• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 19 Khối 2

Ngày soạn : Ngày 10/01/2020

Ngày giảng : 2A, 2B sáng ngày 13/01/2020

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Bài 18: VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ CHỌN

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: HS biết tìm đề tài để vẽ theo ý thích.

- Kĩ năng: HS tập vẽ bức tranh theo đề tài tự chọn

- HS năng khiếu: Vẽ được bức tranh có nội dung phù hợp với đề tài đã chọn, hình vẽ sắp xếp cân đối, màu sắc phù hợp.

- Thái độ : HS cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật xung quanh.

2. Mục tiêu riêng:

* Em Vũ Đình Thắng lớp 2B.

- Quan sát tranh và nhắc lại một số câu trả lời.

- Vẽ tranh theo ý thích.

II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên:

- Sưu tầm tranh của họa sĩ về nhiều đề tài, thể loại khác nhau.

- Một số tranh của HS về phong cảnh, chân dung, tĩnh vật.

2. Học sinh:

- Vở tập vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: (1p)

Vẽ tranh đề tài tự chọn tự là mỗi em có thể chọn và vẽ một đề tài mà mình thích như phong cảnh, chân dung , tĩnh vật, đó chính là nội dung bài học ngày hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

(Thắng 2B) 1. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét

(7p)

- GV cho HS quan sát một số tranh đề

tài. - HS quan sát và trả lời

câu hỏi.

- Quan sát

(2)

? Bức tranh vẽ nội dung gì?

? Đâu là hình ảnh chính, hình ảnh phụ của bức tranh?

? Các hình ảnh được sắp xếp ở đâu?

? Màu sắc trong tranh như thế nào?

? Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?

? Theo em thế nào là vẽ tranh đề tài tự chọn?

- GVKL: Vẽ tranh đề tài tự chọn là mỗi em có thể chọn và vẽ một đề tài mình thích như: phong cảnh, chân dung, tĩnh vật,...

2. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (7p) - GV nhận xét và hướng dẫn cách vẽ tranh đề tài tự do.

+ Chọn một nội dung để thể hiện.

+ Vẽ hình ảnh chính trước.

+ Vẽ hình ảnh phụ cho tranh sinh động.

+ Sữa lại hình.

+ Vẽ màu theo ý thích.

- GV giới thiệu tranh để HS tham khảo.

- Tranh vẽ con mực, cá, phong cảnh miền núi, lọ hoa, chân dung.

- Hình ảnh chính là:

người, con mực, đồi núi, cây cầu. Hình ảnh phụ là:

Cây cối.

- Hình ảnh chính được sắp xếp trọng tâm giữa tranh, hình ảnh phụ vẽ xung quang và phía sau.

- Tươi sáng, rực rỡ.

- HS tự nêu.

- Vẽ tranh theo ý mình.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- Nhắc lại câu trả lời.

- Em Thắng 2B nghe.

- Em Thắng 2B quan sát

(3)

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p) - GV yêu cầu HS tập vẽ một bức tranh theo đề tài tự chọn vào VTV.

- GV gợi ys để HS chọn đề tài.

- Giúp HS nhớ lại các hình ảnh gần với nội dung của tranh như: người, con vật, nhà, cây, sông, núi, đường sá…

- GV nhắc nhở HS vẽ các hình chính trước, hình phụ sau. Không vẽ quá to hoặc quá nhỏ so với khổ giấy. Vẽ màu theo ý thích.

- GV gợi ý giúp HS chậm tiến bộ vẽ hình và vẽ màu.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p)

- GV chọn một số bài trưng bày lên bảng để HS nhận xét.

? Nội dung: phù hợp với đề tài chưa?

? Hình vẽ có hình ảnh chính, phụ chưa?

Tỉ lệ hình cân đối chưa?

? Màu sắc: tươi vui, trong sáng, thay đổi, phong phú chưa?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét, đánh giá chung tiết, tuyên dương HS có bài vẽ tốt, động viên HS chưa hoàn thành bài.

Dặn dò:

- Quan sát các hoạt động sân trường giờ ra chơi.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập: VTV, bút chì, màu vẽ giờ sau học bài 19: Vẽ tranh sân trường em giờ ra chơi.

- HS làm bài vào VTV, trang 48.

- HS quan sát, nhận bài theo các tiêu trí GV đưa ra.

- HS chọn bài mình thích theo cảm nhận riêng.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe dặn dò.

- Vẽ tranh theo ý thích.

- Nghe nhận xét

- Em Thắng 2B nghe cô dặn dò.

Khối 4

Ngày soạn: Ngày 11/01/2020

Ngày giảng: 4A chiều ngày 14/01/2020

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật BÀI 19: Thường thức mĩ thuật

Tiết 19: XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS biết sơ lược về nguồn gốc tranh dân gian Việt Nam.. ý nghĩa vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội.

(4)

- Kĩ năng: HS tập nhận xột để hiểu vẻ đẹp và giỏ trị nghệ thuật của tranh dõn gian Việt Nam thụng qua nội dung và hỡnh thức biểu hiện.

