• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

(Thời gian thực hiện số tuần: 4 tuần Chủ đề nhánh: Động vật (Thời gian thực hiện: 1 tuần

A.T CH C CÁC

Hoạt động

Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Đón trẻ

- Chơi

-

Thể dục sáng

1. Đón trẻ:

- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.

2.Trò chuyện

- Trò chuyện với trẻ về các con vật sống trong rừng, giáo dục trẻ.

- Cô giáo dục trẻ an toàn giao thông, kỹ năng sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng như:

Nước, điên, gió… ở trong lớp

3. Điểm danh trẻ tới lớp:

4.Thể dục sáng * BTPTC:

+ ĐT hô hấp: Gà gáy + ĐT Tay: Xoay bả vai + ĐT Bụng : Đứng cúi gập người về phía trước.

+ ĐT Chân: Ngồi nâng 2 chân

+ ĐT Bật: Bật tiến về phía trước (Cô cho trẻ tập 2 lần x 8 nhịp)

- Cô đón trẻ đúng giờ, thái độ vui vẻ, tình cảm nhẹ nhàng.

- Tạo niềm tin ở trẻ khi đến lớp với cô.

- Qua hình ảnh trẻ nhận biết được các con vật quen thuộc giúp trẻ biết về lợi ích của các loài vật đối với đời sống con người.

- Trẻ biết sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng như: Nước, điện…..

- Trẻ biết tên mình và tên của bạn, biết quan tâm đến bạn bè.

- Biết dạ cô khi gọi tên.

- Trẻ biết tập đúng các động tác - Phát triển sự phối hợp vận động của cơ thể.

- Biết được lợi ích của việc luyện tập thể dục.

-Trường lớp sạch sẽ.

-Trang phục của cô gọn gàng

- Tranh ảnh về chủ đề

Câu hỏi đàm thoại

- Sổ điểm danh

- Sân tập, các động tác thể dục

- Nhạc, xắc xô

(2)

Từ ngày: 29/11/2021 đến ngày 24/12/2021) sống trong rừng

Từ ngày: 06/12/2021 đến ngày 10/12/2021)

HOẠT ĐỘNG:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ

1. Đón trẻ:

- Đón trẻ tận tay phụ huynh, thái độ ân cần, niềm nở và trao đổi với phụ huynh tình hình sức khỏe của trẻ.

- Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân.

- Cô hướng trẻ vào góc chơi mà trẻ thích 2. Trò chuyện:

- Cho trẻ vào lớp xem tranh về một động vật sống trong rừng.

Đàm thoại về đặc điểm, ích lợi, của các con vật sống trong rừng.

- Các con này có điểm gì khác và giống nhau?

-> Giáo dục trẻ biết bảo vệ các con vật

- Cô hướng dẫn và giáo dục trẻ an toàn giao thông, 1 số kỹ năng biết sử dụng nguồn năng lượng như: Nước, điện, gió...ở trong lớp học

3. Điểm danh:

- Cô gọi tên từng trẻ theo số thứ tự trong sổ diểm danh - Báo suất ăn cho cô nuôi.

4. Thể dục sáng:

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ:

* Khởi động:

- Cô dùng sắc sô cho trẻ đi thành vòng tròn và đi bằng các kiểu chân.

- Sau đó cô cho trẻ chuyển đội hình thành 3 hàng đứng cách nhau mỗi người một sải tay, và tập bài tập phát triển chung.

* Trọng động: * BTPTC:

+ Hô hấp: Gà gáy + Tay:Xoay bả vai.

+ Chân: Ngồi nâng 2 chân

+ Bụng: Đứng cúi gập người về phía trước.

+ Bật: Bật tiến về phía trước - Mỗi động tác tập 2 lần x 8 nhịp - Cô động viên khuyến khích trẻ tập

- Cô quan sát trẻ tập cùng cô v à sửa sai cho trẻ

* Hồi tĩnh:

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng thả lỏng

-Trẻ chào cô, chào bố mẹ và vào lớp cất đồ dùng cá nhân vào tủ cá nhân của mình.

- Trẻ quan sát và trả lời - Trẻ đàm thoại cùng cô - Trẻ nêu đặc điểm - Trẻ lắng nghe.

-Trẻ dạ cô.

-Trẻ khởi động

-Trẻ tập theo cô. Mỗi động tác thực hiện (2 lần x 8 nhịp)

(3)

động

Hoạt động ngoài trời

1. Hoạt động có chủ đích.

* Quan sát thời tiết

* Trò chuyện về các con vật sống trong rừng.

2.Trò chơi vận động - Trò chơi:Cáo và thỏ + Sói và dê

+ Rồng rắn lên mây.

3.Chơi tự do

- Chơi với đồ chơi ngoài trời.

Trẻ biết được sự thay đổi của thời tiết trong ngày, biết được sự ảnh hưởng của thời tiết đối với sức khỏe, biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

-Rèn luyện kỹ năng quan sát so sánh, phân biệt. Trẻ nêu lên được những gì mình quan sát được bằng ngôn từ rõ ràng.

- Biết được tên gọi đặc điểm của 1 số con vật sống trong rừng như: Cách di chuyển, thức ăn của chúng

Trẻ biết được cách chơi, luật chơi và hứng thú khi chơi trò chơi.

- Rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo ở trẻ. Phát huy tinh thần đoàn kết, sự hợp tác nhóm.

- Trẻ biết đoàn kết phối hợp nhịp nhàng với bạn trong khi chơi

-Trẻ biết cách chơi, phát triển thể lực, sự nhanh nhẹn cho trẻ.

- Rèn luyện cách phát âm khi đọc đồng dao.

- Biết phối hợp cùng các bạn trong quá trình chơi. Biết giữ an toàn trong khi chơi

- Trẻ vui vẻ khi tham gia chơi đồ chơi ngoài tròi cùng các bạn

- Mũ, dép cho trẻ.

- Địa điểm quan sát.

- Mô hình các con vật sống trong rừng

-Mũ cáo và thỏ.

-Mũ sói và mũ dê.

Vẽ các vòng tròn làm chuồng dê

Đồ chơi ngoài trời.

(4)

1.Hoạt động có mục đích

* Quan sát mô hình động vật sống trong rừng:

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ. Cô trẻ lấy dép, mũ

-Cho trẻ đi ra ngoài hít thở không khí trong lành kết hợp với bài hát “ Chú voi con ở bản đôn”

* Quan sát thời tiết.

+ Con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?( rét hay ấm) + Khi trời rét phải làm như thế nào để giữ ấm cho cơ thể?

- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh cơ thể, phải mặc quần áo ấm, đội mũ, đeo tất và gang tay khi trời rét.

- Cho trẻ xem mô hình về các loài vật.

+ Con biết những loài vật nào?

+Các loài vật nào hiền lành, loài vật nào hung dữ?

+Làm thế nào để bảo vệ các loài vật?

-> Giáo dục trẻ biết bảo vệ cây xanh, tuyên truyền với người thân bảo vệ các loài vật

2. Trò chơi vận động.

*TC:Cáo và thỏ

Cách chơi: Một bạn đóng vai cáo còn lại đóng vai thỏ. Các chú thỏ đi chơi và cùng đọc

“Trên bài cỏ, Chú thỏ con ,

Tìm rau ăn, rất vui vẻ. Thỏ nhớ nhé

Có Cáo gian đang rình đấy, Thỏ nhớ nhé Kẻo Cáo gian ,Tha đi mất”

- Luật chơi: Khi thấy cáo xuất hiện các chú thỏ phải chạy nhanh về chuồng,con thỏ nào chạy chậm bị cáo bắt phải ra ngoài một lượt chơi.

*Trò chơi: Sói và dê

- Cách chơi: Một bạn đóng làm sói các bạn còn lại đóng vai dê.

Các con dê đi kiếm ăn miệng kêu “be be” khi thấy sói xuất hiện các con dê phải chạy nhanh về chuồng.

- Luật chơi: Con dê nào bị bắt phải sói.

* TC: “Rồng rắn lên mây”

- Cách chơi: Một trẻ làm thầy thuốc, trẻ còn lại thì nối đuôi nhau làm rắn…

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô bao quát quá trình chơi của trẻ.Hướng dẫn trẻ chơi:

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

3.Chơi tự do: Cô gợi ý trò chuyện với trẻ về các con vật sống trong rừng mà trẻ biết sau đó cho trẻ dùng các con vật bằng nhựa, các vỏ hộp để úp hình hoặc vẽ hình các con vật.

- Trẻ nêu cảm nhận về thời tiết.

-Phải mặc quần áo ấm

-Trẻ quan sát và kể tên những con vật trẻ biết.

.

- Lắng nghe

- Trẻ chơi

(5)

động

Hoạt động góc

* Góc phân vai

- Đóng vai gia đình đi thăm vườn bách thú.

- Bác sĩ thú y

* Góc xây dựng

-Xây dựng vườn bách thú -Ghép hình các con vật

* Góc nghệ thuật

Vẽ nặn tô màu,xé dán các con vật sống trong rừng.

- Biểu diễn các bài hát về các con vật sống trong rừng.

* Góc học tập

- Làm sách tranh về các con vật sống trong rừng - Xem tranh, ảnh kể chuyện về các con vật sống trong rừng

* Góc thiên nhiên:

- Chăm sóc cây cảnh, chơi với cát nước.

- Biết thể hiện vai chơi.

- Biết cách trang trí nhà cho đẹp.Rèn luyện cho trẻ tính ngăn nắp gọn gàng.

- Mở rộng sự giao tiếp cho trẻ.

Biết công việc của người bác sĩ thú y

- Rèn luyện kỹ năng xây dựng lắp ghép.Biết sắp xếp phân bổ các khu vực cho hợp lý khoa học.Biết bảo quản các sản phẩm làm ra

- Trẻ biết tô màu hoặc cắt dán vẽ các con vật quen thuộc.

- Rèn tính kiên trì, sự khéo kéo của trẻ. Phát triển trí tưởng tượng ,khả năng tạo hình cho trẻ.

-Trẻ thuộc các bài hát, biểu diễn tự nhiên,thể hiện được tình cảm yêu quý các loài vật.

-Nhận biết được 1 số hình ảnh trong tranh, lựa chọn được những tranh ảnh phù hợp với chủ đề

- Trẻ biết cách chăm sóc các loại cây cảnh

-Mô hình vườn thú

Dụng cụ y tế,,Các loại thuốc thú y.

Các con vật.

Bộ lắp ghép, các khối hình…các con vật bằng nhựa.

- Giấy màu, đất nặn, bút màu...

-Dụng cụ âm nhạc.

Tranh ảnh, sách báo cũ, kéo hồ dán, giấy màu

- Bộ đồ chơi góc thiên nhiên, cây cảnh

(6)

1.Thỏa thuận chơi

- Hỏi trẻ: các con đang học chủ đề gì? Lớp mình có những góc chơi gì?

-Cô giới thiệu góc chơi,đồ dùng chuẩn bị để trẻ chơi.

Các con thích góc chơi ở góc nào thì hãy về góc chơi đó nhé.

2. Quá trình chơi

* Góc đóng vai:

- Cho trẻ phân vai bố mẹ đưa con đi thăm vườn bách thú.Nêu lên đặc điểm của một số con vật như: voi,gấu, khỉ,hươu….

* Góc xây dựng: -

Các bác đang xây công trình gì thế?

+Bác cần những nguyên liệu gì để xây?

+Bác sẽ nhốt những con vật gì?

+ Bác ghép hình con vật gì?

* Góc nghệ thuật:

+ Con sẽ làm gì từ giấy màu này?

+Con thích những loài vật nào?

+Con sẽ vẽ con vật gì? Con vật đó có đặc điểm gì?

- Gợi ý trẻ hát múa các bài hát về các con vật.

* Góc học tập

+Con nhìn thấy những gì trong tranh này?

+ Con thích hình ảnh nào nhất?

+ Con sẽ làm gì từ sách báo này?

- Cô gợi ý cho trẻ lựa chọn tranh trong sách báo cũ,cắt những tranh phù hợp với chủ đề kẹp lại làm thành sách của lớp và kể chuyện theo tranh trẻ làm được.

* Góc thiên nhiên:

- Cô hướng dẫn trẻ cách chăm sóc cây cảnh, chơi với cát nước.

3.Kết thúc quá trình chơi

- Cho trẻ tham quan nhận xét sản phẩm ở các góc chơi.

- Gợi hỏi xem trẻ có ý tưởng gì, sẽ làm gì khi được chơi tiếp ở các góc. Khuyến kích trẻ hôm sau chơi sẽ cố gắng sáng tạo nhiều hơn.

- Yêu cầu trẻ dọn đồ chơi

-Thưa cô có góc phân vai, góc nghệ thuật,xây dựng, khoa học và góc sách

- Trẻ nhập vai chơi

- Tôi xây vườn bách thú.

- Tôi cần gạch,hàng rào và các thú .

- Tôi nhốt hổ,gấu voi….

- Tôi ghép con công.

- Con cắt con huơu và con thỏ

- Con thích nhất con voi, con gấu.

-Trẻ hát múa kết hợp với dụng cụ âm nhạc

- Trẻ trả lời - Làm sách

- Trẻ chơi

(7)

động

Hoạt động ăn

1. Trước khi ăn

-Trẻ rửa tay, rửa mặt sạch sẽ

2. Trong khi ăn

- Tổ chức cho trẻ ăn, cô bao quát,hướng dẫn động viên trẻ ăn hết xuất

3. Sau khi ăn

- Cho trẻ vệ sinh sau khi ăn

-Trẻ có thói quen vệ sinh tay mặt trước khi ăn

-Trẻ nắm được thao tác rửa tay rửa mặt

-Trẻ biết được các thức ăn và các chất dinh dưỡng trong món ăn

- Trẻ biết mời cô và các bạn trước khi ăn và ăn ngon miệng, ăn hết xuất

-Trẻ biết lau miệng sạch sẽ và uống nước ngồi nghỉ ngơi sau khi ăn

- Đồ dùng vệ sinh:

Khăn mặt, chậu - Xà phòng diệt khuẩn lai boi

- Phòng ăn, bàn ghế, bát thìa, khăn lau miệng

- Các món ăn

- Khăn mặt, nước uống

Hoạt động ngủ

1.Trước khi ngủ

2. Trong khi ngủ

- Tổ chức cho trẻ ngủ, cô bao quát trẻ ngủ

3. Sau khi ngủ dậy

-Trẻ ngủ dậy cho trẻ đi vệ

- Tạo thói quen nề nếp trước khi ngủ

- Giúp trẻ có thói quen ngủ ngon và sâu giấc ngủ đúng giờ

- Đảm bảo sức khỏe tốt cho

-Trẻ có thói quen đi vệ sinh vận động sau khi ngủ dậy.

- Phòng ngủ thoáng mát sạch sẽ ánh sáng dịu

-Phản, chiếu, gối, chăn ấm

- Quà chiều

(8)

1. Trước khi ăn

- Cô hỏi trẻ về các bước rửa tay sau đó hướng dẫn trẻ thao tác rửa tay và rửa mặt. Gồm có 6 bước rửa tay.

+ Trước tiên cô cho trẻ đứng xếp hàng theo tổ và cho trẻ xắn tay áo lên sau đó mời 3 trẻ một lên thực hiện thao tác rửa tay, rửa mặt

+ Bước 1:Vặn vòi nước để tay xuôi theo vòi nước làm ướt tay sau đó lấy xà phòng và rửa lòng bàn tay

+ Bước 2: Xoa mu bàn tay và đổi bên + Bước 3: Rửa kẽ ngón tay và đổi bên + Bước 4: Rửa đầu ngón tay

+ Bước 5: Xoay cổ tay tiếp theo để xuôi tay theo vòi nước chảy và rửa sạch

+ Bước 6: Cuối cùng vẩy nhẹ rồi lau bằng khăn khô. Sau đó cho trẻ lấy khăn mặt theo đúng ký hiệu của mình rửa mặt theo 4 bước.

2. Trong khi ăn

- Cô cho trẻ ngổi vào bàn ăn

- Cô chia cơm cho trẻ, giới thiệu món ăn và giá trị dinh dưỡng

- Cô giáo dục trẻ ăn chậm,nhai kỹ, ăn ngon miệng ăn hết xuất.

3. Sau khi ăn

- Trẻ ăn xong cô hướng dẫn trẻ lấy khăn và vệ sinh miệng , uống nước và ngồi nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 15p sau đó cho trẻ đi vệ sinh

- Rửa tay dưới vòi nước chảy theo sự hướng dẫn của cô

-Trẻ mời cô và các bạn trước khi ăn

- Trẻ tự lau miệng

1.Trước khi ngủ

- Cô kê phản, trải chiếu chuẩn bị gối cho trẻ - Cô ổn định lớp và cho trẻ vào chỗ ngủ - Cô phát gối và cho trẻ nằm đúng vị trí 2. Trong khi ngủ

- Cô nhắc nhở trẻ không nói chuyện trong khi ngủ - Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Giờ đi ngủ”

- Cô chú ý sửa tư thế nằm của trẻ 3. Sau khi ngủ dậy

-Trẻ ngủ dậy, cô hướng dẫn trẻ cất phản, gối, chiếu, chăn - Cho trẻ làm vệ sinh cá nhân: Nhắc trẻ đi vệ sinh lau mặt.

- Sau đó cho trẻ vận động nhẹ nhàng ăn quà chiều

- Cô chia quà giới thiệu quà chiều cô động viên trẻ ăn hết xuất.

-Trẻ vào sập nằm

- Đọc bài thơ giờ đi ngủ

- Vận động nhẹ nhàng

(9)

động

Chơi hoạt động theo

ý thích

1. Ôn tập:

- Trò chuyện xem tranh ảnh về chủ đề.

- Ôn lại các bài hát: Đố bạn, thơ: Gấu qua cầu, các câu chuyện đã học.

- Cho trẻ học vở bé làm quen với ATGT

2. Chơi theo ý thích.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích ở các góc chơi chơi trò chơi ATGT

3. Nêu gương:

- Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề.

- Nêu gương cắm cờ

-Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ

- Trẻ được khắc sâu lại những kiến thức đã học buổi sáng.

- Rèn kỹ năng đọc kể cho trẻ - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

-> Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi.

- Rèn sự khéo léo cho trẻ - Phát triển óc sáng tạo và trí tưởng tượng cho trẻ.

-> Giáo dục trẻ chơi đoàn kết bạn bè.

- Trẻ thuộc các bài hát, biểu diễn tự nhiên

- Biết tự nhận xét mình và bạn, biết học theo gương các bạn ngoan trong lớp.

-Trẻ được vệ sinh sạch sẽ

- Những bài hát, thơ, truyện thuộc chủ đề. Vở bé làm quen phương tiện giao thông

- Đồ chơi trong các góc, các lô tô luật lệ ATGT

- Đàn, máy tính.

- Bảng bé ngoan, cờ, bé ngoan.

-Đồ dùng khăn mặt, khăn lau, nước, xà phòng

Trả trẻ

Trả trẻ

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ một ngày ở trường.

- Cô giáo dục trẻ biết chào cô về với bố mẹ.

- Trẻ có thói quen chào hỏi khi đến lớp và khi về với bố mẹ.

- Trẻ biết chào cô và các bạn trước khi ra về.

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.

(10)

Ôn tập:

- Cô cho trẻ ôn lại các bài hát , bài thơ, câu chuyện mà trẻ đã học - Cô gợi ý hướng dẫn trẻ đọc truyện, hát, đọc thơ về chủ đề - Cô cho trẻ học sách LQVPT giao thông.

-> Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi, chú ý lắng nghe cô giảng bài

2. Chơi theo ý thích.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích ở các góc chơi. Chơi trò chơi ATGT

- Giáo viên cho trẻ chơi theo ý thích ở các góc chơi. Bao quát trẻ chơi

- Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết bạn bè, động viên khích lệ trẻ.

- Sau khi chơi xong cô nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định.

3.Nhận xét - Nêu gương:

- Cô là người dẫn chương trình và tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ. Tổ chức cho trẻ hát các bài hát về chủ đề.

- Cô cho trẻ hát thi đua theo tổ nhóm cá nhân.

- Tuyên dương trẻ.

- Cô cho trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan

- Cho trẻ nhận xét những ưu, nhược điểm của các bạn trong lớp

- Cô nhận xét và thưởng cờ cho trẻ.

-Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ

- Trẻ đọc, hát.

- Trẻ chơi

-Trẻ biểu diễn

-Trẻ nêu

- Trẻ nhận cờ và cắm đúng ống cờ vào ống cờ của mình.

- Đồ dùng khăn mặt, khăn lau, nước, xà phòng

Trả trẻ

- Cô mời trẻ ra về

- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ Nhắc trẻ chào cô giáo, chào các bạn, lấy đồ dùng chào bố mẹ rồi ra về.

- Trẻ lấy đồ, chào cô, bố, mẹ, các bạn ra về.

(11)

Thứ 2 ngày 06 tháng 12 năm 2021

TÊN HOẠT ĐỘNG: Thể dục. VĐCB: Đi và đập bắt bóng bằng hai tay TCVĐ: Cáo ơi ngủ à

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Hát: “Chú voi con ở Bản Đôn”

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết thực hiện bài vận động “Đi và đập bắt bóng bằng hai tay”

- Trẻ biết chơi trò chơi 2.Kỹ năng.

- Rèn khả năng phối hợp nhịp nhàng của cánh tay và bàn tay nhịp nhàng đúng hướng bóng để tập

- Kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay 3. Thái độ:

- Trẻ chăm tập thể dục,chú ý trong giờ học. Biết được lợi ích của việc tập thể dục

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ:

- Sân tập, xắc xô, bóng

- Quần áo sạch sẽ gọn gàng. Mũ cáo 2. Địa điểm tổ chức:

- Ngoài sân

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức.

- “Cho trẻ hát bài “Chú voi con ở Bản Đôn”

- Các Con vừa hát bài gì?

- Giáo dục trẻ yêu quý bảo vệ động vật không săn bắn, chặt phá rừng.

2. Giới thiệu bài

- Đến lớp đến trường chúng mình không chỉ được học mà còn được tập các vận động và chơi các trò chơi. Hôm nay cô và các con cùng tập thể dục bàì : Đi và đập bắt bóng bằng hai tay nhé !

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ 3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Khởi động

- Cho trẻ đi các kiểu chân, đi nhanh đi chậm, đi khom, đi kiễng gót, đi vẫy tay, xếp đội hình 3 hàng ngang quay mặt lên phía cô.

b. Hoạt động 2: Trọng động

* BTPTC:

- Tập bài tập phát triển chung: Cô tập cùng trẻ + ĐT Tay: Xoay bả vai

- Trẻ hát -Trả lời - Lắng nghe

-Vâng ạ.

- Đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân

- Trẻ tập theo cô

(12)

+ ĐT Chân: Ngồi nâng 2 chân + ĐT Bật: Bật tiến về phía trước

- Mỗi động tác tập 2L x 8 nhịp. ĐTNM tập 3L x 8 nhịp

*Vận động cơ bản: Đi và đập bắt bóng bằng hai tay + Tập mẫu lần 1.

+ Tập mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Cô đứng tự nhiên hai chân rộng bằng vai, 2 tay cầm bóng khi có hiệu lệnh tập chân cô sẽ bước lên một bước rồi ném nhẹ bóng xuống đất trước mặt cách mũi chân khoảng 25- 30 cm. Khi bóng nảy lên cô dùng 2 bàn tay bắt lấy bóng, rồi lại bước tiếp và đập bóng xuống đất, thực hiện như vậy khoảng 5- 7 lần đi và đập bóng.

- Cô vừa thực hiện xong vận động gì?

- Mời 2 trẻ lên thực hiện vận động mẫu cho trẻ quan sát - Các con có nhận xét gì về cách tập của các bạn.

+ Cho từng tổ thi đua .

+ Cho nhóm trẻ nam nữ thi đua

- Cô bao quát trẻ tập, sửa sai cho trẻ kịp thời - Hỏi trẻ vừa thực hiện vận động gì?

- Cô khuyến khích, động viên những trẻ nhút nhát tập cùng các bạn

* Trò chơi vận động:" Cáo ơi ngủ à "

Cách chơi: Chọn 1 cháu nhanh nhẹn làm cáo ngồi vào vòng trong chính giữa.Các bạn khác cầm tay nhau đi xung quanh nói ‘ cáo ơi ngủ à”. Khi nghe các bạn hỏi lần 2 thì Cáo kêu Hừm! Hừm! Tất cả lò cò tản ra xung quanh. Cáo nhảy lò cò đuổi bắt, ai bị bắt phải chờ bạn cứu

- Luật chơi: Ai bị cáo chạm vào người coi như bị bắt, phải về nhà cáo chờ bạn đến cứu. Ai đến cứu bạn phải chạm vào người bạn

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Cô khuyến khích, động viên những trẻ nhút nhát tập cùng các bạn

c. Hoạt động 3:Hồi tĩnh.

- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng vòng quanh sân 4. Củng cố.

- Hỏi trẻ hôm nay chúng mình đã tập bài tập gì?

- Và còn chơi trò chơi gì nữa?

- Giáo dục trẻ giữ gìn sức khỏe và thường xuyên luyện tập thể dục.

5. Kết thúc hoạt động

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.

- Quan sát cô tập - Lắng nghe cô - Quan sát cô tập

- Đi và đập bắt bóng bằng hai tay

- Xung phong - Trẻ nhận xét -Thi đua nhau

- Nghe cô phố biến cách chơi và luật chơi

- Chơi trò chơi

- Đi nhẹ nhàng

- Đi và đập bắt bóng bằng hai tay

- Cáo ơi ngủ à

(13)

trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

………..

………..

………...

………..

Thứ 3 ngày 07 tháng 12 năm 2021

TÊN HOẠT ĐỘNG: KPKH: Tìm hiểu về động vật sống trong rừng

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Hát: Đố bạn

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

-Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, thức ăn của một số con vật sống trong rừng - Trẻ biết so sánh đặc điểm của một số con vật

- Biết cách chơi trò chơi 2. Kỹ năng

- Trẻ có kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý để phân biệt đặc điểm rõ nét của một số con vật sống trong rừng.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ biết yêu quí, có ý thức bảo vệ động vật sống trong rừng.

- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động học tập II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô và của trẻ

- Băng có các tiếng kêu của các con vật sống trong rừng,

- Tranh một số con vật trong rừng. Tranh lô tô động vật sống trong rừng 2. Địa điểm tổ chức:

-Trong lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định

- Cô cháu mình cùng hát vang bài hát “ Đố bạn ” + Các con vừa hát bài hát gì vậy?

+ Con nào hãy kể cho cô và các bạn về những con vật sống trong rừng?

+ Vậy những con vật nào hiền lành?

+ Còn những con vật nào hung dữ?

- Giáo dục trẻ bảo vệ các con vật sống trong rừng.

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về những con vật sống trong rừng này nhé

3. Hướng dẫn

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về con voi, con hổ, con hươu - Các con cùng nghe xem đây là tiếng kêu của con vật

-Trẻ hát

- Bài hát: Đố bạn

- Con Dê, con Nai, con Voi, con Sói, con Hổ…

- Con Dê, Nai, Voi - Con Sói, con Hổ

- Vâng ạ.

(14)

trẻ nghe)

- Các con vừa được nghe tiếng kêu của con vật nào?

- Cho trẻ đọc tên các con vật.

- Các con có biết các con vật đó sống ở đâu không?

* Con voi - Cô có gì đây?

- Con Voi có mấy chân?

- Con biết gì về con voi này?

- Thứ ăn của voi là gì?

- Voi sống ở đâu?

- Con voi là động vật đẻ con hay đẻ trứng?

- Các con ạ voi sống ở trong rừng di chuyển bằng 4 chân thích ăn cỏ lá cây và các thức ăn khác.

* Con hổ

- Cô có con gì đây?

- Con hổ có đặc điểm gì?

- Hổ sống ở đâu?

- Thức ăn của hổ là gì?

- Hổ là động vật hiền lành hay hung dữ?

- Các con ạ hổ là động vật sống trong rừng đấy ngoài ra còn được nuôi trong vườn bách thú nữa.

* Con hươu

- Cô lại có con gì đây?

- Con hươu cao cổ có đặc điểm gì nhi?

- Thức ăn của hươu là gì?

- Hươu là động vật đẻ con hay đẻ trứng?

- Cho trẻ so sánh con hổ và con hươu

+ Giống nhau: đẻ con, 4 chân, sống trong rừng

+ Khác nhau: về hình dáng, tiếng kêu, con hổ là động vật hung dữ con hươu là động vật hiền lành, thức ăn của hổ là thịt các con vật còn thức ăn của con hươu là cỏ lá cây.

* Hoạt động 2: Trò chơi luyện tập

- Trò chơi: Bắt chước tạo dáng: Cô cho trẻ bắt chước tiếng kêu và tạo dáng của một số con vật sống trong rừng + Tổ chức cho trẻ chơi

- Trò chơi: Phân nhóm lô tô động vật: Cô cho trẻ về góc xếp lô tô làm 2 nhóm: Nhóm động vật hung dữ động vật hiền lành. Cô tổ chức cho trẻ chơi.

4. Củng cố giáo dục

- Hôm nay các con được tìm hiểu về gì?

- Về nhà các con cùng tìm các con vật này qua sách báo và kẻ cho bố mẹ nghe nhé

- Con hổ, con voi ạ.

-Trong rừng ạ.

- Con voi ạ.

- Có 4 chân ạ.

- Con voi có vòi uống nước.

- Lá mía.

- Trong rừng ạ.

- Đẻ con ạ.

- Con hổ ạ.

- Có 4 chân

- Sống trong rừng ạ.

- Thịt các con vật.

- Động vật hung dữ.

- Con hươu.

- Con hươu có 4 chân.

- Cỏ lá.

- Đẻ con ạ - Trẻ so sánh.

- Trẻ chơi.

- Tìm hiểu về động vật trong rừng

(15)

- Nhận xét tuyên dương

Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

……….

……….

………...

Thứ 4 ngày 08 tháng 12 năm 2021

TÊN HOẠT ĐỘNG: Làm quen chữ cái: i, t, c

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Thơ: Gấu qua cầu

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái i, t, c - Biết cấu tạo của chữ cái i, t, c

- Biết phân biết sự giống và khác nhau của 2 chữ cái này.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ

- Rèn kỹ năng so sánh phân biệt, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô và trẻ - Thẻ chữ cái i, t, c

- Tranh vẽ : Chim bồ câu, Con tôm, Cá chép - Thẻ từ tương ứng với tranh, que chỉ

2. Địa điểm:

- Trong lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định lớp

- Cô cho trẻ đọc thơ “ Gấu qua cầu”

+ Các con vừa đọc bài thơ gì?

+ Trong bài thơ có nhắc đến con gì?

+ Gấu là động vật sống ở đâu?

+ Các con hãy kể tên các con vật sống trong trừng mà các con biết?

=> Giáo dục trẻ yêu quý bảo vệ các con vật sống trong rừng

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô và các con cùng nhau làm quen với nhóm chữ cái i, t, c.

3. Hướng dẫn

- Trẻ đọc.

- Gấu qua cầu.

- Con gấu, con ếch.

- Trong rừng ạ.

- Con hổ, con voi, con khỉ...

- Vâng ạ.

- Vâng ạ

(16)

* Làm quen chữ cái i.

- Cho trẻ chọn chữ cái đã học trong từ “ Chim bồ câu”

- Cô giới thiệu chữ i và gắn chữ i lên bảng.

- Cô phát âm mẫu.

- Cô cho trẻ phát âm theo lớp, tổ, cá nhân.

- Cô hỏi trẻ cấu tạo của chữ i.

- Cô giới thiệu: Chữ i có một nét thẳng và một dấu chấm ở phía trên.

- Chữ i có nhiều cách viết khác nhau: Cô giới thiệu chữ iviết thường, chữ i viết hoa, chữ i in thường

- Cô cho trẻ phát âm.

* Làm quen chữ cái t.

- Cho trẻ chọn chữ cái đã học trong từ “ Con tôm”

- Cô giới thiệu chữ t và gắn chữ t lên bảng.

- Cô phát âm mẫu.

- Cô cho trẻ phát âm theo lớp tổ, cá nhân.

- Cô hỏi trẻ cấu tạo của chữ t.

- Cô giới thiệu: Chữ t có một nét thẳng và một nét gạch ngang ở phía trên.

- Chữ t có nhiều cách viết khác nhau: Cô giới thiệu chữ t viết thường, chữ t viết hoa, chữ t in thường

- Cô cho trẻ phát âm.

* Làm quen chữ cái c.

- Cho trẻ chọn chữ cái đã học trong từ “ Cá chép”

- Cô giới thiệu chữ c và gắn chữ c lên bảng.

- Cô phát âm mẫu.

- Cô cho trẻ phát âm theo lớp, tổ, cá nhân.

- Cô hỏi trẻ cấu tạo của chữ c.

- Cô giới thiệu: Chữ có một nét cong tròn bị khuyết - Chữ c có nhiều cách viết khác nhau: Cô giới thiệu chữ c viết thường, chữ c viết hoa, chữ c in thường

- Cô cho trẻ phát âm.

* So sánh

+ Cô cho trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chữ i, t.

Giống nhau : Chữ i, chữ t đều có một nét thẳng.

Khác nhau : Chữ i có dấu chấm trên đầu, chữ t có nét gạch ngang.

- Cô cho trẻ phát âm.

c. Hoạt động 3: Trò chơi với chữ cái

* Trò chơi: Tìm chữ cái xung quanh lớp

- Cho trẻ tìm chữ cái i, t, c xung quanh lớp( cô đặt thẻ

- Quan sát tranh

- Trẻ phát âm i

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chọn chữ cái

- Trẻ phát âm t - Trẻ lắng nghe

- Trẻ phát âm t - Trẻ chọn chữ cái

- Phát âm c

- Nêu cấu tạo chữ - Trẻ lắng nghe - Trẻ phát âm c - Trẻ so sánh

- Trẻ lắng nghe - Trẻ phát âm

(17)

- Cô cho cả lớp phát âm cùng bạn

* Trò chơi: Ai chọn đúng

- Cô phát âm chữ cái nào trẻ nhanh tay chọn chữ cái đó giơ lên và phát âm

- Cô tổ chức cho trẻ chơi - Cô bao quát trẻ chơi.

4. Củng cố.

- Hôm nay các con vừa được làm quen với chữ cái gì?

- Cô giáo dục trẻ chăm ngoan, học giỏi nghe lời cô giáo 5. Kết thúc

- Cô cùng trẻ ra sân chơi

- Trẻ phát âm - Trẻ chơi.

- Chữ cái i,t, c

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

………

………

………

Thứ 5 ngày 09 tháng 12 năm 2021

TÊN HOẠT ĐỘNG: LQVT:

Đếm đến 8, nhận biết nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Bài hát “ Đố bạn ”

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức

- Trẻ biết đếm đến 8 nhận biết nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8 - Củng cố kiến thức ôn số lượng 7

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng so sánh 2 nhóm đối tượng, tạo nhóm trong phạm vi 8 - Nói to, rõ ràng, nói đủ câu, biết diễn đạt theo ý của mình.

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.

3. Giáo dục

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động trong giờ học.

- Ý thức kỷ luật trong giờ học, biết chia sẻ với bạn.

II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô

- Tranh chú Hươu, những cái ô, ngôi nhà mô hình, các chấm tròn, thẻ số 8 2. Đồ dùng của trẻ

- Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi , thẻ số 8, thẻ chấm tròn, tranh cái ô, hươu, có số lượng 8 Đủ số lượng cho mỗi trẻ học bài.

-Thẻ số 1-8 cho trẻ chơi trò chơi 3. Địa điểm tổ chức

(18)

III. T CH C HO T Đ NG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức:

- Cho trẻ hát: Đố bạn - Trẻ nghe hát

- Trò chuyện cùng trẻ bài hát nói điều gì?

- Giáo dục các con yêu quý con vật -Lắng nghe 2. Giới thiệu bài:

- Đếm đến 8, nhận biết nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8 -Lắng nghe 3. Hướng dẫn:

*Hoạt động 1: Ôn luyện nhận biết số lượng trong phạm vi 7

- Chơi trò chơi: Tìm đúng nhà

- Cách chơi: Tìm đúng nhà sao cho chấm tròn trên cửa và chấm tròn trên thẻ gộp lại là 7

- Cô tổ chức cho trẻ chơi - Động viên trẻ chơi

- Trẻ chơi

*Hoạt động 2: Đếm đến 8, nhận biết nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8

- Cô phát mỗi bạn 1 rổ đồ chơi:

- Chúng mình cùng xem trong rổ có gì?

- Cô kể chuyện các con ơi các chú hươu đi học gặp trời mưa các con ạ

- Cho bạn Hươu đi học nào

- Cô cho trẻ xếp chú Hươu ra bảng( chú ý hướng dẫn trẻ xếp thành hàng ngang, từ trái qua phải)

- Các chú hươu liền vào mượn ô nhà bác Gấu. Bác Gấu chẳng biết có bao nhiêu bạn Hươu bác mang ra 7 cái ô - Cô cùng trẻ làm bác Gấu lấy 7 cái ô ra

-Cô cho trẻ đếm xem đúng 7 cái ô không -Cô cho trẻ xếp cái ô phía trên chú Hươu -Có mấy bạn Hươu không có ô?

Vì sao con biết?

- Số các bạn Hươu và số tất cả cái ô có bằng nhau không?

Số nào nhiều hơn?

Nhiều hơn là mấy?

Các con đếm lại xem bác Gấu mang ra mấy cái ô?

-Thế thì có bao nhiêu bạn Hươu nhỉ?

- Chúng mình cùng đếm số bạn Hươu(Cho trẻ đếm 2 lần) - Có mấy bạn hươu?

- Có 8 bạn hươu mà chỉ có 7 cái ô còn thiếu mấy cái ô nữa?

- Phải Mượn thêm của Bác Gấu mấy cái ô để mỗi bạn

-Con hươu, cái ô

-Trẻ xếp

-Trẻ nhặt 7 cái ô trên tay -Trẻ đếm 7 cái ô

-Trẻ xếp

-1 bạn Hươu không có ô -Vì thiếu ô, số ô ít, chỉ có 7 ô.

-Không ạ -Số Hươu ạ -Là 1

-7 cái - Trẻ đoán -Trẻ đếm -Có 8 -Thiếu 1 ô

-Phải mượn thêm 1 cái ô ạ

(19)

- Cô cùng trẻ lấy 1 ô đặt vào

- Số các bạn Hươu và tất cả cái ô đã nhiều bằng nhau chưa?

-Cùng có bao nhiêu?

- Cho trẻ đếm số Hươu và ô -Cùng có 8

- Các con chọn thẻ có 8 chấm tròn dơ lên -Có mấy bạn Hươu?

- Có mấy cái ô?

- Nếu không dùng chấm tròn mà dùng số thì phải chọn số mấy?

- Cô mời trẻ lên chọn hộ cô số 8 dơ lên cho lớp thấy - Có bạn nào chọn số 8 khác không?

- Cô cho trẻ đọc to số 8 (2-3 lần) - Cho trẻ đặt số 8 cạnh các bạn Hươu - Cạnh những cái ô phải đặt số mấy?

- Cho trẻ đặt số 8 cạnh hàng cái ô

- Có số 8 bên cạnh thì có cần đếm những đồ chơi này không?

- Không đếm cũng biết có 8 cái

- Các con ạ đây là thẻ số 8. Các con hãy lắng nghe cô đọc:

số 8 ( Cô đọc 2 lần)

- Cô phân tích: Số 8 gồm 1 nét cong tròn khép kín ở phía trên kết hợp1 nét cong tròn khép kín ở phía dưới

- Cô cho cả lớp đọc, tổ đọc, cá nhân đọc.

- Các bạn hươu đã tới trường chúng mình cùng cất từng cái ô nói thật nhanh còn mấy cái ô nhé

1- còn 7: 1-6, 1-5 -Cô cho trẻ cất hết

-Cho trẻ cất Hươu: Các chú Hươu đi vào lớp

*Hoạt động 3:Trò chơi luyện tập: “Làm theo hiệu lệnh”

- Cô gõ trống cho trẻ đếm và dơ số tiếng trống.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Các con biết con gì có 8 chân?

4. Củng cố- giáo dục

-Hôm nay các con được học gì?

- Giáo dục trẻ chăm tập luyện học tập vì môn toán rất cần trong cuộc sống về các con đếm và tách gộp nhóm đối tượng như que tính, đồ chơi... cho mọi người cùng xem nhé.

5. Kết thúc

-Bằng ạ - Trẻ đếm - Trẻ chọn

- có 8 và giơ thẻ 8 chấm tròn

- 8 ạ - Số 8

- Trẻ chọn số 8 -Không ạ - Trẻ đọc - Trẻ đặt - Số 8 -Trẻ đặt -Không ạ

-Lắng nghe -Lắng nghe -Trẻ đọc

-Trẻ cất

-Trẻ chơi và làm theo hiệu lệnh của cô

-Đếm đến 8, nhận biết nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8

(20)

trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

………..

………..

………..

Thứ 6 ngày 10 tháng 12 năm 2021 Tên hoạt động: Âm nhạc: - Dạy vận động bài: Đố bạn

- Nghe hát: Chú voi con ở bản đôn - TCAN: Tai ai tinh

Hoạt động bổ trợ: Câu đố “ Con Hổ”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ thuộc lời bài hát, biết vận động nhịp nhàng theo lời bài hát và chơi trò chơi.

2. Kỹ năng

- Luyện kỹ năng hát và vận động theo nhạc. Thông qua trò chơi rèn luyện cho trẻ khả năng phản xạ nhanh nhẹn, cách phân biệt giai điệu bài hát.

3. Giáo dục thái độ

- Trẻ hứng thú nghe hát và hưởng ứng cùng cô. Trẻ thích tham gia trò chơi.

II. CHUẨN BỊ

1.Đồ dùng của cô

- Đĩa nhạc có bài hát: Đố bạn, Chú voi con ở bản đôn 2. Đồ dùng của trẻ

- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, phách, trống lắc. mũ chóp kín 3. Địa điểm

- Lớp học.

III. T CH C HO T Đ NG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức

- Cô đọc câu đố cho trẻ nghe

Con gì lông vằn mắt xanh

Dáng đi uyển chuyển, nhe nanh tìm mồi Thỏ, nai gặp phải hỡi ôi!

Muông thú khiếp sợ tôn ngôi chúa rừng?

( Là con gì)

- Cô trò chuyện cùng trẻ về các con vật sống trong rừng.

-> Giáo dục trẻ: Biết bảo vệ các con vật sống trong rừng, những loài vật quý hiếm.

- Trẻ lắng nghe

- Con hổ ạ

2. Giới thiệu bài

- Có 1 bài hát nói về các con vật sống trong rừng các con có biết đó là bài hát gì?

(21)

*Hoạt động 1: Dạy hát và vận đông:“ Đố bạn”

- Cho cả lớp hát lại bài hát 2 lần. - Trẻ hát - Cho trẻ hát với hình thức nâng cao cô đưa tay về phía tổ nào

tổ đó hát

- Các con hát rất hay nhưng để bài hát hay sinh động hơn nữa chúng mình sẽ làm gì?

- Vận động minh họa - Dạy vận động cho trẻ

- Cô hát và vận động 1 lần: không phân tích - Quan sát - Lần 2 –phân tích động tác múa.

Câu 1: “ Trèo cây nhanh thoăn thoắt”. Hai tay đưa ra trước giả làm chú khỉ đang trèo cây.

Câu 2: “Đố bạn biết con gì”: Một tay chống hông, 1 tay đưa ra trước dùng ngón trỏ chỉ về phía trước

Câu 3: “Đầu đội...hươu sao” Đưa 2 tay lên trên đầu giả làm tai huơu

Câu 4: “Hai tai ....voi con” Đưa 2 tay lên ngang tay vẫy vẫy giả làm tai con voi

Câu 5: “Trông xem kìa...Như thế kia” một tay chống hông, 1 tay dùng ngón trỏ chỉ ra phía trước

Câu 6: “Phục phịch....Gấu đen” Đứng tại chỗ 2 tay thả xuôi giậm chân tại chỗ giả làm bác gấu đang đi

- Cô dạy trẻ vận động từng động tác kết hợp với lời bài hát.

- Cô mời cả lớp đứng lên hát và múa cùng cô, sau đó cho từng tổ nhóm biểu diễn.

- Trẻ vận động + Các tổ có muốn giao lưu cùng nhau không? Mỗi tổ cử 1 bạn

lên biểu diễn

- Trẻ vận động - Các tổ muốn giao lưu cùng nhau không? Mỗi tổ cử 1 bạn lên

biểu diễn

- Ngoài những động tác cô dạy bạn nào còn có động tác minh họa khác.

- Cho trẻ vận động theo ý tưởng của trẻ. Như vỗ tay, nhún nhảy,....

- Động viên khích lệ trẻ

- Trẻ vận động sáng tạo theo ý của trẻ

* Hoạt động 2: Nghe hát: “Chú voi con ở bản đôn” tác giả Phạm Tuyên.

- Cô hát lần 1

- Giảng nội dung: Bài hát nói về chú voi con ở bản Đôn được mọi người rất yêu mến và mong chú mau lớn để kéo gỗ giúp buôn làng đấy

- Lần 2 cô mời trẻ hát và hưởng ứng cùng cô - Trẻ hưởng ứng cùng cô

* Hoạt động 3: Trò chơi: Tai ai tinh.

(22)

trẻ lên hát đứng ở 2 phía khác nhau của trẻ.Sau khi bạn hát xong trẻ bỏ mũ ra và đoán xem bạn nào vừa hát và đứng hát ở phía nào so với bản thân trẻ.

- Luật chơi : Nếu đoán sai lần 1 cho đoán lại lần 2, nếu không đoán được phải nhảy lò cò.

- Cô tổ chức cho trẻ cùng chơi.

(Cô quan sát khuyến khích trẻ chơi)

- Trẻ chơi 4. Củng cố giáo dục

- Hôm nay chúng mình đã học hát, vận động theo bài hát gì?Chơi trò chơi gì?

- Vận động theo bài “Đố bạn”

- Cô giáo dục: Các loài vật sống dưới nước rất có ích cho con người vì thế chúng mình cần bảo vệ nguồn nước để các loài vật sinh sống

5. Kết thúc

- Nhận xét tuyên dương - Chuyển hoạt động

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

………..

………..

………..

………...

(23)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo dục trẻ: Yêu quý, bảo vệ và chăm sóc các con vật sống trong rừng và tránh xa những con vật hung dữ các con nhớ

- Giáo dục trẻ: Yêu quý, bảo vệ và chăm sóc các con vật sống trong rừng và tránh xa những con vật hung dữ các con nhớ chưa?.

- Giáo dục trẻ phải biết yêu quý các con vật sống trong rừng và tránh xa những con vật hung dữ.. Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc - Trẻ chơi đồ chơi

- Chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh cùng cô chính - Trò chuyện xem tranh cùng với trẻ về chủ đề - Chuẩn bị đồ chơi ở các góc, bao quát trẻ chơi - Cho trẻ chơi tự do theo

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Hỗ trợ đồ dùng cho trẻ trong tiết học -Chuẩn bị nhạc giấy màu, keo dán cho trẻ - Động viên trẻ cùng nhau khéo tay -Quản lý bao quát trẻ trong

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Cô xắp xếp và cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các góc chơi như :Đồ dùng gia đình, đồ chơi bán hàng, gạch xây dựng,đồ chơi lắp ghép,cây hoa, màu, Giấy