• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 15 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN

:

Thời gian thực hiện:

Tên chủ đề nhánh:

Thời gian thực hiện: 1 tuần

A TỔ CHỨC HOAT

ĐỘNG NỌI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

-ĐÓN TRẺ - CHƠI -THỂ DỤC SÁNG

1. Đón trẻ

-Cô đón trẻ vào lớp,trẻ tự cất đồ dùng cá nhân

2. Điểm danh trẻ đến lớp.

3.Trò chuyện với trẻ về chủ đề động vật - Trò chuyện với trẻ về các con vật sống trong rừng.

4.Thể dục sáng

*Đối với trẻ khuyết tật:

- Cô đón trẻ đúng giờ.

- Trẻ biết chào cô, chào các bạn khi đến lớp.

- Trẻ tự biết cất đồ dùng cái nhân vào đúng nơi qui định -Trao đổi với phụ huynh về tình trạng sức khỏe của trẻ.

- Cô biết được số trẻ đến lớp.

- Trẻ biết được tên của mình và tên của bạn.

- Giúp trẻ biết quan tâm tới bạn bè.

- Trẻ chú lắng nghe ,biết tên gọi những con vật nuôi trong rừng

- Biết được lợi ích của các loại vật

- Thông qua trò chuyện giúp trẻ phát huy được khả năng diễn đạt lời nói rõ ràng,mạch lạc.

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ các loài động vật - Trẻ tập đúng động tác theo cô.

- Rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai, phát triển thể lực cho trẻ.

- Có ý thức trong giờ học.

*Đối với trẻ khuyết tật:

-Trẻ biết xếp hàng dưới sự hướng dẫn tác động của cô, tập động tác thể dục

- Đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ đề.

- Tủ đựng đồ.

- Tranh ảnh về một số con vật sống trong rừng.

- Sổ theo dõi, bút

- Sân thể dục.

(2)

THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

4 tuần

Từ ngày 07/12/2020 đến 01/01/2021 Động vật sống trong rừng

Từ ngày 14/12/2020 – 18/12/2020 CÁC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Đón trẻ

- Đón trẻ tận tay phụ huynh, thái độ ân cần, niềm nở.

- Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân.

-Trò chuyện với phụ huynh để biết tình trạng sức khỏe của trẻ,phối kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục lễ giáo cho trẻ.

2. Điểm danh: Cô gọi tên trẻ theo thứ tự- Cô báo xuất ăn 3. Trò chuyện:

+ Con biết hôm qua là thứ mấy?

+Ngày nghỉ con được đi chơi ở đâu không?

- Cho trẻ ngồi theo tổ xem đĩa về các con vật sống trong rừng

+ Con biết những con vật nào sống trong rừng?

+ Chúng ăn thức ăn gì?

+Chúng di chuyển bằng cách nào?

+Các con thấy các loài động vật trong rừng có những ích lợi gì với con người?

-Giáo dục trẻ phải biết bảo vệ rừng nơi sinh sống của các loài động vật. Biết tránh xa con vật hung ác sống trong rừng.

4. Thể dục sáng:

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ:

* Khởi động:- Cho trẻ đi thành vòng tròn và đi bằng các kiểu chân kết hợp với bài hát “ đoàn tàu nhỏ xíu”

* Trọng động:

- Cho trẻ tập các động tác.

- Hô hấp: Gà gáy - Tay: Xoay bả vai

- Chân: Nâng cao chân gập gối

- Bụng: Đứng cúi gập người về phía trước.

- Bật: Tách khép chân (Cô cho trẻ tập 2 lần x 8 nhịp)

*Đối với trẻ khuyết tật:

-Trẻ xếp hàng dưới sự hướng dẫn tác động của cô, tập động tác thể dục

* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng

- Chào cô, chào phụ huynh

cất đồ dùng

- Trẻ dạ cô

- Trẻ quan sát và trả lời - Trẻ kể

- Trẻ nêu đặc điểm - Trẻ kể tên các con vật

- Tập theo cô.

- Trẻ đi nhẹ nhàng

(3)

TỔ CHỨC CÁC HOAT

ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG NGOÀ I TRỜI

1.Hoạt động có chủ đích:

- Quan sát, mô hình các con vật sống trong rừng

- Quan sát thời tiết, Mô hình doanh trại bộ đội, Đọc thơ, ca dao bài hát, xem tranh ảnh về ngày 22/12 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.

2.Trò chơi vận động.

- Cáo và thỏ,Thỏ đổi chuồng, Đi như gấu, bò như chuột, Sói và dê.

3.Chơi tự do

- Chơi với cát nước, vẽ tự do trên sân, chơi đồ chơi ngoài trời

*Đối với trẻ khuyết tật:

-Trẻ xếp hàng ra sân dưới sự hướng dẫn tác động của cô, quan sát mô hình...

chơi các trò chơi cùng bạn

- Trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm của các con vật.

-Biết được lợi ích của chúng đối với đời sống con người.

-Biết tránh xa con vật hung ác.

- Rèn kỹ năng quan sát so sánh và nhận xét.

-Giáo dục trẻ biết bảo vệ rừng, yêu quý động vật sống trong rừng.

- Nhận biết được đặc điểm của bầu trời , biết được thời tiết rét hay ấm để mặc trang phục cho phù hợp.

- Trẻ biết được lợi ích của việc giữ môi trường sạch để có bầu không khí trong lành.

- Biết ngày 22/12 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.

- Yêu quý biết ơn các chú bộ đội....những người bảo vệ tổ quốc - Trẻ biết được cách chơi, luật chơi và hứng thú khi chơi trò chơi

- Trẻ biết đoàn kết phối hợp nhịp nhàng với bạn trong khi chơi

- Biết đọc lời đồng dao trong khi chơi.

- Rèn sự nhanh nhẹn khéo léo ở trẻ.

- Phát huy tinh thần đoàn kết, sự hợp tác nhóm.

- Biết đoàn kết với bạn trong khi chơi

- Trẻ sáng tạo khi chơi.

- Biết chơi với cát nước

- Tạo sự thoải mái vui chơi cho trẻ.

*Đối với trẻ khuyết tật:

-Trẻ biết xếp hàng dưới sự hướng dẫn tác động của cô, tập quan sát, hòa nhập cùng các bạn, chơi cùng các bạn.

- Sân trường sạch sẽ.

- Mô hình các con vật nuôi trong gia đình.

- Sân chơi

- Mũ mèo, mũ chim sẻ

- Mũ cáo, mũ gà,mũ

mèo,chim sẻ, vòng tròn làm chuồng

-Sân chơi - Đồ chơi ngoài trời

(4)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

- Cô kiểm tra sức khỏe cho trẻ 1. Hoạt động có mục đích

- Cô cùng trẻ quan sát mô hình các con vật sống trong rừng.+ Các con quan sát xem đây là con gì?

+ Con voi có đặc điểm gì?

+ Con voi giúp ích gì cho con người?

+ Con biết gì về con hổ?

+ Ngoài ra các con còn biết những con vật nào sống trong rừng?

-> Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, bảo vệ rừng, không chặt phá cây...

-Quan sát thời tiết

- Các con thấy hôm nay thời tiết như thế nào?

- Bầu trời nhiều mây hay ít mây?

- Thời tiết rất lạnh, có những làn gió thổi, nhiệt độ thấp -Các con biết mùa này đang là mùa nào trong năm không?

Mùa đông con mặc trang phục như thế nào để phù hợp với thời tiết?Giáo dục trẻ giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.không đi ra ngoài khi trời mưa.

-Quan sát tranh ảnh đàm thoại cùng trẻ ngày 22/12 2.Trò chơi vận động

* TC: “Cáo và thỏ”

Cách chơi: Một bạn đóng vai cáo còn lại đóng vai thỏ.

Các chú thỏ đi chơi và cùng đọc

“Trên bài cỏ, Chú thỏ con ,Tìm rau ăn,Rất vui vẻ. Thỏ nhớ nhé, Có Cáo gian Đang rình đấy, Thỏ nhớ nhé Kẻo Cáo gian ,Tha đi mất”

- Luật chơi:Khi thấy cáo xuất hiện các chú thỏ phải chạy nhanh về chuồng,con thỏ nào chạy chậm bị cáo bắt phải ra ngoài một lượt chơi.

*Trò chơi:Sói và dê

- Cách chơi: Một bạn đóng làm sói các bạn còn lại đóng vai dê.Các con dê đi kiếm ăn miệng kêu “be be” khi thấy sói xuất hiện các con dê phải chạy nhanh về chuồng.- Luật chơi: Con dê nào bị bắt phải sói.

* TC: “Thỏ đổi chuồng”, “ Đi như gấu, bò như chuột”

( Tổ chức tương tự) Cô tổ chức cho trẻ chơi.Cô bao quát quá trình chơi của trẻ.

3. Chơi tự do.- Cô bao quát trẻ chơi tốt. giáo dục trẻ

* Với trẻ khuyết tật: cô đến bên hướng dẫn chậm, động viên trẻ tham gia cùng bạn

- Con voi

- Con voi có ngà, tai, 4 chân, đẻ con.

-Kéo gỗ, chở hàng hóa..

- Lông vằn, hung ác, - Trẻ kể

-Trẻ cám nhận

-Mùa đông - Trẻ kể.

-Trẻ đàm thoại tìm hiểu ngày 22/12

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi

-Trẻ làm theo động tác

(5)

TỔ CHỨC CÁC HOAT

ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH– YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG GÓC

* Góc chơi đóng vai:

-Đóng vai gia đình đi thăm vườn bách thú ,bác sĩ thú y, đóng vai chú bộ đội..

* Góc xây dựng:

-Xây dựng vườn bách thú.

Ghép hình các con vật, xây doanh trại bộ đội

* Góc nghệ thuật :

-Vẽ, nặn tô màu các con vật sống trong rừng, Biễu diễn các bài hát về các con vật sống trong rừng các bài hát, đọc thơ, trò chơi ... để chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.

* Góc học tập

-Làm sách tranh về các con vật sống trong rừng, Xem tranh, ảnh kể chuyện về các con vật sống trong rừng,

xem tranh ảnh về hình ảnh Bác hồ, chú bộ đội...

* Góc thiên nhiên- KH -Chơi tranh lô tô phân nhóm các con vật. Chăm bón cây xanh, chơi với cát nước

*Đối với trẻ khuyết tật cô đến bên hướng dẫn trẻ bắt tay để trẻ thực hành chơi ở góc trẻ thích

- Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình.

- Rèn luyện cho trẻ sự mạnh dạn tự tin khi nhập vai chơi.

- Biết chăm sóc con vật -Phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Biết chia sẻ với bạn những suy nghĩ của mình, mở rộng sự giao tiếp.

- Biết cách sử dụng các vật liệu khác nhau để thay thế những dụng cụ còn thiếu trong quá trình chơi.

- Trẻ biết cách xây dựng khu vườn bách thú biết ghép hình con vật. Xây doanh trại bộ đội - Trẻ biết cách vẽ, nặn 1 số con vật nuôi trongrừng.

- Thể hiện được đặc điểm riêng của từng con vật.

- Biểu diễn 1 cách tự nhiên.,thể hiện được tình cảm yêu quý các loài động vật thông qua cách biểu diễn,trang phục ,hình tượng về các loài động vật.

-Các bài hát về biển đảo, chú bộ đội...

- Trẻ biết cát các hình con vật trong sách báo cũ để sắp xếp làm thành sách về các con vật.

- Nhận biết được 1 số hình ảnh trong tranh.

- Trẻ nhận biết,biết phân loại 1 số con vật

*Đối với trẻ khuyết tật:

-Trẻ biết chơi với các đồ chơi, cầm nắm, quan sát...

- Dụng cụ bác sĩ

- Một số động vật sống trong gia đình

- Bộ xếp hình, gạch, cây hoa, thảm cỏ,…

-Con vật nuôi trong gia đình.

- Bút sáp màu, bút chì, tranh vẽ các con vật.

Dụng cụ âm nhạc.quần áo hóa trang,mũ minh họa hình ảnh các con vật.

- Màu, bút chì, kéo, hồ, tranh ảnh,sách báo cũ.

- Quyển sách chuyện tranh về con vật trong rừng, tranh ảnh, - Bìa cattong, dập ghim

- Tranh lô tô các con vật nuôi trong rừng

(6)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Thoả thuận trước khi chơi.

- Hỏi trẻ: các con đang học chủ đề gì? - Lớp mình có những góc chơi gì?

- Giới thiệu góc chơi, đồ dùng chuẩn bị để trẻ chơi.

- Các con thích góc chơi gì hãy về góc chơi đó nhé.

Trẻ tự nhận vai chơi 2. Quá trình chơi.

- Đến từng góc chơi gợi mở, trò chuyện cùng trẻ về nội dung chơi

* Góc đóng vai:

- Cho trẻ phân vai bố mẹ đưa con đi thăm vườn bách thú.Nêu lên đặc điểm của một số con vật như: voi,gấu,khỉ,hươu….

+Bác bán cho tôi thuốc tẩy giun cho lợn?

+Bác sĩ khám giúp con mèo nhà tôi bị ốm rồi?

* Góc xây dựng: -

Các bác đang xây công trình gì thế?

+Bác cần những nguyên liệu gì để xây?

+Bác sẽ nhốt những con vật gì?

+ Bác ghép hình con vật gì?

- Xây doanh trại bộ đội

* Góc nghệ thuật:

+Con sẽ làm gì từ giấy màu này?

+Con thích những loài vật nào?

+Con sẽ vẽ con vật gì? Con vật đó có đặc điểm gì?

- Gợi ý trẻ hát múa các bài hát về các con vật., quê hương về chú bộ đội

* Góc học tập: +Con nhìn thấy những gì trong tranh này?+Con thích hình ảnh nào nhất?

+ Con sẽ làm gì từ sách báo này?

- Cô gợi ý cho trẻ lựa chọn tranh trong sách báo cũ,cắt những tranh phù hợp với chủ đề kẹp lại làm thành sách của lớp và kể chuyện theo tranh trẻ làm được.

* Góc thiên nhiên- KH

- Con nhận biết được tên các con vật nào trong tranh lô tô này.Con biết những loài vật nào hiền lành,connào hung dữ,thức ăn của chúng là gì?.

3.Kết thúc quá trình chơi

Cho trẻ tham quan nhận xét sản phẩm ở các góc chơi.

- Gợi hỏi xem trẻ có ý tưởng gì,sẽ làm gì khi được chơi tiếp ở các góc.Khuyến kích trẻ hôm sau chơi sẽ cố gắng sáng tạo nhiều hơn.

- Yêu cầu trẻ dọn đồ chơi

-Trẻ kể

- Trẻ nhập vai chơi

- Tôi sẽ xây một dãy nhà ngói, thiết kế các chuồng cho các con vật....

- Cần gạch và đồ chơi xếp hình….

- Trẻ tô màu....

- Trẻ biểu diễn bài hát - Trẻ cùng chơi.

