dõi

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.

- HS đọc từ khó

- HS đọc: + Mùa thu mới chớm/nhưng nước đã trong vắt,/trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy..//

+ Những ả cua kềnh/cũng giương đôi mắt lồi,/âu yếm ngó theo.//

- Đoạn 1: từ đầu đến trôi băng băng.

- Đoạn 2: đoạn còn lại.

- HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài - HS nối tiếp nhau đọc đoạn trong nhóm

- Thi đọc đoạn trước lớp - HS đọc ĐT đoạn 2.

- HS đọc thẩm và trả lời

(15)

- Câu 1: Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách gì?

- GV giảng: Dòng sông với hai chú dế có thể chỉ là một dòng nước nhỏ.

- Câu 2: Trên đường đi, đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao?

- Câu 3 (HSKG): Tìm những từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế?

- GV giảng: Các con vật mà hai chú dế gặp trong chuyến du lịch trên sông đều bày tỏ tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ hoan nghênh hai chú dế.

3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (7p) - GV yêu cầu HS lên bảng thi đọc cả bài văn.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (5p)

- Qua bài văn, em thấy cuộc đi chơi của hai chú dế có gì thú vị?

- Nhận xét tiết học

- Luyện đọc lại bài, chuẩn bị học sau:

Chiếc bút mực.

- Hai bạn ghép ba bốn lá bèo sen lại thành một chiếc bè đi trên sông

- HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi:

Nước sông trong vắt, cỏ cây, làng gần, núi xa hiện ra luôn mới mẻ. Các con vật hai bên bờ đều tò mò, phấn khởi, hoan nghênh hai bạn.

- HS trả lời :

+ Thái độ của gọng vó: bái phục nhìn theo.

+ Thái độ của cua kềnh: âu yếm ngó theo.

+ Thái độ của săn sắt, cá thầu dầu, lăng xăng cố bay theo, hoan nghênh váng cả mặt nước.

- 3 HS của 3 tổ lên thi - HS nhận xét

- Hai chú dế gặp nhiều cảnh đẹp ở dọc đường, mở mang hiều biết, được bạn bè hoan nghênh, yêu mến và khâm phục.

Luyện từ và câu

Tiết 4: TỪ CHỈ SỰ VẬT. TỪ NGỮ VỀ NGÀY, THÁNG, NĂM I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Tìm được một số từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối (BT1).

- Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian (BT2).

2. Kỹ năng

- Bước đầu biết ngắt đoạn văn ngắn thành các câu trọn ý.

3. Thái độ

* QTE: + Quyền được kết bạn

+ Bổn phận phải giúp đỡ bạn để thực hiện tốt quyền của mình (HĐ3) II. Chuẩn bị

- Phiếu bài tập, VBT III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Yêu cầu HS viết vào giấy nháp một câu theo mẫu Ai là gì?

- GV nhận xét

(16)

B. Dạy- học bài 1. Giới thiệu bài (1p)

- Hôm nay lớp mình tiếp tục học về các từ chỉ sự vật tập hỏi đáp về thời gian và ngắt đoạn văn thành các câu.

2. Bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Hoạt động 1 (9p)

Bài 1: Tìm các từ theo mẫu trong bảng (mỗi cột 3 từ).

- GV hướng dẫn cách làm

- GV nhận xét, sửa sai cho học sinh.

2. Hoạt động 2(10p)

Bài 2: Đặt và trả lời câu hỏi về ngày, tháng, năm, tuần, ngày trong tuần.

- Gọi 2 HS lên bảng hỏi và trả lời theo mẫu SGK

- Yêu cầu HS hỏi đáp theo nhóm đôi

- GV nhận xét, sửa sai 3. Hoạt động 3 (10p)

Bài 3: Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.

- GV hỏi: Khi viết một câu chữ đầu câu phải viết như thế nào?

- Cuối câu viết dấu gì?

* QTE: Em sẽ làm gì nếu bạn em gặp mưa mà em chỉ có một chiếc áo mưa?

- GV nhận xét

C. Củng cố- dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau: Tên riêng. Câu kiểu Ai là gì?

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng - HS đọc bài làm:

Ví dụ:

Từ chỉ người: bác sĩ, kĩ sư, giáo viên...

Từ chỉ con vật: chó, mèo, ngan, vịt, trâu...

- Nhận xét

- HS nêu yêu cầu.

