• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
49
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12 Ngày soạn : 19/11/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Toán

LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết chia số thập phân cho số tự nhiên; Rèn kĩ năng chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, bảng phụ, bảng số trong bài tập 1a kẻ sẵn.

- HS : SGK, vở...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi

"Truyền điện": HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng 2. HĐ thực hành: (27 phút) - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- GV theo dõi hướng dẫn hs lúng túng - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- Gv nhận xét, chữa bài.

? Hãy nêu cách đặt tính và thực hiện tính 1 STP cho 1 STN?

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS nghi đầu bài vào vở + HS đọc yêu cầu

+ 2 HS làm bài bảng lớp, lớp làm bảng con

67,2 7 3,44 4 42 9,6 24 0,86 0 0

42,7 7 46,827 9 0 7 6,1 18 5,203 0 027

0

- Muốn chia một số thập phân cho một số tụ nhiên ta làm nhu sau:

+ Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia.

+ Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên của phần thập phân của số bị chia rồi chia tiếp.

(2)

* Bài tập 2: Làm bài cá nhân

- Gv yêu cầu hs thực hiện phép chia 22,44 : 18

? Em hãy nêu rõ các thành phần SBC, SC, thương, số dư trong phép chia trên?

- Gv yêu cầu hs đọc lại phép tính theo cột dọc và xác định hàng của các chữ số ở số dư.

? Em hãy thử lại để kiểm tra xem phép tính có đúng không?

- Gv nhận xét, sau đó yêu cầu hs thực hiện tính 43,19 : 21

? Số dư trong phép chia 43,19 : 21 là số nào? vì sao em xác định như vậy?

* Bài tập 3: Làm bài cá nhân

- GV viết phép tính 21,3 : 5 lên bảng và yêu cầu hs thực hiện phép chia.

- Gv nhận xét phần thực hiện phép chia của hs, sau đó hướng dẫn: Khi chia 1 STP cho 1STN mà còn dư ta có thể chia tiếp bằng cách viết thêm chữ số 0 vào bên phải số dư rồi tiếp tục chia.

* Bài tập 4:

- Gọi hs đọc bài toán

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

? Bài toán thuộc dạng toán nào?

- Yêu cầu hs làm bài - GV theo dõi giúp đỡ hs còn lúng túng.

- Gọi hs đọc bài

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.

- 1 hs thực hiện tên bảng, hs cả lớp làm vào vở ôli.

22,44 18 4 4 1,24 0 84 12

- 1 hs nêu trước lớp: SBC là 22,44;

SC là 18; thương là 1,24; số dư là 0,12

- Hs xác định và nêu:Chữ số 1 ở hàng phần mười; cữ số 2 ở hàng phần trăm.Vậy số dư trong phép chia là 0,12

- Hs thử:1,24 ¿ 18 + 0,12 = 22,44 - 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở ôli.

- Hs nêu: Phép chia 43,19 : 21 có số dư là 0,14 vì không có phần nguyên, có chữ số 1 đứng ở hàng phần mười, chữ số 4 đứng ở hàng phần trăm.

- 1 học sinh lên bảng thực hiện, hs cả lớp làm bài vào vở ôli.

- Hs nghe Gv hướng dẫn thực hiện phép chia 21,3 : 5 như sau:

21,3 18 1 3 4,26 30 0

- 1 hs đọc, lớp theo dõi

- Có 8 bao gạo cân nặng 243,2kg.

- Hỏi 12 bao gạo như thế cân nặng bao nhiêu kg?

- Bài toán thuộc dạng toán rút về đơn vị

- 1 hs làm bảng phụ, lớp làm vở ô ly - 1 hs đọc bài lớp nhận xét.

Bài giải

Một bao cân nặng là:

(3)

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3phút)

- Nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

Về nhà làm bài sau: Tính bằng hai cách:

76,2 : 3 + 8,73 : 3 =

243,2 : 8 = 30,4 ( kg) 12 bao cân nặng là:

30,4 x 12 = 364,8 (kg)

Đáp số: 364,8 kg gạo

- HS nghe và thực hiện IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 2: Tập đọc

TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK); Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục HS yêu rừng, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

* GDBVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài: qua nội dung bài giúp HS hiểu những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn, thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên khắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: + Ảnh rừng ngập mặn trong sgk.

+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc - Học sinh: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Tổ chức cho học sinh thi đọc và trả lời câu hỏi bài Người gác rừng tí hon.

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài và tựa bài: Trồng rừng ngập măn.

2. HĐ hình thành kiến thức mới:

a, Luyện đọc

- Gọi hs đọc toàn bài

- Học sinh thực hiện.

- Lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.

- 1 Hs đọc.

(4)

- GV chia đoạn: 3 đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu … sóng lớn?

+ Đoạn 2: Mấy năm qua, … Nam Định.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- Gọi 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải SGK.

+ Lần 2: HS đọc – Gv cho HS giải nghĩa từ khó.

? Tuyên truyền là gì?

? Xói lở nghĩa là thế nào?

- Tổ chức cho hs luyện đọc cặp - GV nhận xét các cặp làm việc - Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc 1

? Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?

? Nội dung chính của đoạn 1 ? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2

?Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?

? Các tỉnh nào có phong trào trồng rừng ngập mặn tốt?

- GV giới thiệu các tỉnh này trên bản đồ Việt Nam.

? Nội dung chính của đoạn 2?

- Gọi HS đọc đoạn 3.

? Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – Giải nghĩa từ khó + Tuyên truyền: phổ biến một chủ trương làm thay đổi thái độ của quần chúng nhân dân nhằm mục đích nhất định.

+ Xói lở là hiện tượng đát lở với cường dộ mạnh.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- HS lắng nghe tìm cách đọc đúng - 1 HS đọc, lớp theo dõi

+ Nguyên nhân: do chiến tranh, do quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm .... làm 1 phần rừng ngập mặn bị mất đi.

+ Hậu quả: Lá chắn bảo vệ đê điều không còn, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.

- Nguyên nhân và hậu quả của việc rừng ngập mặn bị tàn phá

- HS đọc thầm.

+ Vì các tỉnh này làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.

+ Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, hà tĩnh, Nghệ An, Thái Bình ....

- Phong trào trồng rừng ngập mặn ở các tỉnh ven biển.

- 1 HS đọc, lớp theo dõi

+ Rừng ngập mặn được phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc

(5)

? Nêu nội dung chính đoạn 3?

? Nội dung chính của bài?

- GV chốt lại và ghi nội dung chính lên bảng: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

3. Luyện tập, thực hành

- Gọi hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn và nêu giọng đọc của đoạn đó.

- Gọi hs đọc tiếp nối theo đoạn.

- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn 3.

+ GV treo bảng phụ có đoạn 3 từ ” Nhờ phục hồi... bảo vệ vững chắc đê điều” .

+ Gv đọc mẫu.

? Nêu cách ngắt nghỉ các từ ngữ cần nhấn giọng?

+ Gọi HS đọc thể hiện

+ Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.

- Gv nhận xét đánh giá.

4. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (4 phút)

? Bài văn cung cấp cho em những thông tin gì?

- Gv giáo dục Hs ý thức bảo vệ môi trường rừng ngặp mặn.

- Dặn về nhà tìm hiểu về những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn ở nước ta và cách khắc phục các hậu quả đó.

đê bỉên, tăng thu nhập cho người dân nhờ sản lượng hải sản nhiều, các loài chim nước trở nên phong phú.

- Tác dụng của việc rừng ngập mặn được phục hồi.

- Học sinh phát biểu, học sinh khác bổ sung cho đến khi có câu trả lời đúng.

- Vài hs nhắc lại.

- 3 hs đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn của GV.

+ Theo dõi GV đọc mẫu tìm cách đọc hay.

+ Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương,/ môi trường đã có thay đổi rất nhanh chóng.//... bảo vệ vững chắc đê điều.

- 1 HS đọc, lớp nhận xét

+ 2 hs ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.

- 3 đến 5 hs thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

- Hiểu được tác dụng của việc trồng rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê và tăng thêm thu nhập cho địa phương.

- HS nghe và thực hiện

(6)

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 3: Lịch sử

VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết sau CM tháng Tám 1945, nước ta đứng trước những khó khăn to lớn:

“giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.. Biết các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt”:

quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ,... Nêu được các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói”

“giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ...Tự hào về lịch sử dân tộc.

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.

- HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động; Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước; HS yêu thích môn học lịch sử

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các hình minh họa trong SGK.

- HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Cho HS tổ chức thi trả lời câu hỏi sau:

- Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu? Do ai chủ trì? Kết quả của hội nghị ?

- Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì ?

- GV nhận xét , tuyên dương

- Giới thiệu bài. Cách mạng tháng Tám

( 1945)thành công, nước ta trở thành nước độc lập, xong thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta 1 lần nữa. Dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ quyết tâm đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập và chủ quyền đất nước. Bi học đầu tiên về giai đoạn này giúp chúng ta tìm hiểu tình hình đất nước sau

- Học sinh trả lời

- HS nghe

- HS ghi đầu bài vào vở

(7)

ngày 2-9- 1945. - Ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)

* Hoạt động 1: Hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng Tám

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, cùng đọc SGK đoạn “Từ cuối năm1945…

nghìn cân treo sợi tóc” và trả lời câu hỏi:

+ Vì sao nói: ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế

“nghìn cân treo sợi tóc”

- GV nêu thêm các câu hỏi gợi ý:

+ Em hiểu thế nào là nghìn cân treo sợi tóc?

+ Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn, nguy hiểm gì?

- GV cho HS phát biểu ý kiến.

- GV theo dõi, nhận xét ý kiến của HS.

- GV tổ chức cho HS đàm thoại cả lớp để trả lời câu hỏi:

+ Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra với đất nước ta?

+ Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là “giặc”?

- GV giảng thêm: về nạn giặc ngoại xâm: Sau khi phát xít Nhật đầu hàng, theo quy định của đồng minh, khoảng hơn 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch( Trung Quốc) sẽ tiến vào nước ta sẽ tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật. Lợi dụng tình hình đó, chúng

- HS chia thành nhóm nhỏ, đọc sách, thảo luận theo các câu gợi ý:

- Nói nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” – tức tình hình vô cùng bấp bênh, nguy hiểm vì:

+ Cách mạng vừa thành công nhưng đất nước gặp muôn vàn khó khăn.

+ Nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết, nông ngiệp đình đốn, hơn 90% người mù chữ, ngoại xâm và nội phản đe dọa nền độc lập

- Đại diện HS 1 nhóm nêu ý kiến, các nhóm khác bổ sung.

- 2 HS cạnh nhau trao đổi, trả lời, sau đó 1 HS phát biểu, cả lớp theo dõi, bổ sung.

+ Sẽ có càng nhiều đồng bào ta chết đói, nhân dân không hiểu biết để tham gia cách mạng, xây dựng đất nước…

Nguy hiểm hơn, nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì khơng đủ sức chống giặc ngoại xâm, nước ta có thể trở lại cảnh mất nước.

+ Vì chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm vậy, chúng có thể làm dân tộc ta suy yếu, mất nước

(8)

muốn chiếm nước ta; đồng thời quân Pháp cũng lăm le quan lại xâm lược nước ta. Trong hồn cảnh nghìn cn treo sợi tĩc đó, Đảng và Chính phủ ta làm gì để lnh đạo nhân dân ta đẩy lùi giặc đói, giặc dốt? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bi

* Hoạt động 2: Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt (HĐ cả lớp)

- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 2, 3 tr25, SGK và hỏi: hình chụp cảnh gì?

- GV hỏi: em hiểu thế nào là bình dân học vụ?

GV nêu: Đó là 2 trong những việc mà Đảng và chính phủ ta đã lãnh đạo nhân dân để đẩy lùi giặc đói và giặc dốt. Em hãy đọc SGK và tìm thêm các việc khác

- GV yêu cầu HS nêu ý kiến, sau đó bổ sung.

* Hoạt động 3: Ý nghĩa của việc đẩy lùi "Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm"

- Học sinh thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi:

+ Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những công việc để đẩy lùi những khó khăn, việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta như thế nào?

+ Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua được cơn hiểm nghèo, uy tín của Chính phủ và Bác Hồ như thế nào?

* Hoạt động 4: Bác Hồ trong những ngày diệt "Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm"

- 1 em đọc câu chuyện về Bác Hồ trong đoạn "Bác HVT - cho ai được".

+ Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên?

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)

- Em phải làm gì để đáp lại lòng mong muốn của Bác Hồ ?

Hình 2: Nhân dân đang quyên góp gạo.

- Hình 3: Chụp một lớp bình dân học vụ.

- Lớp dành cho người lớn tuổi học ngoài giờ lao động.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận

- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.

- Nhân dân một lòng tin tưởng vào Chính phủ, vào Bác Hồ để làm cách mạng

- Hs nêu

- HS nghe và thực hiện

(9)

- Sưu tầm các tài liệu nói về phong trào Bình dân học vụ của nước ta trong giai đoạn mới giành được độc lập năm 1945.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 4: Khoa học

GỐM XÂY DỰNG: GẠCH, NGÓI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được một số tính chất cơ bản của gạch, ngói; Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng; Quan sát nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói;- Có ý thức bảo vệ môi trường.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.

* GDBVMT: Nêu được gốm được làm từ đất, đất nguyên liệu có hạn nên khai thác phải hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: + Hình trang 56; 57 SGK + Tranh ảnh về đồ gốm .

+ Một vài viên gạch, ngói khô, chậu nước - Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) Cho HS thi đua trả lời câu hỏi:

+ Làm thế nào để biết 1 hòn đá có phải là đá vôi hay không ?

+ Đá vôi có tính chất gì ? - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)

* Hoạt động 1: Một số đồ gốm.

- Cho hs xem đồ thật hoặc tranh ảnh và giới thiệu 1 số đồ vật được làm bằng đất sét nung không tráng men hoặc có tráng men sành, men sứ và nêu: Các đồ vật này đều được gọi là đồ gốm.

- Gv yêu cầu hãy kể tên các đồ gốm

- HS trả lời

- HS ghi vở

- Hs lắng nghe.

- Hs tiếp nối nhau kể tên:

Một số đồ gốm: lọ hoa, bát, đĩa, ấm,

(10)

mà em biết. Ghi nhanh tên các đồ gốm hs kể lên bảng.

? Tất cả các loại đồ gốm đều được làm từ gì?

- Gv kết luận: Tất cả các loại đồ gốm đều được làm từ đất sét. Đồ sành sứ nà chúng ta biết là những đồ gốm đã được tráng men, chạm khắc những hoa văn tinh xảo lên đó nên trông chúng rất khác lạ và đẹp mắt. Đặc biệt có những đồ sứ được làm bằng đất sét trắng 1 cách tinh xảo.

? Khi xây nhà chúng ta cần có những nguyên liệu gì?

- Gv nêu: Gạch, ngói là những đồ gốm xây dựng. Chúng ta hãy tìm hiểu xem có những loại gạch ngói nào?

Cách làm gạch ngói như thế nào nhé.

* Hoạt động 2: Một số loại gạch ngói và cách làm gạch ngói.

- Yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ trong SGK/56, 57 và trả lời các câu hỏi.

? Loại gạch nào dùng để xây tường?

? Loại gạch nào dùng để lát sàn nhà, lát sân hoặc vỉa hè, ốp tường?

? Loại ngói nào được dùng để lợp mái nhà trong hình 5?

- Gọi hs trình bày trước lớp, yêu cầu các hs khác theo dõi bổ sung.

- Gv yêu cầu hs liên hệ thực tế: Trong khu nhà em có mái nhà nào được lợp bằng ngói không? Mái nhà đó được lợp bằng loại ngói gì?

? Trong lớp mình có bạn nào biết quy trình làm gạch, ngói như thế nào?

chén, khay đựng hoa quả, tượng, chậu cây cảnh, nồi đất, lọ lục bình, 1 số đồ lưu niệm: tượng, vòng, hình con thú, ...

+ Tất cả các loại đồ gốm đều được làm từ đất sét nung.

- Hs lắng nghe.

- Khi xây nhà chúng ta cần có những nguyên liệu xi măng, gạch, ngói, sắt, thép, ....

- Hs lắng nghe

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi và thảo luận.

+ H1 gạch dùng để xây tường.

+ H 2a: gạch để lát sân , bậc thềm, hành lang, vỉa hè.

H2b dùng để lát sân, nền nhà, ốp tường.

+ Loại ngói ở H4a dùng để lợp mái nhà ở H6.

+ Loại ngói ở H 4c dùng để lợp mái nhà ở H 5.

- Mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày, mỗi hs chỉ nói về 1 hình. Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.

- Hs tiếp nối nhau trả lời theo hiểu

(11)

- Gv kết luận về quy trình làm gạch ngói.

- Liên hệ GD hs ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất và sử dụng đồ gốm xây dựng.

 Hoạt động 3: Tính chất của gạch, ngói

- Hãy dự đoán kết quả và làm thí nghiệm

+ Quan sát kĩ một viên gạch hoặc ngói em thấy như thế nào?

+ Thả viên gạch hoặc ngói vào nước em thấy có hiện tượng gì xảy ra?

+ Giải thích tại sao có hiện tượng đó?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch hoặc ngói?

+ Gạch, ngói có tính chất gì?

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Đồ gốm gồm những đồ dùng nào?

- Gạch ngói có tính chất gì ?

- Dặn học sinh về nhà tìm hiểu một số tác dụng của đồ gốm trong cuộc sống hàng ngày.

biết.

+ Gạch ngói được làm từ đất sét: Đất trộn với 1 ít nước, nhào thật kĩ, cho vào máy, ép khuôn, để khô rồi cho vào lò, nung ở nhiệt độ cao.

- Hs lắng nghe.

- Thấy có rất nhiều lổ nhỏ li ti - Thấy vô số bọt nhỏ từ viên gạch hoặc viên ngói thoát ra, nổi lên mặt nước.

Giải thích: Nước tràn vào các lỗ nhó li ti của viên gạch hoặc viên ngói, đẩy không khí ra tạo thành các bọt khí - Dễ vở .

- Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ

- Hs nêu.

- HS nghe và thực hiện IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu được “ khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở BT1; Xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2 ; Viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3; Rèn kĩ năng sử dụng các từ ngữ về môi trường để viết đoạn văn theo yêu cầu.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

(12)

- Có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.

* GDBVMT: GD lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bút dạ, bảng phụ....

- Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

Cho HS tổ chức thi đặt câu có quan hệ từ.

- Cách tiến hành: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 em, khi có hiệu lệnh các đội lần lượt đặt câu có sử dụng quan hệ từ, đội nào đặt được đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng. Các bạn còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - ghi bảng

2. Hoạt động thực hành:(25phút)

* Bài tập 1: SGK (126)

- Gọi hs đọc yêu cầu và chú thích của bài tập.

- GV Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận, làm bài theo cặp.

- Gv gợi ý hs:

+ Đọc kĩ đoạn văn.

+ Nhận xét về các loài động vật, thực vật qua số liệu thống kê.