- Trò chuyện

- Làm sách tranh…

- Chơi theo sự hướng dẫn của cô.

-Trẻ kể tên con vật theo ý hiểu biết của mình.

- Tham quan các góc

(7)

A.TỔ CHỨC CÁC

Hoạt động

Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ăn

- Trước khi ăn

- Trong khi ăn

- Sau khi ăn

- Trẻ biết các thao tác rửa tay.

- Trẻ hiểu vì sao phải rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.

- Trẻ biết tên các món ăn và tác dụng của chúng đối với sức khỏe con người.

- Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất

- Trẻ biết lấy nước uống, đi vệ sinh sau khi ăn

- Nước sạch bàn ăn, khăn - Bàn ăn, các món ăn

Hoạt động ngủ

- Trước khi ngủ

- Trong khi ngủ - Sau khi ngủ

- Rèn cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.

- Trẻ ngủ ngon đúng tư thế

- Tạo cho trẻ có tinh thần thoải mái sau khi ngủ dậy

- Phản, chiếu, gối, phòng ngủ

-Trẻ yên tĩnh, phòng ngủ đủ ánh sáng

Bài tập

(8)

HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ

* Trước khi ăn: Vệ sinh cá nhân

- Cô giới thiệu các thao tác rửa tay gồm 5 bước sau:

+ Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

+ Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay

này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

+ Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn

- Tổ chức cho trẻ rửa tay. ( Trẻ nào chưa thực hiện được cô giúp trẻ thực hiện)

* Cô hướng dẫn trẻ rửa mặt

* Trong khi ăn:- Cô giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng, nhắc trẻ ăn gọn gàng, ăn hết xuất.

- Cô mời trẻ, trẻ mời cô và các bạn Cô động viên khích lệ trẻ ăn, những trẻ ăn chậm.

* Sau khi ăn:- Trẻ ăn xong nhắc trẻ uống nước,lau miệng, đi vệ sinh

- * Trước khi ngủ: Cô cùng trẻ kê phản dải chiếu, lấy gối cho Cho trẻ ngủ nằm đúng tư thế.Cho trẻ đọc bài thơ giờ đi ngủ.

* Trong khi ngủ:Cô bao quát trẻ ngủ chú ý những tình huống có thể xảy ra.

* Sau khi trẻ ngủ dậy: nhắc trẻ cất gối đi vệ sinh.vận động nhẹ bài đu quay*Ăn bữa phụ cô cho trẻ vệ sinh gọn gàng, khoa học, ăn hết xuất.

- Trẻ nghe và thực hành các bước rửa tay cùng cô.

- Trẻ rửa tay.

-Trẻ rửa mặt -Trẻ nghe cô

- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn

-Trẻ uống nước , vệ sinh

-Trẻ đọc -Trẻ nghe

(9)

A.TỔ CHỨC CÁC

Hoạt động

Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Chơi, Hoạt động Theo

ý thích

+ Trẻ ôn bài buổi sáng + Trẻ vào chơi các góc + Trẻ học sách LQCC, Toán, ATGT,….

+ Bổ sung những hoạt động hàng ngày cho trẻ yếu

+ GD trẻ biết giữ gìn BVMT, kĩ năng sống và biết sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng

-Biểu diễn văn nghệ về chủ đề

- Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần -Vệ sinh cá nhân cho trẻ

*Đối với trẻ khuyết tật:

-Trẻ được thực hành cùng các bạn có sự hỗ trợ của cô

- Trẻ ôn lại bài sáng học

- Trẻ biết vào góc chơi theo ý thích

- giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát.

- Trẻ biết xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi

- Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ

- Trẻ mạnh dạn tự tin, yêu thích văn nghệ

- Biết nhận xét mình, nhận xét bạn

- Biết 3 tiêu chuẩn bé ngoan

-Trẻ sạch sẽ thoải mái vui sẻ

-Bài

hát,thơ,truyện -Đồ chơi

- Đồ chơi ở các góc

- Dụng cụ âm nhạc

- Cờ, bảng bé ngoan

Trả Trẻ

-Trẻ ra về - Trẻ biết chào cô, chào bạn trước khi về

- Trả trẻ tận tay phụ huynh

- Đồ dùng cá nhân của trẻ

(10)

HOẠT ĐỘNG - Biểu diễn văn nghệ:

+ Cô cho trẻ hát, biểu diễn các bài hát về chủ đề + Cô động viên khuyến khích trẻ

- Nhận xét – nêu gương cuối ngày- cuối tuần + Cô mời từng tổ đứng lên các bạn nhận xét + Cô nhận xét trẻ

+ Tổ chức cho trẻ cắm cờ cuối ngày + Phát bé ngoan cuối tuần

- Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ

*Đối với trẻ khuyết tật:

-Trẻ được thực hành cùng các bạn có sự tác động của cô hướng dẫn cụ thể và chậm giúp trẻ tập làm theo các bạn

-Trẻ vệ sinh sạch sẽ

- Trả trẻ tận tay phụ huynh. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày

- Nhắc trẻ chào cô và các bạn trước khi về

-Trẻ chào cô chào bạn ra về.

(11)

HOẠT ĐỘNG HỌC

Thứ 2 ngày 14 tháng 12 năm 2020 Tên hoạt động : Thể dục

VĐCB: Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay TCVĐ: Thi xem đội nào giỏi

Hoạt động bổ trợ: Nghe hát : “Chú voi con ở bản đôn”.

I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1- Kiến thức:

- Trẻ biết Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay đúng yêu cầu - Trẻ biết cách chạy nhấc cao đùi

- Thực hiện BTPTC đều và đẹp và đúng

*Đối với trẻ khuyết tật:

-Trẻ biết cầm túi cát và ném vào đích, mắt nhìn về phía trước 2- Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát ghi nhớ có chủ đích

- Phát triển kĩ năng phối hợp cơ thể, tay và chân khi thực hiện vận động trèo 3- Giáo dục :

- Giáo dục trẻ ý thức tập thể dục.

- Yêu thích môn học

II- CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng – đồ chơi cho giáo viên và trẻ:

- Vạch chuẩn, Túi cát, bảng đích

- Đĩa nhạc bài hát: “Chú voi con ở bản đôn ”.

2. Địa điểm tổ chức: - Trong lớp.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định :

- Cho trẻ nghe hát bài: “Chú voi con ở bản đôn”.

- Cô và các con được nghe bài hát gì?

- Trong bài hát nhắc đến điều gì?

- Chú voi giúp ích gì?

- Ngoài chú voi con ở bản đôn con còn biết con vật nào mà sống ở trong rừng?

*Giáo dục: Cô giáo dục trẻ phải biết yêu quý, bảo vệ các con vật

2. Giới thiệu bài:

Hôm nay cô sẽ cho chúng mình học 1 vận động mới đó là vận động: “Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay”

- Nghe hát

- “Chú voi con ở bản đôn”.

- Chú voi - Kéo gỗ..

- Trẻ kể

- Trẻ lắng nghe

(12)

Trước khi vào vận động cô cùng các con khởi động nhé!

3.Hướng dẫn

a. Khởi động: Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ.

Cô và trẻ đi kết hợp các kiểu đi, chạy,khom lưng theo bài đoàn tàu tí xíu . Xếp hàng theo tổ dãn cách đều.

b. Trọng động:

* Hoạt động 1: Bài tập phát triển chung:

- Tay: Xoay bả vai

- Chân: Nâng cao chân gập gối

- Bụng: Đứng cúi gập người về phía trước.

- Bật: Bật tiến về phía trước

( Mỗi ĐT Tập 2L*8N Riêng ĐT Tay tập 3L*8N)

* Hoạt động 2: Vận động cơ bản:

- Chuyển đội hình thành 2 hàng dọc

- Cô giới thiệu vận động: “Trèo lên xuống thang”

- Cô thực hiện mẫu lần 1: KPT

- Cô thực hiện mẫu lần 2: Phân tích động tác.

+Tư thế chuẩn bị: Đứng trước thang - Cô làm mẫu lần 2 và hướng dẫn:

Ttcb: Cô đứng chân trước chân sau trước vạch chuẩn, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau. Khi có hiệu lệnh

“Ném” tay cô cầm túi cát từ phía dưới đưa ra phía trước, giơ lên cao mắt nhìn đích và ném trúng vào đích. Chú ý ném thật khéo để không bị ra ngoài. Thực hiện xong cô đi về cuối hàng đứng.

-Các con đã rõ cách thực hiện chưa - Cô thực hiện lại

- Mời 2 trẻ tập mẫu

- Cho cả lớp nhận xét bạn - Cho trẻ thực hiện

*Đối với trẻ khuyết tật:

-Cô bắt tay trẻ thực hành ném sau đó cho trẻ cầm túi cát và ném

( Thực hiện 3 lần. Sau mỗi lần trẻ thực hiện động viên trẻ)

- Cô quan sát theo dõi sửa sai khi trẻ thực hiện.

* Hoạt động 3: Trò chơi vận động “Thi xem đội nào giỏi”.

- Giới thiệu cách chơi và luật chơi:

Cô Chia lớp 2 tổ và hướng dẫn cách chơi

Lần lượt từng bạn hai đội sẽ phải bật qua 1 vòng thể dục đến lấy túi cát để ném túi cát bằng 1 tay trúng đích bạn nào ném trúng sẽ thướng cho đội mình 1 lá cờ màu đỏ trong 3 phút đội nào nhận nhiều lá cờ hơn sẽ chiến thắng - Tổ chức cho trẻ chơi

- Trẻ khởi động

- Tập theo cô các động tác

- Chú ý quan sát

- Lắng nghe - Rồi ạ

- 2 trẻ tập mẫu

- Lắng nghe - Chơi trò chơi - Lắng nghe

- Thực hiện - Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay

(13)

- Nhận xét sau khi chơi c. Hồi tĩnh:

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng 4.Củng cố- giáo dục

- Cô và các con vừa được thực hiện vận động gì?và chơi trò chơi gì?

- Cô nhắc lại và giáo dục trẻ 5. Kết thúc:

- Nhận xét , tuyên dương

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………

………...

...

Thứ 3 ngày 15 tháng 12 năm 2020 Tên hoạt động: KPXH

TÌM HIỂU CÁC CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG

Hoạt động bổ trợ: Hát: Đố bạn

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết gọi đúng tên, đặc điểm bên ngoài của một số con vật: con voi, con Hổ, Con Khỉ.

- Biết một số đặc điểm nổi bật như: Hình dáng, tiếng kêu, vận động, thức ăn và môi trường sống của chúng.

*Đối với trẻ khuyết tật:

-Trẻ biết quan sát tranh tìm hiều con vật trong rừng phát âm tên con vật theo cô 2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ có kĩ năng chú ý quan sát, ghi nhớ để so sánh đặc điểm rõ nét của đối tượng.

- Rèn cho trẻ biết diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, đủ câu.

3. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ biết yêu quí và có ý thức bảo vệ các loài động vật, biết tránh xa thú dữ khi tham gia vườn thú.

II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô

- Mô hình vườn bách thú

- Hình ảnh: con Voi, con Hổ, con Khỉ.

2. Đồ dùng của trẻ:

- Tranh lô tô các con vật đủ số lượng cho mỗi trẻ - Vòng thể dục, bảng.

- Mảnh tranh con voi, con Hổ,con voi, con khỉ cho 2 đội

(14)

- Mũ voi, mũ Thỏ đủ số lượng cho trẻ 3. Địa điểm

- Trong lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn địnhtổ chức.

- Cho trẻ hát bài “ Đố bạn” vừa đi vừa hát đến thăm quan mô hình vườn bách thú

- Cô và chúng mình đến vườn bách thú rồi ? Hãy kể tên con vật nào?

- Các con vật giúp ích gì cho con người? Bảo vệ chúng bằng cách nào?

- Cô giáo dục biết yêu quý và bảo vệ các loài động vật 2. Giới thiệu bài:

- Hôm nay cô cùng chúng mình cùng tìm hiểu về một số con vật sống trong rừng nhé!

3. Hướng dẫn

a, Hoạt động 1: Quan sát và tìm hiểu về một số động vật sống trong rừng.

* Tìm hiểu về con Voi:

- Cô đọc câu đố: Bốn chân như bốn cột nhà Hai tai ve vẩy, hai ngà trắng phau

Vòi dài vắt vẻo trên đầu

Trong rừng thích sống với nhau từng đàn.

- Đó là con gì?

- Cho trẻ xem hình ảnh con voi, phát âm

- Các con có nhận xét gì về đặc điểm của con voi trên màn hình này ?

- Đầu con voi có gì? Cô chỉ vào đầu con voi

Đặc điểm nổi bật của Voi là có chiếc vòi rất dài đấy các con ạ.

- Vậy cô đố chúng mình biết chiếc vòi chính là bộ phận nào của con voi?

À, chiếc vòi chính là chiếc mũi của con voi đấy.

- Có bạn nào biết nhờ chiếc mũi dài này mà voi làm được những việc gì không ?

Đúng rồi, nhờ có chiếc vòi giống như cánh tay giúp voi

- Trẻ xem Các con vật - Trẻ kể tên

- Không săn bắt, phá rừng

- Vâng ạ

- Con voi - Phát âm - Trẻ kể - Trẻ trả lời

- Mũi ạ

- Trẻ trả lời (Phun nước, lấy thức ăn)

(15)

có thể uống nước, phun nước, hái lá cây để ăn và để nhấc bổng 1 vật nào đó.

- Tai voi như thế nào? Đúng rồi, tai voi to như 2 cái quạt đấy.

+ Tai giúp gì cho voi?

- Ngà voi như thế nào? (Màu trắng) , có dạng gì?

- Ngà voi rất quý hiếm, làm đồ trang sức rất đẹp đấy còn tai để giúp nghe mọi tiếng động, âm thanh - Các con thấy mình của voi trông như thế nào?

- Voi có mấy chân? Ai có nhận xét về chân của voi?

Đúng rồi, voi có 4 chân và 4 chân của voi to như 4 cái cột nhà đấy các con ạ.

- Con voi còn có gì?

- Các con có biết con Voi ăn thức ăn gì?

(Voi thích ăn mía, chuối, lá cây, cỏ và các loại rau củ quả…đấy các con ạ)

-Voi sống ở đâu? (Voi sống trong rừng, ở trong các vườn bách thú)

- Voi là con vật hiền lành hay hung dữ?

- Voi là động vật đẻ con hay đẻ trứng ?

* Mở rộng: Các con ạ, có rất nhiều loại voi khác nhau, chúng sống ở nhiều nơi trên trái đất. voi châu á, voi châu phi, voi ma mút…).

- Voi giúp ích gì cho con người ?

-> Các con ạ, voi sống ở trong rừng nhưng vì voi là con vật rất thông minh, hiền lành nên voi được con người thuần hoá để kéo gỗ, chở người và biểu diễn xiếc đấy.

- Chúng mình có yêu quý các chú voi không? Yêu quý bằng cách nào?

- Cô củng cố

*Tìm hiểu về con Khỉ:

- Cô đọc câu đố: Con gì chân khéo như tay Đánh đu đã giỏi lại hay leo trèo Đó là con gì?

- Cho trẻ đọc từ: Con Khỉ Khỉ có bộ lông màu gì?

- To

-Trẻ trả lời( nghe âm thanh)

- Nhọn, cong lên - Trẻ lắng nghe - To, ục ịch - 4 chân, to

- Có đuôi

-Trẻ kể( Mía, lá cây,...)

- Trong rừng - Hiền lành - Đẻ con

- Làm xiếc, kéo gỗ - Trẻ lắng nghe

- Không phá rừng, săn bắn thú rừng

-Con khỉ - Trẻ đọc - Xám trắng

(16)

Chân tay của khỉ có gì? Như thế nào?(có lông, vì có chân tay dài nên khỉ leo trèo cây giỏi và khỉ leo như thế nào ?

Con Khỉ thích ăn thức ăn gì?

Con khỉ là con vật như thế nào? Sống ở đâu?

Khỉ là con vật hiền lành, hay leo trèo, ăn các loại quả lông màu đen hoặc xám trắng, khỉ đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, ngoài ra khỉ còn được thuần hóa làm xiếc nữa đấy.

* Tìm hiểu về con Hổ: Đọc câu đố “ Lông vằn lông vện mắt xanh Dáng đi uyển chuyển nhe nanh tìm mồi Thỏ nai gặp phải hỡi ôi!

Muông thú khiếp sợ tôn ngôi chúa rừng”.

Đó là con gì?

Vì sao các con lại đoán đấy là con Hổ?

Cô cho trẻ xem hình ảnh Con Hổ.

- Cho trẻ phát âm từ con hổ - Con Hổ có đặc điểm gì?

- Bộ lông của con hổ như thế nào?

- Đuôi của hổ như thế nào?

- Hổ có mấy chân? Cô cho trẻ đếm - Chân của nó có gì?

(Hổ có 4 chân, chân có móng giúp hổ chạy rất nhanh) - Thế các con có biết Hổ kêu như thế nào không?

(Hổ: gầm)

Chúng mình hãy cùng bắt chước tiếng gầm của con hổ nào. gầm, gầm, gầm…

- Các con có biết thức ăn ưa thích của Hổ là gì không?

Đúng rồi, hổ ăn các loại thịt và còn ăn thịt các con vật nhỏ hơn mình đấy.

Hổ có tiếng gầm dữ tợn và ăn thịt các con vật vậy theo các con Hổ là động vật hiền lành hay hung dữ? Vì vậy khi gặp chúng các con không nên đến gần chúng nhé.

Hổ là con vật hung dữ, mọi người gọi hổ bằng rất nhiều tên gọi như: hùm, cọp và chúa sơn lâm nữa đấy.

- Có lông, chân tay dài

- Chuối và quả - Trong rừng

- Con Hổ

- Trẻ trả lời vì hổ rất hung dữ

- Quan sát - Trẻ đọc - Trẻ trả lời

-Lông màu đen vàng trắng.

- Đuôi ngắn . - Có 4 chân - Có móng.

Gầm, gầm -Trẻ bắt trước - Hổ Ăn thịt

- Hung dữ ạ.

(17)

- Hổ sống ở đâu?

À, hổ sống trong rừng, ở trong các vườn bách thú nữa.

Hổ là động vật hung dữ nhưng vẫn được các nghệ sĩ xiếc thuần hoá để biểu diễn xiếc cho mọi người xem đấy.

- Hổ là động vật đẻ con hay đẻ trứng ?

*Mở rộng: Có rất nhiều loại Hổ như Hổ trắng, Hổ vàng, Hổ Siberi…Chúng sống ở trong rừng và trên các đồng cỏ.

*Đối với trẻ khuyết tật:

Cô hướng dẫn trẻ chậm cho trẻ quan sát kỹ tìm hiểu con vật trong rừng tập phát âm gọi tên con vật đó.

b. Hoạt động 2: Quan sát và so sánh đặc điểm của con vật

* So sánh Voi và Hổ:

- Giống nhau:

Ai cho cô biết con Voi và con Hổ có điểm gì giống nhau?

=> Đúng rồi, con voi và con hổ giống nhau là đều là động vật sống trong rừng, có 4 chân và đẻ con đấy.

- Vậy ai giỏi cho cô biết chúng khác nhau ở điểm gì?

- Khác nhau:

+ Voi: To lớn, đi chậm có vòi dài, có ngà.

Bộ lô màu xám ghi.

Thức ăn là mía, lá cây, rau củ quả , các thức ăn từ nguồn thực vật

+ Hổ: Nhỏ hơn voi, chạy rất nhanh, răng sắc nhọn.

Có bộ lông vằn dữ tợn

Thức ăn là thịt.các thức ăn từ nguồn động vật -Vừa rồi cô cháu mình đã tìm hiểu về những con gì rồi?

Ngoài con Voi và Hổ con còn biết con gì sống trong rừng nữa? (Cho trẻ xem hình ảnh).

- Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ các con vật C, Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập

*Trò chơi “Thi xem đội nào nhanh”

- Cách chơi: Chia lớp 2 đội: Voi con, thỏ trắng

Cô chuẩn bị cho 2 đội các miếng ghép rời về bức tranh

-Trong rừng

- Đẻ con

- Trẻ so sánh

(Đều là động vật sống trong rừng, có 4 chân và đẻ con)

- Trẻ so sánh

-Con Voi và con Hổ,con khỉ

-Trẻ kể: con sóc,gấu, hươu,

(18)

con vật khi có hiệu lệnh chơi từng bạn hai đội lần lượt bật qua các vòng lên lấy 1 miếng ghép gắn lên bảng rồi về cuối hàng đứng bạn tiếp theo lên ghép miếng rời tiếp cứ lần lượt để ghép sao cho hoàn thành bức tranh . Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào ghép hoàn thành đúng hình ảnh và nhanh hơn đội đó giành chiến thắng . - Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Kiểm tra kết quả hai đội - Nhận xét tuyên dương 4. Củng cố - giáo dục

- Hôm nay chúng mình tìm hiểu về gì?

- Giáo dục trẻ biết yêu quí và bảo vệ các loài động vật quí hiếm, không săn bắt, không đến gần những con vật hung giữ.

5. Kết thúc

- Chuyển hoạt động

- Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi

- Kiểm tra kết quả cùng cô

-Một số con vật sống trong rừng

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………

………...

...

Thứ 4 ngày 16 tháng 12 năm 2020 Tên hoạt động: LQCC: b, d, đ

Hoạt động bổ trợ: Vi deo con vật sống trong rừng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái: b, d, đ

- Nhận ra âm và chữ cái b, d, đ trong tiếng và từ trọn vẹn - Biết nhận xét về cấu tạo của chữ b, d, đ

*Đối với trẻ khuyết tật:

-Trẻ biết phát âm tên gọi nhóm chữ cái theo cô từng câu một 2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng phát âm , so sánh, phân biệt được sự giống và khác nhau giữa chữ b , d và chữ d , đ

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm thông qua trò chơi với nhóm chữ cái b , d ,đ - Phát triển nhanh nhẹn cho trẻ, phát triển vận động (chạy) khi tham gia trò chơi.

3. Thái độ

- Có ý thức, hứng thú trong học tập ,biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.

(19)

- Giáo dục trẻ bảo biết bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô

- Giáo án word ,giáo án điện tử

- Ti vi , máy tính, nhạc bài hát “đố bạn”,chú voi con - Bảng bông , que chỉ

2. Đồ dùng của trẻ

- Mỗi trẻ một rổ đựng lá gắn chữ b , d ,đ - 3 bảng bông nhỏ ,các nét chữ b , d , đ - 3 ngôi nhà: con dê ,con lạc đà ,con báo 3. Địa điểm

-Trong lớp

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức:

- Giới thiệu khách , chào khách

- Các con ơi hôm nay cô có một đoạn video rất hay.Cô mời các con cùng xem nhé!

- Cô mở video cho trẻ xem và trò chuyện cùng trẻ.

- Trong đoạn video mà chúng mình vừa xem có những con vật gì?

À trong đoạn video có con ngựa vằn,con hổ, con sư tử,con voi,con gấu đó là những con vật sống ở đâu?

Đúng rồi, đây là những con thú quý hiếm mà chúng ta cần bảo vệ đấy các con ạ

2. Giới thiệu bài

-Hôm nay là thứ tư cô dạy các con chữ cái b, d, đ các con cùng học chăm ngoan để biết rõ về chữ cái này nhé

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Làm quen chữ b, d,đ

*Làm quen chữ b

Dưới hình ảnh con báo cô có từ “con báo”cô mời các con đọc từ “con báo”

- Chúng mình cùng đếm xem trong từ “con báo” có bao nhiêu chữ cái.

- Trong từ “con báo” có chữ cái nào mà chúng mình đã được học .Cô mời một con lên chọn và phát âm chữ đã học.

- Trong từ “con báo” có chữ cái mới mà hôm nay cô muốn giới thiệu với chúng mình.

- Bạn nào biết chữ cái này rồi?

- Cô giới thiệu đây là chữ “b”

- Cô cầm thẻ chữ “b” to của cô và phát âm mẫu 2 lần - Cô giới thiệu cách phát âm: để phát âm chữ “b”khép hai

-Vỗ tay

-Trẻ xem hào hứng

-Trong rừng

-Vâng ạ

-Trẻ đọc -Trẻ đém

-Trẻ phát âm

-Lắng nghe

(20)

môi đẩy hơi nhẹ và phát âm “b”

- Cô mời cả lớp phát âm chữ “b”( 3 lần) - Mời từng tổ phát âm

- Mời lần lượt cá nhân trẻ cầm thẻ chữ “b” của cô phát âm và chuyển cho bạn cầm và phát âm

(cô chú ý sửa sai).

- Cô cho cả lớp phát âm lại 3 lần

-Các con quan sát chữ “b” và cho cô biết chữ

“b” gồm mấy nét, là những nét nào?

( Cô gọi 2,3 trẻ nhận xét)

- Cô khái quát lại: chữ “b” có một nét thẳng đứng, một nét cong tròn, nét cong tròn nằm phía dưới bên phải nét thẳng đứng.

- Cô gọi 2,3 trẻ nhắc lại cấu tạo chữ “b”

Cô giới thiệu: có 3 kiểu chữ b. Đây là chữ “b” in thường, đây là chữ “B” in hoa, đây là chữ “b” viết thường. 3 kiểu chữ này có cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là “b”

-Cô cho cả lớp phát âm ba kiểu chữ “b”.

- Các con đã nhìn thấy chữ “b” ở đâu?

*Làm quen chữ d

- Ở trong rừng còn có con vật gì sinh sống đây các con?

(Cô mở hình ảnh “con dê”).

- Đúng rồi, đây là hình ảnh dê đen. Dưới hình ảnh con dê đen cô có từ “dê đen”. Cô mời cả lớp đọc“dê đen”.

- Trong từ “dê đen” có chữ cái nào mà chúng mình đã được học. (Cô gọi 1 trẻ lên chỉ và đọc ).

- Trong từ”dê đen” có 2 chữ cái mới cô muốn giới thiệu với chúng mình đó là chữ “d” và chữ “đ”.

- Đây là chữ gì?

- Cô phát âm mẫu 2 lần

- Cô phân tích cách phát âm chữ “d”: Để phát âm chữ

“d”, miệng hơi mở, mặt lưỡi áp vào vòm trên của miệng đẩy hơi nhẹ và phát âm: “d”.

- Cô mời cả lớp phát âm chữ “d” 3 lần.

- Mời từng tổ phát âm.

-Cô cầm chữ “d” mời từng cá nhân trẻ phát âm (2/3 số trẻ phát âm))

(Cô chú ý sửa sai cho trẻ).

Cả lớp phát âm lại 1 lần.

Các con quan sát chữ “d” và cho cô biết, chữ “d” có cấu tạo như thế nào?

- Cô gọi 2, 3 trẻ nhận xét.

-Cô khái quát lại chữ “d” có 1 nét thẳng đứng, 1 nét cong tròn. Nét cong tròn nằm phía dưới bên trái nét thẳng

-Phát âm -Phát âm

-Phát âm -Trẻ nhận xét -Lắng nghe

-Trẻ nhắc lại -Lắng nghe

-Phát âm

Quan sát Phát âm

-Lắng nghe -d

-Lắng nghe

Phát âm -Trẻ phát âm

-phát âm

-Lắng nghe

(21)

đứng.

- Cô mời 2 , 3 trẻ nhắc lại cấu tạo chữ “d”

-Chữ “d” cũng có 3 kiểu chữ: đây là chữ “d” in thường, đây là chữ “D” in hoa và đây là chữ d viết thường. 3 kiểu chữ này có cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là “d”

Cô cho trẻ phát âm 3 kiểu chữ “d”.

-Cô cho trẻ đi tìm chữ “d” xung quanh lớp

*Làm quen chữ đ

- Cô thấy các con học rất giỏi, vì thế cô quyết định thưởng cho các con một hộp quà. Cô con mình cùng nhau mở quà nào!

1,2,3 mở quà, đó là 1 chữ cái, con nào biết gì về chữ cái này.

- Cô giới thiệu chữ “đ” và phát âm mẫu 2 lần.

- Cô phân tích cách phát âm chữ “đ”: Để phát âm chữ

“đ”, miệng hơi mở, đầu lưỡi chạm vào hàm trên đẩy hơi bật nhẹ và phát âm: “đ”.

- Cô mời cả lớp phát âm chữ “đ” 3 lần.

- Mời từng tổ phát âm.

- Mời cá nhân trẻ phát âm (2/3 số trẻ).

- Cả lớp phát âm 1 lần.

- Các con quan sát chữ “đ” và cho cô biết: chữ “đ” có những nét nào?

(Cô gọi 2, 3 trẻ nhận xét).

- Cô khái quát lại: Chữ “đ” có1 nét cong tròn, 1 nét thẳng đứng,1 nét nằm ngang nằm trên nét thẳng đứng. Nét cong tròn nằm phía dưới bên trái nét thẳng đứng.

- Cô mời 2 trẻ nhắc lại cấu tạo chữ

- Có 3 kiểu chữ đ: đây là chữ “đ” in thường, đây là chữ

“Đ” in hoa và đây là chữ “đ” viết thường.3 kiểu chữ này có cách viết khác nhau nhưng đều đọc là “đ”

Cô cho trẻ phát âm 3 kiểu chữ “đ”.

- Có 1 bài hát rất hay các con đã được học có chứa nhiều chữ đ, đó là bài hát “ đố bạn”. Cô mời các con đứng dậy hát và vận động bài hát “Đố bạn” nào!

*Đối với trẻ khuyết tật:

-Trẻ biết phát âm chữ cái theo cô, hướng mắt lên phía cô -Cô hướng dẫn trẻ nhận biết chữ cái chậm hơn phát được ra âm...

b. Hoạt động 2: So sánh

* Cho trẻ ôn lại các chữ cái vừa học.

* So sánh chữ b và chữ d - Cô gọi 2,3 trẻ so sánh.

- Cô khái quát lại chữ b và chữ d

-Lắng nghe

-Mở quà

Chữ đ -Lắng nghe

-Phát âm

-Quan sát

-Lắng nghe

-Lắng nghe

-Trẻ hát

Trẻ tập so sánh

-Lắng nghe

(22)

+ Giống nhau: đều có 1 nét thẳng đứng và 1 nét cong tròn.

+ Khác nhau: chữ “b” nét cong tròn nằm phía dưới bên phải nét thẳng đứng. Chữ “d” nét cong tròn nằm phía dưới bên trái.

Cô gọi 2 trẻ nhắc lại

*So sánh chữ d và chữ đ - Cô gọi 2, 3 trẻ so sánh.

Cô khái quát lại chữ d và chữ đ.

+ Giống nhau: đều có nét cong tròn, nét thẳng đứng.

+ Khác nhau: chữ “d” không có nét nằm ngang, chữ “đ’

có nét nằm ngang nằm trên nét thẳng đứng.

 Cô cho trẻ nhắc lại

c. Hoạt động 3: Trò chơi ôn luyện:

*Trò chơi 1: Ai giỏi hơn

Cô đã chuẩn bị cho mỗi con một rổ đồ chơi để ở các góc chơi,các con hãy lấy rổ đồ chơi về ngồi gần cô nào!

Cô hỏi :Trong rổ của các con có những gì?

Cách chơi:Các con lắng nghe cô nói tên hoặc đặc điểm chữ nào thì các con tìm nhanh, khi cô đếm đến 3 thì chúng mình giơ nhanh và phát âm chữ cái đó.

Cô cho trẻ tìm và giơ nhiều lần (cô chú ý quan sát, sửa sai, động viên trẻ)

-Cô tổ chức cho trẻ chơi -Cô nhận xét trẻ chơi

*Trò chơi 2:Tổ nào nhanh nhất

Cô giới thiệu: Hôm nay cô đã chuẩn bị cho lớp mình 3 bảng bông nhỏ có gắn các chữ cái vừa học chữ gì đây các con. Chữ b ,d ,đ và cô còn có các nét chữ rời đấy.

Cách chơi: Lớp mình chia 3 nhóm chơi các bạn trong nhóm thảo luận gắn các nét thành các chữ cái mà chúng mình vừa học.Thời gian là một bản nhạc, nhóm nào ghép được nhiều chữ b,d,đ đúng thì nhóm đó giành chiến thắng.

Luật chơi: nếu ghép chữ bị sai ,ngược chữ thì sẽ không được tính.

Cô tổ chức cho trẻ chơi -Cô nhận xét kết quả chơi

*Trò chơi 3:Tìm lá cho các con vật

Cô giới thiệu: Cô có 3 ngôi nhà các con vật đó là con dê cô có từ “con dê”,còn đây là con gì con báo cô có từ “con báo”,và con lạc đà cô có từ “con lạc đà”.Trong từ các con vật có chứa chữ b,chữ d,chữ đ mà chúng mình vừa được học

*Cách chơi: Mỗi bạn chon cho mình một chiếc lá mà

-Trẻ nhắc lại

-Trẻ so sánh -Lắng nghe

-Lắng nghe

-Trẻ chơi

-Lắng nghe

-Trẻ chơi

-Lắng nghe

(23)

mình thích, sau đó vừa đi vừa hát bài “Chú voi con”. Khi có hiệu lệnh “tìm lá” con nào có lá chứa chữ cái gì thì sẽ mang lá về cho con vật có tên chứa chữ cái tương ứng.

Lần 2:chúng mình đổi lá cho nhau sau hiệu lệnh “tìm lá”chúng mình về nhà các con vật có chữ cái tương ứng với chiếc lá và gắn chữ đó vào nhà cho các con vật.

*Luật chơi:bạn nàovề không đúng nhà con vật có chữ cái giống chữ trong từ sẽ phải nhẩy lò cò.

Cô tổ chức cho trẻ chơi -Cô nhận xét kết quả chơi 4. Củng cố-giáo dục

Hôm nay các con đã làm quen với chữ cái gì?

Cô thấy các con chơi rất giỏi cô khen tất cả các con.Về nhà các con tìm chữ b ,d ,đ trong sách báo tranh ảnh đọc cho ông bà bố mẹ nghe nhé!

5. Kết thúc:

Bên ngoài trời rất đẹp cô con mình cùng làm các chú thỏ đi tắm nắng nào!

-trẻ chơi

-Chữ b, d, đ

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………

………...

...

...

Thứ 5 ngày 17 tháng 12 năm 2020 Hoạt động chính: Toán : Ôn số lượng trong phạm vi 8 Hoạt động bổ trợ: Hát : Cá vàng bơi

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

- Củng cố ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 8.

- Biết cách phân nhóm, phân loại thông qua hoạt động chơi

*Đối với trẻ khuyết tật:

-Trẻ biết số lượng 8, phát âm số 8 theo cô, chơi cùng cô và bạn các trò chơi 2. Kỹ năng:

-Phát triển tư duy, ngôn ngữ, vận động …thông qua trò chơi -Rèn kỹ năng chơi theo nhóm

3. Giáo dục :

- Giáo dục tính thẩm mỹ, thói quen tự phục vụ, vệ sinh gọn gàng ngăn nắp

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng đồ chơi của cô và trẻ

- Một số con vật, bông hoa, các loại đồ chơi cho trẻ thực hành...

- Lớp học sạch sẽ

(24)

2. Địa điểm:

- Trong lớp học.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1: Ổn định:

- Cho trẻ hát bài “ Cá vàng bơi”

- Trò chuyện về con vật sống dưới nước -Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước sạch 2. Giới thiệu bài:

-Hôm nay cô cùng chúng mình sẽ học bài toán.ôn số lượng trong phạm vi 8

3. Hướng dẫn:

* Hoạt động 1 : Phần thi “Thiết kế mô hình vườn ao chuồng”

- Cho trẻ Thiết kế mô hình vườn ao chuồng với nhiều nhóm vật nuôi khác nhau. Trong nhóm có các bạn và nhiệm vụ của mỗi bạn là xây cho mình một cái chuồng gồm có 8 con vật (Gà, lợn, mèo, chó, vịt, trâu, bò,…) và sắp xếp mô hình sao cho hợp lý.

- Cô bao quát, gợi ý, động viên trẻ

- Sau khi hoàn thành, cô cho 1 trẻ lên giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình.

- Cô và trẻ kiểm tra kết quả của từng nhóm. Nhóm nào xây được nhiều chuồng và đúng số lượng yêu cầu là nhóm đó chiến thắng.

* Hoạt động 2: Phần thi “Ong tìm hoa”

- Trong mô hình vườn ao chuồng, các bác nông dân cũng nuôi được rất nhiều ong đấy, nhiệm vụ của chúng mình là hãy trồng thật nhiều hoa cho ong làm mật nhé!

- Cô phân công mỗi đội trồng cho cô 8 bồn hoa và mỗi bồn hoa có 8 loài hoa khác nhau.

- Sau khi hoàn thành, cô cho 1 trẻ lên giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình.

- Cô và trẻ kiểm tra kết quả của từng nhóm, đội nào trồng nhanh và đúng số lượng hoa cô yêu cầu là đội đó thắng.

* Hoạt động 3: “Bày tiệc mặn”

- Sau mỗi vụ mùa, khi các con vật đã đến thời kỳ cho thịt, trứng, sữa,….Yêu cầu mỗi nhóm bày cho mình một bàn tiệc thật linh đình với nhiều món ăn khác nhau như: Chả giò bò, heo,.. thịt gà, vịt, ngan,…sữa, mật ong,….Mỗi nhóm sẽ xếp mỗi loại thức ăn là 8 miếng cho 8 bạn.

(Bằng những miếng dưa leo, cà rốt đã tỉa – trẻ trang trí xếp xen kẽ theo mẫu gợi ý hoặc theo ý thích cho thêm đẹp). Khi thực hiện xong đại diện 1 trẻ trong nhóm lên trình bày cách sắp xếp trang trí của nhóm mình.

- Trẻ hát

-Lắng nghe

-Trẻ chơi thông qua thực hành

-Lắng nghe -Trẻ chơi

-Giới thiệu sản phẩm -Cùng kiểm tra

-Trẻ lắng nghe.

(25)

+ VD : Nhóm 1 : Nhóm con xếp 1 đĩa 8 cuốn chả giò thành 2 bông hoa (con dùng cà rốt làm nhụy), một bông hoa 4 cánh (cuốn ), v.v…

*Đối với trẻ khuyết tật:

-Trẻ biết số lượng 8, phát âm số 8 theo cô, chơi cùng cô và bạn các trò chơi, cô luôn động viên chơi cùng trẻ, hướng dẫn trẻ chậm

4.Củng cố giáo dục:

-Hôm nay các con được học gì?

-Giao dục trẻ chăm học ngoan, học giỏi

5. Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ và cho trẻ ra sân chơi

- Trẻ chơi trò chơi

-Trẻ chơi

-Chơi và ôn số lượng 8

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………

………...

...

Thứ 6 ngày 18 tháng 12 năm 2020 Tên hoạt động: Tạo hình

NẶN THEO Ý THÍCH

Hoạt động bổ trợ: Nhạc lời bài hát: chú voi con

I- M ỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

I - Mục đích yêu cầuq:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết kể tên một số đặc điểm nổi bật của một số con vật sống trong rừng - Trẻ biết nặn một số con vật theo ý thích

*Đối với trẻ khuyết tật:

-Trẻ biết cầm đất nặn chia đất nặn và thao tác nặn như xoay tròn, ấn dẹt...

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ có kỹ năng nặn như, chia đất, lăn tròn, ấn dẹt, làm dẻo đất để tạo ra các sản phẩm đẹp.

- Rèn cho trẻ có kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.

3.Giáo dục:

- Trẻ biết yêu quí các con vật.Trẻ chăm ngoan học tập, yêu quý sản phẩm mình làm ra II - Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô và trẻ - Đất nặn bảng

- Mô hình các con vật.

- nhạc bài hát không lời 2. Địa điểm:

-Trong lớp học

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

(26)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định:

-Xin chào mừng các bé đến với Hội thi bé khéo tay của trường mầm non Hồng Thái Đông.

- Về dự với hội thi ngày hôm nay còn có các cô giáo trong trường và là ban giám khảo nữa đấy, các con hãy khoanh tay chào các cô nào,

- Và thành phần không thể thiếu được trong hội thi ngày hôm nay đó là sự có mặt của các bé 5 tuổi lớp A3 xin 1 tràng pháo tay để đón chào các bé nào.

2.Giới thiệu bài:

-Vậy đề tài của hội thi bé khéo tay ngày hôm nay đó là nặn theo ý thích các con vật sống trong rừng mà con yêu thích nhất.

3. Hướng dẫn:

*Hoạt động 1: Quan sát mô hình các con vật.

- Cô tặng cho các con 1 chuyến du lịch để thăm quan vườn bách thú nhé, cô xin mời các con cung quan sát nào.

- Các con vừa được quan sát hình ảnh gì?

- Gọi 2-3 trẻ kể tên con vật

- Một bạn kể về đặc điểm bên ngoài của các con vật nào?

- Cô mời 2-3 trẻ kể

- Các con ơi có rất nhiều các con vật và mỗi con vật có ích lợi khác nhau và có đặc điểm riêng.

- Con sẽ nặn sản phẩm đó là con gì?

- Con sẽ nặn gì nào, con nặn như thế nào, ai có ý tưởng giống của bạn, ngoài ý tưởng của bạn ra còn ai có ý tưởng khác, cô lần lượt hỏi ý tưởng của trẻ và gợi ý thêm cho trẻ.

- À! Nặn con voi thì có cái vòi dài, tai to. Nặn con hươu thì có cái cổ dài, nặn con ong thì có nhiều màu ở phần bụng,….

*Hoạt động 2:Trẻ thực hiện

- Bây giờ cô xin mời các con đọc bài thơ và về chỗ ngồi để thể hiện ý tưởng của mình nào.

- Trong khi trẻ nặn cô đi quan sát và gợi ý thêm cho trẻ nặn thêm chi tiết phụ về các con vật khó, cô hướng dẫn thêm cho trẻ còn chậm và kém.

*Đối với trẻ khuyết tật:

-Cô dạy rẻ biết cầm đất nặn, chia đất, nắn, xoay, ấn theo cô , cô giúp trẻ thao tác

*Hoạt động 3: Trưng bày và Nhận xét sản phẩm.

-Trẻ lắng nghe

Trẻ quan sát và đàm thoại cùng cô về các con vật

-Trẻ kể

Ong, voi, hươu,...

-Con nặn đầu, mình, chân...

-Trẻ thực hành

-Trẻ thực hành

(27)

- Cô nói : tích tắc, tích tắc.

- Đồng hồ xin nhắc.

- Đã hết giờ rồi.

- Xin mời các bé.

- Mang bài dự thi.

- Cô xin mời các con mang bài của mình đi dự hội thi nào.

- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm

-Trẻ nêu cảm tưởng về bài của mình và của bạn -Cô nhận xét- động viên khuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm.

4. Củng cố- giáo dục

-Hôm nay các con tham gia hội thi gì?

-Giáo dục trẻ yêu quý sán phẩm mình làm ra, chăm chỉ học tập.

5. Kết thúc:

- Nhận xét, chuyển hoạt động

-Trưng bày sản phẩm -Trẻ nêu nhận xét bản thân -Lắng nghe

-Nặn con vật yêu thích ạ

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………

………...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+Hổ nhỏ hơn và hung dữ hơn, Hổ ăn thịt động vật - Giáo dục trẻ bảo vệ động vật quý hiếm sống trong rừng ,biết tranh xa các con vật hung dữ. + Ngoài các con vật các con

- Giáo dục trẻ: Yêu quý, bảo vệ và chăm sóc các con vật sống trong rừng và tránh xa những con vật hung dữ các con nhớ

- Giáo dục trẻ: Yêu quý, bảo vệ và chăm sóc các con vật sống trong rừng và tránh xa những con vật hung dữ các con nhớ chưa?.

- Giáo dục trẻ biết yêu quí, các con vật ,có ý thức bảo vệ động vật sống dưới

- Giáo dục trẻ phải biết yêu quý các con vật sống trong rừng và tránh xa những con vật hung dữ.. Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc - Trẻ chơi đồ chơi

- Chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh cùng cô chính - Trò chuyện xem tranh cùng với trẻ về chủ đề - Chuẩn bị đồ chơi ở các góc, bao quát trẻ chơi - Cho trẻ chơi tự do theo

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

Quan sát các hình 1-4 SGK trang 69, nhận xét những việc làm của con người đã gây ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của thực vật và động