• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ khoa học xã hội Nguyễn Thị Thu Hoài

Từ tiết 72 đến 76 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp 9 Thời gian thực hiện: (5 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Những kiến thức cơ bản về văn bản nhật dụng, văn học trung đại, văn học hiện đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thụât của những tác phẩm tiêu biểu, viết đoạn văn.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết cách đọc văn bản, vận dụng các kĩ năng làm các bài tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết chủ động tiếp nhận vấn đề và giải quyết một cách sáng tạo đồng thời có khả năng đề xuất ý tưởng và triển khai ý tưởng cho bài viết một cách sáng tạo.

* Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được yêu cầu của đề bài, đọc văn bản trả lời các câu hỏi tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm, nội dung đoạn trích hay văn bản.

- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản, tóm tắt nội dung văn bản, luyện cách viết, cảm thụ văn bản

3. Phẩm chất

- Có ý thức làm bài.

- Rèn luyện thái độ nghiêm túc, trung thực trong khi làm bài.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, đề thực hành

* Học liệu: Sách giáo khoa III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (3')

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

b. Nội dung: HS nhắc lại các bước làm một đề văn phần đọc hiểu c. Sản phẩm: hs trả lời được nội dung câu hỏi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

(2)

- HS nhắc lại các bước làm một đề văn phần đọc hiểu Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- HS thực hiện nhiệm vụ suy nghĩ trả lời Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, kết luận

2. HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Rèn kĩ năng làm phần đọc hiểu

b. Nội dung: GV yêu cầu làm một số đề phần đọc hiểu c. Sản phẩm: HS làm được các đề văn phần đọc hiểu d. Tổ chức thực hiện:

* Nhiệm vụ 1.

VĂN BẢN NHẬT DỤNG

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH – LÊ ANH TRÀ ĐỀ SỐ 1:

Trong bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh", sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:

… “Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) Câu 1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

Câu 2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

Câu 3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 1 trang giấy) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

ĐỀ SỐ 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Trong cuộc sống đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải

(3)

cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thức tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chị ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Những điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại […]

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 2. Qua đoạn trích trên, tác giả cho thấy vẻ đẹp của Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào?

Câu 3. Kể tên các tác phẩm Hồ Chí Minh viết được đưa vào trong chương trình SGN Ngữ văn cấp THCS?

Kể tên các tác phẩm- Tác giả viết về Bác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS?

Câu 4. Từ đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS đọc kĩ yêu cầu đề trả lời câu hỏi Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc cá nhân, làm ra giấy GV quan sát học sinh làm việc Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS đại diện báo cáo Dự kiến sản phẩm:

Đề 1:

1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố:

+ Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa Quốc tế và gốc văn hóa dân tộc.

- Tình cảm của tác giả dành cho Người:

+ Qua đó tác giả Lê Anh Trà thể hiện tình cảm kính trọng, ca ngợi Bác Hồ, tự hào về Người như một đại diện của một con người ưu tú Việt Nam.

2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

(4)

+ Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, Phương Đông. Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao

+ Tác giả nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc Phương Đông trong con người Bác.

3. Trình bày suy nghĩ (khoảng 1 trang giấy) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

- Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước.

- Trách nhiệm thế hệ trẻ:

+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;

+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…

+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.

- Đánh giá: đây là điều có ý nghĩa quan trọng đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức xây dựng đất nước trong thời đại mới.

Đề 2:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là: nghị luận

Câu 2. Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố:

Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa quốc tế với cái gốc văn hóa dân tộc; giữa sự bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông với cái hiện đại và mới mẻ.

Câu 3. Kể tên các tác phẩm do Hồ Chí Minh viết được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn THCS?

Kể tên các tác phẩm – Tác giả viết về Bác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.

- Tác phẩm do Hồ Chí Minh viết:

+ Cảnh khuya – Rằm tháng giêng

+ Ngắm trăng – Tức cảnh Pác Bó – Đi đường

+ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (bút danh Nguyễn Ái Quốc) + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

+ Thuế máu

- Tác phẩm – tác giả viết về Hồ Chí Minh

+ Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng

(5)

+ Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ + Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà + Viếng lăng Bác - Viễn Phương

Câu 4. Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại:

HS có thể trình bày ý kiến theo nhiều cách, nhưng cần thể hiện được các ý:

+ Phải chăm chỉ rèn luyện, học tập, nắm vững kiến thức, học đi đôi với thực hành, vận dụng lí thuyết vào giải quyết PHIẾU SỐ cuộc sống. Học hỏi, tìm hiểu, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời phê phán những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.

+ Không ngừng học tập và làm theo tấm gương phong cách, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh: sống giản dị, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tránh xa lối sống sính ngoại, chây lười ỉ lại, buông thả, chạy theo mốt mà quên đi những giá trị văn hóa tốt đẹp mang bản sắc dân tộc.

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá và kết luận

* Nhiệm vụ 2. PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ĐỀ 3

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

(Ngữ văn 9, Tập một) Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào, của tác giả nào?Nêu thể loại và thể thơ của tác phẩm đó.

Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những từ láy nào?

Câu 3. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn thơ trên.

Câu 4. Viết đoạn văn từ 12 đến 15 câu cảm nhận của em về tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ trên?

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS đọc yêu cầu của đề làm ra giấy kiểm tra Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

H S làm bài cá nhân

GV quan sát học sinh viết bài

(6)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS đại diện báo cáo Dự kiến sản phẩm

Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào, của tác giả: Nguyễn Du.

-Thể loại: Truyện thơ Nôm

Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm

Câu 3. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn thơ trên.

- Điệp ngữ “buồn trông" được lặp lại 4 lần trong đoạn thơ trên. Buồn trông có nghĩa là buồn nhìn ra xa, trông ngóng điều gì đó vô vọng.

+ Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, con thuyền, cánh buồm, ngọn nước hoa trôi, cỏ nội, chân mây mặt đất, gió, sóng...

vừa gợi thân phận cô đơn, lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định, vừa diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chồng chất ghê gớm, mãnh liệt hơn.

+ Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng.

=> Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc.

Câu 4. Viết đoạn văn từ 12 đến 15 câu cảm nhận của em về tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ trên?

- Viết đoạn văn cảm nhận tâm trạng Kiều: cô đơn, buồn tủi, lo lắng và sợ hãi Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV thu hai đến ba bài viết của HS đánh giá

* Nhiệm vụ 3. TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ĐỀ 4

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:

"Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy."

(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) Câu 1. Đoạn văn sử dụng hình thức ngôn ngữ nào: Đối thoại hay độc thoại hay độc thoại nội tâm? Chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó?

(7)

Câu 2. Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long đã để cho bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên là "Người cô độc nhất thế gian". Em có đồng ý như vậy không? Cách giới thiệu như vậy có tác dụng gì?

Câu 3. Lời tâm sự của nhân vật anh thanh niên gợi cho em những suy nghĩ gì? Về cách ứng xử với mọi người? Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS đọc yêu cầu của đề làm ra giấy kiểm tra Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

H S làm bài cá nhân

GV quan sát học sinh viết bài Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS đại diện báo cáo Dự kiến sản phẩm

ĐỀ 4

Câu 1. Đoạn văn sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại.

- Dấu hiệu giúp em nhận biết:

+ Đây là cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên với ông Họa sĩ.

+ Lời nói phát thành tiếng.

+ Có gạch ngang đầu dòng.

Câu 2. Nếu xét trên phương diện nghĩa của từ: "Người cô độc" là con người cô đơn độc thân, sống một mình, không có ai bầu bạn thì Bác lái xe đúng.

Nhưng khi theo dõi câu chuyện ta hiểu rằng anh thanh niên không hề cô độc, không hề một mình. Ta hãy nghe anh thanh niên nói: khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia.

Tác dụng: Nhà văn để Bác lái xe giới thiệu như vậy là một sự sáng tạo. Nó đem đến cho người đọc sự thú vị và gợi được trí tò mò của độc giả.

Câu 3.

Từ nhân vật Anh thanh niên ta học tập được cách giao tiếp ứng xử với mọi người. Giao tiếp ứng xử là sự chia sẻ thông tin và tạo quan hệ giữa con người với con người

Qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ta thấy được:

+ Thái độ cởi mở chân thành khi trò chuyện tâm sự.

+ Tính khiêm nhường khi tự nói về mình.

+ Tình cảm gắn bó sự tôn trong dành cho mọi người của anh thanh niên. Anh thanh niên thể hiện một con người có lối sống đẹp, biết cách giao tiếp, ứng xử

+ Từ hình tượng nhân vật anh thanh niên ta học tập được điều gì?

(8)

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV thu hai đến ba bài viết của HS đánh giá

* Nhiệm vụ 4. THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ĐỀ 5 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

"Đêm nay rừng hoang sương muối Đững cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo"

Đồng chí- Chính Hữu, Ngữ văn 9 Tập 1, NXB Giáo dục 2010 Câu 1. Khi nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Đồng chí" có bạn học sinh viết: Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu trích từ tập thơ "Vầng trăng quầng lửa" và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Em hãy sửa lỗi kiến thức trong câu văn trên?

Câu 2. Hãy ghi tên tác phẩm đã học (ghi rõ tên tác giả) sáng tác cùng năm với bài thơ "Đồng chí"

Câu 3. Về câu thơ cuối của bài thơ, nhà thơ Chính hữu kể rằng lúc đầu ông viết là

"Đầu súng mảnh trăng treo", sau đó bớt đi một chữ. Chữ nào trong câu thơ đã được bớt đị. Theo em vì sao tác giả lại bớt đị như vậy?

Câu 4. Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 đến 12 câu với chủ đề: Ba câu kết của bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối để liên kết câu (gạch chân phép nối) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS đọc kĩ yêu cầu đề trả lời câu hỏi Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc cá nhân, làm ra giấy GV quan sát học sinh làm việc Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS đại diện báo cáo Dự kiến sản phẩm:

Đề 5 Câu 1.

- Tập thơ "Đầu súng trăng treo"

- Sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp

Câu 2. Ghi lại tên tác phẩm đã học (ghi rõ tên tác giả) sáng tác cùng năm với bài thơ Đồng chí:

- Tác phẩm: Làng, tác giả Kim Lân Câu 3.

Tác giả bớt chữ "mảnh" bởi câu thơ "Đầu súng trăng treo" vẫn gọi được hình ảnh vầng trăng treo trên đầu mũi súng. Hơn nữa, khi bớt đi một chữ, câu thơ trở nên gọn, chắc, giàu nhịp điệu. Bốn chữ này có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái

(9)

gì lơ lửng, chông chênh, góp phần diễn tả sinh động hình ảnh vầng trăng như treo lơ lửng trên đầu mũi súng

Câu 4. Yêu cầu cần đạt của đoạn văn:

- Phần mở đoạn đạt yêu cầu (đoạn diễn dịch)

- Phần thân đoạn gồm khoảng 12 câu với đầy đủ dẫn chứng và lí lẽ để làm rõ:

+ Bức tranh đẹp về tình đồng chí: người lính đứng cạnh bên nhau, truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh để chiến thắng cái khắc nghiệt của thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù.

+ Biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: sự hòa hợp giữa súng và trăng toát lên vẻ đẹp trong tâm hồn, trong cuộc đời người chiến sĩ cách mạng. Súng và trăng là chiến sĩ và thi sĩ, là hiện thực và lãng mạn...

- Phần kết đoạn đạt yêu cầu (chốt lại được vấn đề)

* Có sử dụng phép nối (gạch chân) Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV thu hai đến ba bài viết của HS đánh giá

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thấy đượcsự sống giản dị, hòa đồng đã làm nên vẻ đẹp của Bác Hồ, đã làm nên sức mạnh của Việt Nam, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam.. - Tự rèn luyện lối

- Thấy đượcsự sống giản dị, hòa đồng đã làm nên vẻ đẹp của Bác Hồ, đã làm nên sức mạnh của Việt Nam, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam... - Tự rèn luyện lối

+ Nêu những nét chung của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Đông Nam Á4. + Trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân ba nước Đông

Quảng Ninh là vùng đất được ghi dấu ấn trong lịch sử dân tộc với văn hóa Hạ Long - nền văn hóa được coi như mốc tiến hóa của nền văn minh người Việt cách ngày nay

Chiếc áo dài tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách.. dân tộc tế nhị , kín đáo với phong cách phương

Tìm và chọn nội dung đề tài - Tranh phong cảnh là tranh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên bằng cảm xúc và tài năng của người vẽ.. - Tranh phong cảnh thì

* Các tác phẩm nghệ thuật của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời nền văn hóa riêng của dân tộc nền văn hóa Thăng Long –Thăng Long là nơi tập trung những thành

- Tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân trong việc phát triển nền kinh tế, văn hóa đất nước. - Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc chống chế