• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ...

Ngày giảng: 7B……….

CHỦ ĐỀ: VĂN CHỨNG MINH

Tiết 31

ÔN TẬP CÁCH LÀM VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giúp h/s nắm được đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.

- Giúp h/s hiểu được những yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.

- Giúp h/s biết phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy:

- Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong vb nghị luận.

- Phân tích phép lập luận chứng minh trong vb nghị luận.

* Kĩ năng sống:

- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn lập luận chứng minh..

- Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng…khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận chứng minh.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng phương pháp lập luận chứng minh khi viết vb nghị luận.

4. Những năng lực cần hình thành cho học sinh

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ).

- Năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn.

- Năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm.

- Năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. CHUẨN BỊ

(2)

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

B. CHUẨN BỊ

- GV: G/án, tltk, hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy, chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết

- HS: Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những hướng dẫn của GV.

III. PHƯƠNG PHÁP/KT

1. Phương pháp: Phát vấn câu hỏi, thảo luận, giảng. Phân tích các tình huống giao tiếp để hiểu vai trò và cách tạo lập văn bản nghị luận đạt hiệu quả giao tiếp. Thảo luận, trao đổi để xác định đặc điểm, cách làm bài văn lập luận chứng minh. Thực hành viết tích cực: tạo lập bài văn nghị luận, nhận xét về cách viết bài văn lập luận chứng minh đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn.

2. Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản ”Ý nghĩa văn chương”?

* Định hướng Nội dung:

Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.

Nghệ thuật :

- Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục, Có cách dẫn chứng đa dạng : Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn.

- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc.

3. Bài mới (35’) Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Giúp hs có tâm thế vào bài tốt nhất Phương pháp: trực quan, thuyết trình

Kĩ thuật : động não.

Thời gian: (1’) Hình thức: cá nhân

GV đưa ra nhận định: Trường THCS Tràng An là ngôi trường có truyền thống học tập. Để các bạn ở các trường khác tin vào câu nói này thì em phải làm gì

- HS trả lời,gv dẫn vào bài.

(3)

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết .

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian:14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành, dạy học nhóm.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực.

? Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh?

Dự kiến học sinh trả lời

- Ta cần chứng minh khi muốn làm cho ai đó tin điều mình nói là đúng, là có thật.

? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm gì?

Dự kiến học sinh trả lời

- Để chứng tỏ cho người khác tin lời của em là sự thật, em phải đưa ra những bằng chứng để thuyết phục

- Gv giới thiệu những yếu tố có thể làm bằng chứng: Bằng chứng là những nhân chứng, vật chứng, sự việc, số liệu…

? Em hiểu thế nào là chứng minh?

- H. Suy luận, trả lời.

GV: Trong văn bản nghị luận, khi người ta sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?

- Dùng lập luận, lý lẽ, dẫn chứng.

*GV: Trong văn nghị luận, để chứng tỏ một ý kiến là đúng thì người ta phải dùng lập luận, lý lẽ và những bằng chứng xác thực đã được kiểm chứng thừa nhận để chứng minh điều mình nói là đáng tin cậy.

I.Ôn tập lý thuyết

* Các bước làm bài văn chứng minh.

4 bước:

- Tìm hiểu đề và tìm ý.

- Lập dàn bài.

- Viết bài.

- Đọc lại và sửa chữa.

* Dàn ý của bài văn chứng minh

- Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.

- Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.

* Cách viết đoạn văn chứng minh

- Mỗi đoạn văn chứng minh diễn đạt một ý cơ bản (luận điểm nhỏ), ý này thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn.

- Đoạn văn chứng minh có tứ 2-3 dẫn chứng. Khi phân tích dẫn chứng phải hướng về một ý cơ bản (luận điểm).

- Dẫn chứng có thể trình bày theo cách liên hệ thành từng chùm, cũng có thể phân tích từng dẫn chứng một.

(4)

? Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện qua mấy bước? Đó là những bước nào?

HS: Trả lời.

GV: Nhận xét, bổ sung.

? Nêu dàn bài của bài văn lập luận chứng minh?

HS: Trả lời.

GV: Nhận xét, bổ sung.

? Khi viết đoạn văn chứng minh cần những yêu cầu gì?

- HS trả lời Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 20 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành, dạy học nhóm.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực

Bài 1:

Bằng các bài ca dao đã học và đọc thêm, em hãy chứng minh: Ca dao đã thể hiện rõ tình cảm gia đình sâu sắc của người Việt Nam.

a, Hãy tìm hiểu đề văn trên.

b, Hãy xác lập hệ thống luận điểm, luận cứ cho đề văn trên

Bài 2

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau:

“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. có bạn lại cho rằng: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết một bài văn chứng minh để thuyết

II. LUYỆN TẬP

Bài 1:

* Tìm hiểu đề:

- Kiểu văn bản: Nghị luận, phương pháp lập luận chứng minh.

- Vấn đề nghị luận: Tình cảm gia đình sâu sắc của người Việt Nam qua ca dao.

- Phạm chứng minh: Ca dao đã học và đọc thêm.

* Tìm ý

- Ca dao thể hiện tình cảm thương nhớ, kính yêu đối với ông bà tổ tiên.

Ngó lên nuộc lạt ....nhiêu

- Ca dao thể hiện tình yêu thương yêu, lòng biết ơn, kính trọng với bố mẹ.

Công cha như núi Thái Sơn.... ...ra.

- Thể hiện tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng.

Râu tôm nấu với ruột bầu...

- Tình cảm anh em hoà thuận, yêu thương giúp đỡ nhau.

Anh em nào phải người xa...

Bài 2

- Vấn đề chứng minh: Môi trường sống có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tới nhân cách của con người

(5)

phục mọi người theo ý kiến của mình.

? Tìm hệ thống luận điểm cho đề văn trên?

GV: Gọi hs đọc bài viết.

HS: Đọc bài viết.

GV: Nhận xét, bổ sung.

Bài 3: Hãy lập dàn ý cho vấn đề nghị luận sau: Lợi của của việc đọc sách.

- H.s thực hành luyện tập - Gv nhận xét chốt

+ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ, rút ra ý nghĩa nhân cách

+ Chứng minh

Luận điểm1: Thực tế cuộc sống cho ta thấy câu tục ngữ trên là đúng

DC: + Trong gia đình + Ngoài xã hội

Luận điểm 2: Môi trường sống là yếu tố quan trọng nhưng bản lĩnh con người mới là yếu tố quyết định. Nếu làm chủ được bản thân, có ý chí lập trường, quan điểm vững vàng thì khó có thể bị tha hóa bởi cái xấu.

DC: Tấm gương nhà báo Vũ Ngọc Nhạ, Bá Hồ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch Gương sáng các bạn nhà nghèo học giỏi

Luận điểm 3: Ý kiến của bạn đưa ra bổ sung cho câu tục ngữ thêm hoàn thiện hơn - Kết bài: Câu tục ngữ là một lời khuyên bổ ích.

Bài 3:

- Sách cung cấp tri thức cho con người - Sách giup con người thư giản.

- Sách bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người.

- Sách giúp con người vượt thời gian, trở về với quá khứ.

4. Củng cố

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học, liên hệ vận dụng thực tiễn

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 2 phút

- Hình thức: Cá nhân/lớp

* GV treo bảng phụ.

? Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận CM thiếu tính thuyết phục?

A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.

B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.

(6)

C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.

(D). Không đưa dẫn chứng, đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm.

- Phép lập luận chứng minh là gì? Mục đích CM?

- Đặc điểm của lí lẽ và d/c trong phép lập luận CM?

5. Hướng dẫn về nhà: (3’) PP thuyết trình - Hoàn thiện các bài tập.

- Đọc bài đọc thêm, xác định phép lập luận của bài văn - Sưu tầm các vb chứng minh để làm tài liệu học tập.

- Chuẩn bị: Luyện tập văn chứng minh + Ôn lại kiến thức lý thuyết.

+ Xem lại các bài tập.

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

. ============********============

Ngày soạn: ...

Ngày giảng: 7B……….

CHỦ ĐỀ 12: VĂN CHỨNG MINH

Tiết 32

LUYỆN TẬP VĂN CHỨNG MINH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giúp h/s nắm được đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.

- Giúp h/s hiểu được những yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.

- Giúp h/s biết phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy:

- Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong vb nghị luận.

- Phân tích phép lập luận chứng minh trong vb nghị luận.

* Kĩ năng sống:

(7)

- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn lập luận chứng minh..

- Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng…khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận chứng minh.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng phương pháp lập luận chứng minh khi viết vb nghị luận.

4. Những năng lực cần hình thành cho học sinh

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ).

- Năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn.

- Năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm.

- Năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

III. PHƯƠNG PHÁP/KT

1. Phương pháp: Phát vấn câu hỏi, thảo luận, giảng. Phân tích các tình huống giao tiếp để hiểu vai trò và cách tạo lập văn bản nghị luận đạt hiệu quả giao tiếp. Thảo luận, trao đổi để xác định đặc điểm, cách làm bài văn lập luận chứng minh. Thực hành viết tích cực: tạo lập bài văn nghị luận, nhận xét về cách viết bài văn lập luận chứng minh đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn.

2. Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Nêu các bước và dàn ý của bài văn nghị luận chứng minh?

* Định hướng

* Các bước làm bài văn chứng minh.

4 bước:

- Tìm hiểu đề và tìm ý.

- Lập dàn bài.

- Viết bài.

(8)

- Đọc lại và sửa chữa.

* Dàn ý của bài văn chứng minh

- Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.

- Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.

3. Bài mới (35’) Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Giúp hs có tâm thế vào bài tốt nhất Hình thức: cá nhân

Thời gian: (1’)

Phương pháp: trực quan, thuyết trình Kĩ thuật : động não

GV đưa ra nhận định: Trường THCS Tràng An là ngôi trường có truyền thống học tập.

Để các bạn ở các trường khác tin vào câu nói này thì em phải làm gì?- HS trả lời,gv dẫn vào bài.

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức

Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết .

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian:14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành, dạy học nhóm.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực.

GV cho hs ôn lại nội dung bài học - Hs ôn tập lập dàn ý cho bài văn chứng minh.

? Mở bài cần làm gì?

? Những luận điểm cần triển khai trong phần thân bài?

? Nhiệm vụ của phần kết bài?

I.Ôn tập lý thuyết

Lập dàn ý cho bài văn chứng minh:

1. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần phải chứng minh.

- Trích dẫn câu trong luận đề.

Giới thiệu vấn đề phải chứng minh ( rất quan trọng tránh xa đề)

2. Thân bài

Phải giải thích các từ ngữ khó ( nếu có trong luận đề)

Thiếu bước này bài văn thiếu căn cứ khoa học.

- Lần lượt chứng minh từng luận điểm. Mỗi luận điểm phải có từ một đến vài dẫn chứng (luận cứ) phải phân tích dẫn chứng . Phải liên kết dẫn chứng. Có thể mỗi dẫn chứng là một đoạn văn. Trong quá trình phân tích dẫn chứng cụ thể lồng cảm nghĩ, đánh giá, liên hệ - cần tinh tế.

3. Kết bài

(9)

Gv chốt vấn đề cho hs ghi bản.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 20 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành, dạy học nhóm.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực

Bài 1:

Câu tục ngữ " Một cây làm chẳng nờn non

Ba cây chụm lại hòn hoàn núi cao".

Chứng minh sức mạnh đoàn kết trong hai câu tục ngữ đó.

Lập dàn ý cho đề văn

? Mở bài cần làm gì?

? Những luận điểm cần triển khai trong phần thân bài?

? Nhiệm vụ của phần kết bài?

- H.s thực hành luyện tập - Gv nhận xét chốt

Bài 2

Nhân dân ta thường khuyên nhau: “Có

công mài sắt, có ngày nên kim.” Em hãy chứng minh lời khuyên trên.

Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh.

Liên hệ cảm nghĩ, rút ra bài học.

II. Luyện tập

Bài 1:

a. Mở bài:

Dẫn: đoàn kết là sức mạnh Việt Nam…

Nhập đề: trích dẫn câu tục ngữ 2. Thân bài:

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

Đoàn kết để lao động mở mang đất nước. Dẫn chứng:

+ Câu thơ của Nguyễn Đình Thi

+ Trích 6 câu trong thần thoại dân tộc " đi san mặt đất"

Đoàn kết để bảo vệ và phát triển sản xuất Đoàn kết để chiến đấu và chiến thắng. Dẫn chứng:

+ Hội nghị Diên Hồng…

+ Đoàn kết để xây dựng đất nước trong thời kì mới. Dẫn chứng:

- Tư tưởng, quan điểm: khép lại quá khứ, hướng về tương lai"

Những thành tựu tiêu biểu cho sức mạnh đoàn kết…

3. Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa về bài học đoàn kết hàm chứa trong câu tục ngữ

- Đoàn kết là sức mạnh, là nguồn suối yêu thương, hạnh phúc, ấm no.

- Câu tục ngữ thắp sáng niềm tin… niềm tự hào dân tộc, sức mạnh Việt Nam.

Bài 2 a. Mở bài:

- Ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống.

- Kiên trì là một trong những yếu tố dẫn đến thành công.

(10)

? Mở bài cần làm gì?

? Những luận điểm cần triển khai trong phần thân bài?

? Nhiệm vụ của phần kết bài?

- H.s thực hành luyện tập - Gv nhận xét chốt

b. Thân bài:

* Giải thích sơ lược ý nghĩa câu tục ngữ - Chiếc kim được làm bằng sắt, trông nhỏ bé, đơn sơ nhưng để làm ra nó người ta phải mất nhiều công sức (nghĩa đen)

- Muốn thành công, con người phải có ý chí và sự bền bỉ, kiên nhẫn (nghĩa bóng)

* Chứng minh bằng các dẫn chứng

- Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của dân tôc ta đều theo chiến lược trường kỳ và kết thúc thắng lợi.

- Nhân dân ta bao đời bền bỉ đắp đê ngăn nước lũ, bảo vệ mùa màng ở đồng bằng Bắc Bộ.

- Học sinh kiên trì học tập suốt 12 năm mới đủ kiến thức phổ thông.

- Anh Nguyễn Ngọc Ký kiên trì luyện tập viết chữ bằng chân để trở thành người có ích cho xã hội. Anh là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực.

c. Kết bài:

- Câu tục ngữ là bài học quí mà người xưa đã đúc rút từ trong cuộc sống, chiến đấu và lao động.

- Trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta phải vận dụng một cách sáng tạo bài học về đức kiên trì để thực hiện thành công mục đích cao đẹp của bản thân và xã hội.

4. Củng cố

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học, liên hệ vận dụng thực tiễn

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 2 phút

- Hình thức: Cá nhân/lớp

- Gv khắc sâu nội dung kiến thức bài học.

5. Hướng dẫn về nhà: (3’) PP thuyết trình - Hoàn thiện các bài tập.

- Đọc bài đọc thêm, xác định phép lập luận của bài văn - Sưu tầm các vb chứng minh để làm tài liệu học tập.

(11)

- Chuẩn bị: Ôn tập: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy + Ôn lại kiến thức lý thuyết.

+ Xem lại các bài tập.

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

. ============********============

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong văn nghị luận, để chứng tỏ một ý kiến là đúng thì người ta phải dùng lập luận, lý lẽ và những bằng chứng xác thực đã được kiểm chứng thừa nhận để chứng minh

Sinh viên Mai Chiếm Cần – K46 QTKDTM Trường Đại Học Kinh Tế Huế, với đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mua sắm của khách hàng cá nhân

The objective of this paper is not to question the function of literature in society but to insist on the existential aspect of the literature and his

Như vậy, mô hình nghiên cứu được sử dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietinBank

Vì ở nửa cầu Bắc tạp trung nhiều lục địa nên còn được gọi là “lục bán cầu” và đại dương tập trung nhiều ở nửa cầu Nam nên được gọi là “thủy bán cầu”?. Để hiểu rõ hơn cô và

Sử dụng được công cụ Tìm kiếm và Thay thế để chỉnh sửa các lỗi chính tả, thay thế các từ viết tắt trong một số tệp văn bản các em đã tạo ra.. - NLe: Hợp

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí, và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết.. Đó là một