• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 12/ 10/ 2017 Ngày dạy: / 10/ 2017 Tiết 15

BÀI 15: CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.

1.Kiến thức:

- HS nắm vững đặc điểm cấu tạo sơ cấp của thân non : gồm vỏ và trụ giữa.

- So sánh cấu tạo trong của thân non với rễ 2.Kỹ năng:

-Thí nghiệm về sự dẫn nước và muối khoáng của thân

- Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm.

- Kĩ năng sống: các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục : + Tư duy : tìm kiếm và xử lí thông tin qua bài viết, hình vẽ.

+ Giao tiếp : phản hồi, lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm.

+ Làm chủ bản thân : đảm nhận trách nhiệm trước nhóm về công việc được giao:

quản lí thời gian khi trình bày kết quả làm việc trước nhóm và tập thể lớp.

3. Thái độ

- HS biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các hiện tượng trong thực tế.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề. Giao tiếp, hợp tác, tính toán, ngôn ngữ, sử dụng CNTT.

- Năng lực bộ môn: sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán

II. Phư ơng pháp và kỹ thuật dayh học :

- Quan sát tìm tòi, vấn đáp gợi mở, so sánh, hoạt động nhóm.

III. Chuẩn bị:

GV:

- Tranh hình 10.1 và 15.1 SGK

- Bảng phụ cấu tạo trong của thân non HS:

Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị phiếu học tập IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định: (1’) - Kiểm tra sĩ số

2. Bài cũ: (5’)

? Thân dài ra do bộ phận nào? Vì sao phải bấm ngọn hoặc tỉa cành cho cây.

(2)

3. Bài mới:

1.1. Đặt vấn đề:( 1’)

Thân non của tất cả các loại cây là phần ngọn thân và cành, thân non thường có màu xanh lục. Để biết được cấu tạo và chức năng của thân non, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài học này.

1.2. Nội dung

Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức HĐ 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức

năng của thân (16’)

- KT: Nắm được cấu tạo và chức năng của thân

- KN : quan sát, thảo luận nhóm - PP: trực quan, thực hành

- GV yêu cầu HS quan sát hình 15.1 và tìm hiểu nội dung thông tin SGK và thảo luận trả lời câu hỏi.

? Thân non có cấu tạo như thế nào.

? Chức năng của từng bộ phận.

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời và lên bảng điền vào bảng phụ, bổ sung - GV nhận xét, kết luận bằng bảng kiến thức chuẩn.

1. Cấu tạo và chức năng của thân non.

+Vỏ gồm -Biểu bì -Thịt vỏ +Trụ giữa gồm:

- Bó mạch : mạch gỗ và mạch rây - Ruột

HĐ 2: Tìm hiểu cấu tạo trong của thân và miền hút của rễ (15’)

- KT: Chỉ ra được cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ

- KN : quan sát, thảo luận nhóm - PP: trực quan, thực hành

- GV yêu cầu HS quan sát hình 10.1 và hình 15.1 SGK.

- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh 2 SGK.

- Đại diện nhóm trả lời, bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận

2. So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ.

+Giống: Đều cấu tạo bằng TB, có các bộ phận (vỏ, trụ giữa)

+ Khác:

Rễ - Biểu bì có lông hút

- Mạch gỗ và mạch rây nằm xen kẻ

(3)

nhau

Thân - Biểu bì không có lông hút

- Mạch gỗ nằm trong, mạch rây nằm ngoài

4. Kiểm tra, đánh giá: (5’)

Hãy tìm câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Vỏ của thân non gồm những bộ phận nào:

A. Gồm thịt vỏ và mạch rây C. Gồm biểu bì và thịt vỏ B. Gồm biểu bì, thịt vỏ và ruột D. Gồm thịt vỏ và ruột 2. Trụ giữa của thân non gồm những bộ phận nào:

A. Gồm thịt vỏ và mach rây B. Gồm thịt vỏ và ruột

C. Gồm mạch rây, mạch gỗ và ruột.

C. Gồm vỏ và mạch gỗ 5. Dặn dò: (2’)

Học bài, trả lời câu hỏi sau bài Đọc phần em có biết

Xem trước bài mới.

V.Rút kinh nghiệm

Nội dung:...

Phương pháp:...

Thời gian...

...

Ngày soạn: 13/10/ 2017 Ngày dạy: / 10/ 2017 Tiết 16

BÀI 16: THÂN TO RA DO ĐÂU I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.

1.Kiến thức:

- HS nắm được thân to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ, phân biệt được ròng

(4)

và dác, xác định được tuổi của cây nhờ vào vòng gỗ hằng năm.

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm.

- Kĩ năng sống: các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục : + Tư duy : tìm kiếm và xử lí thông tin qua bài viết, hình vẽ.

+ Giao tiếp : phản hồi, lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm.

+ Làm chủ bản thân : đảm nhận trách nhiệm trước nhóm về công việc được giao : quản lí thời gian khi trình bày kết quả làm việc trước nhóm và tập thể lớp.

3. Thái độ

- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ cây, bảo vệ rừng…

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề. Giao tiếp, hợp tác, tính toán, ngôn ngữ, sử dụng CNTT.

- Năng lực bộ môn: sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán

II. Phư ơng pháp và kỹ thuật dạy học : Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm III. Chuẩn bị:

GV:

- Tranh hình 15.1 và 16.1-2 SGK - Một đoạn thân cây già

HS:

- Chuẩn bị vật mẫu, chọn trước bài.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định: (1’) - Kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: (5’)

? Chỉ trên tranh các thành phần của thân non. Chức năng của nó?

3. Bài mới:

1.1. Đặt vấn đề:(1’)

Trong quá trình sống thân cây không ngừng cao lên mà còn to ra. Vậy thân to ra nhờ đâu? Để biết đợc hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này.

1.2. Nội dung:

Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức HĐ 1: Tìm hiểu tầng phát sinh (15’)

- KT: Biết được thân to ra do đâu

1. Tầng phát sinh.

(5)

- KN : quan sát, thảo luận nhóm - PP: trực quan, vấn đáp tim tòi

- GV treo tranh hình 16.1 SGK các nhóm quan sát

? Trình bày cấu tạo của thân trưởng thành.

- HS trả lời

- Quan sát, so sánh trả lời câu hỏi lệnh 1 mục 1 SGK.

? Cấu tạo trong của thân trưởng thành có gì khác với thân non.

? Theo em nhờ bộ phận nào mà cây to ra được (Vỏ, trụ giữa, cả vỏ và trụ giữa)

- Các nhóm tìm hiểu thông tin và quan sát hình 16.1 SGK

- Thảo luận nhóm theo câu hỏi lệnh 2 mục 1 SGK

? Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào.

? Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào.

? Thân cây to ra do đâu.

- Đại diện nhóm trả lời, bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận

HĐ 2: Tìm hiểu vòng gỗ hàng năm (10’)

- KT: Nắm được cách xác định tuổi của cây dựa vào vòng gỗ hàng năm - KN : quan sát, thảo luận nhóm - PP: trực quan, thực hành

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật và tranh, đồng thời tìm hiểu nội dung SGK

* Cấu tạo của thân trưởng thành:

- Vỏ -> Thịt vỏ-> Tầng sinh vỏ->

Thịt vỏ-> Mạch gỗ -> Tầng sinh trụ -> Mạch gỗ

- Thân to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

- Thân cây to ra nhờ sự phân chia các TB mô phân sinh ở tầng sinh vỏ(nằm giữa thịt vỏ) và tầng sinh trụ(nằm giữa mạch rây và mạch gỗ)

2. Vòng gỗ hàng năm.

(6)

- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi

? Lát cắt ngang của thân cây có đặc điểm gì.

? Vòng gỗ muốn cho ta biết điều gì.

? Dựa vào đâu để xác định tuổi của cây.

- Đại diện nhóm trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận.

HĐ 3: Tìm hiểu rác và dòng (6’) - KT: Nắm được dác và ròng trong vòng gỗ

- KN : quan sát, thảo luận nhóm - PP: trực quan, thực hành

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, mẫu vật, đồng thời tìm hiểu thông tin SGK.

- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi.

? Lát cắt ngang của thân cây có những phần nào.

? Dác có đặc điểm gì. Chức năng của nó.

? Ròng có đặc điểm gì. Chức năng.

- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận

- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK

- Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ có thể xác định tuổi của cây.

3. Dác là ròng.

- Gỗ cây có 2 miền(dác và ròng) + Dác: là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những TB mạch gỗ sống vận chuyển nước và muối khoáng + Ròng: là lớp gỗ màu thẩm phía trong gồm những TB chết vách dày Nâng đỡ cây.

4. Kiểm tra, đánh giá: (5 ’) Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Do đâu mà đường kính của các cây gỗ trưởng thành to ra.

A. Do sự phân chia các TB mô phân sinh ở chồi ngọn.

B. Do sự phân chia các TB mô phân sinh ở tầng sinh vỏ.

(7)

C. Do sự phân chia các TB mô phân sinh ở tầng sinh trụ D. Cả b và c

2. Dựa vào đâu để xác định tuổi của cây.

A. Đường kính của cây B. Dựa vào vòng gỗ hàng năm C. Dựa vào chu vi thân cây D. Cả a và b

5. Dặn dò: (2’) Học bài cũ, trả lời các câu hỏi SGK Đọc mục em có biết, xem trước bài mới V.Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

So với những tiêu chí chấm điểm bài văn nghị luận do Bộ GD &ĐT ban hành từ kì thi THPT Quốc gia năm 2015 thì một vài chỉ số hành vi trong mô hình cấu trúc NL TLVB

- Năng lực cần đạt: Năng lực tự học, hợp tác, tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toan, giải quyết vấn đề, mô hình hóa toán

- Năng lực: Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng

Khung năng lực chuyển tải cách nhìn thống nhất về công việc, là công cụ cho phép các nhà quản lý và các chuyên gia tư vấn về quản lý nguồn nhân lực có khung tham

– Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Sử dụng tính chất của phép nhân, phép chia các số thập phân giải quyết các bài toán tính nhanh, tính hợp lí3. – Năng lực mô

- Năng lực sử dụng máy tính, giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, ứng dụng KHKT, năng lực tự học4. Kiểm tra

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học; năng lực

Năng lực hướng tới: năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học, năng lực tính toán.