- 2 HS lên bảng thực hiện.

- HS hỏi đáp theo nhóm đôi - HS hỏi đáp trước lớp:

Vd: + Sinh nhật của bạn vào ngày nào?

+ Một tuần chúng ta được nghỉ mấy ngày?...

- HS nhận xét - HS nêu yêu cầu - Viết hoa.

- Dấu chấm

- HS ngắt câu dùng bút chì ngắt trong SGK sau đó viết lại vào vở.

- 1HS làm bảng - Nhận xét - HS lắng nghe.

- HS trả lời

Ngày soạn: Ngày 28 tháng 9 năm 2020

(17)

Ngày giảng: Thứ năm ngày 01 tháng 10 năm 2020 Toán

Tiết 19: 8 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 8+5 I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết cách thực hiện phép cộng dang 8+5.

- Lập được bảng cộng 8 cộng với một số.

2. Kỹ năng

- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.

- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng.

3. Thái độ

- HS chăm chú học bài.

II. Chuẩn bị - PHTM

III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Gọi HS lên bảng làm BT3/ 18 - GV nhận xét.

B. Dạy- học bài mới:

* Giới thiệu bài (1p)

* Bài mới:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. HĐ1: Giới thiệu phép cộng 8 + 5 (5p)

- GV đính que tính nêu bài toán:

- Bài toán: Có 8 que tính, thêm 5 que tính. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?

- Hỏi: Em làm như thế nào ra 13 que tính?

- Nêu cách tính khác

- Hướng dẫn thực hiện tính viết.

2. HĐ2: HD HS lập bảng cộng 8 (5p)

- Gọi HS lên bảng lập công thức 8 cộng với một số.

- Đọc thuộc lòng bảng công thức.

3. HĐ3: Luyện tập- thực hành (20p)

Bài 1: Tính nhẩm

- HS lắng nghe.

- Nghe và phân tích bài toán.

- Có tất cả 13 que tính.

- Đếm thêm 5 que tính vào 8 que tính;

tách 5 que tính thành 3 và 2, 8 với 2 là 10, 10 cộng 3 là 13 que...

- HS đặt tính và nêu cách đặt tính.

- HS tự lập công thức: 8+3=11 8+4=12 8+5=13 ...

8+9=17

- Lần lượt các tổ, các bàn đọc đồng thanh các công thức

- HS tự làm bài. 2HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

8+2=10 ; 8+3=11 ; 8+4=12 ; 8+5=13 ; 8+6=14

8+8=16 ; 8+9=17 ; 4+8=12 ; 5+8=13 ;

(18)

- GV nhận xét Bài 2: Tính

- Bài toán yêu cầu tính theo dạng gì?

- Ta phải lưu ý điều gì?

- Nhận xét, sửa sai Bài 3:

- Muốn biết tất cả có bao nhiêu con tem ta làm thế nào?

- GV nhận xét, chốt lại bài

Bài 4: Tính nhẩm

- 8+2+ 3 tức là 8 cộng với tất cả...

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 5: Số? (Trò chơi)

- GV chia lớp làm 3 đội chơi - Nhận xét, tuyên dương C. Củng cố, dặn dò (5p)

6+8=14

- HS nhận xét bài làm của bạn - HS đọc yêu cầu bài tập - Tính viết theo cột dọc.

- Viết số sao cho cột đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.

- HS làm bài vào vở - 3HS làm bài ở bảng

8 8 8 8 8 8 + 4 + 8 + 7 + 5 +9 + 6 12 16 15 13 17 14 - Nhận xét

- Có 8 con tem, thêm 4 con tem.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu

- HS sử dụng máy tính bảng lựa chọn đáp án đúng.

- HS tham gia trò chơi - HS đọc

Tập viết

Tiết 4: CHỮ HOA: C I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Biết viết chữ cái viết hoa C và câu ứng dụng theo cỡ vừa (1dòng) và nhỏ (1dòng).

2. Kỹ năng

- Biết viết chữ và câu ứng dụng Chia (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Chia ngọt sẻ bùi theo cỡ nhỏ; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định (3lần).

3. Thái độ

- HS có ý thức rèn luyện chữ viết II. Chuẩn bị

- GV: Mẫu chữ C hoa.

(19)

- HS: VTV, bảng con III. Hoạt động dạy-học A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- GV yêu cầu HS viết bảng con chữ hoa B-Bạn.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy-học bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Bài mới:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa (8p) a. Quan sát và nhận xét:

- Chữ C hoa có mấy nét? Đó là những nét nào?

