• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 3 Lớp 8

Ngày soạn: Ngày 18/9/2021

Ngày giảng: 8A sáng ngày 21/9/2021

Bài 5: Thường thức mĩ thuật

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MỸ THUẬT THỜI LÊ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh khái quát về mỹ thuật thời Lê - thời kỳ hưng thịnh của mỹ thuật Việt Nam.

- Học sinh biết được các tác phẩm MT thời Lê 2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành

2.2. Năng lực chuyên biệt

– Nhận biết được giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật.

– Biết liên hệ giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật với thực hành sáng tạo

– Biết cách thu thập và trình bày một số thông tin về tác giả, tác phẩm, trường phái, phong cách nghệ thuật.

– Mô tả, phân tích được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm, phong cách, trường phái nghệ thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn.

– Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối tượng thẩm mĩ.

3. Phẩm chất:

- HS có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành mạnhvà có trách nhiệm với bản thân

- Học sinh hiểu biết yêu quí giá trị nghệ thuật dân tộc và có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa của quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: Tranh ảnh mỹ thuật thời Lê 2. Đối với học sinh: SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (4 phút)

a, Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b, Nội dung: Những công trình nghệ thuật tiêu biểu của thời Lê c, Sản phẩm: Trình bày của HS

d, Tổ chức thực hiện:

(2)

- Ổn định tổ chức.

- Kiểm tra bài cũ:

+ Kể tên những công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lê?

+ Kể tên 1 số TP điêu khắc thời Lê?

- Vào bài học: Giới thiệu bài

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Khoảng 30’)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu 1 số công trình kiến trúc thời Lê Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về 1 số công trình kiến trúc thời Lê a. Nội dung: HS lắng nghe hoàn thiện nhiệm vụ của GV

b. Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi của GV Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV treo tranh về chùa Keo: Đây là công trình điển hình của nghệ thuật kiến trúc phật giáo ở Việt Nam.

GV nêu câu hỏi, HS tìm hiểu trả lời - Địa điểm xây dựng chùa?

- Thời gian xây dựng?

- Cơ cấu, diện tích, quy mô chùa?

- Kiến trúc như thế nào?

* Gác chuông: là KT bằng gỗ, có cách lắp ráp kết cấu chính xác, đẹp về hình dáng. Ba tầng mái theo lối chồng diêm, dưới tầng mái có 84 cửa dàn thành 3 tầng, 28 cụm lớn tạo thành những cánh tay đỡ mái. Các tầng mái uốn cong thanh thoát đẹp và trang nghiêm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo thảo luận

- HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét Bước 4: Kết luận nhận định

- Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

I. Kiến trúc

* Chùa Keo

- Địa điểm: xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

- Xây dựng: từ thời Lý (1061) bên cạnh biển, 1611 bị lụt lớn, 1603 dời vị trí, xây lại.

- Quy mô lớn: 154 gian có tường bao quanh, diện tích 528 mẫu.

- Kiến trúc: các công trình nối tiếp:

tam quan nội, khu tam bảo thờ phật, gác chuông

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tác phẩm điêu khắc

a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu về một số tác phẩm điêu khắc thời Lê b. Nội dung: HS lắng nghe hoàn thiện nhiệm vụ của GV

c. Sản phẩm: HS nắm rõ được các tác phẩm điêu khắc và trả lời các câu hỏi của GV

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS quan sát tượng phật bà quan Âm ở SGK, nêu câu hỏi, HS trả lời - Địa điểm đặt tượng?

II. Điêu khắc

* Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Tính ước lệ dân gian: nghìn tay nghìn mắt

(3)

- Thời gian tạc tượng?

- Chất liệu?

- Cấu tạo?

- Nghệ thuật diễn tả?

*GV: NT diễn tả đã đạt đến sự hoàn hảo tạo ra sự phức tạp nhiều đầu nhiều tay mà vẫn giữ nét tự nhiên, cân đối thuận mắt.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK trả lời câu hỏi của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét Bước 4: Kết luận nhận định

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

- Địa điểm: chùa Bút Tháp, Bắc Ninh - 1656

- Chất liệu: Gỗ

- Gồm 42 tay lớn và 952 tay nhỏ toạ lạc trên toà sen cao 2m, cả bệ là 3.7 m KL: pho tượng có tính tượng trưng cao, được lồng ghép hàng ngàn chi tiết mà vẫn mạch lạc về bố cục, hài hoà trong diễn tả đường nét

- Toàn bộ pho tượng là sự thống nhất trọn vẹn tạo được sự hoà nhập chung tránh được sự đơn điệu lặng lẽ thường có của các pho tượng phật.

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình tượng con rồng trên bia đá a, Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu hình tượng con rồng trên bia đá

b, Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu qua hình ảnh và SGK c, Sản phẩm: HS tìm hiểu được chạm khắc trang trí thời Lê d, Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS tìm hiểu qua hình ảnh và SGK

- Địa điểm đặt bia đá?

- Đặc điểm hình rồng trên lăng vua Lê Thái Tổ?

- Đặc điểm hình rồng thời Lê?

Hình rồng thời Lê dù kế thừa tinh hoa văn hoá thời Lý Trần song qua bàn tay các nghệ nhân, nó đã được Việt hoá và phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK thực hiện yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét Bước 4: Kết luận nhận định

- Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức:

- HS lắng nghe, ghi chép vào vở.

III. Chạm khắc trang trí

- Đặt ở lăng vua Lê Thái Tổ. Hình rồng thường tượng trưng cho quyền lực vua chúa nên thường được đặt ở đó - Đặc điểm: ở cả 2 mặt trên trán bia được chạm khắc hàng chục hình lớn nhỏ

- Hình rồng thời Lê có bố cục chặt chẽ, hình mẫu trọn vẹn và sự linh hoạt về đường nét Cuối thời Lê, hình rồng có dáng mạnh mẽ hơn.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (Khoảng 5’)

a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT b) Nội dung: HS trả lời các câu hỏi

c) Sản phẩm: Kết quả bài tập của HS

(4)

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Yếu cầu HS trả lời câu hỏi.

+ Hãy giới thiệu một số nét về kiến trúc chùa Keo?

+ Miêu tả đặc điểm tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay?

+ Hình rồng trong chạm khắc trang trí trên đá của thời Lê có những đặc điểm gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo thảo luận

- HS trả lời câu hỏi cá nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả học tập:

- GV tổ chức cho HS nhận xét đánh giá ở tiết học sau ở phần kiểm tra bài cũ.

- GV hệ thống lại kiến thức bài học:

* Luyện tập

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (2 phút)

a) Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.

b) Nội dung: Hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu củ GV c) Sản phẩm: Kết quả bài tập của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

+ Sưu tầm tài liệu và bài viết về mĩ thuật thời Lê?

+ Quan sát hình rồng trên bia Vĩnh Lăng và tập chép lại?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ,

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện

- Hs báo cáo vào tiết học sau ở phần kiểm tra bài cũ.

Bước 4: Đánh giá kết quả học tập:

- GV nhận xét đánh giá ở tiết học sau - GV nhắc HS:

4. Vận dụng

- Quan sát hình rồng trên bia Vĩnh Lăng và tập chép lại

(5)

+ Chuẩn bị bài 6: Trình bày khẩu hiệu IV. RÚT KINH NGHIỆM

- Nội dung: ...

- Phương pháp: ...

- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: ...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học b) Nội dung: HS

Vải sợi nhân tạo, sợi bông, sợi pha Câu 3: Hành động nào sau đây không thể hiện ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắpA. Giấu quần áo bẩn

Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào3. Quan sát tranh trang 12 và trả lời các câu

a) Mục tiêu: Ôn tập kiến thức đã học, HS được trải nghiệm, kích thích HS tìm hiểu về trường hợp đồng dạng thứ ba b) Nội dung: Tìm hiểu cách đo chiều cao toà nhà

Anh Tiến mong muốn sau 2 năm sẽ nhận được số tiền (cả gốc lẫn lãi) là 1 tỉ đồng. Biểu đồ chứng khoán của công ty B được cho trong Hình T.2.. Hoạt động 3 trang 95 SGK

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.. a) Mục tiêu: HS biết được các dạng tổng quát của bất phương trình bậc nhất một ẩn.. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tranh dân gian - Mục tiêu: Hs hiểu được đặc điểm tranh dân gian: Đông Hồ và Hàng Trống - Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi

B. Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO 4 nhạt dần.. C. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch