• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 31

Ngày soạn: 20/4/2018 Ngày giảng: Thứ hai 23/4/2018

Buổi sáng:

Tập đọc - Kể chuyện

Tiết 91 - 92: BÁC SĨ Y – ÉC - XANH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .

- ND: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y – éc- xanh nói lên sự gắn bó của Y-éc- xanh với mảnh đất Nha Trang và Việt Nam nói chung

2. Kĩ năng

- HS đọc đúng, trôi chảy toàn bài, to, rõ ràng, rành mạch.

- Kể lại được câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

- Rèn kỹ năng kể đúng nội dung, tự nhiên biết phối hợp cử chỉ, nét mặt; biết nghe và nhận xét bạn kể.

3. Thái độ

- Yêu thích môn TV

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Tranh minh họa truyện trong SGK.

- Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý để HS kể.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Kiểm tra 2 HS.

- Nhận xét

B.Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài:

2. Luyện đọc:

- Gv đọc toàn bài.

- Đọc nối tiếp từng câu.

- Chỉnh phát âm.

- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.

- Đưa từ luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ.

- Hướng dẫn luyện đọc câu; đoạn.

- Đọc từng đoạn trong nhóm.

3. Tìm hiểu bài

? Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh?

? Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người như thế nào. Trong thực tế, vị bác sĩ có khác gì so với trí tưởng tượng của bà?

- Đọc thuộc lòng bài: Một mái nhà chung và trả lời câu hỏi.

- Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.

- Bà khách tưởng tượng nhà bác học Y- éc-xanh là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quý phái. Trong thực tế, ông mặc bộ quần áo ka ki cũ không là ủi

(2)

? Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc-xanh quên nước Pháp?

? Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh?

? Bác sĩ Y-éc-xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang. Vì sao?

4.Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm một đoạn.

- Cho HS đọc theo vai.

- GV nhận xét, khen ngợi - HS nghe.

- Vài HS thi đọc đoạn.

Kể chuyện

- Hs nêu yêu cầu: Dựa vào tranh minh họa hãy kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của bà khách.

- Yêu cầu HS kể mẫu đoạn 1.

- HS kể theo cặp.

- 4HS thi nhau kể nối tiếp trước lớp.

- 1 HS kể cả câu chuyện.

- GV nhận xét, khen.

C. Củng cố- dặn dò: 5’

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà luyện đọc và xem lại bài. Hãy kể câu chuyện này cho người thân nghe và chuẩn bị bài “Bài hát trồng cây”

trông như người khách đi tàu ngồi toa hạng ba – toa tàu dành cho người ít tiền. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.

- Vì bà thấy Y-éc-xanh không có ý định trở về Pháp.

- “Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.”

- Ông muốn ở lại để giúp người dân Việt Nam đấu tranh chống bệnh tật./

Ông muốn thực hiện lẽ sống của mình:

để yêu thương và giúp đỡ đồng loại./

Ông nghiên cứu các bệnh nhiệt đới, ở Nha Trang ông mới có thực tế để nghiên cứu./ Ông yêu mến phong cảnh và đất nước Việt Nam.

- HS phân vai thi đọc.

- HS kể mẫu đoạn 1.

Toán

Tiết 151: NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp).

(3)

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng thực hiện các phép nhân, vận dụng để giải các bài toán có liên quan.

3. Thái độ

- HS có ý thức trong giờ học, yêu thích môn toán.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Bảng phụ, SGK, VBT

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi 1 em lên bảng làm lại bài tập 4.

- Chấm vở tổ 2.

- Nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới: 30'

a. Giới thiệu bài: 2’

b. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân 14273 ¿ 3

- GV viết lên bảng phép tính : 14273

¿ 3 = ?

- Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính và tính

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính.

- GV gọi HS nêu lại cách tính

c. Thực hành Bài 1:

- GV gọi HS đọc yêu cầu và cho HS làm bài

- GV gọi HS nêu lại cách tính - HS nêu và làm bài

- Lớp nhận xét - Học sinh nêu - GV Nhận xét

Bài 2:

- GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài - GV Nhận xét

- Một em lên bảng chữa bài tập số 4.

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Lớp theo dõi GV giới thiệu.

Bài 1:

2152 6

4 729

1709

2 15180

¿

3

¿

2

¿ 4

¿ 5 64578 81458 68368 75900 Bài 2: Số ?

Bài 3 :

+ Lần đầu người ta chuyển 27 150kg thóc vào kho, lần sau chuyển được số thóc gấp đôi lần đầu.

+ Hỏi cả hai lần đã chuyển vào kho bao nhiêu ki-lô-gam thóc?

Tóm tắt Bài giải

Số thóc chuyển vào kho lần sau là:

27 150 2 = 54 300 (kg) Số thóc cả hai lần chuyển vào kho là:

27 150 + 54 300 = 81 450 (kg) Đáp số: 81 450kg

¿

14273 3

42819 3 nhân 3 bằng 9, viết 9 3 nhân 7 bằng 21, viết1 1 nhớ 2

3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8

3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1

3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4

Vậy 14273 nhân 3 bằng 42819

Thừa số

19091 13 070 10709 Thừa

số

5 6 7

Tích 95455 78420 7

963

Lần đầu Lần sau

27150kg

? kg thóc

(4)

Bài 3:

- GV gọi HS đọc đề bài.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt

- HS làm bài

- Giáo viên nhận xét

C.Củng cố, dặn dò: 3’

- GV tổng kết tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.

thóc

Buổi chiều:

Đạo đức

CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

- Kể được một số lợi ích của cấy trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng vật nuôi ở gia đình, nhà trường.

