• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 17:

ÔN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh củng cố, luyện tập vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra - Giúp mở rộng và nâng cao kiến thức về các quy luật di truyền, bài tập ADN.

2. Năng lực Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực tự học, đọc hiểu.

- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành 3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi và giới thiệu bài học: Chúng ta đã được nghiên cứu các quy luật di truyền của Menđen, việc vận dụng vào giải bài tập là một tiêu chí quan trọng đánh giá người học hiểu sâu sắc vấn đề .

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI, LUYỆN TẬP Nhiệm vụ 1: Bài tập lai một cặp tính trạng

a) Mục tiêu: vận dụng kiến thức giải các bài tập vận dụng

(2)

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Bài 1: ở chuột tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho chuột đực lông đen giao phối với chuột cái lông trắng thì kết quả sẽ như thế nào?

Bài 2: Trong phép lai giữa hai cây lúa thân cao người ta thu được kết quả như sau: 3018 hạt cho cây thân cao và 1004 hạt cho cây thân thấp. Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai trên.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

Bài 1:

Bước 1:

Quy ước gen:

+ Gen A quy định lông đen + Gen a quy định lông trắng Bước 2:

Chuột đực lông đen có kiểu gen AA hoặc Aa

Chuột cái lông trắng có kiểu gen aa Bước 3:

Do chuột đực lông đen có 2 kiểu gen nên có 2 trường hợp xảy ra

* Trường hợp 1:

P: AA (lông đen) x aa (lông trắng)

GP: A , a F1 Aa

Kiểu gen 100% Aa

Kiểu hình 100% lông đen

* Trường hợp 2:

P: Aa (lông đen) x aa (lông trắng)

GP: A: a , a F1 Aa: aa

Kiểu gen 50% Aa: 50% aa

Kiểu hình 50% lông đen: 50% lông trắng Bài 2:

Bước 1:

Xét tỉ lệ phân li kiểu hình của con lai

Cay than cao 3016 3 Cay than thap 1004 1

â â

â â á

Tỉ lệ 3:1 tuân theo quy luật phân li của Menđen.

Suy ra: Tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp.

(3)

Quy ước gen:

+ Gen A quy định thân cao + Gen a quy định thân thấp Tỉ lệ con lai 3: 1 chứng tỏ bố, mẹ có kiểu gen dị hợp là: Aa

Bước 2: Sơ đồ lai:

P: Aa (thân cao) x Aa(thân cao) GP: A: a , A: a F1: Kiểu gen: 1 AA: 2 Aa: 1aa Kiểu hình 3 thân cao: 1 thân thấp Vậy kết quả phù hợp với đề bài Nhiệm vụ 2: Củng cố kiến thức về AND

a) Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV – HS Nội dung

Dạng 1. Xác định trình tự và số lượng các loại nucleotit trên mỗi mạch polinucleotit của phân tử ADN.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Ví dụ:

Một đoạn phân tử ADN có trật tự các nucleotit trên mạch đơn thứ nhất như sau:

…AAT-AXA-GGX-GXA-AAX- TAG…

a) Viết trật tự các nucleotit trên mạch đơn thứ hai của đoạn ADN.

b) Xác định số lượng từng loại nucleotit của mỗi mạch và của đoạn ADN đã cho

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Dạng 1. Xác định trình tự và số lượng các loại nucleotit trên mỗi mạch polinucleotit của phân tử ADN.

Hướng dẫn và công thức.

- Xác định trình tự nucleotit trên mỗi mạch phân tử ADN dựa vào NTBS: A trên mỗi mạch này lien kết với T trên mạch kia và G trên mạch này liên kết với X trên mạch kia.

- Gọi A1, T1, G1, X1 lần lượt là số nucleotit mỗi loại trên mạch thứ nhất va A2, T2, G2 ,X2 lần lượt là số nucleotit mỗi loại trên mạch thứ hai.

Dựa vào NTBS, ta có:

A1 = T2, T1 = A2, G1 =X2, X1 = G2 A = T = A1 + A2 , G = X = G1 + G2

(4)

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Ví dụ.

Một gen dài 0,408 micromet và có số nucleotit loại G bằng 15%. Xác định số lượng tỉ lệ từng loại nucleotit của gen.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

Dạng 2: Tính số lượng và tỉ lệ từng loại nucleotit của phân tử ADN

1. Hướng dẫn và công thức:

Theo nguyên tắc bổ sung, trong phân tử ADN, số nucleotit loại A luôn bằng T và G luôn bằng X: A=T , G= X

- Số lượng nucleotit của phân tử ADN:

A + T + G + X =N hay 2A +2G =N. A + G =

- Suy ra tương quan tỉ lệ các loại nucleotit trong phân tử ADN :

A + G = 50% N , T + X = 50% N.

3.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Rèn các dạng bài tập đã học: Lai một, hai cặp tính trạng. Di truyền liên kết và ADN.

- Ôn tập các chương đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

(5)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 18:

KIỂM TRA GIỮA KÌ I

I. Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng nhất (mỗi phương án trả lời đúng 0,5 điểm) Câu 1. : Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách:

A. Lai giữa hai cơ thể có kiểu hình trội với nhau

B. Lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản C. Lai giữa cơ thể đồng hợp với cá thể mang kiểu hình lặn.

D. Lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn Câu 2: Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 100% kiểu hình lặn?

A. AA x AA. B. AA x aa

C. aa x aa. D. aa x AA.

Câu 3: Trong phân tử ADN, theo nguyên tắc bổ sung thì:

A. A = T, G = X B. A + T = G + X C. A + X + T = G + X + T D. Chỉ b và c đúng

Câu 4: Cơ thể thuần chủng có kiểu gen

(6)

A. AabbCC B. AABbcc C. aabbCC D. AabbCc

Câu 5: Một loài sinh vật có bộ NTS đơn bội bằng 12, xác định số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài?

A. 6 B. 24 C. 18 D. 48

Câu 6: Trong quá trình phân bào NST tự nhân đôi ở ?

A. Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì sau D. Kì giữa

Câu 7: Xác định các kì trong nguyên phân ở các hình dưới để điền vào chỗ trống………

1………. 2……….. 3………. 4………

II. Phần tự luận ( 6 điểm )

Câu 1 ( 2,5 điểm ): Cho lai giống đậu Hà Lan hạt vàng thuần chủng với giống đậu Hà Lan hạt xanh. F1 toàn hạt vàng. Khi cho các cây đậu Hà Lan F1 tự thụ phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào? Hãy biện luận và viết sơ đồ lai. Biết tính trạng màu hạt chỉ do một nhân tố di truyền quy định.

b. Làm cách nào để xác định được cây đậu hạt vàng thuần chủng Câu 2 ( 2 điểm )

Trong gia đình, vì mẹ chỉ sinh ra hai chị em gái nên đôi khi bố trách móc mẹ không biết sinh con trai làm mẹ và hai chị em rất buồn, gia đình mất hạnh phúc.

a. Bằng kiến thức sinh học, em hay chứng minh quan điểm của bố là sai lầm ? b. Trong hoàn cảnh này em nên làm thế nào để không khí gia đình được vui vẻ, hạnh phúc?

Câu 3 ( 1,5 điểm )

a. Cho một đoạn mạch của ARN có trình tự của các Nuclêotit như sau:

1

(7)

- A – U – G – X – X – U – A – G – G –

Hãy xác định trình tự các Nuclêotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên.

b.Quá trình tổng hợp ARN diễn ra theo những nguyên tắc nào?

Câu 4 ( 1 điểm ): Biến dị tổ hợp là gì? Nó xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: SINH HỌC 9

I.Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm) mỗi phương án trả lời đúng 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7

ĐA D C A C B A 1- Kì cuối

2- Kì giữa 3- Kì sau 4- - Kì đầu II. Phần tự luận: ( 6 điểm)

Câu Ý Nội dung Điểm

Câu 1. (2 điểm)

a, Khi lai hai giống đậu Hà Lan hạt vàng thuần chủng với giống đậu Hà Lan hạt xanh thuần chủng, F1 thu được toàn hạt vàng nên ta có tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với tính trạng hạt xanh.

* Quy ước gen: A: hạt vàng a: hạt xanh Sơ đồ lai:

Ptc : Hạt vàng x hạt xanh AA x aa GP: A a F1: KG: Aa

KH: 100% hạt vàng

0,25

0,25

0,5

(8)

F2 : F1 x F1 Hạt vàng x Hạt vàng

Aa x Aa GF1: A, a A, a

F2: KG: 1AA : 2Aa : 1aa KH: 3 hạt vàng : 1 hạt xanh.

0,5

b Để xác định cây đậu hạt vàng thuần chủng ta cho lai phân tích với cây đậu hạt xanh.

- Nếu kết quả thu được toàn đậu hạt vàng => đậu hạt vàng đem lai thuần chủng

- Nếu kết quả thu được 1đậu hạt vàng : 1 đậu hạt xanh

=> đậu hạt vàng đem lai không thuần chủng HS viết SĐL

0,25 0,25 0,25 0,25 Câu

2. ( 2 điểm)

a, . Giải thích

- Cơ chế NST xác định giới tính ở nguời:

P : (44A + X) x (44A + XY) GP : 22A + X 22A + X ; 22A + Y F1 : 44A + XX ( gái ) : 44A + XY ( trai )

- Mẹ chỉ cho 1 loại giao tử 22A + X, nếu kết hợp với giao tử 22A + X của bố sẽ sinh con gái, nếu kết hợp với giao tử 22A + Y của bố sẽ sinh con trai nên sinh con trai hay gái là do bố

0,5

0,5

b b. Hợp lí

( Định hướng : Giải thích và khẳng định cho bố : + Sinh con trai hay gái là do người bố, không phải lỗi của mẹ

+ Trai hay gái đều bình đẳng như nhau không phân biệt

+ Con nào ngoan, học tập tốt, chăm lo, biết nghĩ đến bố mẹ...sẽ là niềm tự hào của bố mẹ...)

1

Câu 3.

( 1,5 điểm)

a, ARN - A – U – G – X – X – U – A – G – G – ADN

(Mạch gốc)– T – A – X – G – G – A –T – X – X - - A – T – G – X – X – T – A – G – G – - Quá tình tổng hợp ARN diễn ra theo nguyên tắc : + NTBS : Các nucleotit trên mạch khuôn liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường theo nguyên tắc :

0,5

0,5

(9)

A của mạch khuôn liên kết với U của môi trường T của mạch khuôn liên kết với A của môi trương G của mạch khuôn liên kết với X của môi trường X của mạch khuôn liên kết với G của môi trường + Mạch khuôn : ARN được tổng hợp dựa trên 1 mạch khuôn của ADN

0,5

Câu 4 ( 1 điểm

)

Biến dị tổ hợp:

- Sự tổ hợp lại các tính trạng của P, làm xuất hiện các tính trạng khác P.

- Xuất hiện ở hình thức sinh sản hữu tính

1

Tổng 10

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường