• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 25

Ngày soạn: 09/03/2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 14/03/2018 (4C,4B,4A) BÀI 25: Vẽ tranh ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nhận biết nội dung đề tài; biết cách vẽ tranh đúng đề tài.

2. Kỹ năng: Vẽ được tranh rõ nội dung, phù hợp với khả năng.

3. Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú của tranh vẽ về nhà trường.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Tranh, ảnh về đề tài trên - Bài vẽ của HS lớp trước.

2. Học sinh : - Tranh, ảnh về đề tài

- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1.Ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ: (2p) 3.Bài mới: (32 p)

Hoạt động dạy và học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài . (5’)

GV: Giới thiệu tranh đã chuẩn bị và gợi ý HS cách thể hiện đề tài nhà trường.

+ Tranh vẽ đề tài gì?

+ Vì sao ta biết tranh này vẽ về đề tài trường em?

+ Kể những hoạt động thường diễn ra trong nhà trường?

+ Khung cảnh xung quanh sân trường có những gì?

- GV yêu cầu HS quan sát thêm tranh trong SGK tr 59, 60 và tranh của HS lớp trước.

+ Cảnh tan trường .

+ cảnh đi học dưới trời mưa.

+ Hoạt động trong lớp học.

GV tóm tắt:

Trong nhà trường có nhiều hoạt động khác nhau, mỗi hoạt động đều có vẻ đẹp riêng có thể vẽ thành tranh,các em hãy quan sát và nhớ lại lựa chọn một hoạt động để vẽ thành tranh.

HS quan sát và trả lời câu hỏi.

+ Vẽ về đề tài nhà trường.

+ Có mái trường, có các bạn HS.

+ Học tập, vui chơi, lao động … + Cây, nhà, vườn hoa…

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

(2)

Hoạt động 2 : Cách vẽ (7’)

- GV yêu cầu HS chọn nội dung hoạt động để vẽ tranh về trường của mình.

+Treo hình minh họa hướng dẫn cách vẽ.

+ Hình dung hoạt động sẽ vẽ.

+ Vẽ phác hình ảnh chính.

+ Vẽ phác hình ảnh phụ.

+ Vẽ chi tiết.

+ Vẽ màu tự chọn.

- GV cho HS quan sat bài vẽ của các bạn lớp trước để tham khảo.

Hoạt động 3: Thực hành (19’) - Giáo viên hướng dẫn học sinh:

- Yêu cầu chủ yếu với học sinh là vẽ được những hình ảnh của đề tài.

- Vẽ hình người, cảnh vật sao cho thuận mắt, vẽ được các dáng hoạt động.

- Cần vẽ màu tươi sáng có đậm nhạt . Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (2’)

- GV treo một số bài vẽ lên bảng.

- Học sinh tham gia đánh giá và xếp loại.

GV nhận xét bài vẽ, đánh giá tiết dạy

*Dặn dò.

- Hoàn thành bài vẽ.

- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.

* HS

+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.

- Vẽ về ngôi trường ….

* HS làm bài.

- Vẽ được những hình ảnh của đề tài.

- Vẽ được các dáng hoạt động chính và sắp xếp các hình ảnh phụ hỗ trợ hình ảnh chính làm cho bố cục cân đối.

HS nhận xét một số bài vẽ về:

+ Bố cục.

+ Tỉ lệ.

+ Màu sắc.

(3)

Tuần 25

Ngày soạn: 09/03/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 13/03/2018 (5D)

Thứ tư ngày 14/03/2018 (5C,5B,5A)

Bài 25. Thường thức mĩ thuật XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết đôi điều về hoạ sĩ Nguyễn Thụ và làm quen với tranh lụa "Bác Hồ đi công tác".

2. Kỹ năng: Nắm được sơ lược tiểu sử tác giả và nhận xét được tranh "Bác Hồ đi công tác"về bố cục, hình ảnh, màu sắc.

3. Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh . II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên

- Sưu tầm tranh vẽ về Bác Hồ của một số hoạ sĩ.

2.Học sinh

- Vở tập vẽ, bút chì,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1/ ổn định:

2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng 3/ Bài mới

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ

Nguyễn Thụ (4’)

- GV cho hs đọc mục 1 trang 77 sgk và trả lời câu hỏi:

- Nơi sinh của hoạ sĩ Nguyễn Thụ?

- Những tác phẩm nổi tiếng của ông?

- Gv nhận xét chung:

+ Hoạ sĩ Nguyễn Thụ quê ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây. Ông là Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội từ năm 1985 - 1992. Ông được phong Phó Giáo sư năm 1984 và danh hiệu Nhà giáo nhân dân năm 1998.

+ ông trưởng thành trong kháng chiến. ông vẽ tranh bằng nhiều chất liệu và thành công nhất là tranh lụa.

+ Đề tài yêu thích của ông là phong cảnh và sinh hoạt của nhân dân ở miền núi phiá Bắc.

Những nhân vật trong tranh thường là các cụ già,

- Quê ở xá Đắc sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây

- Dân quân, Đấu vật, Làng ven núi, Bác Hồ đi công tác, Mùa đông,…

Lắng nghe

(4)

thiếu nữ, em bé được thể hiện rất sinh động, duyên dáng bằng bố cục phóng khoáng và màu sắc giản dị.

+ ông có nhiều tranh được giải thưởng trong nước và quốc tế như: Dân quân, Đấu vật, Làng ven núi, Mùa đông, Bác Hồ đi công tác.

+ ông được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001.

- Gv nhận xét chung

Hoạt động 2: Xem tranh. (30 )

- Gv cho hs xem tranh trong sgk thảo luận theo nhóm dựa vào các câu hỏi gợi ý:

+ Hình ảnh chính của bức tranh là gì?

+ Dáng vẻ trong từng nhân vật trong tranh như thế nào?

+ Hình dáng của hai con ngựa như thế nào?

+ Màu sắc của bức tranh rực rỡ hay trầm ấm?

+ Cách vẽ của bức tranh mạnh mẽ hay nhẹ nhàng uyển chuyển?

- Cho hs nhận xét - Gv kết luận:

+ Hình ảnh chính Bác Hồ và anh cảnh vệ cưỡi ngựa qua suối trên đường công tác. Bác ngồi ung dung thư thái trên lưng ngựa với chiếc túi khoác trên vai cho thấy phong cách giản dị, gần gũi của Người.

+ Những bông lau màu trắng nghiêng nghiêng theo chiều gió, dòng suối mờ hơi nước gợi nên vẻ yên ả, thơ mộng của núi rừng Việt Bắc.

Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá (2’) Nhận xét tiết học.

- Giáo viên nhận xét tinh thần học tập của học sinh - Dặn dò chuẩn bị bài học sau.

Lắng nghe Quan sát

Thảo luận theo nhóm

- Hình ảnh chính trong tranh là hình ảnh Bác Hồ và anh cảnh vệ cữa ngựa đang đi trên đường công tác

- Dáng ung dung thư thái

- Mỗi con ngựa một dáng đang lội qua suối

- Màu sắc của bức tranh là màu nâu hồng trầm ấm

Lắng nghe

Lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lý, kết hợp các giác quan khi quan sát; Bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả 1 loài cây với miêu tả

*Mục tiêu: Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2).. KN: Viết được đoạn

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một