- GV nêu quy trình viết mẫu ở bảng:

+ Nét 1: ĐB trên ĐK6 viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong, DB trên ĐK2.

b. Viết bảng:

- Viết vào không trung.

- Viết trên bảng con.

2. HĐ2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng (8p)

a. Giới thiệu câu ứng dụng

- Thế nào gọi là: Chia sẻ ngọt bùi?

b. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét + Các chữ nào có độ cao 1 li?

+ Các chữ nào có độ cao 1,25 li?

+ Các chữ nào có độ cao 1,5 li?

+ Các chữ nào có độ cao 2,5 li?

+ Khi viết khoảng cách giữa các chữ ntn?

- GV viết mẫu chữ Chia

c. Hướng dẫn HS viết bảng con

- Cho học sinh viết bảng con chữ Chia.

3. HĐ3: Hướng dẫn viết vào vở (15p) - GV theo dõi, uốn nắn học sinh viết bài.

- GV thu bài, nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò (3p)

- Nhận xét tiết học, khen những em viết đẹp.

- Về nhà luyện viết tiếp trong vở tập viết.

- Quan sát chữ C hoa trong khung chữ.

- Chữ C hoa gồm 1 nét là kết hợp của hai nét cơ bản: cong trái và cong dưới nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ.

- Theo dõi

- Nhắc lại quy trình

- HS viết vào không trung chữ C hoa.

- HS viết vào bảng con chữ C hoa.

- Học sinh đọc

- Thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

+ Các chữ : i, a, n, o, e, u + Các chữ: s

+ Các chữ: t

+ Các chữ: C, h, g, b + Một con chữ o - HS theo dõi - HS viết bảng con - HS viết bài vào vở

- HS lắng nghe.

(20)

Ngày soạn: Ngày 29 tháng 9 năm 2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2020 Buổi sáng

Toán Tiết 20: 28+5 I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28+5 - Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước

- Bài tập cần làm: VBT toán.

2. Kỹ năng

- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

3. Thái độ

- HS say mê học toán II. Chuẩn bị

- GV: Giáo án - HS: VBT

III. Hoạt động dạy- học A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Gọi HS đọc thuộc bảng cộng 8 cộng với một số, 2 HS làm bài ở bảng - GV nhận xét

B. Dạy- học bài mới:

* Giới thiệu bài (1p)

* Bài mới:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. HĐ1: Giới thiệu phép cộng 28 + 5 (10p)

* Bước 1: Giới thiệu

- Nêu bài toán: Có 28 que tính, thêm 5 que tính. Hỏi có tất cả có bao nhiêu que tính?

- Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm thế nào?

* Bước 2: Đi tìm kết quả

* Bước 3: Đặt tính rồi tính:

2. HĐ2: Luyện tập- thực hành (20p) Bài 1: Tính

- GV nhận xét Bài 2

- Thực hiện phép cộng 28+5.

- Thực hiện que tính

- HS thao tác trên que tính và đưa ra kết quả: 33 que tính

- HS nêu cách đặt rồi tính ở bảng con

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS chữa bài ở bảng

28 18 68 38 + 3 + 4 + 5 + 6 31 22 73 44 ...

(21)

- Bài toán cho biết gì và hỏi gì?

- Nêu cách làm

- GV nhận xét, sửa sai - Nhận xét, chốt kiến thức

Bài 3: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 6cm - GV lưu ý cho HS cách vẽ

- Nhận xét

Bài 4: Nối phép tính với kết quả đúng:

- GV chốt kiến thức C. Củng cố, dặn dò (5p)

- HS đọc bài toán - HS trả lời

- HS làm vở, 1 HS lên bảng Bài giải:

Số trâu và bò trên bãi cỏ có tất cả là:

18+7=25 (con)

Đáp số: 25 con trâu, bò.

- HS nhận xét

- HS nêu lại cách vẽ - Vẽ vào vở

- HS lắng nghe.

- HS đọc đề bài.

- 1 cặp làm bảng phụ.

- Nhận xét, chữa bài - HS lắng nghe Chính tả (Nghe-viết)

Tiết 8: TRÊN CHIẾC BÈ I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Làm được BT2, BT(3) a/b.

2. Kỹ năng

- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả.

3. Thái độ

- HS biết yêu quý các con vật.

II. Chuẩn bị - GV: Giáo án

- HS: VBT, vở chính tả, bảng con

- Bảng lớp viết sẵn bài viết và hai bài tập chính tả.

III. Hoạt động dạy-học A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- GV đọc: HS viết: bím tóc, nhà tầng - GV nhận xét

B. Dạy-học bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Bài mới:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết (20p) a. Hướng dẫn chuẩn bị

- Giáo viên đọc bài trên bảng.

- Gọi học sinh đọc bài.

GV hỏi:

- HS đọc thầm theo.

- 1 HS đọc thành tiếng.

(22)

- Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu?

- Đôi bạn đi chơi xa bằng cách nào?

b. Hướng dẫn cách trình bày.

- Đoạn trích có mấy câu?

- Bài chính tả có những chữ nào viết hoa?

- Sau dấu chấm xuống dòng, chữ đầu câu viết như thế nào?

c. Hướng dẫn viết từ khó.

- GV đọc từ khó: Dế Trũi, rủ nhau, say ngắm, bèo sen, trong vắt

d. Viết chính tả.

- GV đọc, HS viết bài vào vở:

e. Soát lỗi.

g. Chữa bài

- GV thu 8-10 bài, nhận xét

2. HĐ2: Làm bài tập chính tả (9p) Bài 2: Gọi đọc yêu cầu.

- Yêu cầu tự làm bài.

- GV nhận xét

Bài 3:

- Đọc yêu cầu bài 3a - Dỗ em có nghĩa là gì?

- Giỗ ông có nghĩa là gì?

- Yêu cầu HS tìm các từ có dỗ hoặc giỗ.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng C. Củng cố, dặn dò (5p)

- GV nhận xét tiết học

- Yêu cầu học sinh về nhà soát lại bài chính tả vào các bài tập, sửa hết lỗi.

- Đi ngao du thiên hạ, dạo chơi khắp đó đây

- Ghép ba bốn lá bèo sen lại thành một chiếc bè

- Có 5 câu.

- Trên, Tôi, Dế Trũi, Chúng,Ngày, Bè, Mùa.

- Viết hoa, lùi vào một ô.

- Viết bảng con

- HS nghe viết vào vở - HS soát bài

- HS đọc yêu cầu

- 2 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở:

Vd: iê /tiên, đồng tiền, miền núi, hiên nhà...

yê /yên ổn, yên ngựa, quyển chuyện ...

- HS đọc yêu cầu

- Dùng lời nói nhẹ nhàng để em nghe theo.

- Lễ cúng tưởng nhớ ông khi ông đã mất

- HS làm bài cá nhân.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

__________________________________________________________________

Tập làm văn

Tiết 4: CẢM ƠN - XIN LỖI I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản.

- Biết nói 2,3 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp.

2. Kỹ năng

- Viết được những điều vừa nói thành đoạn văn. (HSG)

(23)

3. Thái độ

* QTE: Quyền được tham gia gặp gỡ mọi người, hoà nhập và thiết lập mối quan hệ với mọi người (HĐ củng cố)

II. Các kĩ năng sống cơ bản (HĐ1, HĐ2)

- Giao tiếp: cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến của người khác.

- Tự nhận thức vè bản thân.

III. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh hoạ bài tập 3 trong SGK - HS: VBT

IV. Hoạt động dạy – học A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- 1HS đọc danh sách tổ mình đã làm ở bài trước.

- GV nhận xét.

B. Dạy-học bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Bài mới:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Hoạt động 1 (7p) Bài 1:

- Hướng dẫn đóng vai theo yêu cầu bài

- Em nói thế nào khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa?

- Nhận xét, khen ngợi các em nói lời cảm ơn lịch sự.

* GV: Khi nói lời cảm ơn chúng ta phải tự tin, tỏ thái độ lịch sự, chân thành, nói lời cảm ơn với người lớn tuổi phải lễ phép, với bạn bè thân mật.

Và cũng phải biết lắng nghe khi người khác nói. Người Việt Nam có nhiều cách nói cảm ơn khác nhau.

- Tương tự tiếp tục đóng vai để nói lời cảm ơn với các tình huống còn lại 2. Hoạt động 2 (8p)

Bài 2

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trình bày

- Em nói thế nào khi lỡ bước giẫm vào chân bạn.