- HS năng khiếu: Chỉ ra cỏc hỡnh ảnh và màu sắc trờn tranh mà mỡnh thớch.

- Thỏi độ: Học sinh yờu quý cú ý thức giữ gỡn nghệ thuật dõn tộc.

II. CHUẨN BỊ 1. Giỏo viờn:

- SGK, SGV.

- Một số tranh dõn gian Đụng Hồ, Hàng Trống.

2. Học sinh:

- SGK, VTV4.

- Chỡ, tẩy, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (1p)

- Yờu cầu lớp trưởng bỏo cỏo sự chuẩn bị đồ dựng học tập của lớp.

- GV nhận xột.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

Giờ trước cỏc em đó học bài 18 Vẽ tĩnh vật lọ và quả, Hụn nay cụ cựng cỏc em đi tỡm hiểu bài 19: Xem tranh dõn gian việt Nam.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG HS

1. Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược về tranh dõn gian( 7p)

- GV cho HS xem một số tranh dõn gian và đặt cõu hỏi:

Phú quý(TranhĐông Hồ) Lợn nái(TranhĐông Hồ)

Tử tôn vạn đại(Tranh Hàng Trống)

? Nờu nội dung cỏc bức tranh trờn?

? Tranh thuộc loại tranh gỡ?

? Thế nào là tranh dõn gian? Cú những dũng tranh tiờu biểu nào?

- GVKL: Tranh dõn gian dó cú từ lõu đời là một trong những di sản quý bỏu cuả dõn tộc Việt Nam. Trong đú tranh dõn gian Đụng Hồ và Hàng Trống là hai dũng tranh tiờu biểu.

- HS chỳ ý quan sỏt

- Lợn lỏi, Tử tụn vạn đại, Phỳ quý.

- Dõn gian.

- 2 HS nờu.

- HS lắng nghe.

(5)

- Vào dịp Tết đến xuân về nhân dân

ta thường treo tranh dân gian nên còn gọi là tranh Tết.

- Cách làm tranh:

+ Nghệ nhân Đông Hồ khắc hình trên bản gỗ, quét màu rồi in trên giấy giấy gió quát điệp.

Mỗi bản in bằng một bản lkhắc.

+ Nghệ nhân Hàng Trống chỉ khắc nét trên một bản gỗ rồi in nét viền đen, sau đó mới vẽ màu.

- Đề tài: Lao động sản xuất, lễ hội, phê phán tệ nạn xã hội, ca ngợi các vị anh hùng, thể hiện ước mơ của nhân dân.

- Tranh dân gian được đánh giá cao

về giá trị nghệ thuật ở trong nước và quốc tế.

? Hãy kể tên một vài bức tranh dân gian Hàng Trống, Đông Hồ mà em biết?

? Ngoài hai dòng tranh trên em còn biết thêm dòng tranh nào nữa?

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 44, 45.

- Nội dung tranh dân gian thường thể hiện ước mơ về cuộc sống no đủ, đầm ấm, hạnh phúc, đông con, nhiều cháu,...

+ Bố cục chặt chẽ, có hình ảnh chính phụ làm rõ nội dung.

+ Màu sắc tươi vui, trong sáng, hồn nhiên.

- GV bổ sung: Nội dung tranh dân gian thường thể hiện ước mơ về cuộc sống no đủ , đầm ấm, hạnh phúc đông con..

2. Hoạt động 2: Xem tranh Lý ngư vọng nguyệt (Tranh Hàng Trống) và Cá chép (Tranh Đông Hồ) (28p)

- GV chia lớp làm 4 nhóm quan sát tranh trong SGK, trang 45, phát phiếu thảo luận cho các nhóm và thảo luận 7 phút.

* Nhóm 1,3: Tranh Lí ngư vọng nguyệt (Hàng Trống)

- Ngũ Hổ, Chăn trâu thổi sáo...

- Tranh làng Sình( Huế), Tranh Kim Hoàng( Hà Tây)....

- HS quan sát tranh.

- HS chú ý lắng nghe.

- Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí để ghi chép nội dung thảo luận.

(6)

? Trong tranh có những hình ảnh nào?

? Đâu là hình ảnh nào là chính trong bức tranh? Được diễn tả như thế nào?

? Đâu là hình ảnh nào là phụ trong tranh?

Được diễn tả như thế nào?

? Hình ảnh hai con cá được thể hiện như thế nào?

? Nhận xét về màu sắc trong tranh?

* Nhóm 2,4: Tranh cá chép (Đông Hồ)

? Trong tranh có những hình ảnh nào?

? Đâu là hình ảnh nào là chính trong bức tranh? Được diễn tả thế nào?

? Đâu là hình ảnh nào là phụ trong tranh?

Được diễn tả như thế nào?

? Hình ảnh hai con cá được thể hiện như thế nào?

? Nhận xét về màu sắc trong tranh?

- Hết thời gian thảo luận GV yêu cầu các nhóm cử đại báo cáo kết quả.

? Hai bức tranh có gì giống và khác nhau ?

