• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 23/01/2021 Tiết: 40 Bài 27: ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết phương pháp điều chế, cách thu khí O2 trong PTN

- Biết khái niệm phản ứng phân huỷ và dẫn ra được VD minh hoạ.

2. Kỹ năng

- Nhận biết một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp hay phản ứng phân huỷ .

- Viết các phương trình hoá học điều chế khí oxi .

- Tính thể tích khí o xi diều chế được ( đktc) trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

3. Tư duy

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.

4.Thái độ

- Biết được trong thực tế có nhiều phản ứng phân hủy có lợi cho sự phát triển, tồn tại của sinh vật, từ đó có lòng yêu thích môn học.

5. Năng lực, phẩm chất - Năng lực

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

- Năng lực tính toán hóa học.

- Năng lực thực hành hóa học

- Phẩm chất : Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ

- Hoá chất : KMnO4, MnO2 ., KClO3.

- Dụng cụ: Đèn cồn, giá sắt, ống nghiệm, ống dẫn khí , diêm, chậu thủy tinh, lọ thủy tinh có nút nhám, bông.

III. Phư ơng pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp: Thực hành, trực quan, nghiên cứu, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

(2)

1. Ổn định tổ chức(1’):

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 27/01/2021

8B 27/01/2021

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

?1. Nêu định nghĩa oxit, phân loại oxit, lấy ví dụ minh họa?

?2. Làm bài tập số 4/SGK

3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động(2’)

- Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

*GV: Như các em đã biết khí oxi là sản phẩm của qúa trình quang hợp của cây xanh. Vậy trong hóa học thì khí oxi được điều chế như thế nào? Thế nào là phản ứng phân hủy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (15p) Mục tiêu: Nêu được nguyên liệu, phương pháp điều chế oxi trong PTN, viết được các PTH minh họa.

Hình thức: hoạt động cả lớp

Phương pháp: Thực hành, trực quan, nghiên cứu, vấn đáp, thuyết trình.

Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ.

Tài liệu tham khảo: SGK, SGV,hóa chất, dụng cụ

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

? Những chất như thế nào được dùng làm nguyên liệu để điều chế oxi trong PTN?

+ Những hợp chất có chứa oxi.

? Trong các chất : KMnO4 , KClO3 CaCO3 , Al2O3, Fe3O4 ...chỉ có KMnO4 , KClO3 là dễ bị nhiệt phân huỷ , vậy nên chọn chất nào để làm nguyên liệu để điều chế oxi trong PTN?

+ Nên chọn KMnO4 , KClO3 vì dễ bị nhiệt phân huỷ.

GV Kết luận – Giới thiệu cách điều chế oxi trong PTN.

- Giới thiệu cách lắp dụng cụ điêu chế oxi + Giao dụng cụ , hoá chất cho các nhóm. Y/c các nhóm làm TN điều chế oxi từ KMnO4

I - Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

- Trong PTN, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4

, KClO3.

- Phương trình phản ứng:

t0

2KMnO4 K2MnO4+ MnO2

+ O2 t0

2KClO3 2KCl + 3O2

(3)

- HS: Chú ý nghe, nhận dcụ , hoá chất tiến hành điều chế oxi từ KMnO4.

? Khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí , ta phải để ống nghiệm hoặc lọ thu khí như thế nào? vì sao?

+ Để ngửa bình.Vì oxi nặng hơn không khí.

? Ta có thể thu oxi bằng cách đẩy nước không? Vì sao?

+ Có vì oxi ít tan trong nước.

- GV làm TN điều chế oxi từ KClO3

- Gọi 2 hs lên thu khí oxi bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.

- Viết sơ đồ phản ứng điều chế oxi và y/c hs cân bằng

Gv: Giới thiệu PII là phần đọc thêm. II- Sản xuất khí oxi trong công nghiệp. ( đọc thêm) HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu phản ứng phân hủy (12p)

Mục tiêu: Nêu được thế nào là phản ứng phân hủy Hình thức: hoạt động nhóm

Phương pháp: nghiên cứu, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.

Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.

Tài liệu tham khảo: SGK, SGV, phiếu học tập.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - Y/c hs nghiên cứu và trả lời câu hỏi phần 1,

+ Số chất phản ứng đều là 1 và số chất sản phẩm lần lượt là 2,3,2

- Giới thiệu: những loại PƯHH trên thuộc loại PƯ phân huỷ.

? Vậy phản ứng phân huỷ là gì?

- Y/c hs hoạt động nhóm hoàn thành bảng sau:

Số chất phản ứng

Số chất sản phẩm

Phản ứng hoá hợp

Phản ứng phân

III- Phản ứng phân huỷ

- Định nghĩa: phản ứng phân huỷ là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới.

(4)

huỷ

- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng.- Treo bảng nhóm.

- NX, đưa ra đáp án đúng

Số chất phản ứng

Số chất sản phẩm

Phản ứng hoá

hợp 2(hoặc nhiều) 1

Phản ứng phân

huỷ 1 2 ( hoặc nhiều)

- Y/c hs làm bài tập : Bài tập 1:

Cân bằng các phản ứng sau và cho biết phản ứng nào là phản ứng phân huỷ , phản ứng nào là phản ứng hoá hợp:

1) FeCl2 + Cl2  FeCl3 2) CuO + H2  Cu + H2O 3) KNO3  KNO2 + O2

t0

4) Fe(OH)3  Fe2O3 + H2O t0

5) CH4 + O2  CO2 + H2O

- Gọi 1 hs lên bảng làm BT, hs khác nx, sửa chữa.

- NX, đưa ra đáp án đúng.

Bài tập 1 :

1)2FeCl2 + Cl2 2 FeCl3

t0

2)CuO + H2  Cu + H2O t0

3)2KNO3 2KNO2 + O2

4)2Fe(OH)3Fe2O3+3H2O

t0

5)CH4+2O2CO2+2H2O + phản ứng phân huỷ :3,4 + phản ứng hoá hợp: 1 3.3: Hoạt động luyện tập(5’)

- Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

- Phương pháp: Vấn đáp.

*GV đưa ra câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu HS trả lời:

Câu 1: Các chất dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:

A. KClO3 B. KMnO4 C. CaCO3 D. Cả A và B Câu 2: Tổng hệ số của các chất tham gia và sản phẩm của phản ứng là:

2KClO3 to 2KCl + 3O2

A. 2 và 5 B. 5 và 2 C. 2 và 2 D. 2 và 3

Câu 3: Nhiệt phân KClO3 thấy có khí bay lên. Tính thể tích của khí sinh ra ở đktc:

A. 4,8 l B. 3,36 l C. 2,24 l D. 3,2 l Câu 4: Phản ứng phân hủy là:

A. Ba + 2HCl BaCl2 + H2 B. Cu + H2S CuS + H2

C. MgCO3 MgO + CO2 D. CaO + H2O Ca(OH)2

Câu 5: Cho phản ứng : 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

(5)

Tổng hệ số sản phẩm là:

A. 3 B. 2 C.1 D. 5 3.4: Hoạt động vận dụng(3’)

- Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập thực tế.

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

*GV yêu cầu HS nêu sự khác nhau về nguyên liệu, sản lượng, giá thành giữa việc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

3.5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(3’)

- Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát toàn bộ nội dung kiến thức đã học.

*GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy bài học.

- Hướng dẫn làm bài tập 4, 5, 6 sgk, lưu ý các công thức sử dụng tính toán trong bài.

4. Hướng dẫn về nhà (1’) - Học bài, làm bài tập 1,4,5,6

- Xem trước bài 30: Bài thực hành 4.

V. Rút kinh nghiệm

(6)

Ngày soạn: 23/01/2021 Tiết: 41 Bài 30: BÀI THỰC HÀNH 4

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS biết được mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật của các thí nghiệm - Điều chế oxi từ KMnO4 và thu theo 2 cách .

- Nhận biết khí oxi bằng que đóm còn tàn đỏ.

- Phản ứng của oxi với đơn chất S, ở nhịêt độ cao.

2. Kỹ năng

-Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành thành công an toàn các thí nghiệm trên.

- Quan sát mô tả giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình hoá học - Viết tường trình thí nghiệm .

3.Tư duy

- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác.

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.

4. Thái độ

- Giáo dục tính cẩn thận, tiết kiệm .... trong học tập và thực hành hóa 5. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

- Năng lực thực hành hóa học

- Phẩm chất : Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ

- Dụng cụ: đốn cồn, ống nghiệm (có nút cao su và có ống dẫn khí), lọ thuỷ tinh có nút nhám, muôi sắt, chậu thuỷ tinh đựng nước

- Hóa chất: KMnO4, bột S, nước III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Thực hành, nêu và giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật: Hỏi tích cực, giao nhiệm vụ, chia nhóm, động não.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: (1phút)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

(7)

8A 28/01/2021

8B 28/01/2021

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Tổ chức các hoạt động học tập

HOẠT ĐỘNG 1. Kiểm tra các kiến thức có liên quan đến bài thực hành( 5p)

Mục tiêu:- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS trước khi thực hành Hình thức: hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân

Phương pháp: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.

Kĩ thuật: hỏi tích cực

Tài liệu tham khảo: SGK, SGV

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

GV: kiểm tra tình hình chuẩn bị dụng cụ hóa chất của phòng thí nghiệm

GV: kiểm tra HS một số kiến thức có liên quan đến bài thực hành

(?1) Phương pháp điều chế và cách thu oxi trong phòng thí nghiệm

?2 Viết phương trình phản ứng điều chế oxi từ KMnO4

Trong PTN oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4, KClO3

?3. Cách thu oxi

Thu khí oxi bằng cách đẩy không khí và đẩy nước

I – Thí nghiệm 1.Thí nghiệm 1

Điều chế và thu khí oxi - Cách tiến hành:

+ Lấy 1 lượng thuốc tím (bằng hạt ngô) cho vào ống nghiệm. Đặt 1 ít bông gần miệng ống nghiệm.

+ Dùng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua đậy kín ống nghiệm.

+ Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.

PTHH :

2KMnO4 t0 K2MnO4+ MnO2 + O2

HOẠT ĐỘNG 2. Tiến hành thí nghiệm (25 phút)

Mục tiêu:- HS biết cách tiến hành thí nghiệm,khắc sâu kiến thức đã học về tính chất của oxi

Hình thức: hoạt động nhóm Phương pháp: thực hành

Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ.

Tài liệu tham khảo: SGK, SGV

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

GV: hướng dẫn HS lắp ráp dụng cụ như hình

2.Thí nghiệm 2

Đốt cháy S trong không khí và trong

(8)

46(a,b)

Hướng dẫn HS các nhóm thu khí oxi bằng cách đẩy nước và đẩy không khí

* Lưu ý HS:

-Lượng hóa chất lấy vừa đủ, tránh quá nhiều có thể gây nổ khi đun.

- Lấy hóa chất cẩn thận, tránh để rơi hóa chất ra ngoài

-Ống nghiệm phải được lắp sao cho miệng hơi thấp hơn đáy

-Nhánh dài của ống dẫn khí sâu tới gần sát đáy ống nghiệm (hoặc lọ) thu

-Dùng đèn cồn đun nóng đều cả ống nghiệm sau đó tập trung ngọn lửa ở phần có KMnO4

-Cách nhận biết xem ống nghiệm đó đầy oxi chưa bằng cách dùng tàn đóm đỏ đưa vào miệng ống nghiệm

-Sau khi đó làm xong thí nghiệm phải đưa hệ thống ống dẫn ra khỏi chậu nước rồi mới tắt đèn cồn, tránh cho nước không tràn vào làm vỡ ống nghiệm (đối với cách thu khí bằng phương pháp đẩy nước)

GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2

-Cho vào muôi sắt một lượng nhỏ (bằng hạt đậu xanh) bột lưu huỳnh

-Đốt lưu huỳnh trong không khí

-Đưa nhanh muôi sắt có chứa lưu huỳnh vào lọ chứa oxi

-Nhận xét và viết PTHH

khí oxi

- Cách tiến hành:

+ Cho vào muôi sắt một lượng nhỏ (bằng hạt đậu xanh) bột lưu huỳnh + Đốt lưu huỳnh trong khụng khớ + Đưa nhanh muôi sắt có chứa lưu huỳnh vào lọ chứa oxi

PTHH:

t0 S + O2  SO2

3.4: Hoạt động luyện tập vận dụng(10’) - HS làm tường trình và thu dọn rửa dụng cụ

Bảng tường trình

STT Tên thí

nghiệm

Dụng cụ - Hóa chất

Cách tiến hành

Hiện tượng Giải thích – Kết luận 3.4: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(3’)

GV nhận xét tinh thần và ý thức của HS trong giờ.

4. Hướng dẫn về nhà (1’)

- Đọc trước bài 28: Không khí – sự cháy.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập1. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,