- Em mải chơi quên làm việc mẹ đã dặn.

- Em đùa nghịch, va phải một cụ già.

- HS nêu yêu cầu - HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu.

- 2 HS lên đóng vai HS1: Bạn có áo mưa HS2: Không có áo mưa

- Cảm ơn bạn!/ Cảm ơn bạn nhé!/ Mình cảm ơn bạn nhiều!/ Bạn thật tốt, không có bạn thì mình ướt hết rồi!

- HS đóng vai

- Cô giáo cho em mượn quyển sách:

Em cảm ơn cô ạ!/ Em xin cảm ơn cô!

- Em bé nhặt hộ em chiếc bút:

Cảm ơn em nhiều!/ Chị(anh) cảm ơn em!/ Em ngoan quá, chị cảm ơn em!

- HS đọc yêu cầu.

- HS nêu cách nói của mình.

- Ôi! Tớ xin lỗi!/ Tớ xin lỗi, tớ không cố ý!/ Bạn có đau lắm không, cho tớ xin lỗi nhé!/ Tớ xin lỗi cậu, tớ vô ý quá!

- Con xin lỗi mẹ ạ!/ Con xin lỗi mẹ, lần sau con không thế nữa.

- Ôi, cháu xin lỗi cụ ạ!/ Cháu xin lỗi cụ ạ, cháu lỡ tay!/ Ôi, cháu vô ý quá, cháu xin lỗi cụ ạ!/ Cháu xin lỗi cụ, cụ có sao

(24)

* KNS: Khi nói lời xin lỗi cần có thái độ thành khẩn.

3. Hoạt động 3 (8p) Bài 3:

- Treo tranh 1 và hỏi tranh vẽ gì?

- Khi được nhận quà, bạn nhỏ nói gì?

- Hãy dùng lời của em kể lại nội dung bức tranh này, trong đó có sử dụng lời cảm ơn.

- Nhận xét.

- Treo tranh 2 và hỏi tranh vẽ gì?

- Khi lỡ làm vỡ lọ hoa, cậu bé nói gì?

- Hãy dùng lời của em kể lại nội dung bức tranh này?

- Nhận xét.

Bài 4: (7p) Nêu yêu cầu

- Viết lại những câu em đã nói của mình về 1 trong 2 bức tranh.

- Gọi đọc bài, nhận xét.

- Nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò (5p)

* QTE: GD HS nên thiết lập mối quan hệ tốt đẹp khi gặp gỡ được những người bạn tốt.

- Nhận xét về kết quả luyện tập - Dặn dò: HS nhớ thực hiện nói lời cảm ơn, xin lỗi trong cuộc sống hằng ngày.

không ạ!

- HS đọc đề bài.

- Tranh vẽ một bạn nhỏ đang được nhận quà của mẹ.

- Bạn phải cảm ơn mẹ.

- HS suy nghĩ, sau đó trình bày trước lớp.

+ Mẹ mua cho Ngọc một con gấu bông rất đẹp. Ngọc đưa hai tay đón lấy con gấu bông và nói: " Con cảm ơn mẹ ".

+ Nhân ngày sinh nhật của Hà, mẹ tặng Hà một con gấu bông rất đẹp. Hà thích lắm, em lễ phép đưa hai tay nhận món quà của mẹ và nói: "Con gấu đẹp quá.

Con xin cảm ơn mẹ ạ!”

- Tranh vẽ một cậu bé làm vỡ lọ hoa, cậu bé khoanh tay xin lỗi mẹ.

- Cậu bé phải xin lỗi mẹ.

+ Tuấn sơ ý làm vỡ lọ hoa của mẹ. Cậu khoanh tay xin lỗi và nói:” Con xin lỗi mẹ ạ!”

- Vài HS nêu

- HS viết bài vào vở. (HSKG) - HS nối tiếp nhau đọc.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- HS lắng nghe.

SINH HOẠT TUẦN 4 I. Mục tiêu

- Giúp học sinh thấy được ưu nhược điểm của bản thân lớp trong tuần vừa qua rồi có phương hướng cho tuần tới.

- Giới thiệu một trò chơi học tập cho lớp.

II. Chuẩn bị:

- Nội dung phần sinh hoạt

(25)

III. Tiến hành sinh hoạt (10p) 1. Sinh hoạt văn nghệ

2. Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần 4 - Các tổ trưởng nhận xét ưu khuyết điểm của tổ.