+ Tìm nghĩa của cụm từ: khu bảo tồn đa dạng sinh học.

- Gọi hs phát biểu, GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của hs.

- Gv giới thiệu thêm về rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên.

- Gọi hs nhắc lại khái niệm khu bảo tồn đa dạng sinh học.

* Bài tập 2: SGK (127)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS nghe và ghi đầu bài vào vở

- 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe: Qua đoạn văn sau em hiểu khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì? .

- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, tìm nghĩa của các cụm từ đã cho.

- 3 Hs tiếp nối nhau phát biểu, cả lớp bổ sung ý kiến và thống nhất: Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều động vật và thực vật.

- Hs lắng nghe.

- hs nhắc lại.

- 1 học sinh đọc thành tiếng cho cả lớp nghe: Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn vào nhóm

(13)

- Yêu cầu hs trao đổi thảo luận trong nhóm.

- Tổ chức cho hs xếp từ theo hình thức trò chơi:

+ Viết bảng 2 cột: Hành động bảo vệ môi trường/ hành động phá hoại môi trường.

+ Chia lớp thành 2 đội.

+ Mỗi đội cử 3 đại diện tham gia xếp từ vào đúng cột trên bảng.

- Gv nhận xét cuộc thi: đội nào xếp xong trước và đúng là đội thắng cuộc.

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.

? Em đã làm được những hành động bảo vệ môi trường nào?

? Nếu được chướng kiến những hành động phá hoại môi trường em có thể làm gì để ngăn chặn?

- GV giáo dục nâng cao ý thức BVMT cho hs.

* Bài tập 3: SGK (127)

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu hs tự làm bài. Gợi ý: chọn một trong các cụm từ ở bài tập 2 để làm đề tài. Đoạn văn nói về đề tài đó dài khoảng 5 câu.

? Em viết về đề tài nào?

- Yêu cầu hs tự viết đoạn văn.

- GV theo dõi giúp đỡ hs lúng túng - Gọi hs viết bài trên giấy khổ to dán bài lên bảng, yêu cầu hs khác nhận xét bổ sung.

- Gọi hs đọc đoạn văn của mình. GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho hs.

thích hợp.

- 2 bàn hs tạo thành 1 nhóm, cùng thảo luận để hoàn thành bài.

- Thi xếp từ vào đúng cột: Hành động bảo vệ môi trường/ hành động phá hoại môi trường.

+ Hành động bảo vệ môi trường : trồng cây, trồng rừng , phủ xanh đồi trọc.

+ Hành động phá hoại môi trường:

phá rừng đánh cá bằng mìn , xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.

- 2 hs đọc lại từ trong từng cột.

- HS liên hệ bản thân

- 1 học sinh đọc thành tiếng cho cả lớp nghe: Chọn một trong các cụm từ ở BT2 làm chủ đề. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.

- Học sinh tiếp nối nhau nêu: phủ xanh đồi trọc, trồng rừng, xả rác bùa bãi, Đánh cá bàng điện....

- 2 hs viết bài vào bảng phụ , cả lớp viết bài vào VBT.

- HS đọc bài của mình, hs nhận xét bổ sung.

- 3 đến 5 hs đọc đoạn văn của mình.

VD : Vừa qua ở quê em , công an đã tạm giữ và xử phạt năm thanh niên bắt cá bằng mìn. Năm thanh niên này

(14)

- Gv nhận xét, đánh giá - GV đọc 1 số đoạn văn mẫu.

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(5 phút)

- Đặt câu với mỗi cụm từ sau: Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc - GV nhận xét

- Về nhà viết một đoạn văn có nội dung kêu gọi giữ gìn bảo vệ môi trường.

đã ném mìn xuống hồ lớn của xã, làm cá, tôm...chết nổi lềnh bềnh. Cách đánh bắt này là hành động vi phạm pháp luật, phá hoại môi trường rất tàn bạo. Không chỉ giết hại cá to lẫn cá nhỏ mà còn huỷ diệt mọi loài sinh vật sống dưới nước và gây nguy hiểm cho con người. Việc công an xử lí năm thanh niên phạm pháp được người dân quê em rất ủng hộ.

- HS đặt câu

- HS nghe và thực hiện IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 2: Âm nhạc

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Tập làm văn

LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (TẢ NGOẠI HÌNH) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn( BT1); Biết lập dàn ý một bài văn tả người thường gặp .( BT2); Rèn kĩ năng lập dàn ý bài văn tả người.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Tỉ mỉ, cẩn thận khi quan sát.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ, bảng nhóm - HS : SGK, vở viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát

- GV kiểm tra kết quả quan sát một người của 5 HS.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động thực hành:(25phút)

HS hát

- HS chuẩn bị

- HS nghe và thực hiện

(15)

Bài tập 1: SGK (130)

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.

- Gv: Chia lớp thành 2 nhóm, nhóm 1 làm phần a, nhóm 2 làm phần b.

- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm làm.

GVnhận xét

- GV chốt lời giải đúng.

Phần a

? Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?

? Tóm tắt các chi tiết miêu tả ở từng câu?

?Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?

? Đoạn 2 còn tả gì về ngoại hình của bà?

? Các đặc điểm đó có quan hệ với nhau như thế nào?

Phần b

? Đoạn văn tả đặc điểm nào về ngoại hình của Thắng?

? Những đặc điểm đó cho biết điều gì về Thắng?

- GV kết luận.

Bài tập 2: SGK (130)

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập

? Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người?

- 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe: Chọn làm 1 trông 2 bài tập sau - 2 Hs cùng nhóm nối tiếp đọc bài văn và thảo luận theo cặp trong thời gian 7 phút.

- Đại diện một số cặp trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.

- Tả mái tóc của bà qua con mắt nhìn của một đứa cháu.

+ Câu 1: Giới thiệu bà ngồi cạnh cháu chải đầu.

+ Câu 2: Tả mái tóc của bà với các đặc điểm: đen, dày, dài kì lạ.

+ Tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải đầu.

- Quan hệ chặt chẽ với nhau, chi tiết sau làm rõ chi tiết trước.

- Tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt của bà.

- Chặt chẽ, bổ sung cho nhau, không chỉ làm rõ vẻ bề ngoài mà còn cả tính cách..

+ Câu 1: Giới thiệu chung về Thắng + Câu 2: Tả chiều cao của Thắng.

+ Câu 3: Tả nước da của Thắng.

+ Câu 4: Tả thân hình của Thắng.

+ Câu 5: Tả đôi mắt to và sáng.

+ Câu 6: Tả cái miệng tươi hay cười.

+ Câu 7: Tả cái trán dô bướng bỉnh.

- Thắng là một đứa trẻ bơi lội rất giỏi, có sức khoẻ dẻo dai, thông minh, bướng bỉnh...

- Hs lắng nghe.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp: Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp.

- 2 hs nối tiếp nhau nêu cấu tạo của bài văn tả người

- Cấu tạo chung của bài văn tả người.

1, Mở bài: Gới thiệu người định tả.

2, Thân bài:

(16)

- Hãy giới thiệu về người em định tả:

Người đó là ai? em quan sát trong dịp nào?

- Yêu cầu HS tự lập dàn ý có thể sử dụng kết quả quan sát mà em đã ghi được để lập dàn ý; hãy chọn những đặc điểm nổi bật, những từ ngữ, hình ảnh sao cho người đọc cảm nhận được người đó rất thật, rất gần gũi, thân quen với em.

- GV gợi ý cho HS

- Gọi hs làm ra giấy khổ to, dán phiếu lên bảng. Gv cùng cả lớp nhận xét, sửa chữa để có 1 dàn ý tốt.

- Gọi hs đọc dàn ý của mình.

- GV nhận xét, đánh giá

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(5 phút)

+ Tả ngoại hình: ( đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuân mặt mái tóc, cặp mắt, hàm răng...)

+ Tả tính tình: ( lời nói, củ chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác...) 3, Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả

- 3 đến 5 hs giới thiệu.

+ Em tả mẹ khi đang nấu cơm.

+ Em tả bạn Tuấn

+ Em tả ông khi đọc báo....

- 2 hs làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào VBT.

- Hs dán bài, đọc bài, các hs khác nhận xét bổ sung.

- 5 hs đọc, hs nhận xét.

VD:

+ Mở bài: Mẹ là người em yêu nhất trên đời.

+ Thân bài:

* Tả hình dáng

- Mẹ năm nay khoảng 40 tuổi.

- Dáng người mẹ to đậm.

- Khuôn mặt tròn, nước da ngăn ngăm.

- Mái tóc ngang vai được buộc gọn sau gáy.

- Đôi mắt lúc nào cũng như cười.

- Miệng nhỏ xinh xinh với hàm răng trắng bóng.

- Mẹ ăn mạc rất giản dị.

* Tả hoạt động:

- Sáng mẹ thường đi chợ lo ăn sáng cho cả nhà.

- Mẹ rất bận rộn với công việc nhưng luôn giành thời gian để hướng dẫn em học bài.

* Tả tính tình:

- Mẹ sống chan hòa với mọi người nhưng cũng rất nghiêm khắc.

+ Kết bài: Em rất yêu quý mẹ. Em tự hào khi được là con của mẹ.

(17)

- HS nêu cấu tạo của bài văn tả người.

- Nhận xét tiết học

- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.

- Về nhà hoàn thiện dàn ý bài văn tả người.

-Hs nêu

- HS nghe và thực hiện IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Ngày soạn : 20/11/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Toán

CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000,....

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ….và vận dụng để giải bài toán có lời văn; Rèn kĩ năng chia một số thập phân cho10, 100, 1000, ….và vận dụng để giải bài toán có lời văn; HS cả lớp làm được bài 1, bài 2(a, b), bài 3 .

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, bảng phụ....

- HS : SGK, bảng con, vở...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi

"Truyền điện" nêu nhanh quy tắc:

Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm thế nào?Cho VD?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

a, Ví dụ 1

- Gv nêu ví dụ: Hãy thực hiện phép tính 213,8 : 10

- GV nhận xét phần đặt tính và tính của hs.

- GV nêu: Vậy ta có

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở

- 1 Hs lên bảng thực hiện, hs cả lớp làm vào vở nháp.

213,8 10 13 21,38 3 8

(18)

213,8 : 10 = 21,38

+ Em có nhận xét gì về số bị chia 213,8 và thương 21,38.

+ Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết làm thế nào để có ngay được thương 213,8 : 10 mà không cần thực hiện phép tính?

b, Ví dụ 2

- GV nêu yêu cầu ví dụ 2: Đặt tính và tính 89,13 : 100

- Hướng dẫn hs tương tự như ví dụ 1.

+ Vậy khi chia 1 só thập phân cho 100 ta có thể tìm ngay kết quả bằng cách nào?

c, Quy tắc chia 1 STP cho 10, 100, 1000,

- Qua 2 ví dụ hãy nêu quy tắc chia 1 số thập phân cho 10, 100, 1000, ... ?

3, Luyện tập, thực hành Bài tập 1: SGK(66) - Gọi hs đọc đề bài toán.

- Gv yêu cầu học sinh làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả tính của mình.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- Gv hỏi các hs lên bảng: Nêu cách tính.

- GV nhận xét chữa bài, đánh giá.

Bài tập 2: SGK (66) - Gọi hs đọc yêu cầu bài

- Gv viết lên bảng, hướng dẫn hs làm.

32,1 : 10 và 32,1 ¿ 0,1

80 0

- Hs nhận xét theo hướng dẫn của GV + Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 213,8 sang bên trái 1 chữ số thì ta được số 21,38.

- Ta chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái 1 chữ số.

- Hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm nháp.

89,13 100 9 13 0,8913 130

300

0

+ Vậy khi chia 1 STP cho 100 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái 2 chữ số là được ngay thương.

- Muốn chia một số thập phân cho 10,100,1000.... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai , ba ... chữ số.

- Tính nhẩm

- 2 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, học sinh cả lớp làm bài vào vở.

a, 43,2 : 10 = 4,32 0,65 : 10 = 0,065 432,9 : 100 = 4,329 13,96 : 1000 = 0,01396 b, 23,7 : 10 = 2,37 2,07 : 10 = 0,207 2,23 : 100 = 0,0223 999,8 : 1000 = 0,9998

- Tính nhẩm rồi so sánh kết quả (theo

(19)

3,21 = 3,21

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- GV chữa bài và đánh giá.

Bài tập 3 : SGK (66)

- Gv yêu cầu Hs đọc nội dung bài toán

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi làm bài - Gọi đại diện các cặp báo cáo

- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)

- Cho HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ...

Cho VD minh họa.

- Về nhà tự lấy thêm ví dụ chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;... để làm thêm.

mẫu).

- 3 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở.

- 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn.

a, 4,9 : 10 và 4,9 ¿ 0,1 0,49 = 0,49

b, 246,8 : 100 và 246,8 ¿ 0,01 2,468 = 2,648

c, 67,5 : 100 và 67,5 ¿ 0,01 0,675 = 0,675

- 1 hs đọc

- Một kho gạo có 537,25 tấn gạo.

Người ta lấy 1/10 số gạo trong kho.

- Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu tấn gạo?

- Làm bài theo cặp,

- 1cặp báo cáo, cặp khác nhận Bài giải

Số gạo lấy ra là 537,25 : 10 = 53,735 (tấn) Số gạo còn lại trong kho là 537,25 – 53,725 = 483,525( tấn)

Đáp số : 483,525 tấn gạo

- HS nghe và thực hiện.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 2: Tiếng anh

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Tập làm văn

LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(20)

- Học sinh viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có;- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục học sinh ý thức tự giác và trách nhiệm trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Đoạn văn mẫu, bảng nhóm - HS : SGK, vở viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát

- GV kiểm tra sự chuẩn bị dàn ý của HS

- Giới thiệu bài- Ghi bảng

2. Hoạt động thực hành:(25phút) - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

? Đề bài yêu cầu gì?

- Gọi hs đọc phần gợi ý.

- Yêu cầu hs đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ chuyển thành đoạn văn.

- Gv gợi ý: Đây chỉ là đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng vẫn phải có câu mở đoạn. Phần thân đoạn nêu đủ đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình, thẻ hiện được thái độ của em với người đó. Các câu trong đoạn cần sắp xếp hợp lí, câu sau làm rõ ý cho câu trước. Trong đoạn văn em có thể tả 1 số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật.

- Yêu cầu hs làm bài. GV đi giúp đỡ những hs gặp khó khăn.

- Gọi hs làm bài ra bảng phụ, dán lên bảng, đọc lại đoạn văn. Gv cùng hs cả lớp nhận xét, sửa chữa để có đoạn văn hoàn chỉnh.

- Gọi hs dưới lớp đọc đoạn văn mình viết.

- HS hát - HS chuẩn bị

- HS ghi đầu bài vào vở

- 1 học sinh đọc thành tiếng trước lớp:

Dựa vào dàn ý đã lập trong bài trước , hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp..

- Hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp, - 4 hs tiếp nối nhau đọc thành tiếng.

- 2 hs nối tiếp nhau đọc phần tả ngoại hình: Tả ngoại hình là tả hình dáng, khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, mui, miệng, hàm răng, ...

- Hs lắng nghe.

- 1 hs viết bài vào bảng phụ, hs cả lớp làm bài vào VBT.

- Hs đọc bài, cả lớp nhận xét, bổ sung cho bạn.

- 3 đến 5 hs đọc đoạn văn của mình.

(21)

- Gv nhận xét, đánh giá những hs

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(5 phút)

- Khi viết một văn tả người, em cần lưu ý điều gì ?

- Về nhà viết lại đoạn văn tả người cho hay hơn.

- VD1: Chú Ba vẻ bề ngoài không có gì đặc biệt.Quanh năm ngày tháng, chú chỉ có trên người bộ đồng phục công an.Dáng người chú nhỏ nhắn, giọng nói chú nhẹ nhàng. Công việc bận, lại tiếp xúc với các đối tượng xấu nhưng chưa bao giờ thấy chú nóng nảy với người nào.Chỉ có một điều đặc biệt khiến ai mới gặp cũng nhớ ngay là chú có tiếng cười rất lôi cuốn và một đôi mắt hiền hậu trông như biết cười.

VD2:

Tuấn là người bạn thân của em. Bằng tuổi em nhưng Tuấn thấp và nhỏ hơn em. Bạn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

Mái tóc ngắn để lộ vầng trán thông minh và khuôn mặt khôi ngô tuấn tú.

Đôi mắt Tuấn sáng ngời ẩn dưới hàng lông mày đên nhánh. Tuấn gây thiện cảm với mọi người ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi cái miệng rất có duyên.

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 4: Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT1; Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2); Bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh 2 đoạn văn (BT3); HS HTT nêu được tác dụng của quan hệ từ (BT3). Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng cặp quan hệ từ.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.

* GDBVMT: Các BT đều sử dụng các ngữ liệu có tác dụng nâng cao về nhận thức bảo vệ môi trường cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(22)

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ - Học sinh: Vở viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Cho học sinh tìm quan hệ từ trong câu: Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài: “Luyện tập quan hệ từ”.

2. Hoạt động thực hành:(25 phút) Bài tập 1: SGK (131)

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.

- GV Yêu cầu học sinh tự làm bài theo hướng dẫn sau:

+ Gạch chân dưới các cặp quan hệ từ trong câu.

- Gọi hs nhận xét bài của bạn trên bảng.

- Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- GD Hs ý thức bảo vệ rừng ngập mặn để bảo vệ đê điều và tăng thêm thu nhập cho người dân.

Bài tập 2: SGK (131)

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- GV hướng dẫn hs cách làm bài:

? Mỗi đoạn văn a và b đều có mấy câu?

? Yêu cầu của bài tập là gì?

- Yêu cầu hs tự làm bài tập.

- HS trả lời

- HS nghe

- HS ghi đầu bài vào vở

- 1 học sinh đọc thành tiếng cho cả lớp nghe: Tìm các cặp quan hệ từ có trong đoạn văn sau: .

- 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT theo hướng dẫn của GV.

+ Cặp quan hệ từ nhờ ... mà biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.

+ Cặp quan hệ từ không những ... mà còn biểu thị quan hệ tăng tiến.

- Hs nêu ý kiến bạn làm đúng/sai.

- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc thành tiếng cho cả lớp nghe: Hãy chuyển mỗi cặp câu trong đoạn văn a hoặc đoạn văn b dưới đây thành một câu sử dụng các cặp quan hệ tù vì ...nên...

hoặc chẳng... những mà...

- Hs trả lời câu hỏi rút ra cách làm bài.

+ Mỗi đoạn văn a và b đều gồm có 2 câu.

+ Yêu cầu của bài tập là chuyển 2 câu văn đó thành 1 câu trong đó có sử dụng quan hệ từ vì ... nên hoặc chẳng những ... mà còn.

- 2 hs làm bài trên bảng, hs cả lớp làm bài vào VBT.

- Hs nêu ý kiến bạn làm đúng /sai.

(23)

- Gọi hs nhận xét bài của bạn trên bảng.

- Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng.

? Cặp QHT trong từng câu có ý nghĩa gì?

- GD hs nâng cao ý thức bảo trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.

Bài tập 3: SGK (131)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu học sinh trao đổi, làm bài theo cặp để trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Gọi hs phát biểu ý kiến.

? Hai đoạn văn sau có gì khác nhau?

? Đoạn nào hay hơn? vì sao?

? Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý điều gì?

- Kết luận: Chúng ta cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ. Nếu không sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các quan hệ từ và cặp quan hệ từ sẽ làm cho câu văn thêm rườm rà, khó hiểu, nặng nề hơn.

- GD hs nâng cao ý thức bảo vệ các loài vịt trời hoang dã .

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(5phút)

- Chuyển câu sau thành câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ:

+ Rùa biết mình chậm chạp. Nó cố gắng chạy thật nhanh.

- Viết một đoạn văn tả bà trong đó có sử dụng quan hệ từ và cặp quan hệ từ.

- 1 học sinh đọc cho cả lớp nghe.

+ Câu a vì ... nên biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.

+ Câu b chẳng những - mà còn biểu thị quan hệ tăng tiến.

- 2 hs tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp: Hai đoạn văn có gì khác nhau ? đoạn văn nào hay hơn ? vì sao?

- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm việc theo hướng dẫn của GV.

- Hs nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.

+ So với đoạn a, đoạn b có thêm 1 số quan hệ từ và cặp quan hệ từ ở 1 số câu.

+ Đoạn a hay hơn đoạn b. Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn thêm rườm rà.

+ Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý cho đúng chỗ, đúng mục đích.

- Hs lắng nghe.

- HS nêu

+Vì Rùa biết mình chậm chạp nên nó cố gắng chạy thật nhanh.

- HS nghe và thực hiện.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

(24)

--- Ngày soạn : 21/11/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Toán

CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn ;- Rèn kĩ năng chia 1 số tự nhiên cho 1 số TN thương tìm được là 1 số TP;- HS cả lớp làm được bài 1(a), bài 2 .

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi"Gọi thuyền"

- Cách chơi:

+ Trưởng trò hô: Gọi thuyền , gọi thuyền.

+ Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai + Trưởng trò hô: Thuyền....(Tên HS) + HS hô: Thuyền... chở gì ?

+ Trưởng trò : Chuyền....chở phép chia: ...:10 hoặc 100; 1000...

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài, ghi bảng

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

Hướng dẫn thực hiện chia 1 STN cho 1 STN mà thương tìm được là 1 STP ( 12’)

a, Ví dụ 1

- Gv nêu bài toán ví dụ: như trong SGK.

+ Muốn biết cạnh của hình vuông ta làm như thế nào?

- Gọi 1 học sinh nêu phép tính.gv ghi

- HS chơi trò chơi.

- HS nghe - HS ghi vở

- Hs nghe và tóm tắt bài toán.

+ Lấy chu vi chia cho 4 27 : 4 =....? m

(25)

bảng phép tính.

- Gọi 1 học sinh thực hiện phép chia.

- Gv : Phép chia này còn dư 3 muốn chia tiếp ta làm như thế nào?

- Gv nhận xét ý kiến của hs sau đó nêu: Để chia tiếp ta viết dấu phẩy vào bên phải thương (6) rồi viết thêm 0 vào bên phải số dư 3 thành 30 và chia tiếp, có thể làm như thế mãi.

b, Ví dụ 2

- GV nêu yêu cầu ví dụ 2: Đặt tính và tính 43 : 52

+ Em có nhận xét gì phép chia này?

+ Để thực hiện phép chia này ta làm như thế nào?

+ Học sinh thực hiện phép tính và trình bày kết quả.

- Lưu ý: Phép chia này còn dư ta dừng lại và lấy thương là: 0,82

c, Quy tắc chia 1 STN cho 1 STN + Em hãy nêu quy tắc chia số tự nhiên cho số tự nhiên thương tìm được là số thập phân.

- Gọi 2-3 học sinh nhắc lại.

3, Hướng dẫn hs luyện tập bài tập SGK (68) ( 18’)

Bài tập 1: Làm bài cá nhân

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- Một HS lên thực hiện phép chia.

27 4

3 6

- Muốn chia tiếp ta đánh đấu phẩy sang bên phải số 6 và viết thêm chữ số 0 vào bên phải số 3 được 30 để chia tiếp.

27 4 27 chia 4 được viết 30 6,75 6 lấy 6 nhân 4 được 20 24 lấy 27 trừ 24 bằng 0

3. Đánh dấu phẩy vào bên phải 6 và viết thêm chữ số0 vào 3 được 30 lấy 30 chia 4 được 7 viết 7, lấy 7 nhân 4 bằng 28 lấy 30 trừ 28 bằng 2 .Viết thêm 0 vào bên phải 2 được 20,lấy 20 chia 4 được 5 viết 5 lấy 5 nhân 4 bằng 20 , lấy 20 trừ 20 bằng 0.

+ Số bị chia bé hơn số chia.

- Hs thực hiện phép tính và trình bày cách làm như trên.

43 52 430 0,82 140

36

+ Quy tắc: Khi chia số tự nhiên cho số tự nhiên nếu còn dư ta tiếp tục chia như sau :

Viết dấu phẩy vào bên phải thương.

Viết thêm bên phải số dư chữ số 0 rồi chia tiếp.

Nếu còn dư nữa ta lại viết thêm chứ số 0 vào bên phải số dư rồi lại chia tiếp.

- 1 học sinh: Đặt tính rồi tính.

- 3 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp thực hiện làm bài vào vở.

(26)

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- GV chữa bài và đánh giá.

- GV củng cố cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là số thập phân.

Bài tập 2: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc đề bài toán.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

? Bài toán thuộc dạng toán nào?

- Gv yêu cầu học sinh làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả tính của mình.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, đánh giá.

Bài tập 3 : Làm bài theo cặp - Gọi hs đọc bài toán.

- Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp.

- Gọi đại diện các cặp đọc bài.

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- GV chữa bài và đánh giá.

? Muốn viết một phân số thành số thập phân ta làm thế nào?

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Cho HS vận dụng kiến thức giải bài toán sau:

Một xe máy đi 400km tiêu thụ hết 9l

- 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn.

- 1 học sinh nhận xét, chữa bài 12 5 23 4 20 2,4 30 5,75

1 20

0 882 36 162 24,5

180

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp + May 25 bộ quàn áo hết 70 met vải.

+ May 6 bộ quần áo hết bao nhiêu mét vải

+ Rút về đơn vị.

- 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, học sinh cả lớp làm bài vào vở.

- 3 hs đọc, hs nhận xét.

- 1 học sinh nhận xét, chữa bài.

Bài giải

May 1 bộ quàn áo như thế hết số mét vải là:

70 : 25 = 2,8 (m)

May 6 bộ quần áo như thế hết số mét vải là:

2,8 x 6 = 16,8 (m) Đáp số: 16,8 mét vải

- 1 học sinh đọc trước lớp: Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân.

- Cả lớp làm bài vào vở, 1 cặp làm bảng phụ

- 1 hs đọc, hs nhận xét.

- 1 học sinh nhận xét, chữa bài.

- 2 học sinh nêu 2

5 = 0,4 ; 3

4 = 0,75;

18

5 = 3,6 - Muốn viết phân số thành số thập phân ta lấy tử số chia mẫu số.

(27)

xăng. Hỏi xe máy đó đi 300km thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng ?

- Về nhà sưu tầm các dạng toán tương tự như trên để làm thêm.

- HS làm bài

Giải

Đi 1km tiêu thụ hết số lít xăng là:

9 : 400 = 0,0225(l) Đi 300km tiêu thụ hết số lít xăng là:

0,0225 x 300= 6,75(l) Đáp số: 6,75l xăng - HS nghe và thực hiện

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 2: Tiếng anh

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Tập đọc

CHUỖI NGỌC LAM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3);- Đọc diễn cảm bài văn, biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật; - Kể tiếp kết thúc câu chuyện chuỗi ngọc lam.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục tình yêu thương giữa con người với con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. HĐ mở đầu: (3 phút)

- Tổ chức cho 3 học sinh thi đọc đoạn trong bài Trồng rừng ngập măn.

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài và tựa bài: Chuỗi ngọc lam

2. HĐ hình thành kiến thức mới:

a, Luyện đọc

- Gọi hs đọc toàn bài - GV chia đoạn: 2 đoạn

Đ1: Từ đầu ... người anh yêu quý.

Đ2: Còn lại .

- 3 học sinh thực hiện.

- Lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.

- 1 Hs đọc.

(28)

- Gọi 2 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải SGK.

+ Lần 2: HS đọc – Gv cho HS giải nghĩa từ khó.

? Rạng rỡ là gì?

? Em hiểu thế nào là hi vọng?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - GV nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.

?Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?

?Cô bé Gioan có đủ tiền để mua chuỗi ngọc không?

? Chi tiết nào cho biết điều đó?

?Thái độ của chú Pi - e lúc đó như thế nào?

+ Nêu ý chính của đoạn 1?

- Gọi HS đọc thầm đoạn 2.

? Chị của cô bé Gioan gặp chú Pi - e để làm gì?

? Vì sao Pi- e nói rằng em bé trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?

? Nêu nội dung chính đoạn 2?

- Em nghĩ gì về các nhân vật trong

- 2 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – Giải nghĩa từ khó + Rạng rỡ : rực rỡ vui tươi

+ Hi vọng: Trông mong, mong mỏi.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

+ HS đọc thầm đoạn 1

+ Cô bé mua tặng chị nhân ngày lễ nô - en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ cô mất.

+ Cô bé không có đủ tiền để mua chuỗi ngọc lam.

+ Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn 1 nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất.

+ Chú trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền trên chuỗi ngọc lam.

+ Cuộc đối thoại giữa chú Pi – e và cô bé Gioan.

- 1 HS đọc, lớp theo dõi.

+ Để hỏi xem có đúng cô bé đã mua chuỗi ngọc lam ở đây không? chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không?

Pi - e đã bán chuỗi ngọc với giá bao nhiêu tiền?

- Vì em đã mua bằng cả số tiền mà em dành dụm được.

+ Cuộc đối thoại giữa chú Pi – e và chị của Gioan.

- Hs phát biểu tự do: Ba nhân vật trong truyện là những người nhân

(29)

câu chuyện này?

- GVKL: Ba nhân vật trong truyện đều nhân hậu, tốt bụng.Những con người ấy mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau.

? Em hãy nêu nội dung chính của bài.

- GV chốt lại và ghi bảng Ca ngợi ba nhân vật là những người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

3. Luyện tập, thực hành

- Gọi hs đọc tiếp nối theo đoạn.

- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn từ “ Pi – e ngạc nhiên ... đừng đánh rơi nhé.

+ Gv đọc mẫu.

? Nêu cách ngắt nghỉ các từ ngữ cần nhấn giọng?

+ Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.

- Gv nhận xét đánh giá.

? Bài có mấy nhân vật ?

? Cần đọc theo mấy vai?

+ Gọi HS đọc theo vai - Gv nhận xét đánh giá.

4.HĐ vận dụng, trải nghiệm: (4 phút)

- Qua bài này em học được điều gì từ bạn nhỏ ?

- Về nhà tìm đọc thêm những câu chuyện có nội dung ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

hậu, biết sống vì nhau, biết đem lại niềm vui, hạnh phúc cho nhau.

- Học sinh nêu, học sinh khác bổ sung.

- Học sinh nhắc lại.

- 2 học sinh tiếp nối nhau đọc.

+ Theo dõi GV đọc mẫu tìm cách đọc hay.

“ Pi – e ngạc nhiên/ ... đừng đánh rơi nhé.//

+ 2 hs ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.

- 3 đến 5 hs thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ Bài có 3 nhân vật.

+ Bài đọc theo 4 vai

- 4 hs đọc theo các vai: người dẫn chuyện, chú Pi - e, Gioan, chị bé Gioan.

- Học sinh trả lời.

- Lắng nghe và thực hiện.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em thích cái tủ vì nó giống như một cái hộp bí mật, chứa được rất nhiều đồ đạc, giúp nhà cửa thêm gọn

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.. Hoạt động

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hình

Giúp hs: nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước(BT1); biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn(BT2); bước đầu

- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn theo yêu cầu BT2.. Bảng phụ

Từ khóa: Dạng sống, Đa dạng, Đồng Văn, Pù Hoạt, Nghệ An, Thực vật, Yếu tố địa lý. Khí hậu ở Pù Hoạt thể hiện tính chất mùa rõ rệt. Lượng mưa trong mùa này không đáng kể.

Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc, em cần lưu ý: triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý; phân biệt các

-Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt