• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14

Ngày soạn: 07/11/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 10 tháng12 năm 2018(4B) Thứ ba ngày 11 tháng11 năm 2018(4A)

KĨ THUẬT

BÀI: THÊU MÓC XÍCH (tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách thêu móc xích .

2. Kĩ năng: Thêu được mũi thêu móc xích . Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau . thêu được ít nhất năm vòng móc xích . Đường thêu có thể bị dúm .

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bộ đồ dùng kĩ thuật .

- Tranh qui trình thêu móc xích

- Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len ( hoặc sợi ) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức(1’)

2. Kiểm tra bài cũ - Tiết 1(5’)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của HS.

- Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ.

- GV nhận xét . 3. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b .Hướng dẫn

*Hoạt động 3 : Học sinh thực hành thêu các móc xích.(15’)

- Gọi HS lên thực hiện các bước thêu móc xích ( thêu 2 - 3 mũi đầu )

- Củng cố kỹ thuật thêu móc xích theo các bước:

+ Bước 1:Vạch dấu đường thêu

+ Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu

- Nhắc lại những điểm cần lưu ý đã nêu ở tiết 1.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Gv yêu cầu hs thực hành.

- Nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.

- Hát

- 2,3 học sinh nêu.

- HS nhắc lại các bước thêu.

- HS thực hành thêu móc xích.

(2)

- GV quan sát, chỉ vẫn và uốn nắn cho những HS còn lúng túng hoặc thao tác chưa đúng kỹ thuật.

- Gv yêu cầu hs trưng bày sản phẩm.

*Họat động 4(10’)

- Đánh giá kết quả thực hành của học sinh.

- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá:

+ Thêu đúng kỹ thuật.

+ Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau

+ Đường thêu phẳng, không bị dúm.

+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.

- Yc hs dựa vào tiêu chuẩn trên, tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sịnh

4. Củng cố- dặn dò(3’)

- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.

- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.

- HS trưng bày sản phẩm thực hành.

- Hs nghe.

- Hs dựa vào các tiêu chí đánh giá sản phẩm.

- Hs lắng nghe

--- Ngày soạn: 07/11/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2018(4A) KHOA HỌC

MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC I. MUc tiêu

1. Kiến thức: - Biết đun sôi nước trước khi uống.

- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn lại trong nước.

2. Kĩ năng: Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi … 3. Thái độ: Luôn có ý thức giữ sạch nguồn nước ở mỗi gia đình, địa phương . *GDBVMT: Giáo dục HS phải biết giữ gìn nguồn nước sao cho sạch, để bảo đảm cho sức khoẻ cho cả con người và động vật , thực vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình minh hoạ trang 56, 57 sách giáo khoa .

- HS chuẩn bị theo nhóm các dụng cụ thực hành : Nước đục, hai chai nhựa trong giống nhau, giấy lọc, cát, than bột .

- Phiếu học tập cá nhân .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp(1’) - Cả lớp hát.

(3)

2.Kiểm tra bài cũ(5’):Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi:

1) Những nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước ?

2) Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khỏe của con người ?

- GV nhận xét HS.

3. Dạy bài mới

* Giới thiệu bài(1’)

- Nguồn nước bị ô nhiễm gây ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vậy chúng ta đã làm sạch nước bằng cách nào ? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động 1: Các cách làm sạch nước thông thường.

*Mục tiêu: Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.

- Gv hỏi:

?Gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước?

?Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả như thế nào ?

* Kết luận: Thông thường người ta làm sạch nước bằng 3 cách sau:

+Lọc nước bằng giấy lọc, bông, … lót ở phễu hay dùng cát, sỏi, than củi cho vào bể lọc để tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước.

+Lọc nước bằng cách khử trùng nước:

Cho vào nước chất khử trùng gia-ven để diệt vi khuẩn. Tuy nhiên cách này làm cho nước có mùi hắc.

+Lọc nước bằng cách đun sôi nước để diệt vi khuẩn và khi nước bốc hơi mạnh

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- Hoạt động cả lớp.

- Hs trả lời:

- Những cách làm sạch nước là:

+Dùng bể đựng cát, sỏi để lọc.

+Dùng bình lọc nước.

+Dùng bông lót ở phễu để lọc.

+Dùng nước vôi trong.

+Dùng phèn chua.

+Dùng than củi.

+Đun sôi nước.

- Làm cho nước trong hơn, loại bỏ một số vi khuẩn gây bệnh cho con người.

- HS lắng nghe.

(4)

thì mùi thuốc khử trùng cũng bay đi hết.

- GV chuyển ý: Làm sạch nước rất quan trọng. Sau đây chúng ta sẽ làm thí nghiệm làm sạch nước bằng phương pháp đơn giản.

Hoạt động 2: Tác dụng của lọc nước.

*Mục tiêu: HS biết được hiệu quả của việc lọc nước.

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thực hành lọc nước đơn giản với các dụng cụ. GV làm thí nghiệm yêu cầu HS quan sát hiện tượng, thảo luận và trả lời câu hỏi sau:

?Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc ?

?Nước sau khi lọc đã uống được chưa ? Vì sao ?

- GV nhận xét, tuyên dương câu trả lời của các nhóm.

- Gv hỏi:

?Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có những gì ?

?Than bột có tác dụng gì ?

?Vậy cát hay sỏi có tác dụng gì ? - Đó là cách lọc nước đơn giản. Nước tuy sạch nhưng chưa loại các vi khuẩn, các chất sắt và các chất độc khác. Cô sẽ giới thiệu cho cả lớp mình dây chuyền sản xuất nước sạch của nhà máy. Nước này đảm bảo là đã diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.

- GV vừa giảng bài vừa chỉ vào hình minh hoạ 2:

Nước được lấy từ nguồn như nước giếng, nước sông, … đưa vào trạm bơm đợt một. Sau đó chảy qua dàn khử sắt, bể lắng để loại chất sắt và những chất

- HS thực hiện, thảo luận và trả lời.

+ Nước trước khi lọc có màu đục, có nhiều tạp chất như đất, cát, ..

Nước sau khi lọc trong suốt, không có tạp chất.

+ Chưa uống được vì nước đó chỉ sạch các tạp chất, vẫn còn các vi khuẩn khác mà bằng mắt thường ta không nhìn thấy được.

- Hs trả lời:

+ Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần phải có than bột, cát hay sỏi.

+ Than bột có tác dụng khử mùi và màu của nước.

+ Cát hay sỏi có tác dụng loại bỏ các chất không tan trong nước.

-HS lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

(5)

không hoà tan trong nước. Tiếp tục qua bể lọc để loại các chất không tan trong nước. Rồi qua bể sát trùng và được dồn vào bể chứa. Sau đó nước chảy vào trạm bơm đợt hai để chảy về nơi cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt.

- Yêu cầu 2 HS lên bảng mô tả lại dây chuyền sản xuất và cung cấp nước của nhà máy.

* Kết luận: Nước được sản xuất từ các nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn:

Khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng.

Hoạt động 3: Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.

*Mục tiêu: Biết được vì sao chúng ta phải đun sôi nước trước khi uống.

*Cách tiến hành:

- Hỏi: Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa?

? Vì sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ?

?Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì ?

3.Củng cố- dặn dò(3’)

- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.

- Nhận xét giờ học.

- 2 HS mô tả.

- Hs lắng nghe.

- Trả lời: Đều không uống ngay được. Chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn nhỏ sống trong nước và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.

- Chúng ta cần giữ vệ sinh nguồn nước chung và nguồn nước tại gia đình mình. Không để nước bẩn lẫn nước sạch.

- Hs lắng nghe.

--- Ngày soạn: 08/11/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2018(4A) Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2018(4B)

ĐỊA LÍ

BÀI: HOẠT ĐÔNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:

+ Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.

(6)

+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.

2. Kĩ năng: Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3, nhiệt độ dưới 20 độ C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.

- Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học.

* GD SDNLTK&HQ : Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc , đây là nguồn phù sa tạo ra đồng bằng châu thổ , đồng thời là nguồn nước tưới và nguồn năng lượng quý giá.

* GDBVMT: Giáo dục HS thấy được mối quan hệ giữa người dân với thiên nhiên ở ĐBBB, từ đó có ý thức bảo vệ đê điều và đất đai ở vùng ĐBBB.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam

- Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ (do GV và HS sưu tầm) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định(1’)

2. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu những đặc điểm về nhà ở, làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?

- Lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào?

Nhằm mục đích gì?

- GV nhận xét.

3. Bài mới

- Gv giới thiệu bài(1’)

- Gv hướng dẫn tìm hiểu bài:

a. Vựa lúa lớn thứ hai cả nước Hoạt động 1 : làm việc cá nhân Bước 1 : HS dựa vào SGK và hiểu biết trả lời câu hỏi:

- Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lụa lớn thứ hai của đất nước?

- Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo, từ đó em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân?

Bước 2 :

- GV chốt ý chính giải thích thêm . Hoạt động 2 : làm việc cả lớp - GV yêu cầu nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ.

- Hát

- 3 HS trả lời .

- Hs lắng nghe.

- Hs đọc thông tin sgk và trả lời.

+ Đất phù sa màu mở + Nguồn nước dồi dào

+ Người dân có nhiều kinh nghiệm - Làm – đất – gieo mạ – chăm sóc – giặt lúa – tuốt lúa - phơi thóc

=>Rất vất vả phải qua nhiều giai đoạn

- Ngô khoai , lạc , đỗ , cây ăn quả . Trâu bò , vịt gà ….

(7)

- GV giải thích: Do ở đây có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo nên nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt.

b / Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh Hoạt động 3 :Thảo luận nhóm Bước 1 : HS dựa vào SGK thảo luận

* GDBVMT : Trồng rau xứ lạnh vào màu đông ở đồng bằng Bắc Bộ lợi dụng khí hậu của con người phát triển kinh tế .

- Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?

- Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ?

Bước 2 :

- GV giải thích thêm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đối với thời tiết, khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ.

- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình

- Gv gọi hs đọc ghi nhớ SGK.

4. Củng cố- dặn dò(3’)

- GV yêu cầu HS trình bày các hoạt động sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ.

- Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiết 2)

- Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông (ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt,cà chua, xà lách,...)

- Khó khăn: nếu rét quá thì lúa và một số lọai cây bị chết

- Ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt,cà chua, xà lách,...

- Vài HS trình bày.

- 2 HS đọc

- Vài HS trình bày lại.

- Hs nghe.

--- Ngày soạn: 09/12/2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 12 tháng 12năm 2018(4A)

KHOA HỌC

BÀI 28: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước:

+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.

+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.

+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thốt nước thải … 2. Kĩ năng: Thực hiện bảo vệ nguồn nước.

3. Thái độ: Hs có ý thức bảo vệ nguồn nước.

(8)

*GDBVMT: Có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện .

* GD SDNLTK&HQ: Giáo dục cho học sinh biết những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.

* Giảm tải:

Không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.

- Kĩ năng trình bày thông tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình minh hoạ trong sách giáo khoa/58,59 (phóng to nếu có điều kiện) . - Sơ đồ dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy nước . - Học sinh chuẩn bị giấy, bút màu .

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp(1’)

2.Kiểm tra bài cũ(5’): Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

+ Dùng sơ đồ mô tả dây chuyển sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy.

+ Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ?

+ Em hãy nêu mục bạn cần biết.

- GV nhận xét.

3.Dạy bài mới

* Giới thiệu bài(1’)

- Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người, động vật, thực vật. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.

Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.

*Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.

- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, đảm bảo một hình vẽ có 2 nhóm thảo luận.

- Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ

-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu.

- HS quan sát.

(9)

được giao.

- Thảo luận và trả lời các câu hỏi:

? Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?

? Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm ? Vì sao ?

- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- Gọi các nhóm trình bày, các nhóm có cùng nội dung bổ sung.

- GV nhận xét và tuyên dương các nhóm.

- Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết.

Hoạt động 2: Liên hệ.

*Mục tiêu: HS biết liên hệ bản thân, gia đình và địa phương đã làm được gì để bảo

- HS trả lời.

+Hình 1: Vẽ biển cấm đục phá ống nước. Việc làm đó nên làm, vì để tránh lãng phí nước và tránh đất, cát, bụi hay các tạp chất khác lẫn vào nước sạch gây ô nhiễm nguồn nước.

+Hình 2: Vẽ 2 người đổ rác thải, chất bẩn xuống ao. Việc làm đó không nên vì làm như vậy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, động vật sống ở đó.

+Hình 3: Vẽ một sọt đựng rác thải. Việc làm đó nên làm, vì nếu rác thải vứt bỏ không đúng nơi quy định sẽ gây ô nhiễm môi trường, chất không sử dụng hết sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nước ngầm và nguồn nước.

+Hình 4: Vẽ sơ đồ nhà tiêu tự hoại. Việc làm đó nên làm, vì như vậy sẽ ngăn không cho chất thải ngấm xuống đất gây ô nhiễm mạch nước ngầm.

+Hình 5: Vẽ một gia đình đang làm vệ sinh xung quanh giếng nước. Việc làm đó nên làm, vì làm như vậy không để rác thải hay chất bẩn ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước.

+Hình 6: Vẽ các cô chú công nhân đang xây dựng hệ thống thoát nước thải. Việc làm đó nên làm, vì trong nước thải có rất nhiều chất độc và vi khuẩn, gây hại nếu chúng chảy ra ngoài sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước.

- 2 HS đọc.

(10)

vệ nguồn nước.

*Cách tiến hành:

- Giới thiệu: Xây dựng nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu đào cải tiến, cải tạo và bảo vệ hệ thống nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nước mưa, … là công việc làm lâu dài để bảo vệ nguồn nước. Vậy các em đã và sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước?

- GV gọi HS phát biểu.

- GV nhận xét và khen ngợi HS có ý kiến tốt.

Hoạt động 3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi.

*Mục tiêu: Bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước.

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS đóng vai theo nhóm.

- Gv chia nhóm HS.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.

- GV hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia.

- GV nhận xét từng nhóm.

3.Củng cố- dặn dò(3’)

- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.

- Dặn HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS phát biểu.

- Hs thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu.

- HS trình bày ý tưởng của nhóm mình.

- Hs lắng nghe.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lý, kết hợp các giác quan khi quan sát; Bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả 1 loài cây với miêu tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2).. KN: Viết được đoạn

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một