• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 3

NS: 16/9/2018 NG: 24/9/2018

Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2018

HỌC VẦN

TIẾT 19 + 20

: l, h

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - HS nắm được cấu tạo của âm, chữ “l,h”, cách đọc và viết các âm, chữ đó.

- HS đọc, viết thành thạo các âm, chữ đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa âm mới. Phát triển lời nói theo chủ đề: le, le.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sat, nhận biết, đọc và viết 3. Thái độ: Yêu quý các con vật

*GDQTE: HS có quyền được vui chơi, giải trí - được học tập trong nhà trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: ƯDCNTT

- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5)

- Đọc bài: ê,v. - Đọc SGK.

- Viết: ê,v, bê, ve.

- Nhận xét, đánh giá

- Viết bảng con.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (2)

- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài. - Nắm yêu cầu của bài.

b. Dạy âm mới ( 18)

- Ghi âm: “l”và nêu tên âm. - Theo dõi.

- Nhận diện âm mới học. - Cài bảng cài.

- Phát âm mẫu, gọi HS đọc. - Cá nhân, tập thể.

- Muốn có tiếng “lê” ta làm thế nào?

- Ghép tiếng “lê” trong bảng cài.

- Thêm âm ê sau âm l.

- Ghép bảng cài.

- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đánh vần tiếng.

- Cá nhân, tập thể.

- Đưa tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.

- lê.

- Đọc từ mới. - Cá nhân, tập thể.

- Tổng hợp vần, tiếng, từ. - Ccá nhân, tập thê.

- Âm “h”dạy tương tự.

* Nghỉ giải lao giữa tiết.

c. Đọc từ ứng dụng (4)

- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có âm mới.

- Cá nhân, tập thể.

(2)

- Đưa tranh giải thích từ: hẹ, lề. - Quan sát, tập giải nghĩa d. Viết bảng (6)

- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.

- Quan sát để nhận xét về các nét, độ cao…

- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết. - Tập viết bảng.

Tiết 2 1. Kiểm tra bài cũ (2)

- Hôm nay ta học âm gì? Có trong tiếng, từ gì?.

- âm “l,h”, tiếng, từ “lê, hè”.

2. Đọc bảng (4)

- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.

- Ccá nhân, tập thể.

3. Đọc câu (4)

- Đưa tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS NK đọc câu.

- em: Phương đọc.

- Gọi HS xác định tiếng có chứa âm mới, đọc tiếng, từ khó.

- Luyện đọc các từ: hè.

- Luyện đọc câu, chú ý cach ngắt nghỉ. - Cá nhân, tập thể.

4. Đọc SGK(10)

- Cho HS luyện đọc SGK.

* GDQTE: Các con có quyền được vui chơi, giải trí, được học tập trong trường . Vậy các con cần học tập như thế nào để đền đáp công lao dạy dỗ của thầy cô?

- HSG: đọc trơn toàn bài - Cá nhân, tập thể.

- HS trả lời.

* Nghỉ giải lao giữa tiết.

5. Luyện nói (5)

- Đưa tranh, vẽ gì? - Đàn le le đang bơi trên sông - Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng) - le le.

? Những con vật trong tranh đang làm gì?

? Trông chúng giống con gì?

? Lông của chúng màu gì?

* Tranh vẽ đàn le le. Le le có hình dáng bên ngoài gần giống con vịt nhưng nhỏ hơn con vịt. Mỏ nhọn hơn...

- Đang bơi - Con vịt - Màu nâu Lắng nghe 6. Viết vở (5)

- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.

- Tập viết vở.

7. Củng cố - dặn dò (5).

- Chơi tìm tiếng có âm mới học.

- Nhận xét giời học

- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: o, c

- HS tìm, tập giải nghĩa tiếng, từ tìm được

(3)

TOÁN

TIẾT 9:

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố kiền thức về thứ tự cấu tạo các số 1, 2, 3, 4, 5.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết các số 3. Thái độ: Hăng say học tập môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 1, 2(SGK).

- HS : b/c, vở LT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5)

- Nêu tên các hình

- Đếm các số từ 1….5 và ngược lại.

- Nhận xét đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (2)

- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.

- Hs thực hiện

- Nắm yêu cầu của bài.

b. Làm bài tập (25).

Bài 1: Số? - Tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - Đếm số đồ vật trong mỗi ô rồi ghi số tương ứng.

- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS HCNLHT.

- Làm bài.

Gọi HS đọc lại kết quả bài làm

? Vì sao bức tranh thứ nhất con điền số 4?

- 1 HS đọc: V/D: 4,5,5…...

Vì có 4 chiếc ghế

Bài 2: Số? - Tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - Xếp hình.

- Yêu cầu HS đếm số que tính để điền số?

- Làm bài.

- Gọi HS chữa bài. - 1 HS dọc kết quả -lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.

*Từ các que tính con có thể xếp được nhiều hình khác nhau

- Theo dõi.

Bài 3: Số

- Gọi học sinh chữa bài - Nhận xét bài làm cho học sinh

- Đếm xuôi từ 1 đến 5 và ngược lại

- Nêu yêu cầu bài tập

- 1 H/S làm bài bảng phụ - lớp làm VBT

- 2 HS đếm Bài 4: Viết Số

? Sổ liền trước của số 5 là số nào?

- Nêu yêu cầu bài tập

- Đổi chéo vở để kiểm tra kết quả - nhận xét

- Là số 4 3. Củng cố- dặn dò (5’)

- Thi đếm nhanh. - Đại diện 3 tổ thi đếm xuôi và đếm

(4)

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị giờ sau: Bé hơn dấu bé hơn

ngược NS: 16/9/2018

NG: 25/9/2018

Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2018

HỌC VẦN

TIẾT 21+22

: o - c

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - HS nắm được cấu tạo của âm, chữ “o, c”, cách đọc và viết các âm, chữ đó.

- HS đọc, viết thành thạo các âm, chữ đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa âm mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Vó bè.

2. Kĩ năng: rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, đọc và viết.

3. Thái độ: Biết yêu quý, chăm sóc con vật.

II. ĐỒ DÙNG:

- Giáo viên: ƯDCNTT

- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ ()

- Đọc bài: l,h. - Đọc SGK.

- Viết: l, h, lê, hè.

- Nhận xét, đánh giá.

- Viết bảng con.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (2)

- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài. - Nắm yêu cầu của bài.

b. Dạy âm mới ( 10)

- Ghi âm: “o” và nêu tên âm. - Theo dõi.

- Nhận diện âm mới học. - Cài bảng cài.

- Phát âm mẫu, gọi HS đọc. - Cá nhân, tập thể.

- Muốn có tiếng “bò” ta làm thế nào?

- Ghép tiếng “bò” trong bảng cài.

- Thêm âm b đằng trước,thanh huyền trên đầu âm o.

- Ghép bảng cài.

- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đánh vần tiếng.

- Cá nhân, tập thể.

- Đưa tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.

- bò

- Đọc từ mới. - Cá nhân, tập thể.

- Tổng hợp vần, tiếng, từ. - Cá nhân, tập thê.

- Âm “c”dạy tương tự.

* Nghỉ giải lao giữa tiết.

c. Đọc từ ứng dụng (4)

- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm mới, sau dó cho HS đọc tiếng, từ có âm

- Cá nhân, tập thể.

(5)

mới.

- Giải thích từ: bó, cọ. - HSNK tập giải nghĩa từ d. Viết bảng (6)

- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.

- Quan sát để nhận xét về các nét, độ cao…

- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết. - Tập viết bảng.

Tiết 2 1. Kiểm tra bài cũ (2)

- Hôm nay ta học âm gì? Có trong tiếng, từ gì?.

- âm “o,c”, tiếng, từ “bò, cỏ”.

2. Đọc bảng (4)

- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.

- Cá nhân, tập thể.

3. Đọc câu (4)

- Đưa tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HSCNLHT đọc câu.

- Em: Dũng đọc.

- Gọi HS xác định tiếng có chứa âm mới, đọc tiếng, từ khó.

- Luyện đọc các từ: bó, cỏ.

- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ. - Cá nhân, tập thể.

4. Đọc SGK(10)

- Cho HS luyện đọc SGK.

Nhận xét, đánh giá

HSCNLHT: đọc trơn toàn bài - Cá nhân, tập thể.

* Nghỉ giải lao giữa tiết.

5. Luyện nói (5)

- Đưa tranh, vẽ gì? - cái vó.

- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng) - vó bè.

? Vó thường được làm bằng gì?

? Vó thường dùng để làm gì?

? Em biết gì về bè?

? Vó, bè có điểm gì giống nhau?

* Các con không nên chơi gần ao, hồ, sông suối, để phòng tránh đuối nước.

Làm từ tre và lưới Để đánh bắt cá 2 HS nêu ...

6. Viết vở (5)

- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.

- Tập viết vở.

7. Củng cố - dặn dò (5).

- Chơi tìm tiếng có âm mới học.

- Nhận xét giờ học, tuyên dương

- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: ô, ơ.

- HS chơi

TOÁN

TIẾT 10:

BÉ HƠN, DẤU <

I. MỤC TIÊU:

(6)

1. Kiến thức: Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “bé hơn” khi so sánh các số.

- So sánh các số trong phạm vi 5.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 5 3. Thái độ: Hăng say học tập môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Các nhóm đồ vật có 1;2;3;4;5; đồ vật.

- HS : Bộ đồ dùng học toán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5)

- Đọc, viết các số từ 1 đến 5 và ngược lại.

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (2)

- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.

- Hs đọc

- Nắm yêu cầu của bài.

b. Nhận biết quan hệ bé hơn (5). - Hoạt động cá nhân - Hướng dẫn HS quan sát tranh so sánh số

lượng đồ vật trong tranh?

- Để chỉ 1 hình vuông, 1 con chim ít hơn 2 hình vuông, 2 con chim ta nói: 1 bé hơn 2.Viết là 1<2.

- 1 ô tô ít hơn 2 ô tô, 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông.

- HS đọc lại.

- Tiến hành tương tự để đưa ra 2<3.

* Khi viết dấu bé, đầu nhọn luôn quay về phía số bé hơn.

- HS đọc.

c. Làm bài tập (20).

Bài 1: Viết dấu bé hơn.

Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - Viết dấu bé hơn.

- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS HCNLHT.

- Dấu bé hơn có mũi nhọn quay về phía trái.

- Làm bài.

Bài 2: Giảm tải

Củng cố cho Hs kĩ năng so sánh Bài 3: Viết theo mẫu

- Điền dầu < vào chỗ chấm:

1…2…3, 3…4…5

- Tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu.

- Hướng dẫn mẫu

? Số chấm tròn ở hình vuông thứ nhất?

? Số chấm tròn ở hình vuông thứ hai?

? So sánh số chấm tròn ở hai hình vuông?

GV viết: 1 < 3

- So sánh số.

- 1 chấm tròn - 3 chấm tròn

- 1 chấm tròn ít hơn 3 chấm tròn - HS đọc

- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HSHCNLHT.

- Làm bài.

- Gọi HS chữa bài. - 1 HS đọc kết quả, lớp theo dõi,

(7)

nhận xét bài bạn.

Bài 4: Viết dấu < vào ô trống

- Quan sát, giúp đỡ học sinh HCNLHT.

- Nêu yêu cầu bài

- Làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng phụ

1 < 2, 2 < 3, 3 < 4 4 < 5, 2 < 4, 3 < 5 Bài 5 Nối ô trống với số thích hợp - Tìm hiểu yêu cầu

Hưỡng dẫn mẫu: 1 < 2, 1 < 3, 1 < 4, 1 < 5 từ đó nối vào các ô trống có số tương ứng - Nhận xét kết luận

- Quan sát mẫu.

- Tự làm các phần còn lại, 1 HS nối bảng phụ - lớp nhận xét

3. Củng cố- dặn dò (5) - Chơi trò thi đua nối nhanh - nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị giờ sau: Lớn hơn, dấu <.

- HS nối

NS: 16/9/2018 NG: 26/9/2018

Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2018

HỌC VẦN

TIẾT 23, 24:

ô, ơ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - HS nắm được cấu tạo của âm, chữ “ô, ơ”, cách đọc và viết các âm, chữ đó.

- HS đọc, viết thành thạo các âm, chữ đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa âm mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Bờ hồ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, đọc và viết.

3. Thái độ: Yêu quý cô giáo, bạn bè.

* GDBVMT: Giữ gìn Bờ hồ luôn sạch

* QTE: Trẻ em có quyền được học tập vui chơi trong môi trường trong lành, và cũng có bổn phận giữ gìn cho MT trong lành.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: ƯDCNTT

- HS: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt đông của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5)

- Đọc bài: o,c. - Đọc SGK.

- Viết:o, c, cỏ, bò.

- Nhận xét, đánh giá.

- Viết bảng con.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (2)

- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài. - Nắm yêu cầu của bài.

b. Dạy âm mới ( 18)

- Ghi âm: “ô”và nêu tên âm. - Theo dõi.

- Nhận diện âm mới học. - Cài bảng cài.

(8)

- Phát âm mẫu, gọi HS đọc. - Cá nhân, tập thể.

- Muốn có tiếng “cô” ta làm thế nào?

- Ghép tiếng “cô” trong bảng cài.

- Thêm âm c trước âm ô.

- Ghép bảng cài.

- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đánh vần tiếng.

- Cá nhân, tập thể.

- Đưa tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.

- cô

- Đọc từ mới. - Cá nhân, tập thể.

- Tổng hợp vần, tiếng, từ. - Cá nhân, tập thê.

- Âm “ơ”dạy tương tự.

* Nghỉ giải lao giữa tiết.

c. Đọc từ ứng dụng (4)

- Ghi các từ ứng dụng: hô, hồ, hổ, bơ, bờ, bở gọi HS xác định âm mới, sau dó cho HS đọc tiếng, từ có âm mới.

- Cá nhân, tập thể.

Đưa tranh giải thích từ: hồ, bơ, hổ - Tập giải nghĩa từ d. Viết bảng (6)

- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.

- Quan sát để nhận xét về các nét, độ cao…

- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết. - Tập viết bảng.

Tiết 2 1. Kiểm tra bài cũ (2)

- Hôm nay ta học âm gì? Có trong tiếng, từ gì?.

- âm “ô, ơ”, tiếng, từ “cô, cờ”.

2. Đọc bảng (4)

- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.

- Cá nhân, tập thể.

3. Đọc câu (4)

- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS NK đọc câu.

- em: Việt Hà đọc.

- Gọi HS xác định tiếng có chứa âm mới, đọc tiếng, từ khó.

- Luyện đọc các từ: vở.

- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ. - Cá nhân, tập thể.

4. Đọc SGK(10)

- Cho HS luyện đọc SGK. - Cá nhân, tập thể.

* Nghỉ giải lao giữa tiết.

5. Luyện nói (5)

Nhìn tranh, vẽ gì? - Các bạn đi chơi ở hồ.

- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng) - bờ hồ.

- Bạn nhỏ trong tranh có vui không không vì sao em biết?

- GV nhận xét

*BVMT: Các con cần làm gì để bảo vệ môi

- Luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.

- HS trả lời.

(9)

trường luôn xanh và sạch?

* QTE: Các con có quyền và bổn phận được học tập vui chơi trong môi trường trong lành.

Vậy con cần làm gì để giữ cho môi trường trong lành?

* HSNK đọc trơn toàn bài 6. Viết vở (5)

- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.

7. Củng cố - dặn dò (5).

- Chơi tìm tiếng có âm mới học.

- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Ôn tập.

- Tập viết vở.

- HS tìm

THỂ DỤC

BÀI 3:

ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. TRÒ CHƠI

I. MỤC TIÊU

- Ôn tập hợp hàng dọc,dóng hàng.Yêu cầu HS tập hợp đúng chỗ,nhanh,trật tự.

- Làm quen với đứng nghiêm(nghỉ).Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng theo khẩu lệnh.

- Ôn trò chơi:Diệt các con vật có hại.Yêu cầu HS tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.

*HS Khá giỏi: Biết tập hợp hàng dọc, dóng hàng đúng chỗ, nhanh và trật tự, biết đứng nghiêm, đứng nghỉ.Tham gia trò chơi một cách tích cực, chủ động.

-HS Yếu :biết được những quy định cơ bản về tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ. Biết tham gia được vào trò chơi.

*Kỉ năng sống: Biết cách xin phép ra vào lớp,biết vâng lời ông , bà, cha mẹ, biết được thêm những con vật nào có hại và con vật nào cần được bảo vệ, phát triển chúng, kể thêm được những con vật có hại.

II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

1.Địa điểm:trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.

2.Phương tiện: chuẩn bị 1 còi.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. MỞ ĐẦU:

- GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.

- HS đứng tại chỗ vổ tay và hát.

- Giậm chân ….giậm Đứng lại

….đứng

( Học sinh đếm theo nhịp1,2 ; 1,2 nhịp 1 chân trái, nhịp 2 chân phải).

-Kiểm tra bài cũ : 4 hs.

*Nhận xét.

2.CƠ BẢN:

- Đội hình tập trung.

(10)

a. Tập hợp hàng dọc, dóng hàng.

- Thành 4 hàng dọc ……..tập hợp.

- Nhìn trước ……….Thẳng . Thôi.

b. -Tư thế nghỉ . -Tư thế nghiêm .

- Lớp trưởng là cán sự bộ môn TD, có nhiệm vụ quản lý chung .

- Tổ trưởng có nhiệm vụ tổ chức tổ mình tập luyện.

*Nhận xét.

c. Trò chơi: Diệt các con vật có hại.

-GV hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi.

*Nhận xét.

3/ KẾT THÚC:

-HS đứng tại chỗ vổ tay hát.

-Hệ thống lại bài học . -Yêu cầu nội dung về nhà.

- Đội hình cơ bản.

- Đội hình chia tổ tập luyện.

- hình trò chơi.

-Đội hình xuống lớp.

NS: 16/9/2018 NG: 27/9/2018

Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2018

HỌC VẦN

TIẾT 25 + 26:

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Ghép được các âm với các dấu thanh đã học để tạo thành các tiếng mới.

- HS đọc, viết đúng đẹp tất cả những tiếng đã học.

- Đọc được các tiếng, từ ngữ, câu có trong bài.

- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể hổ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, đọc, viết và kể chyện theo tranh.

3. Thái độ: Yêu quý môn học

* QTE: Quyền được tham gia các trò chơi, quyền phát triển các năng khiếu hát ca mĩ thuật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: ƯDCNTT

- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5)

- Đọc bài: 10 - Đọc SGK.

- Viết: hô, hồ, bơ, bờ…

- Nhận xét, tuyên dương.

- Viết bảng con.

2. Giới thiệu bài (2)

(11)

- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài. - Nắm yêu cầu của bài.

3. Ôn tập ( 18)

- Trong tuần các con đã học những âm nào? - âm:e,b

- Ghi bảng. - Theo dõi.

- So sánh các âm đó. - o, c, ô, ơ…

- Ghi bảng ôn tập gọi HS ghép tiếng. - Ghép tiếng và đọc: …..

- Các con đã học những dấu thanh nào? - Ngang, sắc, huyền, ngã, nặng.

- Cho HS ghép dấu thanh với tiếng “be”. - Đọc cá nhân, tập thể.

4. Đọc từ ứng dụng (4)

- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm đang ôn, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có âm đang ôn.

- Cá nhân, tập thể.

- Giải thích từ.

* Nghỉ giải lao giữa tiết.

5.Viết bảng (6)

- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.

- Quan sát để nhận xét về các nét, độ cao…

- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết. - Tập viết bảng.

Tiết 2 1. Đọc bảng (5)

- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.

- Cá nhân, tập thể.

2. Đọc câu (5)

- Đưa tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS NK đọc câu.

- HS đọc.

- Gọi HS xác định tiếng có chứa âm đang ôn, đọc tiếng, từ khó.

* QTE: Quyền được tham gia các trò chơi, quyền phát triển các năng khiếu hát ca mĩ thuật.

- tiếng:

3. Đọc SGK(5)

- Cho HS luyện đọc SGK. - Cá nhân, tập thể.

* Nghỉ giải lao giữa tiết.

4. Kể chuyện: Hổ (10)

- GV cho HS quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.

- Nêu được nội dung từng tranh - Gọi HS nói về nội dung từng tranh

- HSNK: kể lại toàn bộ câu chuyện - GV nhận xét

- Luyện K/C theo câu hỏi của GV.

5.Viết vở (6)

- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.

6. Củng cố – dặn dò (5).

- Nêu lại các âm vừa ôn

- Tập viết vở.

- HS nêu

(12)

- Nhận xét giờ học, tuyên dương - Về nhà chuẩn bị bài: i, a

TOÁN

TIẾT 11:

LỚN HƠN, DẤU >

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “lớn hơn” khi so sánh các số.

- So sánh các số trong phạm vi 5 theo quan hệ lớn hơn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh các số 3. Thái độ: Hăng say học tập môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: ƯDCNTT

- HS: Bộ đồ dùng học toán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5)

- Viết và đọc: 2 <3; 4 < 5; 1 < 4.

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (2)

- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.

- Đọc và viết

- Nắm yêu cầu của bài.

b. Nhận biết quan hệ lớn hơn (10). - Hoạt động cá nhân - Hướng dẫn HS quan sát tranh so sánh số

lượng đồ vật trong tranh?

- Để chỉ 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm….Viết là: 2 > 1.

- 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm….

- HS đọc lại.

- Tiến hành tương tự để đưa ra 3 > 2.

* Khi viết dấu lớn đầu nhọn luôn quay về phía số bé hơn.

- HS đọc.

c. Làm bài tập (15).

Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - Viết dấu lớn hơn.

- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS HCNLHT

- Dấu lớn hơn có mũi nhọn quay về phía tay phải.

GV quan sát nhận xét bài của học sinh

- Làm bài.

Bài 2: Viết theo mẫu

GVnêu yêu cầu của bài. - Nhắc lại yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - So sánh số dựa vào số lượng đồ vật trong tranh.

- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS HCNLHT.

- Làm bài.

(13)

- Gọi HS chữa bài.

- GV nhận xét

- Theo dõi, nhận xét bài bạn.

Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - So sánh số dựa vào số ô trống.

- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS HCNLHT

- Làm bài.

- Gọi HS chữa bài.

- GV nhận xét

? đế số thứ tự từ 1 đến 5 theo thứ tự tăng dần và giảm dần

- Theo dõi, nhận xét bài bạn.

- 2 HS đếm

Bài 4: Tiến hành như bài 3 - Làm vào vở và chữa bài.

*Chỉ đọc là 3 lớn hơn 2 không đọc là 3 to hơn 2.

5. Củng cố- dặn dò (5)

- Chơi trò thi đua nối nhanh bài 5.

- Nhận xét giờ học, tuyên dương - Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập.

- HS thực hiện

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

TỔ CHỨC ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM: TRUNG THU NHỚ BÁC

NS: 16/9/2018 NG: 28/9/2018

Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2018

TỰ NHIÊN – XÃ HỘI

TIẾT 3:

NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS hiểu mắt, mũi, tai, lưỡi là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh.

- HS biết mô tả được một số vật xung quanh.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết.

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ giữ gìn các bộ phận của cơ thể.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận thức về các giác quan của mình: mắt, mũi, tai, lưỡi, tay, (da).

- Kĩ năng giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông với những người thiếu giác quan - Phát triển kĩ năng hợp tác thông qua thảo luận nhóm.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - ƯDCNTT

- Thước đo - cân đồng hồ IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5)

- Trên đầu ta có những bộ phận nào? - HS trả lời

(14)

- GV nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (2)

- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài

- Nhận xét

- HS đọc đầu bài.

b. Chơi trò “nhận biết các vật xung quanh” (5).

- Hoạt động cá nhân.

- Bịt mắt một em, cho em sờ hoặc ngửi, nghe để đoán tên vật đó.

- Cổ vũ cho bạn.

=> Liên hệ giới thiệu bài. - Theo dõi.

c. Mô tả các vật (10). - Hoạt động . - Yêu cầu HS quan sát các vật do các em

chuẩn bị sau đó nói cho nhau nghe về màu sắc, hình dáng, độ nóng, lạnh của các vật đó.

- Gọi một vài nhóm lên báo cáo trước lớp.

- Hoạt động theo cặp.

- Ttheo dõi, bổ sung cho bạn.

c. Tìm hiểu vai trò của các giác quan (10).

- Hoạt động nhóm.

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm với các câu hỏi sau: Nhờ đâu bạn biết được mầu sắc, hình dáng, mùi vị, độ nóng lạnh, cứng mềm của các vật xung quanh?

- Gọi HS lên hỏi đáp trước lớp.

- Nêu câu hỏi cho cả lớp: Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt chúng ta bị hỏng? Tai bị điếc?

Mũi, da, lưỡi bị mất cảm giác?

=> Chúng ta thường xuyên vs hàng ngày để bảo vệ mắt, tai, mũi, lưỡi, da, một năm phải đi khám định kì 6 tháng một lần 3. Củng cố- dặn dò (5)

- Chơi đoán tên vật.

- Nhận xét tiết học

- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Bảo vệ mắt và tai.

- Thay phiên nhau hỏi đáp theo nhóm.

- Nhận xét bổ sung cho bạn.

- Tự trả lời.

- Theo dõi.

- HS thực hiện

THỦ CÔNG

TIẾT 3: XÉ, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT HÌNH TAM GIÁC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Xé dán đựơc hình chữ nhật, hình tam giác 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng xé dán cho Hs

3. Thái độ: yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bài mẫu về xé, dán hình chữ nhật - hình tam giác:

+ 2 tờ giấy màu khác nhau

(15)

+ Giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn tay

- Giấy màu, giấy nháp có kẻ ô ; vở thủ công, hồ dán, bút chì, khăn tay III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- Kiểm tra bài cũ: (5)

- Gv kiểm tra đồ dùng môn học của hs.

- Gv nhận xét sự chuẩn bị của hs.

2- Học sinh thực hành: (25)

- Gv nhắc lại cách xé, dán hình chữ nhật và hình tam giác đã học.

- Gọi hs nhắc lại cách xé hình chữ nhật và hình tam giác.

- Cho hs thực hành xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác.

+ Yêu cầu hs vẽ theo 2 cách.

+ Xé, dán hình chữ nhật + Xé, dán hình tam giác.

- Yêu cầu hs dán phẳng, đẹp.

- Tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm.

- Cho hs nhận xét, đánh giá bài của bạn.

4. Củng cố, dặn dò (5) - GV đánh giá sản phẩm - Nhận xét tiết học

- Dặn về nhà chuẩn bị giấy, dụng cụ xé dán hình vuông, hình tròn

- Hs theo dõi - 2 hs nêu.

- Hs tự làm

- Hs xé và dán hình cho phẳng đẹp.

- Hs bày theo tổ.

- Hs nêu.

- HS thực hiện

HỌC VẦN

TIẾT 27 + 28

: i, a

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - HS nắm được cấu tạo của âm, chữ “i, a”, cách đọc và viết các âm, chữ đó.

- HS đọc, viết thành thạo các âm, chữ đó, đọc đúng các tiếng,từ, câu có chứa âm mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Lá cờ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, đọc và viết.

3. Thái độ: Yêu quý con vật, và các trò chơi bổ ích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: ƯDCNTT

- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5)

- Đọc bài: Ôn tập. - Đọc SGK.

- Viết: lò cò, vơ cỏ. - Viết bảng con.

(16)

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a.Giới thiệu bài (2)

- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài. - Nắm yêu cầu của bài.

b. Dạy âm mới ( 18)

- Ghi âm: i và nêu tên âm. - Theo dõi.

- Nhận diện âm mới học. - Cài bảng cài.

- Phát âm mẫu, gọi HS đọc. - Cá nhân, tập thể.

- Muốn có tiếng “bi” ta làm thế nào?

- Ghép tiếng “bi” trong bảng cài.

- Thêm âm b trước âm i.

- Ghép bảng cài.

- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đánh vần tiếng.

- Cá nhân, tập thể.

- Đưa tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.

- bi

- Đọc từ mới. - Cá nhân, tập thể.

- Tổng hợp vần, tiếng, từ. - Cá nhân, tập thê.

- Âm “a”dạy tương tự.

* Nghỉ giải lao giữa tiết.

c. Đọc từ ứng dụng (4)

- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm mới, sau dó cho HS đọc tiếng, từ có âm mới.

- Cá nhân, tập thể.

- Giải thích từ: bi ve.

d. Viết bảng (6)

- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.

- Quan sát để nhận xét về các nét, độ cao…

- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết. - Tập viết bảng.

Tiết 2 1. Kiểm tra bài cũ (2)

- Hôm nay ta học âm gì? Có trong tiếng, từ gì?.

- âm “i,a”, tiếng, từ “bi, cá”.

2. Đọc bảng (4)

- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.

- Cá nhân, tập thể.

3. Đọc câu (4)

- Đưa tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS NK đọc câu.

- bé có vở vẽ.

- HS NK đọc.

- Gọi HS xác định tiếng có chứa âm mới, đọc tiếng, từ khó.

- Luyện đọc các từ: hà, li.

- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ. - Cá nhân, tập thể.

4. Đọc SGK(10)

- Cho HS luyện đọc SGK. - Cá nhân, tập thể.

* Nghỉ giải lao giữa tiết.

5. Luyện nói (5)

(17)

- Đưa tranh, vẽ gì? - cờ Tổ Quốc,…

- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng) - lá cờ.

- Đó là những cờ gì?

- Cờ tổ quốc nằm ở vị trí nào?

- GV nhận xét

- Cờ tổ quốc, cờ đội, cờ hội 6. Viết vở (5)

- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.

7. Củng cố - dặn dò (5).

- Chơi tìm tiếng có âm mới học.

- Nhận xét giờ học, tuyên dương

- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: n, m

- Tập viết vở.

- HS thực hiện

TOÁN

TIẾT 12:

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Củng cố khái niêm ban đầu về <,>.

- So sánh các số trong phạm vị 5.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh và xếp thứ tự các số 3. Thái độ: Hăng say học tập môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 2; 3.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5)

- Điền dấu: 3 … 5; 4 … 1; 5 … 5 - GV nhận xét

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (2)

- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.

- Nắm yêu cầu của bài.

- HS làm bài

b. Làm bài tập (30).

Bài 1: >, <

Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - HS nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu - Điền dấu thích hợp vào chỗ trống.

- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS HCLHT

- Làm bài.

(18)

- Gọi HS chữa bài.

- GV nhận xét

- Theo dõi, nhận xét bài bạn.

=> 2 < 3; 3< 4 thì 2 < 4.

Bài 2: Viết theo mẫu

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - Xem tranh, so sánh số đồ vật rồi điền dấu cho thích hợp.

- Yêu cầu HS làm vào , quan sát giúp đỡ HS HCNLHT

- Làm bài.

- Gọi HS chữa bài.

- GV nhận xét Bài 3: Giảm tải

- Luyện tập cho Hs so sánh các số từ 1 đến 5

4. Củng cố- dặn dò (5)

- Thi điền dấu nhanh. ( GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi)

- HS thực hành chơi

- Nhận xét giờ học, tuyên dương.

- về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- Theo dõi, nhận xét bài bạn.

- So sánh bằng đếm xuôi hoặc ngược

- HS thực hiện

ĐẠO ĐỨC

BÀI 2:

GỌN GÀNG SẠCH SẼ (TIẾT 1)

I MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu

- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. Biết ích lợi của ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. HS biết giữ gìn vệ sinh cá nhân đầu tóc, áo quần sạch sẽ gọn gàng.

- HS khá: Biết phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng sạch sẽ và chưa gọn gàng sạch sẽ

- Gio dục học sinh phải ăn mặc gọn gàng sạch sẽ ở nhà,ở trường.

* GDBVMT: Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt văn hóa, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm văn minh.

(19)

* GDTTHCM: Biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ là con đã thực hiện theo 5 lời dạy của Bác Hồ. Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: vở bài tập đạo đức, bài hát “Rửa mặt như mèo” một số dụng cụ như lược,

bấm móng tay

- HS:vở bài tập đạo đức

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn Định : (2’)hát, chuẩn bị đồ dùng học tập.

2.Kiểm tra bài cũ:(3’)

? Giới thiệu tên của các bạn trong tổ của em .

? Kể về ngày đầu tiên đi học của em ? - Nhận xét bài cũ.

3.Bài mới :(30’)

Hoạt động 1 : Học sinh thảo luận Mục tiêu : học sinh biết được như thế nào là đầu tóc quần áo gọn gàng sạch sẽ .

- GV yêu cầu học sinh quan sát các bạn trong tổ xem bạn nào có đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ

- Yêu cầu Học sinh đại diện các nhóm nêu tên các bạn có đầu tóc, quần áo gọn gàng , sạch sẽ.

- Yêu cầu Học sinh nêu lý do vì sao em cho là bạn đó ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.

- Giáo viên nhận xét , bổ sung ý kiến.

* Kết luận : Đầu tóc cắt ngắn (đối với nam), cột Thắt bím (đối với nữ) là gọn gàng sạch sẽ. Áo quần được là thẳng nếp, sạch sẽ , mặc gọn gàng, không luộm thuộm. Như thế là gọn gàng sạch sẽ .

Hoạt động 2 :Học sinh làm bài tập . Mt : Củng cố những hiểu biết về đầu tóc , quần áo gọn gàng sạch sẽ : - Giáo viên giải thích yêu cầu bài tập và yêu cầu học sinh làm BT

- Học sinh làm việc theo nhóm .

- Các em được nêu tên lên trước lớp - Học sinh suy nghĩ và tự nêu :

+ Đầu tóc bạn cắt ngắn, chải gọn gàng . + Ao quần bạn sạch sẽ, thẳng .

+ Dây giày buộc cẩn thận

+ Bạn nam áo bỏ vào quần gọn gàng . - Học sinh lắng nghe , ghi nhớ .

- Học sinh quan sát tranh và nêu những bạn ở tranh số 4 và 8 là ăn mặc gọn

(20)

? Vì sao em cho rằng các bạn ở tranh 1.2.3.5.6.7 là chưa gọn gàng sạch sẽ ?

* GV kết luận : Các em cần học tập 2 bạn trong hình vẽ số 4 và số 8 vì 2 bạn đó ăn mặc quần áo , đầu tóc rất gọn gàng , sạch sẽ .

* GDTGHCM: biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ là con đã học tập tấm gương của ai?

Hoạt động 3 : Học sinh làm Bài tập 2 Mt: Học sinh biết chọn 1 bộ quần áo sạch đẹp cho bạn nam và bạn nữ . - Giáo viên cho Học sinh quan sát tranh ở Bt2 , Giáo viên nêu yêu cầu của bài . Cho học sinh nhận xét và nêu ý kiến . - Cho học sinh làm bài tập .

* Kết luận : Quần áo đi học cần phải thẳng nếp, sạch sẽ, lành lặn, gọn gàng . Không mặc quần áo rách, bẩn, tuột chỉ, đứt khuy … đến lớp.

* Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt có văn hoá góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp, văn minh.

gàng sạch sẽ .

- Học sinh quan sát trả lời . - Học sinh quan sát nhận xét :

+ Bạn nữ cần có trang phục váy và áo . + Bạn nam cần trang phục quần dài và áo sơ mi

- HS trả lời.

SINH HOẠT

- TUẦN 3

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Nhận xét tình hình trong tuần 1. Nề nếp

- Lớp đã có ý thức xây dựng lớp tự quản tốt.

- Đi học đầy đủ, đúng giờ

- Mặc đúng trang phục đã quy định 2. Học tập

- Lớp đã dần làm quen với các nề nếp học tập, biết soạn sách vở ,đồ dùng học

-Thực hiện tốt

-Thực hiện tốt

(21)

tập tương đối đầy đủ.

- Nhìn chung trong lớp các con đã biết gữi trật tự, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

- Về chữ viết các con đã viết được bài ,song chữ viết chưa đẹp, có ý thức giữ vở sạch.

* Tồn tại:

- Còn một số con còn chuẩn bị đồ dùng ,sách vở còn chưa dầy đủ

- Trong lớp một số con chưa chú nghe giảng .

3. Vệ sinh

- Các tổ luân phiên nhau làm vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ 4. Hoạt động khác

- Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp

II. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN SAU:

- Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục tồn tại

- Chấn chỉnh lại các nền nếp học tập - Đi học đầy đủ, đúng giờ

- Vệ sinh cá nhân và VS lớp học sạch sẽ

-Thực hiện tương đối tốt

- Lắng nghe

KĨ NĂNG SỐNG

MONG MUỐN CỦA EM

(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

- Tự bày tỏ mong muốn của mình cho người khác hiểu.

- Biết bày tỏ những mong muốn có ý nghĩa tốt đẹp.

- GD KN bày tỏ những mong muốn có ý nghĩa tốt đẹp.

II. ĐỒ DÙNG

- Tranh TH kỹ năng sống Lớp 1, SGK, bút chì, bút màu sáp…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.KTBC:

- Em hãy nêu những biểu hiện của sự tự tin?

- Em đã làm gì để mình tự tin hơn?

- GV giới thiệu và ghi tựa bài

Hoạt động 1: Nghe đọc – nhận biết.

Mục tiêu : HS hiểu và trả lời được câu hỏi.

- GV nêu yêu cầu: Lắng nghe câu chuyện “Mong muốn của Trâm”

- GV kể chuyện.

- HS nêu

- HS lắng nghe và nêu lại tựa bài.

- HS lắng nghe

(22)

- GD HS qua câu chuyện vừa kể.

- GV yêu cầu HS thảo luận qua câu chuyện kể

“Mong muốn của Trâm”.Tại sao em cần mạnh dạn hỏi những điều mình chưa biết?

- GV nhận xét, kết luận.

Hoạt động 2: Làm bài tập.

Mục tiêu : HS hiểu và hoàn thành các bài tập.

- GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK - GV nhận xét, kết luận.

Trò chơi : “Tớ muốn”

- GV phổ biến luật chơi

- Gv nhận xét những mong muốn của HS.

- GV nhận xét tiết học.

- HS thảo luận nhóm đôi - HS trình bày - NX

- HS làm BT cá nhân, trình bày kết quả - NX

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Học sinh biết được giữ vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường xanh – sạch- đẹp2. Kĩ

(giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh trường lớp, bảo vệ chăm sóc cây trồng, vật nuôi, tiết kiệm nước…) - Để góp phần bảo vệ môi trường thì ngay từ bây giờ

(giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh trường lớp, bảo vệ chăm sóc cây trồng, vật nuôi, tiết kiệm nước…) - Để góp phần bảo vệ môi trường thì ngay từ bây giờ

(giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh trường lớp, bảo vệ chăm sóc cây trồng, vật nuôi, tiết kiệm nước…) - Để góp phần bảo vệ môi trường thì ngay từ bây giờ

(giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh trường lớp, bảo vệ chăm sóc cây trồng, vật nuôi, tiết kiệm nước…) - Để góp phần bảo vệ môi trường thì ngay từ bây giờ

+ Giáo dục bảo vệ môi trường: Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa : Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách giữ gìn

*Lồng vào nội dung tích hợp HT và làm theo tấm gương ĐĐ HCM: liên hệ( Biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ là thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ: Giữ gìn

* ND tích hợp: Biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ là thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ: Giữ gìn vệ sinh thật