* KNS

-Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn

-Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trướng.

-KN thu thập và xử kí thông tin lquan đến chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở tr

-Kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trướng

-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trướng

* TKSDNL: - Chăm sóc cây trồng vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính do các chất khí thải gây ra, tiết kiệm năng lượng

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Vở bài tập Đạo đức 3.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động : - Hát

(5)

2. Khám phá: 5p) Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 1)

- Cây trồng, vật nuôi có lợi ích gì đối với con người ?

- Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì ? - Nhận xét bài cũ.

3. Kết nối :30p

 Giới thiệu bài : Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 2 )

 Hoạt động 1 : Báo cáo kết quả điều tra - Giáo viên yêu cầu một số em trình bày kết quả điều tra theo những vấn đề sau:

+ Hãy kể tên loại cây trồng mà em biết.

+ Các cây trồng đó được chăm sóc như thế nào ?

+ Hãy kể tên các vật nuôi mà em biết.

+ Các vật nuôi đó được chăm sóc như thế nào ?

+ Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi như thế nào ? - Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày lại kết quả điều tra

- Giáo viên nhận xét việc trình bày của các nhóm và khen ngợi học sinh đã quan tâm đến tình hình cây trồng, vật nuôi ở gia đình và địa phương.

 Hoạt động 2 : Đóng vai

- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai theo một trong các tình huống sau:

a. Tình huống 1: Tuấn Anh định ... đâu mà cậu tưới.Nếu là Tuấn Anh, em sẽ làm gì ?

b. Tình huống 2: Dương đi thăm ...

Nếu là Dương, em sẽ làm gì ?

c. Tình huống 3: Nga đang chơi vui ...

Nếu là Nga, em sẽ làm gì ?

d. Tình huống 4: Chính rủ Hải đi học tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần.

Nếu là Hải, em sẽ làm gì ?

- Gọi đại diện từng nhóm lên đóng vai - Giáo viên kết luận từng tình huống

4. Hoạt động 3 Trò chơi Ai nhanh, ai đúng - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và phổ biến luật chơi: ...

- Học sinh trả lời

- Học sinh chia thành các nhóm, và thảo luận trả lời các câu hỏi.

- Đại diện học sinh lên trình bày lại kết quả điều tra.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung

- Học sinh chia thành các nhóm nhỏ, trao đổi, thảo luận và chuẩn bị đóng vai

- Đại diện các nhóm lên đóng vai.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung

(6)

- Giáo viên cho các nhóm thực hiện trò chơi.

- Giáo viên tổng kết, khen các nhóm khá nhất.

*)Kết luận chung: Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vì vậy, em cần biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

5. Củng cố - Vận dụng : 3p

*) Liên hệ; TNMTBĐ: Cây trồng vật nuôi là nguồn sống quý giá của con người vùng biển, hải đảo. Giữ gìn, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo.

* TKSDNL: - Chăm sóc cây trồng vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính do các chất khí thải gây ra, tiết kiệm năng lượng

GV nhận xét tiết học.-Dặn dò tiết học sau.

- Học sinh thành các nhóm và lắng nghe Giáo viên phổ biến luật chơi.

- Các nhóm thực hiện trò chơi - Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả thi của các nhóm.

--- Tập viết

Tiết 31: ÔN CHỮ HOA V

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa V(1 dòng), L, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Văn Lang (1 dòng) và câu ứng dụng: “Vỗ tay cần nhiều ngón / Bàn kĩ cần nhiều người.” (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với viết thường trong chữ ghi tiếng.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, viết đẹp 3. Thái độ

- Yêu thích môn TV

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Giáo án, mẫu chữ hoa V

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- GV kiểm tra vở tập viết của HS.

- Kiểm tra 2 HS.

- Nhận xét

B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học.

2. Hướng dẫn viết trên bảng con.

- Tìm các chữ hoa có trong bài.

- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách

Uông Bí

- Các chữ hoa có trong bài : V, L, B

(7)

viết V, L, B

- HS nghe, quan sát.

- HS nhắc lại cách viết.

- Cho HS viết vào bảng con các chữ: V Nhận xét – hướng dẫn thêm.

- Gọi HS đọc từ ứng dụng.

- GV giới thiệu: Văn Lang là tên nước Việt Nam thời các vua Hùng, thời kì đầu tiên của nước Việt Nam.

- Cho HS viết vào bảng con: Văn Lang.

Nhận xét

Gọi HS câu ứng dụng.

Giảng giải câu ứng dụng.

Cho HS viết bảng con: Vỗ tay.

Nhận xét

3.Hướng dẫn viết vào vở tập viết.

GV nêu yêu cầu bài viết

Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút.

Chấm, nhận xét bài viết của HS.

C.Củng cố, dặn dò: 2’

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà viết tiếp những phần chưa hoàn thành và viết tiếp phần luyện viết.

Văn Lang

- HS đọc: Vỗ tay cần nhiều ngón / Bàn kĩ cần nhiều người.

- HS viết bảng con: Vỗ tay.

Chữ V: 1 dòng chữ nhỏ.

Chữ L, B: 1 dòng chữ nhỏ.

Tên riêng Văn Lang : 1 dòng chữ nhỏ.

Câu ứng dụng: 1 lần cỡ chữ nhỏ.

Tự nhiên và xã hội

Tiết 62: MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS trình bày được mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.

- Rèn kỹ năng HS biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất, vẽ được sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.

2. Kĩ năng

- Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Các hình trong SGK - Quả địa cầu.

IV. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 4’

Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời - Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?

(8)

- Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời?

- Nhận xét 2. Bài mới: 30'

Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý:

+ Hãy chỉ trên hình 1: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và trình bày hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất

+ Nhận xét về chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (cùng chiều hay ngược chiều)

+ Nhận xét độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng. (HS Khá-Giỏi)

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất

- Giáo viên giảng cho học sinh biết:

Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh

- Giáo viên hỏi:

+ Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất?

- Giáo viên mở rộng cho học sinh biết:

Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.

- Giáo viên cho học sinh vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

- Giáo viên cho học sinh trao đổi và nhận xét

3. Nhận xét – Dặn dò: 2’

- GV nhận xét tiết học.

Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.

+ Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất vì Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng từ Tây sang Đông.

- Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất.

(9)

- Chuẩn bị bài 63:

Ngày soạn: 21/4/2018

Ngày giảng: Thứ ba 24/4/2018 Buổi sáng:

Toán

Tiết 152: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố về phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số; giải toán có lời văn bằng 2 phép tính.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng thực hành phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số, giải toán, tính nhẩm .

3. Thái độ

- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, say mê môn toán.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi hai em lên bảng sửa bài tập về nhà

- Chấm vở hai bàn tổ 2

- Nhận xét đánh giá phần kiểm 2. Bài mới: 30'

a. Giới thiệu bài: 2’

b. Luyện tập:

Bài 1:

- GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính.

- HS nêu cách đặt tính và tính.

- Học sinh làm bài.

- Cho học sinh làm bài bảng con.

- GV nhận xét Bài 2:

- GV gọi HS đọc đề bài.

- Lớp nhận xét.

- Học đọc đề.

- HS tóm tắt và giải.

- Hướng dẫn HS phân tích đề và giải.

- Giáo viên nhận xét

- Hai em lên bảng chữa bài tập số 4.

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Lớp theo dõi GV giới thiệu - Vài HS nhắc lại tựa bài.

- Bài 1: Đặt tính rồi tính

21718 12198 18061 10670

¿

4

¿

4

¿

5

¿

6 86872 48792 90305 64020 Bài 2:

Tóm tắt :

- Có : 63 150l dầu - Đã lấy ra : 3 lần - Mỗi lần : 10715l dầu - Còn : ... l dầu ?

Bài giải

Số lít dầu người ta lấy ra khỏi kho là:

10715 3 = 32 145 (l)

Số lít dầu còn trong kho là:

63 150 – 32 145 = 31 005 (l)

(10)

Bài 3: Tính giá trị biểu thức:

- GV gọi HS đọc yêu cầu - HS nêu

- Cho học sinh làm bài - GV nhận xét

Bài 4: Tính nhẩm ( theo mẫu ):

- Yêu cầu học sinh làm bài - HS nêu kết quả

- GV nhận xét

3. Củng cố - Dặn dò: 3’

- GV tổng kết tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.

Đáp số: 31 005 l dầu Bài 3: Tính giá trị biểu thức:

b.26742+ 4031 5

= 26742 + 20155

= 46897

81025 –12071 6

=81025 – 72426

= 153451

- Hs đọc yêu cầu

Chính tả (nghe - viết) Tiết 61: BÁC SĨ Y- ÉC - XANH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS nghe viết đúng đoạn cuối của đoạn 3 trong bài : Bác sỹ Y - éc - xanh;

làm đúng bài tập.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng nghe viết đúng, sạch đẹp, đúng tốc độ.

3. Thái độ

- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, có ý thức luyện viết.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Bảng lớp chép bài tập 2a.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi HS viết bảng: trong trẻo, che chở, trắng trẻo, chong chóng.

- Nhận xét đánh giá . 2. Bài mới: 30'

a. Giới thiệu bài: 2’

- Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết bài

“ Liên Hợp Quốc “ b. Hướng dẫn nghe viết: 15’

* Hướng dẫn chuẩn bị : - GV đọc đoạn viết.

- Vì sao bác sỹ là người Pháp mà lại ở Nha Trang ?.

- Đoạn văn có mấy câu ?

- Gọi HS nêu cách trình bày đoạn viết.

- Tìm chữ viết hoa, tên riêng người nước

- 3 HS lên bảng viết .

- Cả lớp viết vào giấy nháp.

- Lớp lắng nghe giới thiệu bài - Hai em nhắc lại tựa bài - HS lắng nghe.

- HS theo dõi.

- 2 HS đọc lại

- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.

- Có 5 câu.

- 1 HS nêu, HS khác nhận xét.

- HS suy nghĩ trả lời.

(11)

ngoài được viết thế nào ? - HD viết từ khó.

- Gọi HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết.

VD : sống chung, trái đất, rời khỏi, Nha Trang, nơi nào, rộng mở….

- GV sửa lại cho HS.

- GV đọc cho HS viết bài.

- GV thu chấm, nhận xét.

c. Hướng dẫn làm bài tập: 10’

* Bài tập 2a:

- Chọn phần a

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài.

- Gọi HS đọc lại.

* Bài tập 3:

- GV cho HS làm nháp.

- GV nhận xét, cho điểm.

3. Củng cố - Dặn dò: 3’

- GV nhận xét đánh giá tiết học

- Nhắc nhớ trình bày sách vở sạch đẹp.

- HS tìm và viết ra nháp.

- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.

- 1 HS đọc đầu bài.

- HS làm nháp, 1 HS lên chữa.

- 1 HS đọc lại bài.

Lời giải : a) dáng hình – rừng xanh – rung mành

- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.

- HS làm bài; HS chữa bài.

Lời giải : a) gió b) giọt mưa

Buổi chiều:

HĐNGLL –VHGT

KHI NGƯỜI THÂN VỪA NGHE ĐIỆN THOẠI VỪA ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

I- MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- HS biết được sự nguy hiểm khi vừa nghe điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông.

2. Kĩ năng

- Biết cách xử lý khi phát hiện người thân vừa nghe điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông.

- Biết ngăn cản người thân khi vừa sử dụng điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông.

- Biết đánh giá hành vi đúng-sai của người khác về việc sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông.

3.Thái độ

Biết nhắc nhở mọi người không sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông.

(12)

II-CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

- Tranh ảnh về người vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại để chiếu minh họa( nếu là giáo án điện tử)

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị tranh ảnh về người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng điện thoại trong đồ dùng học tập của nhà trường.

- Các hình ảnh trong sách Văn hóa giao thông lớp 3 2. Học sinh

Sách văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Có thể sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: trải nghiệm, thảo luận nhóm, đóng vai , trò chơi…….

1. Tổ chức trong lớp a) Trải nghiệm

Gv đặt câu hỏi để dẫn dắt vào bài:

- Em đã từng đi những loại phương tiện giao thông đường bộ nào?

- Khi đi ô tô/xe máy ai chở em ?

- Có khi nào trên đường đi ba/ mẹ...vừa chở em vừa nghe điện thoại không?

- Em thấy khi vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại có nguy hiểm không?

- Vậy khi thấy người thân vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại em cần làm gì?

b) Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “Ba ơi! Dừng xe rồi nghe điện thoại”

- GV cho Hs đọc truyện, quan sát hình ảnh trong sách và cho Hs thảo luận nhóm đôi hoặc thảo luận cả lớp theo các câu hỏi:

+ Khi đang đi trên đường, điện thoại reo, ba Thanh đã làm gì?

+ Thanh cảm thấy thế nào khi ba vừa lái xe vừa nghe điện thoại?

+ Vì sao ba và Thanh bị ngã?

+ Theo em, nếu Thanh dứt khoát nhắc ba dừng xe để nghe điện thoại thì tai nạn có thể tránh được không?

+ Nếu em thấy người thân vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, em sẽ làm gì?

- Để Hs hiểu rõ hơn về hậu quả khi vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, Gv còn có thể trình chiếu video, clip, các tranh ảnh hoặc chuẩn bị các tranh ảnh trong khổ giấy A0 về hậu quả của việc vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại.

c) Hoạt động thực hành

GV nêu câu hỏi 1 bài tập thực hành:

1/Em hãy nêu những nguy hiểm có thể gặp khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại.

- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi sau đó gọi đại diện các nhóm phát biểu - GV chốt:

Những nguy hiểm có thể gặp khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại:

+ Va vào xe người khác.

(13)

+ Bị xe người khác va vào mình

+ Không xử lý kịp các những nguy hiểm xảy ra trên đường.

- GV yêu cầu Hs đọc câu lệnh bài tập 2: Em hãy ghi Đ vào ô □ ở hình ảnh thể hiện điều nên làm, ghi S vào □ ở hình ảnh thể hiện điều không nên làm.

- Gv chiếu lần lượt từng tranh và hỏi:

+ Em thấy gì qua bức tranh?

+ Em thấy việc làm trong tranh đúng hay sai? Vì sao?

- Nếu trong thực tế, em gặp những hành động chưa đúng như trong các hình ảnh,em sẽ làm gì?

- GV chốt

d) Hoạt động ứng dụng

- Yêu cầu Hs đọc mẩu chuyện ngắn trong sách.

- Chiếu tranh, hỏi:

+ Em thấy gì qua bức tranh?( tranh 1)( Mẹ Ngân dừng lại nghe điện thoại) + Theo em việc làm này đúng hay sai?

+ Tương tự với tranh 2

+ Nếu em là Ngân em sẽ làm thế nào?

Hs cần nêu được: Khi điều khiển giao thông nghe điện thoại reo phải dừng lại bên đường để nghe. Không được vừa lái xe vừa nghe điện thoại như vậy sẽ gây nguy hiểm cho mình và người khác.

2. Tổ chức lớp học ởs sân trường hoặc nơi khác: Thảo luận nhóm, Đóng vai - Tổ chức trò chơi “ Đóng vai”: Yêu cầu các tổ dựa vào nội dung truyện , thảo luận đóng vai dựng lại tình huống

- Gọi đại diện các tổ trình bày

- Sau trò chơi đóng vai, GV nhận xét, chốt ý Ngày soạn: 23/4/2018 Ngày giảng: Thứ tư 25/4/2018

Buổi sáng:

Toán

Tiết 153: CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng thực hành phép chia và vận dụng làm các bài toán liên quan.

3. Thái độ

- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- HS chuẩn bị bộ đồ dung học toán có 8 hình tam giác

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- GV cho HS làm bảng con:

- 18006 ¿ 5 ; 12198 ¿ 3 - Nhận xét đánh giá

- Hai em lên bảng chữa bài - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

(14)

2. Bài mới: 30' a. Giới thiệu bài: 2’

b. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 37648 : 4

- GV viết lên bảng phép tính:

37648 : 4 = ?

- Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính và tính

- Giáo viên: Trong lượt chia thứ tư, số dư là 0. Vậy ta nói phép chia 37648 : 4 = 9412 là phép chia hết.

- Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.

3. Thực hành Bài 1: Tính

- GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài - Nhận xét

Bài 2:

- GV gọi HS đọc đề bài.

- Hướng dẫn HS phân tích và tóm tắt.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Hs nhận xét

- Giáo viên nhận xét.

Bài 3: Tính giá trị biểu thức:

- GV gọi HS đọc yêu cầu - Cho học sinh làm bài - GV Nhận xét

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- GV tổng kết tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.

* Lớp theo dõi GV giới thiệu 37648

16 04 0 8 0

4 9412

37 chia 4 được 9, viết 9. 9 nhân 4 bằng 36; 37 trừ 36 bằng 1.

 H

ạ 6 được 16; 16 chia 4 được 4, viết 4. 4 nhân 4 bằng 16; 16 trừ 16 bằng 0

Hạ 4; 4 chia 4 được 1, viết 1. 1 nhân 4 bằng 4;

4 trừ 4 bằng 0

Hạ 8; 8 chia 4 được 22, viết 2. 2 nhân 4 bằng 8;

8 trừ 8 bằng 0

Bài 2:

Bài giải

Số xi măng đã bán là:

36 550 : 5 = 7310 (kg)

Số xi măng cửa hàng còn lại là:

36 500 – 7 310 = 29 190 (kg) Đáp số:29190kg xi măng Bài 3: Tính giá trị biểu thức a 69218 – 26736 : 3= 60306 30507 + 27876 : 3= 39799 b (35281 + 51645) : 2= 43463 ( 45405 – 8221 ) : 4= 9296

Ngày soạn: 23/4/2018 Ngày giảng: Thứ năm 26/4/2018

Buổi sáng:

Tập dọc

Tiết 93: BÀI HÁT TRỒNG CÂY

(15)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu các từ ngữ, hiểu nội dung bài.

- ND: Cây xanh mang lại cho con người cái đẹp , ích lợi và hạnh phúc .Mọi người hãy hăng hái trồng cây .

2. Kĩ năng

- HS đọc đúng cả bài to, rõ ràng, rành mạch, trôi chảy toàn bài.

- Phát âm đúng 1 số từ ngữ: lay lay, nắng, mau lớn lên, ....

- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, ngắt nhịp giữa các dòng thơ, khổ thơ; học thuộc bài thơ.

3. Thái độ

- Giáo dục HS ý thức trồng và chăm sóc cây xanh mang lại niềm hạnh phúc cho con người

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌCBảng phụ chép bài thơ và nội dung luyện đọc.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- GV kiểm tra 3 học sinh.

- Nhận xét

B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài: Bài hát trồng cây 2. Bài mới

- Gv đọc bài thơ.

- Đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ.

- Chỉnh phát âm.

- Đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp.

Đưa từ luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- Hướng dẫn luyện đọc khổ thơ.

- Đọc nối tiếp từng khổ thơ trong nhóm.

3. Tìm hiểu bài

+ Cây xanh mang lại những gì cho con người?

+ Hạnh phúc của người trồng cây là gì?

+ Tìm những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ. Nêu tác dụng của chúng.

- 3 HS đọc bài Bác sĩ Y-éc-xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Cây xanh mang lại: Tiếng hót mê say của các loài chim trên vòm cây/Ngọn gió mát làm rung cành cây, hoa lá/Bóng mát trong vòm cây làm con người quên nắng xa, đường dài/Hạnh phúc được mong chờ cây lớn lên từng ngày.

- Hạnh phúc của người trồng cây là được mong chờ cây lớn, được chứng kiến cây lớn lên hằng ngày.

- Các từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ là Ai trồng cây / Người đó có … và Em trồng cây. Việc lặp đi lặp lại của các từ ngữ này giống như điệp khúc

(16)

3. Luyện đọc lại

- GV treo bảng phụ ghi sẵn bài thơ.

- GV HD HS luyện học thuộc lòng.

- Cho HS thi đọc thuộc lòng.

- GV nhận xét, khen ngợi C. Củng cố- dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Về tiếp tục học thuộc lòng bài thơ chuẩn bị bài “Người đi săn và con vượn”.

của một bài hát làm cho người đọc dễ nhớ, dễ thuộc, nhấn mạnh ý khuyến khích mọi người hăng hái trồng cây.

Toán

Tiết 154: CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiếp)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số.

2. Kĩ năng

- Biết vận dụng để thực hiện các phép chia, giải toán có liên quan đến phép chia.

3. Thái độ

- Giáo dục HS có ý thức trong học tập.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌCVở BT,bảng phụ ,phấn mầu.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi HS lên bảng sửa bài tập - GV nhận xét đánh giá.

2. Bài mới: 30'

a. Giới thiệu bài: 2’

b. Luyện tập: 28’

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 12485 : 3

- GV viết lên bảng phép tính:

12485 : 3 = ?

và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này

- Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính.

- Giáo viên: Trong lượt chia thứ

- HS lên bảng làm bài.

- HS khác nhận xét .

* Lớp theo dõi giới thiệu bài 12485

04 18 05 2

3 4161

12 chia 3 được 4, viết 4. 4 nhân 3 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0.

 Hạ 4; 4 chia 3 được 1, viết 1. 1 nhân 3 bằng 3; 4 trừ 3 bằng 1

 Hạ 8 được 18; 18 chia 3 được 6, viết 6. 6 nhân 3 bằng 18; 18 trừ 18 bằng 0

 Hạ 5; 5 chia 3 dược 1, viết 1. 1nhân 3 bằng 3; 5 trừ 3 bằng 2

(17)

tư, số dư là 2. Vậy ta nói phép chia 12485 : 3 = 4161 là phép chia có dư.

- Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.

Hoạt động 2: Thực hành Bài 1 : Tính

- GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài.

- Cá nhân - HS làm bài

- GV Nhận xét Bài 2:

- GV gọi HS đọc đề bài - Học sinh đọc

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Cả lớp làm vở.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Giáo viên nhận xét.

Bài 3: Số?

- GV gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi học sinh lên sửa bài.

- Giáo viên nhận xét.

3.Củng cố, dặn dò:3’

- GV tổng kết tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.

Bài 1 : Tính 14729 07

12 09 1

2 7364

1653 8 15

03 08

2

3 551

2

2529 5 12

09 15

3 4 6323

Bài 2:

Bài giải

Ta có: 10 250 : 3 = 3416(dư 2)

Vậy có thể may được nhiều nhất 3416 bộ quần áo và thừa 2m vải

Đáp số: 3416 bộ quần áo và thừa 2m Bài 3: Số?

Luyện từ và câu

Tiết 31: ÔN TỪ VỀ CÁC NƯỚC. DẤU PHẨY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Kể được tên một vài nước mà em biết - Viết được tên các nước vừa kể

- Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu 2. Kĩ năng

- Viết đúng tên nước ngoài, sử dụng đúng dấu phẩy 3. Thái độ

- Yêu thích môn học

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ chép bài tập 1, 3

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Số bị chia

Số chia

Thương Số dư

15 725 3 5241 2

33 272 4 8318 0

(18)

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- Giáo viên cho học sinh làm lại bài tập 1, 2

- Giáo viên nhận xét, cho điểm - Nhận xét bài cũ

B. Bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài: Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy

2. Bài tập Bài tập 1

- Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu BT.

- Giáo viên treo bản đồ thế giới hoặc đặt quả địa cầu trên bàn

- Gọi học sinh quan sát bản đồ thế giới và tìm tên các nước trên bản đồ.

- Giáo viên cho học sinh làm bài - Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm : - Nhận xét

Bài tập 2

- Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu BT.

- Giáo viên cho học sinh làm bài - Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm:

C. Củng cố- dặn dò: 2’

- Cho học sinh thi đua nêu tên các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

- GV nhận xét tiết học.

Chuẩn bị bài: Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu chấm, dấu hai chấm.

- Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma- lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi- líp-pin, Xin-ga-po, Bru-nây, Anh, Pháp, Ai Cập, Nam Phi

- Bài tập 2: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong những câu sau:

a) Bằng những động tác thành thạo , chỉ trong phút chốc , ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột.

b) Với vẻ mặt lo lắng , các bạn tong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li.

c) Bằng một sự cố gắng phi thường , Nen-li đã hoàn thành bài thể dục.

- Học sinh nêu các trường hợp đặt dấu phẩy.

Chính tả(nhớ - viết)

Tiết 62: BÀI HÁT TRỒNG CÂY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ HS nhớ viết đúng đoạn từ “Ai trồng cây ……. Mau lớn từng ngày” trong bài:

Bài hát trồng cây; làm bài tập chính tả.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng nhớ viết sạch đẹp đoạn viết trên 3. Thái độ

(19)

- Giáo dục HS có ý thức trong học tập và rèn luyện chữ viết, cẩn thận.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Bảng phụ chép nội dung bài tập 1

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: 5’

HS viết lại: hình dáng, rừng xanh, rung mành, giao việc.

- Nhận xét đánh giá 2. Bài mới: 30' a. Giới thiệu bài: 2’

b. Hướng dẫn nghe viết: 18’

- Gọi HS đọc thuộc 4 khổ thơ đầu.

- Hạnh phúc của người trồng cây là gì?

- Đoạn thơ có mấy khổ thơ, được trình bày như thế nào?

- HD viết từ khó: HS đọc thầm lại 4 khổ thơ đầu, chú ý các chữ viết hoa, những chữ mình dẽ viết sai, cách trình bày bài thơ.

VD: lời mê say, rung, lay lay, lớn lên….

- GV sửa cho HS.

- GV cho HS viết vào vở.

- GV quan sát nhắc nhở HS trong khi viết.

- GV thu chấm nhận xét.

c. Hướng dẫn làm bài tập: 10’

Bài tập 2a:

- GV cho HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài.

- Gọi HS đọc lại bài đúng.

Lời giải a: rong ruổi, rong chơi, thong dong, trống giong cờ mở, gánh hàng rong.

Bài tập 3:

- GV cho 4, 5 HS thực hiện trên giấy khổ A4

- GV chữa bài và cho HS đọc lại câu của mình.

- GV cho HS viết câu đặt được vào nháp đỏi bài kiểm tra nhau.

- GV cùng Hs nhận xét (về chính tả, về ngữ pháp); kết luận những bạn đặt câu đúng.

3. Củng cố - Dặn dò: 2’

- Ba em lên bảng

- Cả lớp viết vào bảng con.

- Lớp lắng nghe giới thiệu bài - Hai em nhắc lại tựa bài.

- 2 HS đọc, HS khác theo dõi.

- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét.

- 3 HS nhắc lại.

- HS tìm và viết ra bảng con, 2 HS lên bảng.

- 1 HS đọc lại.

- HS viết bài.

- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.

- HS làm bài vào nháp, 1 HS lên bảng.

- 2 HS nhận xét.

- 1 HS đọc lại bài đúng, HS khác nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu cả phần a, b.

- 4, 5 HS làm bài trên giấy, dán bài lên bảng lớp, đọc các câu văn.

- HS viết bài vào vở. Mỗi em viết ít nhất 2 câu.

(20)

- GV nhận xét đánh giá tiết học

- Nhắc nhớ về tư thế ngồi viết và trình bày sách vở sạch đẹp.

Tự nhiên - Xã hội

Tiết 62: MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS trình bày được mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.

- Rèn kỹ năng HS biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất, vẽ được sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.

2. Kĩ năng

- Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Các hình trong SGK - Quả địa cầu.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: 4’

Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời - Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?

- Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời?

- Nhận xét 2. Bài mới: 30'

Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý:

+ Hãy chỉ trên hình 1: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và trình bày hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất

+ Nhận xét về chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (cùng chiều hay ngược chiều)

+ Nhận xét độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng. (HS Khá-Giỏi)

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất

Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.

(21)

- Giáo viên giảng cho học sinh biết:

Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh

- Giáo viên hỏi:

+ Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất?

- Giáo viên mở rộng cho học sinh biết:

Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.

- Giáo viên cho học sinh vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

- Giáo viên cho học sinh trao đổi và nhận xét

3. Nhận xét – Dặn dò: 2’

- GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài 63: Ngày và đêm trên Trái Đất

+ Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất vì Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng từ Tây sang Đông.

- Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất.

Ngày soạn: 24/4/2018 Ngày giảng: Thứ sáu 27/4/2018

Buổi sáng:

Toán

Tiết 155: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0.

- Giải bài toán bằng hai phép tính.

2. Kĩ năng

- Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị 3. Thái độ

- Yêu thích môn học

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi hai em lên bảng sửa bài tập về nhà

- Chấm vở hai bàn tổ 4

- Hai HS lên bảng chữa bài tập số 4.

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

(22)

- Nhận xét đánh giá 2. Bài mới: 30'

a. Giới thiệu bài: 2’

b. Luyện tập: 28’

Bài 1: Tính

- GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài - Học sinh làm bài

- GV gọi HS nêu lại cách thực hiện - GV nhận xét

Bài 2: Đặt tính rồi tính:

- GV gọi HS đọc yêu cầu

- Giáo viên cho học sinh làm bài - HS nêu

- HS nêu

- Học sinh làm bài - GV nhận xét Bài 3:

- GV gọi HS đọc đề bài.

- Giáo viên cho học sinh tự làm bài - Gọi học sinh lên sửa bài

- Giáo viên nhận xét

3. Củng cố - Dặn dò: 2’

- Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập.

*Lớp theo dõi giới thiệu Bài 1: Tính

12760 07 16

00 0

2 6380

Bài 2

1875 2 07

15 02 2

3 6250

25704 07

20 04

4 5 5140

15273 02 27

03 0

3 5091

18842 28

04 02 2

4 4710

36083 00

08 03

4 9020 3 Bài 3:

Bài giải

Số ki-lô-gam thóc nếp là:

27280 : 4 = 6820 (kg) Số ki-lô-gam thóc tẻ là:

27280 – 6820 = 20460 (kg) Đáp số: Thóc nếp: 6820kg Thóc tẻ: 20406kg

Tập làm văn

Tiết 31: THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?

- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng trao đổi ý kiến theo chủ đề.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học

*Các kĩ năng sống - Tự nhận thức

(23)

- Xác định giá trị cá nhân

- Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, bình luận.

- Đảm nhận trách nhiệm - Tư duy sáng tạo.

* GDMT:- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý để học sinh trao đổi trong cuộc họp.

- Bảng phụ viết trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.

- Tranh, ảnh đẹp về cây hoa, về cảnh quan thiên nhiên, về môi trường bị ô nhiễm, huỷ hoại.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Giáo viên cho học sinh đọc lá thư gửi bạn nước ngoài

- Giáo viên nhận xét 2. Bài mới: 30'

a. Giới thiệu bài : 2’

b. Hướng dẫn thảo luận: 25’

*) Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh họp nhóm

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài

Tổ chức họp nhóm trao đổi ý kiến về câu hỏi sau: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?

- Nêu mục đích cuộc họp => Nêu tình hình => Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó => Nêu cách giải quyết => Giao việc cho mọi người

+Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường

+ Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì ? - Để trả lời câu hỏi trên, trước hết phải nêu lên những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp cần cải tạo (trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông, ngòi,

…). Sau đó, nêu những việc cần làm thiết thực, cụ thể học sinh cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp.

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm.

Mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng điều khiển cuộc họp.

- Giáo viên cho các nhóm thi tổ chức

- Hai HS nhắc lại tựa bài.

- Nội dung cuộc họp bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường.

- HS nghe - HS nghe

23

Diễn biến cuộc họp:

Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ? Mục đích Làm gì để bảo vệ môi

trường Nêu tình

hình

Môi trường xung quanh trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông, ngòi đang bị ô nhiễm.

Nguyên nhân

Do rác thải bị vứt bừa bãi; do có quá nhiều xe, bụi; do nước thải thường xuyên bị đổ ra đường, ao, hồ…

Cách giải quyết

Không vứt rác bừa bãi, không đổ nước thải ra đường, ao, hồ; thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp, không bẻ cành, ngắt lá cây và hoa nơi công cộng …

Giao việc cho mọi người

Vận động gia đình không vứt rác bừa bãi, không để súc vật phóng uế bừa bãi, quét dọn nhà cửa hàng ngày cho

(24)

cuộc họp.

- Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả

* GDMT:- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

3. Củng cố - Dặn dò: 3’

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung - GV nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau

SINH HOẠT (20p)

KIỂM ĐIỂM TUẦN 31 –PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 32 I. SINH HOẠT

1. Mục tiêu

………

………

………

2. Nội dung sinh hoạt

……….

……….

………..

……….

3. Phương hướng, kế hoạch tuần 32

……….

……….

………..

……….

……….

……….

………..

……….

……….

……….

………..

……….

……….

(25)

Buổi chiều:

THỰC HÀNH TOÁN

LUYỆN TẬP VỀ CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I.MỤC TIÊU :

- Củng cố về chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.

- GD ong say mê học Toán.

II.CÁC HĐ DẠY HỌC : 1.KTBC :

- Y/c 2H lên bảng thực hiện phép tính:

21 456 x 3 12564 x 7 - Nx, ghi điểm.

2.HD H làm BT :

*Bài 1: Đặt tính rồi tính.

a) 34065 : 5 b) 25788 : 6 34065 5 25788 6 40 6813 17 4298 06 58

- 2H thực hiện.

(26)

15 48

3) 0

- T/c cho H làm bài cá nhân sau đó chữa bài.

- Nx và y/c H, nêu lại cách chia – tuyên dương.

*Bài 2: Viết số thích hợp…

Số bị chia Số chia Thương Số dư

27459 4 6864 3

48567 7 6938 1

- Gọi H nêu y/c sau đó t/c cho H làm bài cá nhân, chữa bài.

*Bài 3: Tính giá trị biểu thức.

a) (42457 + 52635) : 4 = 95092 : 4 = 13773 b) (61865 – 8357) : 7 = 53508 : 7 = 7644

- Gọi h nêu lại cách thực hiện biểu thức - Gọi 2 H lên chữa bài.

- Nx, củng cố, ghi điểm.

*Bài 4: Giải toán.

Bài giải

Người ta đã xuất đi số mét vải là:

71250 : 3 = 23750 (m) Trong kho còn lại số mét vải là:

71250 – 23750 = 47500 (m)

Đáp số : 47500m vải.

- Gọi H nêu y/c, t/c cho H làm bài cá nhân, chữa bài.

- Nx, ghi điểm.

3.Củng cố, dặn dò : - Nx tiết học, HDVN.

- H làm bài cá nhân, chữa bài.

- H nêu y/c sau đó làm bài , chữa bài.

- h làm bài theo cặp đôi, sau đó đại diện 2 cặp lên bảng chữa bài..

- H đọc bài toán sau đó nêu tóm tắt.

- h làm bài cá nhân.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN – DẤU CÂU I.MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Viết được đoạn văn (5 – 7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên.

b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn (5 – 7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên.

(27)

c) Thái độ

- Giáo dục tình cảm yêu quý và bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên II.CÁC HĐ DẠY HỌC:

1.KTBC

- Gọi H đọc bài Việt Nam ở trong trái tim tôi.

- Nx

2.HD H LT

*Bài 3 : Viết đoạn văn (5-7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên mà em đã biết.

- Y/c H nêu y/c của bài.

- Đưa ra các gợi ý để H viết bài.

- Gọi H đọc bài viết – Nx, chỉnh sửa.

3. Củng cố. dặn dò - Nx tiết học – HDVN.

- H đọc bài theo đoạn.

- H nêu tên những cảnh đẹp.

- H viết bài.

- 5 – 7 H đọc bài viết.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Để Hs hiểu rõ hơn về hậu quả khi vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, Gv còn có thể trình chiếu video, clip, các tranh ảnh hoặc chuẩn

II. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa, tranh ảnh sưu tầm về một số cơ quan của tỉnh, thành phố... Học sinh: tranh ảnh sưu tầm về một số cơ

- Để Hs hiểu rõ hơn về hậu quả khi vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, Gv còn có thể trình chiếu video, clip, các tranh ảnh hoặc chuẩn

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị tranh ảnh về người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng điện thoại trong đồ dùng học tập của nhà trường... - Các hình

- Để Hs hiểu rõ hơn về hậu quả khi vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, Gv còn có thể trình chiếu video, clip, các tranh ảnh hoặc chuẩn

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị tranh ảnh về người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng điện thoại trong đồ dùng học tập của nhà trường.?. - Các hình

- Để Hs hiểu rõ hơn về hậu quả khi vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, Gv còn có thể trình chiếu video, clip, các tranh ảnh hoặc chuẩn

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị tranh ảnh về người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng điện thoại trong đồ dùng học tập của nhà trường.a. - Các hình