- GVKL: Hai bức tranh cùng vẽ về Cá chép nhưng có tên gọi khác nhau: Cá chép và Lý ngư vọng nguyệt. Đây là hai bức tranh đẹp trong dân gian Việt Nam.

3. Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá (2p)

? Ở gia đình , địa phương em còn treo tranh

- Cá chép, cá con, mặt trăng, rong rêu.

- Cá chép. Hình cá chép như đang vẫy đuôi để bơi, vây, mang, vẩy của cá chép được cách điệu rất đẹp.

- Có hai hình trăng (một ở trên, một ở dưới nước). Đàn cá con đang bơi về phía ánh trăng.

- Màu xanh êm dịu.

- Cá chép,đàn cá con và bông hoa sen.

- Cá chép. Hình cá chép như đang vẫy đuôi để bơi, vây, mang, vẩy của cá chép được cách điệu rất đẹp.

- Đàn cá con đang vẫy vùng quanh cá chép, những bông hoa sen đang nở ở trên.

- Màu đỏ ấm

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

* Giống nhau: Cùng vẽ cá chép, có hình dáng giống nhau: Thân uốn lượn, như đang bơi uyển chuyển, sống động.

* Khác nhau:

- Tranh Hàng Trống: Cá chép nhẹ nhàng, nét khắc thanh mảnh, trau chuốt, màu chủ đạo là màu xanh êm dịu.

- Tranh Đông Hồ: Hình cá chép mập mạp, nét khắc dứt khoát, khóe khoắn, màu chủ đạo là màu nâu đỏ, ấm áp.

- HS lắng nghe.

- HS nêu.

(7)

dân gian không?

? Hiện nay tranh dân gian còn được bán ở đâu?

? Thái độ của em đối với tranh dân gian?

- GV: Tranh dân gian là dòng tranh truyền thống của dân tộc cho nên chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống đó.

*Dặn dò:

- Sưu tầm tranh ảnh về lễ hội Việt Nam.

- Mang đầy đủ đồ dùng, sách vở cho giờ học sau.

- Làng Hồ, phố Hàng Trống.

- Phải bảo vệ , giữ gìn và phát huy truyền thống đó.

- HS chú ý lắng nghe

- HS nghe dặn dò để chuẩn bị bài sau.

Khối 5

Ngày soạn: Ngày 10/01/2020

Ngày giảng: 5B: chiều ngày 13/01/2020 5A: chiều ngày 14/01/2020

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 18: Thường thức mĩ thuật

Tiết 18: TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS hiểu được sự giống và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.

- Kĩ năng: HS biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật.

- HS năng khiếu: Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối phù hợp với hình chữ nhật, tô màu đều, rõ hình.

- Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV

- Một số bài trang trí hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn.

- Hình gợi ý cách vẽ.

2. Học sinh:

- SGK, Vở tập vẽ 5

- Bút chì đen, chì màu, sáp màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (2p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3.Bài mới:

(8)

* Giới thiệu bài (1p)

- GV: Giờ trước cô dạy các em bài xem tranh du kích tập bắn, hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 18: Trang trí hình chữ nhật.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (7p) - GV giới thiệu bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận.

+ Nêu sự giống và khác nhau (hình mảng (chính, phụ), họa tiết trang trí, cách sắp xếp họa tiết, màu sắc) của các bài trên?

- Hết thời gian thảo luận GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.

- HS quan sát.

- Đặt tên nhóm, bầu trưởng nhóm, thư kí

- Các nhóm thảo luận (2p)

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

* Giống nhau:

- Hình mảng chính ở giữa, được vẽ to. Họa tiết, màu sắc thường được sắp xếp đối xứng qua các đường trục.

- Họa tiết chính thường vẽ to và ở giữa.

- Màu sắc có đậm, có nhạt rõ trọng tâm.

* Khác nhau:

- Do đặc điểm hình dáng của hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật mà trang trí đối xứng qua trục ở các hình có sự khác biệt - HCN trang trí đối xứng qua một hoặc hai trục, hình vuông trang trí đối xứng qua một hoặc

(9)

- GVKL: Có nhiều cách trang trí hình chữ nhật mảng hình ở giữa có thể là hình vuông, hình thoi, hình bầu dục,...Bốn góc có thể là mảng hình vuông, hình tam giác,... xung quanh có thể là đường diềm và họa tiết phụ.

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ (7p) - HS quan sát hình hướng dẫn trong SGK/58, nêu các bước trang trí hình chữ nhật.

- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, vẽ minh họa các bước lên bảng cho HS cả lớp quan sát.

+ Bước 1: Vẽ hình chữ nhật cân đối với khổ giấy.

+ Bước 2: Kẻ trục và vsắp xếp các hình mảng (có to, có nhỏ).

+ Bước 3: Tìm và vẽ họa tiết vào các mảng cho phù hợp.

+ Bước 4: Vẽ màu: Các họa tiết giống nhau vẽ cùng 1 màu, cùng độ đậm nhạt, rõ trọng tâm.

- Cho HS xem một số bài trang trí hình chữ nhật.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS trang trí hình chữ nhật vào VTV trang 51.