- Lớp trưởng nhận xét chung - GV nhận xét chung:

* Ưu điểm

...

...

...

...

...

...

* Nhược điểm:

...

...

...

...

...

...

3. Phương hướng tuần 5

...

...

...

...

...

4. Sinh hoạt sao.

- HS học các bài múa hát, phát động trồng và chăm sóc vườn hoa nhà trường,...

- Vui văn nghệ: múa, kể chuyện,....

--- Buổi chiều

Luyện tiếng việt

Luyện đọc bài : BÍM TÓC ĐUÔI SAM A/ Mục tiêu:

-Luyện đọc lại bài tập đọc Bím tóc đuôi sam.

-Đọc trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu.

-Trả lời được các câu hỏi trong bài.

B/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV: Hoạt động của HS:

(26)

I.Bài mới:

GV nêu nội dung y/c giờ học.

1. Hướng dẫn luyện đọc:

Gv đọc bài và hướng dẫn luyện đọc.

Luyện đọc: GV nêu y/c.

2. Hướng dẫn đọc và trả lời câu hỏi:

GV nêu y/c.

GV nêu câu hỏi.

GV nhận xét chốt lại nội dung.

Tương tự các đoạn khác.

3. Luyện đọc lại bài.

GV nhận xét ghi điểm.

II. Củng cố dặn dò:

Về luyện đọc lại bài.

Nhận xét giờ học.

HS đọc nối tiếp câu.

HS đọc nối tiếp đoạn.

Lớp đọc đồng thanh.

1HS đọc đoạn 1 HS trả lời

Lớp nhận xét bổ sung.

HS đọc và trả lời câu hỏi.

Lớp nhận xét bổ sung.

LUYỆN TOÁN ÔN TẬP A/ Mục tiêu : Giúp hs củng cố :

-Cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 9 cộng với một số, 29 + 5.

-Vận dụng vào để giải toán có lời văn.

B/ Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của GV: Hoạt động của HS:

I. Bài mới : Giới thiệu bài : Hướng dẫn hs làm bài tập : Bài1 : Đặt tính rồi tính

46+14 39+25 18+39 65+15 89+0 49 +11 Bài2 :Điềndấu+hoặc–vàochỗ

chấm ? :

9….3…7 = 19 9….4…3 = 10 7….9…5 = 11

Bài3: Giải bài toán theo tóm tắt sau:

Tóm tắt:

Bình có: 29 viên bi An có : 17viên bi Tất cả: …. viên bi?

GV hd gợi ý:

Dựa vào tóm tắt ta thấy:

-Bài toán cho biết gì?

-Bài toán hỏi gì?

HS đọc y/c.

3 hs lên làm, lớp làm vào vở.

Nhận xét chữa bài.

HS đọc y/c.

HS làm rồi chữa bài.

-Bình có 29 viên bi,An có 17 viên bi.

-Cả hai bạn có tất cả bao nhiêu viên bi ?

(27)

Cho hs nêu miệng bài toán.

Nhận xét chữa bài.

II. Củng cố dặn dò:

GV hệ thống lại bài.

Nhận xét giờ học.

HS dựa vào tóm tắt nêu bài toán.

1 hs lên làm, lớp làm vào vở.

Bài giải :

Cả hai bạn có số viên bi là : 29 + 17 = 46(viên bi) Đáp số : 46 viên bi.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Thi rung chuông vàng,tìm hiểu luật An toàn giao thông ...

Ngày 25 tháng 9 năm 2020 Tổ trưởng kí duyệt

Dương Thị Ngọc

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.. * Rèn kĩ năng đọc hiểu :

KN: Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn; hiểu đúng nội dung của bài; đọc đúng văn bản, trả lời đúng các câu hỏi2. TĐ: Yêu thích

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một bài thơ ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ , nhận biết một số tiếng

- Bước đầu biết đọc diễn cảm - Trả lời được các câu hỏi trong bài3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay và đọc hiểu

Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm, thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.. * Kỹ năng đọc hiểu: Trả lời được 1,2 câu hỏi về nội

*Mục tiêu học sinh Quảng: Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.. * Giáo dục kĩ năng sống - Tư

Đọc đúng các từ khó, nghỉ hơi đúng sau dấu câu - Hiểu được nội dung của bài.. - Bước đầu biết đọc diễn cảm - Trả lời được các câu

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ rằng một bài thơ ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng