• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

GIÁO ÁN MÔN KĨ THUẬT KHỐI 4,5 - TUẦN 1 Ngày soạn: 03/9/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 07/9/2021 (4D) Thứ tư ngày 08/9/2021 (4A)

BÀI 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

+ Hs bình thường:

- Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.

- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ) - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.

+ Hs khuyết tật:

- Dưới sự giúp đỡ của giáo viên hs nhận biết tên và tác dụng của một số dụng cụ cắt, khâu, thêu đơn giản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

+ Giáo viên: Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu, SGK + Học sinh: - SGK, bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (Khoảng 1') - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

Hoạt động của GV Hoạt động của HSBT HSKT Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (Khoảng 3’)

- Giáo viên dùng kĩ thuật động não tổ chức cho HS kể tên một số đồ dùng, vật liệu cắt, khâu thêu mà em biết.

- Đánh giá kết quả (đúng/sai); kết hợp gợi mở, liên hệ giới thiệu nội dung bài học.

- Suy nghĩ và trả lời nhanh

- Lắng nghe

- Lắng nghe.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 5’) . Vải:

- Giáo viên cho học sinh đọc sgk với quan sát nhận xét về vải.

- Giáo viên nhận xét, bổ sung - Yêu cầu học sinh nêu lại kết luận SGK.

b. Chỉ:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nội dung bài và trả lời cầu hỏi hình 1 sgk.

- Giáo viên giới thệu một số mẫu chỉ để minh họa đặc điểm chính của chỉ khâu, chỉ thêu.

- Hs đọc sgk và nhận xét:

- Lắng nghe - HS nêu

- HS đọc nội dung 1 trong sgk.

- Học sinh nêu tên các loại chỉ ở hình 1: Chỉ khâu và chỉ thêu.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Tập nêu tên của chỉ.

(2)

- Lưu ý học sinh: muốn có đường khâu, thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của sợi vải.

- Giáo viên nêu kết luận:

- Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận

- Hs lắng nghe

- Học sinh nêu.

- Hs lắng nghe

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 23’) 3.1 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm

hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.

+ Nêu đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải; so sánh sự giống nhau, khác nhau giũa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.

Lưu ý học sinh.

- Khi sử dụng, vít kéo cần được vặn chặt vừa phải, nếu vặn chặt quá hoặc lỏng quá đều không cắt được vải.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách cầm kéo cắt vải.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách cầm kéo cắt vải. Yêu cầu học sinh lên thực hành như đã hướng dẫn.

3.2. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác.

+ Nêu tên và tác dụng của đồ vật trong hình.

- Giáo viên tóm tắt câu trả lời của học sinh và kết luận:

+Thước may: dùng để đo vải, vạch dấu trên vải.

+ Thước dây: được làm bằng vải tráng nhựa, dài 150cm, dùng để đo các số đo trên cơ thể.

+ Khung thêu cầm tay: gồm hai khung tròn lồng vào nhau, khung tròn to có vít để điều chỉnh. Khung thêu có tác dụng giữ cho mặt vải căng khi thêu.

+ Khuy cài, khuy bấm: dùng để dính vào nẹp áo, quàn và nhiều sản phẩm may mặc khác.

+Phấn may dùng để vạch dấu trên vải.

- Học sinh quan sát hình 2 trong sgk và trả lời câu hỏi.

- Học sinh quan sát - Học sinh lắng nghe

- 1- 2 học sinh thực hành.

- Nêu tên và tác dụng - Lắng nghe

- Học sinh lắng nghe nhắc lại tác dụng của kéo.

- Tập cầm kéo

- Học sinh lắng nghe

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 1’) - Hướng dẫn học sinh về nhà tập sử

dụng kéo cắt giấy.

- Quan sát, lắng nghe. Có thể chia sẻ mong muốn thực hành tạo sản phẩm khác.

- Quan sát, lắng nghe Hoạt động 5: Tổng kết tiết học (khoảng 2’)

(3)

- Gv nhận xét chung tiết học.

- Khen ngợi các nhóm cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Dặn học sinh chuẩn bị cho giờ học sau.

- Lắng nghe và ghi nhớ. Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

...

...

Ngày soạn: 03/9/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 07/9/2021 (5A)

BÀI 1: ĐÍNH KHUY HAI LỖ (Tiết 1) BÀI 1: ĐÍNH KHUY HAI LỖ (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1.1. Năng lực

- Biết cách đính khuy hai lỗ.

- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn. (Hs khéo tay:

Đính khuy được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.) - Rèn tính cẩn thận

1.2. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng, phát triển phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ…; cho học sinh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: SGK, Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu 2. Học sinh: SGK, Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (khoảng 1') - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (Khoảng 3’) - Giáo viên dùng kĩ thuật động não tổ chức

cho HS kể tên một số trang phục thường mặc.

- Đánh giá kết quả (đúng/sai); kết hợp gợi mở, liên hệ giới thiệu nội dung bài học.

- Suy nghĩ và trả lời nhanh

- Lắng nghe Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 5’) - Giáo viên cho học sinh quan sát một số mẫu

khuy 2 lỗ và hình 1a (SGK)

+Em có nhận xét gì về đặc điểm, hình dạng,

- Học sinh quan sát- trả lời

+ Khuy hai lỗ có nhiều hình dạng,

(4)

kích thước, màu sắc của khuya 2 lỗ?

+ Em nhận xét gì về khoảng cách giữa các khuy, so sánh vị trí của các khuy và lỗ trên hai nẹp áo?

- Giáo viên kết luận: Khuy được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau với nhiều kích thước khác nhau, hình dạng khác nhau. Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua 2 lỗ khuy để nối khuy với vải. Trên 2 nẹp áo, vị trí của khuy ngang bằng với vị trí lỗ

khuyết. Khuy được cài qua khuyết để gài 2 nẹp áo của sản phẩm vào nhau.

màu sắc, kích thước khác nhau.

+ Khoảng cách các khuy bằng nhau.

- Lắng nghe

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 23’) 3.1. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật

- Yêu cầu hs đọc nội dung mục 2 SGK.

+ Nêu tên các bước trong quy trình đính khuy?

- Yêu cầu học sinh nội dung mục 1 sgk và quan sát h.2 SGK.

+ Nêu cách vạch dấu điểm đính khuy?

- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện thao tác trong bước 1.

- Giáo viên quan sát hướng dẫn nhanh lại một lượt các thao tác trong bước 1.

- Hướng dẫn học sinh đọc mục 2b và quan sát hình 4 sgk để nêu cách đính khuy.

- Giáo viên hướng dẫn cách đính khuy bằng kim to :

+ Lần khâu thứ nhất: lên kim qua lỗ khuy thứ nhất, xuống kim qua lỗ khuy thứ 2. Các lần khâu đính còn lại giáo viên cho học sinh lên thực hiện.

- Hướng dẫn học sinh quan sát hình 5, 6 sgk + Nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy?

- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác quấn chỉ quanh chân khuy.

- Giáo viên hướng dẫn nhanh lần 2 các bước đính khuy.

- Gọi 2 học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác đính khuy 2 lỗ.

3.2 Thực hành

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp nẹp, vạch dấu.

- Học sinh đọc SGK - Trả lời.

- Hs đọc và quan sát.

+ Hs nêu.

- 2 học sinh lên thực hành.

- Học sinh quan sát

+ Học sinh đọc sgk nêu cách đính khuy.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh quan sát + Học sinh nêu trong sgk.

- Học sinh theo dõi - Học sinh quan sát

- Hs nhắc lại và thực hành

- Học sinh gập nẹp, vạch dấu

(5)

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 1’) - Hướng dẫn học sinh về nhà tập gấp nẹp,

vạch dấu.

- Quan sát, lắng nghe. Có thể chia sẻ mong muốn thực hành tạo sản phẩm khác.

Hoạt động 5: Tổng kết tiết học (khoảng 2’) - Gv nhận xét chung tiết học.

- Khen ngợi các nhóm cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Dặn học sinh chuẩn bị cho giờ học sau.

- Lắng nghe và ghi nhớ. Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lý, kết hợp các giác quan khi quan sát; Bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả 1 loài cây với miêu tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2).. KN: Viết được đoạn

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một