- GV bao quát lớp và gợi ý cho HS:

+ Kẻ trục đối xứng.

+ Vẽ phác mảng: Mảng chính lớn ở giữa, mảng phụ nhỏ ở 4 góc và xung quanh.

+ Tìm và vẽ họa tiết vào các mảng đối xứng qua trục.

hai hoặc 4 trục, hình tròn trang trí đối xứng qua một hai, hai hoặc nhiều trục .

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, trả lời câu hỏi.

- 2HS nhận xét, bổ sung.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS vẽ bài vào VTV5, trang 51.

(10)

+ Vẽ màu vào các họa tiết và màu nền; vẽ màu gọn, đều, có đậm, có nhạt.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p).

- GV cùng HS chọn một số bài trưng bày lên bảng để nhận xét:

+ Bài hoàn thành?

+ Bài chưa hoàn thành ?

+ Bài nào đẹp, chưa đẹp? Vì sao?

- GV bổ sung nhận xét bài, tuyên dương HS hoàn thành tốt bài, động viên HS chưa hoàn thành bài.

*Dặn dò:

- Hoàn thành bài (nếu chưa xong)

- Chuẩn bị bút, chì, tẩy, màu vễ để giờ sau học bài 19: Đề tài ngày tết, lễ hội, mùa xuân.

- Sưu tầm tranh, ảnh ngày Tết, lễ hội, mùa xuân ở sách báo.

- Nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét bài theo cảm nhận riêng.

- HS lăng nghe.

- Lắng nghe dặn dò.

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 10/01/2020

Ngày giảng: 3A: chiều thứ 2 ngày 13/01/ 2020 3B: chiều thứ 3 ngày 14/01/2020

Bài 18: Vẽ theo mẫu

Tiết 18: VẼ LỌ HOA

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm của một số lọ hoa và vẻ đẹp của chúng.

- Kĩ năng: Học sinh biết cách vẽ lọ hoa.Vẽ được hình lọ hoa và trang trí theo ý thích.

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.

- Thái độ: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- SGV

-

Sưu tầm tranh, ảnh một số loại lọ hoa có kiểu dáng, chất liệu (gốm, sứ,...) - Một số bài vẽ cái lọ của học sinh các lớp trước.

- Hình gợi ý cách vẽ.

2. Học sinh:

- VTV3, màu, tẩy, bút chì.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

(11)

- GV kiểm tra đồ dựng học tập của HS.

- GV nhận xột, tuyờn dương.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: (2p)

* Giới thiệu bài (1p)

- GV: Hụm nay cụ cựng cỏc em đi tỡm hiểu bài 18: Vẽ lọ hoa.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Quan sỏt,nhận xột ( 7p)

- Giỏo viờn giới thiệu cỏc kiểu dỏng lọ hoa để học sinh nhận biết:

? Hỡnh dỏng lọ hoa?

? Cỏc bộ phận?

? Trang trớ (hoạ tiết).

? Màu sắc?

? Chất liệu làm lọ hoa ?

- GV: Lọ hoa cú rất nhiều kiểu dỏng khỏc nhau như cao thấp, trũ,... và cú cỏch trang trớ cũng khỏc nhau. Mỗi loại lọ hoa đều cú vẻ đẹp riờng, vậy làm thế nào để vẽ được lọ hoa cho đẹp và giống mẫu, cụ cựng cỏc em chuyển sang hoạt động 2.

2. Hoạt động 2: Cỏch vẽ lọ hoạ ( 7p) - GV vẽ minh họa trờn bảng cho HS theo dừi.

+ B1: Phỏc khung hỡnh lọ hoa cho vừa với phần giấy, phỏc trục.

+ B2: Phỏc nột tỉ lệ cỏc bộ phận (miệng, cổ, vai, thõn lọ, ...)

+ B3: Vẽ nột chớnh.

+ B4: Vẽ hỡnh chi tiết.

+ B5: Cú thể trang trớ như lọ mẫu hoặc theo ý thớch

- Giỏo viờn cho xem một số bài vẽ lọ hoa

- HS quan sỏt và trả lời cõu hỏi.

- Lọ dài,lọ trũn…

- Miệng,thõn,đỏy lọ.

- Hoa, lỏ,con vật…

- Đỏ, xanh, vàng, màu họa tiết khỏc màu lọ.

- Gốm, sứ, thuỷ tinh.

- HS lắng nghe.

- HS quan sỏt GV vẽ mẫu.

- HS tham khảo bài.

(12)

của lớp trước để các em học tập cách vẽ hình và cách trang trí.

3. Hoạt động 3:Thực hành (17p)

- Yêu cầu HS vẽ lọ hoa đặt trên bàn GV vào VTV.

+ Vẽ hình cân đối với phần giấy quyđịnh + Vẽ hình xong có thể trang trí theo cách riêng, sao cho phù hợp với hình dáng lọ.

4. Hoạt động 4:Nhận xét,đánh giá (4p) - Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành và yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá.

? Hình vẽ cân đối chưa?

? Họa tiết trang trí có hợp lí không?

? Màu sắc đã hài hòa chưa?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em vẽ còn yếu cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp

*

Dặn dò

- Quan sát thêm các lọ hoa khác và so sánh hình dáng, màu sắc của chúng.

- Quan sát các mẫu trang trí hình vuông.

- HS vẽ bài vào VTV trang 47.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- Chọn ra bài vẽ đẹp và đánh giá theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- Về nhà chuẩn bị bài sau học.

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 11/01/2020

Ngày giảng: 1A, 1B chiều thứ 3 ngày 14/11/2020

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

BÀI 19: VẼ GÀ (Giáo dục BVMT)

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: HS nhận biết được hình dáng các bộ phận của gà trống, gà mái.

- Kĩ năng: Tập vẽ con gà và tô màu theo ý thích (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Vẽ thêm hình ảnh cho tranh thêm sinh động và vẽ màu theo ý thích.

- Thái độ: HS yêu quý con vật.

* GDBVMT: HS biết chăm sóc vật nuôi (hoạt động 4- Nhận xét, đánh giá).

2. Mục tiêu riêng:

* Em Nguyễn Trọng Dũng lớp 1A.

- Quan sát tranh và nhắc lại được một số câu trả lời.

- Tập vẽ hình con gà theo ý thích.

(13)

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- SGV, VTV1.

- Tranh, ảnh gà trống và gà mái.

- Hình hướng dẫn cách vẽ con gà.

2. Học sinh:

- VTV, màu, tẩy, bút chì.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (2p)

- GV kiểm tra đồ dùng của HS?

3. Bài mới

- Giới thiệu bài (1p)

- Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 19 vẽ gà.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Hoạt động 1: Giới thiệu con gà (5p) - GV cho HS quan sát tranh có các loại con gà.

? Con gà trống có đặc điểm gì?

? Con gà mái có đăc điểm gì?

? Con gà gồm có những bộ phận chính gì?

? Ngoài các bộ phận nhỏ nào?

- GVKL: Con gà đều có các bộ phận chính là đầu, mình, chân, đuôi nhưng mỗi con gà đều có đặc điểm và vẻ đẹp riêng.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ con gà (7p) - GV vẽ lên bảng cho HS quan sát.

+ Vẽ các bộ phận chính: Đầu, mình, thân, đuôi.

- Quan sát và nhận xét

- Màu lông rực rỡ. Mào đỏ, đuôi dài cong, cánh khỏe, chân to, cao, mắt tròn, mỏ vàng, dáng đi oai vệ.

- Mào nhỏ, lông ít màu hơn, đuôi và chân ngắn.

- Đầu, mình, chân, đuôi.

- Mắt, mỏ, ngón chân, móng chân, mào,...

- HS lắng nghe

- Quan sát GV vẽ mẫu.

- Em Dũng 1A quan sát

- Em Dũng 1A nhắc lại câu trả lời.

- Em Dũng 1A nghe.

- Em Dũng 1A quan sát

(14)

+ Vẽ chi tiết và tạo dáng con gà cho sinh động.

+ Vẽ màu theo ý thích.

- GV cho HS xem một số tranh vẽ con gà.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS tập vẽ con gà vào VTV, trang 45

- GV gợi ý HS: Vẽ gà vừa với phần giấy qui định

- Cho HS thực hành.

- GV theo dõi và giúp HS

- Chú ý cách cầm bút, cách đưa nét (bút dạ, sáp màu…)

+ Với HS năng khiếu, GV gợi ý HS vẽ thêm những hình ảnh khác cho tranh thêm sinh động và vẽ màu theo ý thích.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV cùng HS nhận xét về:

? Hình vẽ giống con gà chưa, cân đối chưa?

? Màu sắc (vẽ đều màu, gọn màu, tươi sáng) chưa?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

* GDBVMT

? Nhà em có nuôi gà không? Em sẽ chăm sóc chúng như thế nào?

- GV: Không nhưng con gà mà các con vật nuôi trong gia đình các em cần phải chăm sóc chúng hàng ngày bằng cách cho chúng ăn, uống hàng ngày.

- Tuyên dương những HS có bài vẽ ttốt và động viên học sinh có bài vẽ chưa tốt.

* Dặn dò:

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV, trang 45

- Nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- Nhận xét theo cảm nhận riêng.

- Có. Em cho chúng ăn thóc, gạo hàng ngày và cho chúng uống nước.

- HS lắng nghe.

GV vẽ mẫu.

- Em Dũng 1A quan sát - Em Dũng 1A tập vẽ hình con gà theo ý thích.

- Em Dũng 1A quan sát

(15)

- Quan sát gà trống, gà mái, gà con và tìm ra sự khác nhau của chúng.

- Chuẩn bị: Bút chì, màu vẽ và đất nặn để giờ sau học bài 20: Vẽ hoặc nặn quả chuối.

- Lắng nghe dặn dò.

- Em Dũng 1A lắng nghe.

Khối 2

Ngày soạn: Ngày 12/01/2020

Ngày giảng: 2B sáng thứ 4 ngày 15/01/2020 Âm nhạc

Tiết 19 HỌC HÁT BÀI: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG

Nhạc và lời: Ngô Mạnh Thu I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Biết hát theo giai điệu và lời ca.

- Biết tác giả của bài hát là Ngô Mạnh Thu.

- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theophách, tiết tấu lời ca bài hát.

- Giúp học sinh cảm nhận được niềm vui khi đến trườngtrên con đường quen thuộc ấy.

2. Mục tiêu riêng:

* Em Vũ Đình Thắng lớp 2B

- Biết tên bài hát là Trên con đường đến trường của nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu.

- Biết hát theo giai điệu và lời ca một số câu hát, biết vỗ đệm theo phách.

- Giúp học sinh cảm nhận được niềm vui khi đến trường trên con đường quen thuộc ấy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Các tờ phiếu viết tên từng bài tập đọc, tranh.

2. Học sinh: Vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức: (1p)

- Kiểm tra sĩ số.

- Lớp trưởng báo cáo

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.

2. Kiểm tra bài cũ: (2p)

- GV cho cả lớp hátôn lại bài hátChiến sĩ tí hon kết hợp vỗ tay theo phách, tiết tấu lời ca.

- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS.

3. Bài mới.: 30p

- Giới thiệu bài mới (2p)

Con đường từ nhà đến trường của mỗi bạn có một sự khác nhau bạn ở gần thi đi bộ,bạn ở xa thì đi xe đạp,có một số bạn thì đươc bố mẹ lai đi bằng xe máy vv...nhưng các con có chung một niềm vui hằng ngày được đi trên con đường quen

(16)

thuộc ấy đến trường. Có một bài hát nói về con đường đến trường đầy màu sắc thân quen mà tiết học hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài hát Trên con đường đến trường một sáng tác của NS Ngô Mạnh Thu.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

(Thắng 2B) 1. Hoạt động 1: Dạy bài hát Trên

con đườngđến trường (20p) - Cho HS nghe băng hát mẫu.

- Nhịpđiệu bài hát (nhanh hay chậm; vui- buồn ) ?

- Hướng dẫn HS tậpđọc lời bài hát bài hát chia làm 4 câu hát )

- GV đọc mẫu có thể đọc theo tiết tấu lời ca để khi ghép giai điệu vào HS dễ thuộc hơn.

- Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát 2-3 lầnđể thuộc lời và giai điệu bài hát. Nhắc HS biết lấy hơi (sau mỗi câu hát ).

- Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lầnđể thuộc lời, giai điệu và tiết tấu bài hát (GV giữ nhịp bằng tay).

- GV sửa cho HS (nếu các em hát chưa đúng yêu cầu)

- GV nhận xét.

2. Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách (6p) - GV hướng dẫn HS Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. GV làm mẫu:

Trên con đường đến trường, có cây x x xx x là cây xanh mát....

x xx

- Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu lời ca.( gõ vào tất cả các tiếng theo đúng tiết tấu bài hát ).

3. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá (4p)

- GV hỏi HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả bài hát.

- HS nghe

- Bài hát vui, tốc độ nhanh.

- HS đọc lời ca theo hướng dẫn.

- HS nghe.

- HS tập hát từng câu chúý chỗ lấy hơi.

+ Hátđồng thanh.

+ Hát theo dãy, nhóm.

+ Hát cá nhân.

-HS nghe nhận xét.

- HS quan sát và lắng nghe.

- HS hát kết hợp gõđệm theo phách.

- HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.

- Bài: Trên con đường đến trường. Nhạc và lời: Ngô Mạnh Thu

- Nghe hát mẫu.

- Theo dõi.

- Đọc lời ca.

- Nghe và đọc theo.

- Học hát từng câu.

- Hát đồng thanh.

- Hát theo dãy nhóm.

- Nghe nhận xét.

- Quan sát và lắng nghe.

- Hát kết hợp gõ đệm theo phách.

- Theo dõi hát kết hợp gõđệm theo tiết tấu lời ca - Theo dõi.

(17)

- Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.

- Tuyên dương tổ, nhóm, cá nhân thể hiện tốt tiết học.

- Động viên nhắc nhở những em chưa tập trung.

- Về nhà hát ôn bài hát vừa học.

- Cả lớpđứng lên thể hiện lại bài hát vừa học kết hợp vỗ tay hoặc gõđệm theo phách.

- HS nghe và ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Đứng lên thể hiện lại bài hát vừa học kết hợp vỗ tay theo phách.

- Nghe và ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

Tập viết CHỮ HOA: P I. MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

a. Kiến thức:

- Viết đúng chữ hoa P (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Phong (1dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ), Phong cảnh hấp dẫn (3 lần).

- HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.

b. Kĩ năng:

- Rèn tính cẩn thận, trình bày sạch sẽ.

c.Thái độ:- Giáo dục HS yêu thích môn học, viết chữ đẹp, giữ vở sạch.

2.Mục tiêu riêng

* Em Vũ Đình Thắng lớp 2B

- Viết đúng chữ hoa P. chữ và câu ứng dụng: Phong, Phong cảnh hấp dẫn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - Mẫu chữ P hoa trong khung chữ.

- Bảng phụ viết cụm từ ứng dụng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: (1p)

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra: (5p)

- Kiểm tra chuẩn bị cho môn học của học sinh ở học kỳ II.

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

(Thắng 2B) 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết

chữ hoa P.

a. Quan sát và nhận xét mẫu

- Chữ P hoa cao mấy li? Gồm mấy

- Học sinh quan sát mẫu chữ P trong khung.

- Cao 5 li; Gồm 2 nét, nét

- Quan sát.

- Theo dõi.

(18)

nét? Đó là những nét nào?

- Các con đã học chữ cái hoa nào cũng có nét móc ngược trái?

b. Hướng dẫn cách viết:

- Nêu quy trình viết nét móc ngược trái.

- GV viết chữ P: Vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

c. Hướng ẫn viết bảng con:

- Yêu cầu HS viết vào bảng con.

- Nhận xét sửa sai.

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng

a. Giới thiệu cụm từ:

? Con hiểu từ này như thế nào?

? Có nhận xét gì về độ cao của các con chữ ?

? Các dấu thanh đặt như thế nào ? b. Hướng dẫn viết chữ: Phong cảnh

- Giới thiệu chữ và hướng dẫn cách viết.

- Nhận xét- đánh giá.

3. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vở tập viết.

- Nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết.

- Yêu cầu HS viết.

4. Hoạt động 4: Chấm - chữa bài:

- Thu 3-4 vở để chấm tại lớp.

- Nhận xét bài vừa chấm.

5. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò

móc ngược trái và nét cong tròn có 2 đầu uốn vào trong không đều nhau.

- HS nêu.

- Đặt bút tại giao điểm của các đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 3, sau đó viết nét móc lượn cong vào trong. điểm dừng bút nằm trên đường kẻ 2 và ở giữa đường kẻ dọc 2 và 3.

- HS quan sát GV viết mẫu vào phần bảng mẫu đã kẻ sẵn.

- HS viết bảng con 2 lần. P

- Đọc Phong cảnh hấp dẫn.

- Phong cảnh đẹp, ai cũng muốn đến thăm.

- Chữ g, h, P cao 2 li rưỡi.

Chữ d cao 2 li, chữ p dài 2 li, các chữ còn lại cao 1 li.

- Dấu hỏi đặt trên con chữ a, dấu sắc, dấu ngã đặt trên con chữ â.

- Chữ P và h không có nét nối.

- HS viết trên bảng con.

- Lớp nhận xét sửa sai.

- Ngồi đúng tư thế viết bài.

- Viết đúng, đẹp theo mẫu các cỡ chữ.

- Lắng nghe, thực hiện.

- Theo dõi

- Quan sát.

Tập viết chữ P

- Tập viết các chữ có trong mẫu.

Tập viết bài.

- HS nghe

(19)

(3p)

- Hướng dẫn bài tập về nhà.

- Nhận xét tiết học.

- Lắng nghe, thực hiện - HS nghe Tự nhiên và xã hội

BÀI 19: ĐƯỜNG GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung:

a) Kiến thức:

- Kể tên những hoạt động, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.

b) Kỹ năng:

- Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác khitham gia giao thông.

c) Thái độ:

- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

* KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN.

- Kỹ năng kiên định; từ chối không tham gia vào trò chơi nguy hiểm.

- Kỹ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để phòng khi tham gia giao thông.

- Phát tiển kỷ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.

2. MT riêng:

* Em Vũ Đình Thắng lớp 2B

- Biết phòng tránh được hoạt động ngã, nguy hiểm cho bản thân mình và cho người khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - Tranh, ảnh trong SGK trang 36, 37.

2. Học sinh: VBT TNXH

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: (1p)

- Kiểm tra sĩ số.

- Lớp trưởng báo cáo 2. Kiểm tra bài cũ: (2p)

- GV kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

(Thắng 2B) 1. Hoạt động 1: Nhận biết các loại

đường giao thông

- Dán 5 bức tranh khổ A3 lên bảng.

? Bức tranh thứ nhất có những hình ảnh gì?

? Bức tranh thứ 2 vẽ gì?

? Bức tranh thứ 3 vẽ gì?

? Bức tranh thứ 4 vẽ gì?

? Bức tranh thứ 5 vẽ gì?

- Gọi 5 HS lên bảng, phát cho mỗi

- Quan sát kĩ 5 bức tranh.

- Một ngã tư đường phố.

- Đường ray (sắt).

- Các biển báo giao thông.

- Vẽ biển.

- Cảnh bầu trời trong xanh.

- Quan sát.

(20)

HS 1 tấm bìa (1 tấm ghi đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thủy, 1 tấm ghi đường hàng không). ? Gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp?

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GVKL: Trên đây là 4 loại đường giao thông. Đó là đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không.

Trong đường thủy có đường sông và đường biển.

2. Hoạt động 2: Nhận biết các phương tiện giao thông

- Làm việc theo cặp.

- GV treo ảnh trang 40 H1, H2

- Hướng dẫn HS quan sát ảnh và trả lời câu hỏi:

? Bức ảnh 1 chụp phương tiện gì?

? Ô tô là phương tiện dành cho loại đường nào?

? Bức ảnh 2: Hình gì?

? Phương tiện nào đi trên đường sắt?

? Kể tên những phương tiện đi trên đường bộ.

? Phương tiện đi trên đường không?

? Kể tên các loại tàu thuyền đi trên sông hay biển mà con biết?

? Kể tên các loại đường giao thông có ở địa phương.

- KL: Đường bộ là đường dành cho người đi bộ, xe ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô, … Đường sắt dành cho tàu hỏa. Đường thủy dành cho thuyền, phà, ca nô, tàu thủy…

Đường hàng không dành cho máy bay.

3. Hoạt động 3: Nhận biết các biển báo giao thông.

- Hướng dẫn HS quan sát 5 loại biển

- Gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp.

- Nhận xét kết quả làm việc của bạn.

- Nghe

- Quan sát ảnh.

- Trả lời câu hỏi.

- Ô tô.

- Đường bộ.

- Hình đường sắt.

- Tàu hỏa.

- Trao đổi theo cặp.

- Ô tô, xe máy, xe đạp, xe buýt, đi bộ, xích lô, … - Máy bay, dù (nhảy dù), tên lửa, tàu vũ trụ.

- Tàu ngầm, tàu thủy, thuyền thúng, thuyền có mui, thuyền không mui, … - HS nêu.

- Quan sát.

- Quan sát

- Lắng nghe

- Thảo luận cùng bạn

- Nhắc lại câu trả lời.

- Lắng nghe, quan sát và làm theo.

- Quan sát.

(21)

báo được giới thiệu trong SGK.

- Yêu cầu HS chỉ và nói tên từng loại biển báo. Hướng dẫn các em cách đặt câu hỏi để phân biệt các loại biển báo. Ví dụ:

? Biển báo này có hình gì? Màu gì?

? Đố bạn loại biển báo nào thường có màu xanh?

? Loại biển báo nào thường có màu đỏ?

? Bạn phải làm gì khi gặp biển báo này?

? Trên đường đi học em có nhìn thấy biển báo không? Nói tên những biển báo mà em đã nhìn thấy.

? Theo em, tại sao chúng ta cần phải nhận biết một số biển báo trên đường giao thông?

- Kết luận: Các biển báo được dựng lên ở các loại đường giao thông nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Có rất nhiều loại biển báo trên các loại đường giao thông khác nhau. Trong bài học chúng ta chỉ làm quen với một số biển báo thông thường.

4. Hoạt động 4: Trò chơi: Đối đáp nhanh

- GV gọi 2 tổ 5 em lên bảng, xếp thành hàng, quay mặt vào nhau (số HS phải bằng nhau).

- HS chơi như vậy lần lượt đến hết hàng.

- Tổ nào có nhiều câu trả lời đúng thì tổ đó thắng.

- GV nhận xét. Tuyên dương.

5. Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò - Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài 20: an toàn khi đi các phương tiện giao thông.

- Trả lời câu hỏi.

- HS nêu.

- HS nêu.

- HS nêu.

- HS nêu.

- HS tự liên hệ thực tế trả lời

- Nghe.

- HS thứ nhất ở tổ 1 nói tên phương tiện giao thông.

HS thứ nhất ở tổ 2 nói tên đường giao thông và ngược lại. HS đứng thứ 2 ở tổ 2 nói trước và HS ở tổ 1 nói sau cho phù hợp. GV cũng có thể cho HS giơ hình vẽ các loại biển báo giới thiệu trong SGK và yêu cầu HS nói tên các loại biển báo đó.

- Nghe.

- Theo dõi.

- Nghe.

(22)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiếnthức: - Học sinh thấy được vẽ đẹp về hình dáng của một số lọ hoa.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Để trang trí được lọ hoa đẹp, các em cần chọn các họa tiết đơn giản, đẹp, tìm vị trí và sắp xếp họa tiết cho phù hợp với hình dáng của

Kiến thức: - HS nhận biết được vẻ đẹp của trang trí thông qua bài trang trí lọ hoa.. 2.Kĩ năng: - HS biết cách và trang trí được lọ hoa theo

Kiến thức:- HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số lọ và hoa khác nhau.. 2.Kĩ năng: - Vẽ được lọ

Kiến thức: HS nhận biết sự khác nhau giữa 2 đồ vật (lọ và quả) về hình dáng, đặc điểm; Biết cách vẽ mẫu 2 đồ vật lọ và quả có tương quan về màu và đậm nhạt..

Kiến thức: HS nhận biết sự khác nhau giữa 2 đồ vật (lọ và quả) về hình dáng, đặc điểm; Biết cách vẽ mẫu 2 đồ vật lọ và quả có tương quan về màu và đậm nhạt..

Kiến thức: Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc, đặc điểm của hoa lá.. Kĩ năng: Biết cách vẽ và vẽ được hoa lá gần giống mẫu, tô

- Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa.Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp