• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13 Ngày soạn: 21/11/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2017(5A) Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2017(5D) Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2017(5B)

KHOA HỌC BÀI 25: NHÔM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Quan sát và phát hiện một số tính chất của nhôm

2. Kĩ năng: HS kể tên một số dụng cụ , máy móc, đồ dùng làm bằng nhôm và nêu nguồn gốc, cách bảo quản đồ dùng làm bằng nhôm và hợp kim nhôm

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng và bảo quản đồ dùng làm từ nhôm và hợp kim nhôm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC(ƯDPHTM- HĐ 3) - Hình vẽ trong SGK trang 52, 53 SGK.

- Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

+ Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng?

+Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà bạn?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

- Giới thiệu bài (1’)

*Hoạt động 1(15’) Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.

- Yêu cầu HS trưng bày tranh ảnh những sản phẩm làm bằng nhôm đã sưu tầm

- Gv gọi hs lên giới thiệu.

- GV chốt: Nhôm sử dụng rộng rãi để chế tạo các dụng cụ làm bếp, vỏ của nhiều loại đồ hộp, khung cửa sổ, một số bộ phận của phương tiện giao thông (tàu hỏa, tàu thủy, ôtô, máy bay…)

*Hoạt động 2(10’) Làm việc với vật thật.

- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát và mô tả đồ dùng bằng nhôm

- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- 2 HS trình bày - Lớp nhận xét.

- HS đính tranh ảnh những sản phẩm làm bằng nhôm đã sưu tầm được lên bảng

- 1 số HS giới thiệu sản phẩm

- Các nhóm quan sát thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm khác được đem đến lớp và mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng bằng nhôm đó.

(2)

Các nhóm khác bổ sung.

GV kết luận: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng.

*Hoạt động 3(7’) Làm việc với SGK.

- GV tiến hành gửi tập tin, yêu cầu HS đọc thông tin sgk và hoàn thành phiếu:

Nhôm Nguồn

gốc Tính chất

- GV nhận xét thống nhất các kết quả làm việc,chốt nhanh:

• Nhôm là kim loại

• Không nên đựng thức ăn có vị chua lâu, dễ bị a-xít ăn mòn.

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.

4. Tổng kết - dặn dò (3’)

+ Nêu tính chất của nhồm và cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm?

- Nhắc HS xem lại bài và học ghi nhớ.

- Chuẩn bị: Đá vôi - Nhận xét tiết học

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.

- Hs nghe.

- HS nhận bài làm, gửi lại bài cho gv.

a) Nguồn gốc : Có ở quặng nhôm

b) Tính chất:

+ Màu trắng bạc, ánh kim, có thể kéo thành sợi, dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt + Không bị gỉ, một số a-xít có thể ăn mòn nhôm

- HS lắng nghe.

- Hs nhắc lại.

- Hs trả lời.

- HS lắng nghe.

--- Ngày soạn: 21/10/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2017(5A) Thứ sáu ngày 1 tháng 11 năm 2017(5D)

KĨ THUẬT

TIÊT 13: CẮT, KHÂU, THÊU ( TỰ CHỌN) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố cách đính khuy hai lỗ..

2. Kĩ năng: Đính được sản phẩm thêu dấu nhân.

3. Thái độ: GD tính cẩn thận, tỉ mỉ, thẩm mỹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- ĐD thêu, khâu. Một số sản phẩm khuy hai lỗ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(3)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định(1’)

2.Kiểm tra bài cũ(4’)

- Gv nêu các câu hỏi các bài đã học.

- Nhận xét – đánh giá.

3. Bài mới(25’)

a. GTB: – Ghi tựa.(1’) b. Các hoạt động(24’)

HĐ 1: Ôn lại cách đính khuy hai lỗ(7’) - Treo bảng phụ, y/c HS quan sát và nêu các bước đính khuy hai lỗ.

- Nhận xét – bổ sung.

HĐ 2: Thực hành đính khuy hai lỗ(12’) - Gv yêu cầu HS thêu.

- Theo dõi, HDHS làm yếu.

GD: Tính cẩn thận, tỉ mỉ, thẩm mỹ.

HĐ 3: Đánh giá sản phẩm(5’) - Cho các tổ trưng bày sản phẩm.

- Nhận xét, đánh giá.

4. Củng cố, dặn dò(3’)

- Gọi hs nêu lại các bước đính khuy hai lỗ.

- Dặn hs xem lại bài và CBB sau.

- Nhận xét tiết học.

- 3 hs lên trả lời câu hỏi.

- Hs nhận xét.

- Hs lắng nghe.

- Quan sát, nêu lại các bước đính khuy hai lỗ.

- Nhận xét, bổ sung.

- Thực hành đính khuy hai lỗ.

- HS trưng bày sản phẩm theo tổ.

- Nhận xét.

- Hs nêu.

- Lắng nghe.

--- Ngày soạn: 22/11/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2017(5A) Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2017(5C) ĐỊA LÍ

TIẾT 13: CÔNG NGHIỆP (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:

+ Cộng nghiệp phân bố rộng khắp đất nước, nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.

+ Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vung đồng bằng và ven biển.

+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.

- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...

(4)

3. Thái độ: HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ kinh tế Việt Nam.

- Tranh ảnh một số ngành CN.

- Lược đồ công nghiệp VN

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nêu vai trò của ngành công nghiệp?

- Vai trò và đặc điểm của nghề thủ công?

- Gv nhận xét và đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Phân bố các ngành công nghiệp(15’)

- Yêu cầu HS quan sát lược đồ H3.

? Tìm những nơi có các ngành CN khai thác than, dầu mỏ, A-pa-tít, CN nhiệt điện, thuỷ điện?

GV: Các khu CN tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển.

- Treo lược đồ lên bảng. Yc HS quan sát và chỉ lược đồ các địa phương có khu công nghiệp.

- Quan sát H3, thảo luận (3’)

- Nêu những trung tâm CN lớn của nước ta.

GV kết luận: Các trung tâm CN lớn: Hà Nội, HCM, Hải Phòng, Việt trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa- Vũng Tàu, Biên Hoà, Đồng Nai, Thủ Dầu Một...

? Nêu những điều kiện để TP HCM trở

- 1 học sinh nêu.

- Lớp nhận xét.

- HS quan sát hình trong SGK, trả lời.

+ Công nghiệp khai thác than:

Quảng Ninh

+ Công nghiệp khai thác dầu mỏ:

Biển Đông (thềm lục địa)

+ Công nghiệp khai thác A-pa-tít:

Lào Cai.

+ Nhà máy thuỷ điện: Vùng núi phía Bắc:

( Thác Bà- Hoà bình), vùng Tây Nguyên

( Y-a-ly, sông Hinh, Trị An)

+ Khu công nghiệp nhiệt điện Phú mỹ ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

- HS trình bày và chỉ trên bảng đồ.

- Quan sát, thảo luận trả lời.

- HS chỉ lên bản đồ.

- HS nêu.

(5)

thành trung tâm CN lớn nhất cả nước.

*SDNLTK&HQ: Cần phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công nghiệp, đặc biệt là than, dầu mỏ, điện,..

- Thảo luận theo cặp, sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng.

- GV chốt lại ý đúng: 1 - b ; 2 - d ; 3 - a ; 4 - c .

* Hoạt động 2: Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta (15’)

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo luận để làm vào phiếu bài tập sau.

Bài tập: Quan sát lược đồ công nghiệp VN, sơ đồ các điều kiện để Thành phố HCM trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

1. Viết tên các trung tâm công nghiệp nước ta vào cột thích hợp trong bảng sau:

Các trung tâm công nghiệp của nước ta

Trung tâm lớn nhất

Trung tâm lớn

Trung tâm vừa

2. Nêu các đ/k để T/phố HCM trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.

- GV yêu cầu HS trình bày phiếu học tập trên bảng.

- Nhận xét, bổ sung.

- GV sửa chữa và giảng thêm về trung tâm công nghiệp Thành phố HCM

+ Thành phố HCM là trung tâm văn hoá, khoa học, kĩ thuật lớn nhất nước ta. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành c/nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao như: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin...

+ Thành phố HCM có vị trí giao thông rất thuận lợi. Là nơi đầu mối giao thông đi các vùng Tây Nguyên, miền Trung, đồng bằng Nam bộ. Có hệ thống đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không phát triển, tạo điều kiện dễ dàng cho việc chuyên chở nguyên liệu, nhiên liệu từ các vùng lân cận đến và chở sản phẩm đi tiêu thụ ở các vùng khác.

- HS trình bày

- Hs thảo luận nhóm, làm phiếu học tập.

- Hs thực hiện yêu cầu

- Hs trả lời.

- HS trình bày phiếu học tập trên bảng.

- Hs lắng nghe.

(6)

+ Thành phố HCM còn là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước nên có nguồn lao động dồi dào, lại là thị trường tiêu thụ lớn để kích thích s/xuất phát triển.

+ T/phố HCM ở gần vùng có nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi nhiều lợn, gia cầm, đánh bắt và nuôi nhiều cá tôm ; cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến lương thực, t/phẩm.

3. Củng cố,dặn dò (5’)

*Cần làm gì để bảo vệ khu công nghiệp ven biển?

- HS đọc phần Bài học trong SGK.

- GV nhận xét giờ học.

- Hs nêu.

- Hs lắng nghe.

--- Ngày soạn : 22/11/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2017(5A) Thứ năm ngày 30 tháng 11 năm 2017(5B)

Thứ sáu ngày 1 tháng 11 năm 2017(5D) KHOA HỌC

BÀI 26: ĐÁ VÔI I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức: HS kể tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng.

2. Kĩ năng: HS nêu ích lợi của đá vôi và làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá

3. Thái độ: Có ý thức học và tự giác làm thí nghiệm.

*GDBVMT:Thông qua tìm hiểu ích lợi của đá vôi HS có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên đó và nâng cao nhận thức BVMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình vẽ trong SGK trang 54, 55, vài mẫu đá vôi, đá cuội, dấm chua hoặc a-xít.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(4’)

Câu hỏi:

+ Kể tên những đồ dùng được làm bằng nhôm?

+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng nhôm có trong nhà bạn?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

- 2 HS trình bày - HS nhận xét

(7)

a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động:

*Hoạt động 1(15’): Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.

- Yêu cầu HS trưng bày tranh ảnh vùng núi đá vôi.

- GV kết luận: Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Phong Nha (Quảng Bình)…

Đá vôi dùng vào việc: Lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết bảng…

*Hoạt động 2(15’): Làm việc với mẫu vật.

- GV tiến hành làm 2 thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, nhận xét

+ Cọ sát hòn đá vôi vào hòn đá cuội

+ Nhỏ vài giọt giấm hoặc a-xít loãng lên hòn đá vôi và hòn đá cuội

GV kết luận: Đá vôi không cứng lắm, gặp a- xít thì sủi bọt.

- Yêu cầu nêu lại nội dung bài học

* Biển đảo: Gv hầu hết các đảo và quần đảo của VN là những đảo đá vôi.

- Giới thiệu cảnh quan Vịnh Hạ Long - GD tình yêu biển đảo.

4. Tổng kết - dặn dò (5’) + Nêu tính chất của đá vôi?

- Nhắc HS xem lại bài và học ghi nhớ.

- Chuẩn bị: “Gốm xây dựng: gạch, ngói”.

- Nhận xét tiết học.

- HS viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng - 1 số HS giới thiệu tranh ảnh

- HS quan sát, nhận xét:

+ Chỗ cọ sát, đá cuội bị mài mòn

+ Chỗ cọ sát vào đá vôi có màu trắng do đá vôi vụn ra dính vào + Đá vôi mềm hơn đá cuội +Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khí bay lên

+Trên hòn đá cuội không có phản ứng giấm hoặc a-xít bị loãng đi.

+Đá vôi có tác dụng vá giấm hoặc a-xít loãng tạo thành chất khác và khí các-bô-nic

- Đá cuội không có phản ứng với a-xít.

- 3 HS nêu.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

---

(8)

Ngày soạn: 22/11/2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2017(5A) ĐẠO ĐỨC

TIẾT 11: KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: - Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội. Trẻ em có quyền được cả xã hội yêu thương chăm sóc.

2. Kĩ năng: - Thể hiện hành vi tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ người già, trẻ nhỏ - Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ, không đồng tình với hành vi, việc làm không đúng với cụ già em nhỏ.

3. TĐ: - Tôn trọng người già và yêu qúy, nhường nhịn các em nhỏ II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - KN tư duy phê phán

- KN ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè.

- KN giao tiếp, ứng xử với ban bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.

- Khả năng thể hiện sự cảm thong, chia sẻ với bạn bè.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Các đồ dùng đóng vai

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Y/c HS đọc ghi nhớ.

- GV nhận xét đánh giá.

2. Bài mới.

a.Giới thiệu bài.Nêu nội dung yêu cầu của tiết học.

b. Các hoạt động dạy học.

*HĐ1: Đóng vai BT1 (15’)

+ Mục tiêu: HS biết giúp đỡ người già, em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ cụ già em nhỏ.

+ Cách tiến hành - HS đọc câu chuyện.

- HS đóng vai minh hoạ theo nội dung câu chuyện

- HS thảo luận theo câu hỏi SGK

=> GVKL:

+ Tôn trọng người già, em nhỏ va giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng

* Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là việc làm tốt giữa con người với con người...

- Hs đọc ghi nhớ

*HĐ2: Làm bài tập 1, SGK (15’)

+ Mục tiêu: Nhận biết được hành vi kính già yêu

- 3HS xung phong lên bảng.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc câu chuyện - HS thảo luận phân vai theo nhóm

- HS trình bày

- Hs đọc ghi nhớ.

(9)

trẻ.

+ Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm BT1 - HS làm việc cá nhân

- HS trình bày bài làm trước lớp - GV kết luận

3. Củng cố dặn dò. (4’)

* Tại sao cần tôn trọng và giúp đỡ phụ nữ người, người già và em nhỏ.

=> Việc làm đó chính là KNS và phẩm chất đạo đức cần hình thành trong mỗi con người.

- Nhận xét tiết học, T/dương HS học tập tốt.

- Y/c về nhà chuẩn bị bài tuần sau

- HS làm việc cá nhân - HS trình bày :

+ Các hành vi (a), (b), (c) thể hiện kính già yêu trẻ.

+ Hành vi (d) chia sẻ hiện sự quan tâm chăm sóc trẻ nhỏ.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe

--- Ngày soạn: 22/11/2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2017(5C) LỊCH SỬ

TIẾT 13: “THÀ HI SINH TẤT CẢ,

CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC...”

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Ngày 19-12-46, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.Tinh thần chống Pháp của nhân HN và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến

2. Kĩ năng: Kể lại được một số chi tiết chống TDP của dân tộc.

3. Thái độ: Tự hào và có ý thức bảo vệ tổ quốc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình minh hoạ SGK. Phiếu học tập cho hs. Thông tin thêm về những ngày toàn quốc kháng chiến ở quê hương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (3’)

? Tại sao ngay sau CM tháng 8 nước ta trong thế ngàn cân treo sợi tóc.

? Nhân dân ta đã làm gì để chống lại giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm?

- GV nhận xét đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: Vừa giành độc lập, Việt

- Lập hũ gạo cứu đói, chia ruộng…

- Lớp bình dân học vụ, xây trường..

- Ngoại giao, hòa hoãn với pháp - Lớp nhận xét

(10)

Nam muốn hòa bình nhưng sau 3 tuần Pháp đã tấn công Sài Gòn, Hà Nội….Bài học này giúp các em biết ngày đầu chống Pháp của dân ta.

b. Các hoạt động:

Hoạt động 1. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. (8’)

- Yêu cầu hs đọc thầm thông tin trong sgk, trả lời câu hỏi:

? Sau cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp có hành động gì?

? Việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?

? Trước hoàn cảnh đó Đảng, Chính phủ và nhân dân ta làm gì?

- Gv nx.

Hoạt động 2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (12’) - Yêu cầu HS đọc SGK từ: Đêm 18 rạng ngày 19/12/1946... không chịu làm nô lệ.

? Đảng, Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến khi nào?

? Ngày 20/12/1946 có sự kiện gì xảy ra?

- Cho học sinh đọc lời kêu gọi đó.

? Lời kêu gọi đó thể hiện điều gì?

? Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện điều đó rõ nhất?

GV giảng: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM được viết tại làng Vạn Phúc( Hà Đông- Hà Tây). Trong lời kêu

- 2 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm, trả lời.

- Pháp quay lại xâm lược nước ta:

+ Đánh chiếm SG, mở rộng x/lược Nam Bộ.

+ Đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng

+ Ngày 18/12/1946 chúng gửi tối hậu thư đe doạ đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát HN cho chúng...

- Chúng quyết xâm lược nước ta lần nữa.

- Không còn con đường nào khác là phải cầm súng đúng lên bảo vệ nền độc lập.

- 2 HS đọc nối tiếp bài, cả lớp đọc thầm

+ Đêm 18 sáng 19/12/1946 Đảng và Chính phủ họp và phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Đài tiếng nói phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịc Hồ Chí Minh.

- 2 HS đọc to lời kêu gọi của Bác + Lời kêu gọi thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu, hi sinh vì nền độc lập, tự do của nhân dân

(11)

gọi, ngoài việc chỉ rõ quyết tâm chiến đấu, Bác còn động viên nhân dân: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái dân tộc. Hễ là người VN thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp. Ai có súng thì dùng súng, ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước!”... “Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”

Hoạt động 3: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” (13’)

- Gọi HS đọc SGK và quan sát hình minh hoạ, trả lời câu hỏi

? Thuật lại cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội, Huế, Đà Nẵng?

? Ở các địa phương nhân dân đã kháng chiến với tinh thần như thế nào?

- Quan sát hình 1 cho biết hình chụp cảnh gì?

? Việc quân và dân Hà Nội chiến đấu giam chân địch gần 2 tháng có ý nghĩa gì?

? Hình 2 chụp cảnh gì? thể hiện điều gì?

GV: Bom Ba càng là loại bom rất nguy hiểm không chỉ cho đối phương mà còn cho người sử dụng. Để tiêu diệt địch, chiến sĩ ta phải ôm bam lao thẳng vào quân địch và cũng bị hi sinh luôn. Nhưng vì đất nước, vì thủ đo các chiến sĩ ta không tiếc thân mình sẵn sàng ôm bom lao vào quân địch.

? Nhân dân các địa phương đã chiến đấu với tinh thần ntn?

? Em biết gì về cuộc chiến đấu của nhân dân ở quê em trong những ngày này?

GV: Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, cả

ta.

+ Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

- 1 HS đọc SGK, cả lớp đọc thầm quan sát hình minh hoạ - HS nối tiếp thuật lại

- HS nêu một vài cuộc kháng chiến tiêu biểu của nhân dân địa phương trên cả nước.

+ Hình chụp cảnh nhân dân phố Mai Hắc Đế dùng giường, tủ, bàn ghế để ngăn cản quân Pháp vào cuối năm 1946

+ Việc làm đó đã bảo vệ được cho hàng vạn đồng bào và Chính phủ về căn cứ kháng chiến an toàn

+Cảnh chiến sĩ ta ôm bom Ba càng sẵn sàng lao vào quân địch.

Điều đó cho thấy tinh thần cảm tử của quân và dân HN.

(12)

dân tộc VN đã đứng lên kháng chiến với tinh thần “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

4. Củng cố, dặn dò(3’)

- Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, nhân dân ta đã làm gì?

- Học sinh chuẩn bị bài: Thu đông 1947 Việc Bắc mồ chôn giặc Pháp.

+ Nhân dân các đại phương trên cả nước đã chiến đấu rất quyết liệt. Tinh thần chuẩn bị kháng chiến lâu dài với niềm tin thắng lợi.

- HS tự trả lời theo hiểu biết.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lý, kết hợp các giác quan khi quan sát; Bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả 1 loài cây với miêu tả

*Mục tiêu: Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2).. KN: Viết được đoạn

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một