• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TÊN CHỦ ĐỀ LỚN: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

(Thời gian thực hiện: Số tuần: 3 tuần; Từ ngày 15/03/2021 đến 02/04/2021) Tên chủ đề nhánh 2: Phương tiện GT đường thuỷ

(Thời gian thực hiện: Số tuần: 1 tuần Từ ngày 22/03/2021 đến 26/03/2021)

(2)

Tên chủ đề nhánh 2:

(Thời gian thực hiện: Số tuần: 1 tuần A. TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động Nội dung Mục đích- yêu cầu Chuẩn bị

Đón trẻ

- chơi

- Thể dục sáng

1. Đón trẻ.

- Đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh

- Kiểm tra đồ dùng, tư trang của trẻ

- Hướng dẫn trẻ tự cất đồ dùng

- Hướng trẻ vào góc chơi

* Trò chuyện về chủ đề - Xem tranh trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường thuỷ..

3. Điểm danh.

- Điểm danh kiểm tra sĩ số.

- Dự báo thời tiết 2. Thể dục sáng.

+ Đtác hô hấp: Thổi bóng bay

Tay vai: hai tay đưa lên cao, ra trước

- Bụng lườn: ngồi duỗi chân, cúi gập người về phía trước

- Chân: ngồi xuống đứng lên liên tục nhịp - Bật: tại chỗ

+ Hồi tĩnh: Con công

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ, ghi nhớ những điều phụ hunh dặn dò.

- Lấy những vật sắc nhọn trẻ mang theo không đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Rèn tính tự lập và thói quen gọn gàng, ngăn nắp.

- Tạo hứng thú cho trẻ.

- Trẻ biết đặc điểm, lợi ích của một số phương tiện giao thông đường thuỷ.

- Nắm được sĩ số trẻ

- Biết được đặc điểm thời tiết, ăn mặc phù hợp với thời tiết.

- Trẻ biết tập các động tác thể dục đúng nhịp theo hướng dẫn của cô, hứng thú tập các động tác thể dục.

- Phát triển thể lực cho trẻ.

Tạo thói quen thể dục cho trẻ..

- Phòng nhóm sạch sẽ, sổ tay - Túi hộp để đồ

- Tủ đồ dùng cá nhân của trẻ.

- Một số đồ chơi ở các góc.

- Tranh, ảnh chủ đề.

- Sổ điểm danh - Lịch của bé

- Sân tập sạch sẽ, mát mẻ, đảm bảo an toàn.

- Bản nhạc bài hát.

(3)

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Từ ngày 15/03/2021 đến 02/04/2021) Phương tiện GT đường thuỷ

Từ ngày 22/03/2021 đến 26/03/2021) HOẠT ĐỘNG.

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Đón trẻ:

- Cô đón trẻ nhẹ nhàng, ân cần niềm nở với trẻ.

- Cô trao đổi với phụ huynh tình hình của trẻ, ghi những điều phụ huynh dặn dò vào sổ tay.

- Cô kiểm tra trong túi, ba lô của trẻ xem có gì không an toàn cho trẻ cô phải cất giữ. Giáo dục trẻ không mang những vật sắc nhọn, độc hại...đến lớp.

- Cô nhắc trẻ mang đồ dùng cá nhân cất vào tủ cá nhân ngay ngắn.

- Cô hướng trẻ vào các loại đồ chơi mà trẻ yêu thích.

* Trò chuyện:

- Cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông đường thuỷ. Đường hàng không

- Giáo dục trẻ biết tuân thủ luật lệ giao thông 3. Điểm danh:

- Cho trẻ ngồi ngay ngắn theo tổ, cô gọi tên trẻ theo danh sách, điền sổ đúng theo quy định..

- Cô hỏi trẻ về thời tiết trong ngày.

- Cho trẻ lấy kí hiệu thời tiết phù hợp gắn lên bảng.

- Nhận xét.

2. Thể dục sáng:

- Tập trung trẻ, kiểm tra sức khoẻ, trang phục của trẻ.

+ Khởi động: Cho trẻ tập xoay cổ tay, chân, gối...

+ Trọng động: Cô cho trẻ xếp 3 hàng, giãn cách hàng, cô đứng ở vị trí dễ quan sát, tập cùng trẻ các động tác thể dục hô hấp, tay bả vai, lưng bụng, chân theo nhạc bài hát chủ đề “Em đi qua ngã tư đường phố”.

- Cho trẻ tập.

- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.

+ Hồi tĩnh: Cho trẻ tập các động tác điều hoà.

- Cô nhận xét buổi tập, cho trẻ vào lớp

- Trẻ chào cô giáo và chào bố mẹ rồi vào lớp.

- Trẻ đưa ba lô cho cô kiểm tra.

- Trẻ cất đồ dùng vào tủ cá nhân

- Trẻ chơi theo ý thích của trẻ.

- Trẻ xem tranh và trả lời các câu hỏi của cô theo sự hiểu biết của trẻ.

- Trẻ ngồi ngay ngắn - Lắng nghe

- Gắn kí hiệu thời tiết

- Trẻ tập

- Trẻ tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Trẻ tập - Trẻ chơi - Trẻ tập - Trẻ vào lớp.

(4)

Hoạt

động Nội dung Mục đích- Yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động góc

1. Góc xây dựng + Xếp ôtô, thuyền, ca nô.

+ Lắp ráp ô tô, tàu thủy, bến cảng

2. Góc phân vai:

+ Chơi đóng vai chú cảnh sát giao thông + Người bán vé, xé vé trên bến thuyền.

+ Hành khách đi tàu.

+ Người lái tàu.

3. Góc khám phá - Chơi lô tô các PTGT

4. Góc học tập:

- Xem tranh ảnh về các phương tiện giao thông đường thủy

- Tô màu tranh các phương tiện giao thông đường thủy

- Trẻ biết xếp các khối tạo thành bến cảng

- Biết xếp hình tàu thuyền từ các nguyên vật liệu có sẵn.

- Trẻ biết nhập vai chơi và phối hợp với nhau khi chơi. Trẻ có kỹ năng làm việc theo nhóm.

- Biết thể hiện đúng vai.

- Trẻ biết chơi lô tô về các phương tiện giao thông.

Rèn kĩ năng nhận biết, phân biệt cho trẻ

- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng xé, dán để trang trí các phương tiện giao thông, đèn tín hiệu giao thông

- Biết tô màu đẹp, không trườm ra ngoài

- Gạch, hàng rào, các khối gỗ, cây xanh....

- Trang phục.

- Đồ dùng đồ chơi.

- Lô tô các PTGT

- Giấy màu, keo dán

- Bút sáp màu, tranh ảnh các PTGT

(5)

HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ

(6)

- Cô trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông đường thuỷ, dường hàng không.

2. Giới thiệu góc chơi:

- Lớp mình có bao nhiêu góc chơi? Là những góc chơi nào? Cô giới thiệu 4 góc sẽ chơi trong ngày và giới thiệu đồ chơi ở các góc.

3. Trẻ tự chọn góc chơi:

- Cho trẻ tự chọn góc chơi: Các con thích chơi ở góc nào? con hãy về góc chơi mà con thích.

4. Trẻ phân vai chơi:

- Cô đến từng góc chơi giúp đỡ trẻ thoả thuận phân vai chơi trong nhóm:

+ Góc xây dựng: Con định xếp gì? Con sẽ xếp như thế nào để xếp được PTGT?

+ Góc phân vai: Ai nào đóng vai bố, mẹ, con...?.Ai đóng vai là người bán vé? Ai là người mua vé?

+ Góc khám phá: Hôm nay con sẽ chơi gì? Con chơi như thế nào?

+ Góc học tập: Con cầm sách như thế nào? Khi tô màu để bức tranh đẹp con tô như thế nào?

5. Quan sát hướng dẫn trẻ chơi, chơi cùng trẻ:

- Cô đến từng góc chơi quan sát, giúp đỡ động viên trẻ chơi. Có thể nhập vai chơi cùng trẻ, gợi ý trẻ liên kết các góc chơi với nhau, tạo tình huống chơi cho trẻ, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.

6. Nhận xét buổi chơi:

- Cô và trẻ đến các nhóm chơi, gợi ý trẻ nhận xét mình, nhận xét bạn chơi trong nhóm, cô nhận xét từng góc chơi.

7. Củng cố tuyên dương:

- Động viên cả lớp và mở rộng nội dung chơi buổi sau.

- Trẻ trò chuyện cùng cô.

- Trẻ kể tên các góc chơi.

- Trẻ lắng nghe cô.

- Trẻ về góc chơi mình thích.

- Trẻ phân vai chơi.

- Trẻ nói lên dự định của mình.

- Trẻ trả lời theo ý tưởng của mình.

- Trẻ nêu dự định của mình

- Trẻ tham gia vào quá trình chơi, nhập vai chơi, phối hợp với nhau trong nhóm chơi.

- Trẻ nhận xét mình, nhận xét bạn theo gợi ý của cô.

- Trẻ đi thăm quan và lắng nghe cô nhận xét.

- Thu dọn đồ dùng đồ chơi

TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động Nội dung Mục đích- Yêu cầu Chuẩn bị

(7)

Hoạt động ngoài trời

1. Hoạt động có chủ đích

- Quan sát và trò chuyện về các PTGT đường thuỷ

- Xếp hình các tàu, thuyền bằng hột hạt, que.

- Chăm sóc chậu hoa, cây cảnh góc thiên nhiên.

- Gấp thuyền giấy, làm thuyền bằng lá - Quan sát thời tiết

2. Trò chơi vận động

- TC thuyền về bến, Thả thuyền, Đi theo hiệu lệnh.

- Trò chơi thả đỉa ba ba

3. Chơi tự do - Chơi tự do

- Chơi với đò chơi ngoài trời.

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một giao thông đường thuỷ.

- Nắm được một số quy định khi tham gia giao thông đường thuỷ.

- Rèn kỹ năng khéo léo của trẻ.

- Trẻ tưới cây, chăm sóc cây

- Trẻ biết gấp thuyền từ giấy.

- Trẻ biết được đặc điểm thời tiết.

- Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi của trò chơi

- Trẻ hứng thú với trò chơi và hiểu rõ được luật chơi, cách chơi của trò chơi, tham gia chơi cùng bạn.

- Trẻ biết chơi theo yêu cầu của cô

- Tạo sự thoải mái cho trẻ trong khi chơi.

- Trẻ biết chơi với những trò chơi trẻ thích

- Địa điểm quan sát.

- Hột, hạt, que

- Địa điểm.

- Giấy, chậu nước.

- Địa điểm.

- Địa điểm

- Đồ chơi ngoài trời.

(8)

1. Hoạt động có chủ đích:

- Kiểm tra sức khỏe, trang phục của trẻ.

- Ổn định tổ chức: cho trẻ đứng ở vị trí dễ quan sát.

- Cho trẻ quan sát và đàm thoại cùng trẻ về từng nội dung quan sát:

* Cô cho trẻ quan sát và trò chuyện về các PTGT:

+ Đây là PTGT gì? Hoạt động ntn?....

* Xếp hình các phương tiện giao thông đường thủy bằng hột, hạt, que:

+ Đây là hạt gì? Các con có thể xếp đựơc gì?

+ Cô bao quát và hướng dẫn trẻ xếp.

* Chăm sóc chậu hoa, cây cảnh góc thiên nhiên.

- Cô đưa trẻ đến địa điểm, trò chuyện cùng trẻ + Các con sẽ làm gì để cho cây xanh tốt?

+ Cô hướng dẫn trẻ cách chăm sóc cây

* Gấp thuyền giấy

- Cô hướng dẫn trẻ gấp thuyền bằng giấy và cho trẻ thả thuyền xuống chậu nước.

+ Các con thấy thuyền như thế nào khi thả xuống nước?

* Quan sát thời tiết.

- Đưa trẻ đến địa điểm quan sát

+ Các con thấy hôm nay thời tiết như thế nào?

+ Trò chuyện với trẻ về trời nắng hay mưa?

2. Trò chơi vận động:

- Cô giới thiệu tên các trò chơi: Thuyền về bến, đi theo hiệu lệnh, thả đỉa ba ba

- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi.

- Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần - Nhận xét sau khi chơi.

3. Chơi tự do:

- Cô giới thiệu các đồ chơi và cho trẻ ra chơi.

- Cô bao quát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ chơi an toàn.

- Kết thúc giờ chơi: Cô nhận xét qua các nhóm chơi, động viên tuyên dương trẻ, nhắc trẻ vào lớp vệ sinh rửa tay.

- Khỏe mạnh, trang phục gọn gàng.

- Quan sát.

- Trò chuyện, trả lời các câu hỏi của cô.

- Trả lời cô.

- Trẻ lắng nghe - Lắng nghe - Trẻ gấp thuyền.

- Trẻ trò chuyện

- Trẻ tham gia chơi - Trẻ lắng nghe - Chơi theo ý thích

- Lắng nghe

- Vào lớp, vệ sinh rửa tay.

(9)

TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động Nội dung Mục đích- Yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ăn

- Chăm sóc trẻ trước khi ăn.

- Chăm sóc trẻ trong khi ăn.

- Chăm sóc trẻ sau khi ăn.

- Trẻ được vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, biết rửa tay, rủa mặt đúng cách. biết xếp hàng chờ đến lượt rửa tay, rửa tay xong khóa vòi nước.

- Trẻ ăn hết xuất

- Rèn cho trẻ có thói quen, hành vi văn minh lịch sự trong ăn uống.

- Hình thành thói quen tự phục vụ, biết giúp cô công việc vừa sức

- Nuớc, xà phòng, khăn mặt, khăn lau tay

- Bàn ghế, bát, thìa, đĩa đựng cơm rơi, khăn lau tay.

- Cơm, canh, thức ăn.

- Rổ đựng bát

Hoạt động ngủ

- Chăm sóc trẻ trước khi ngủ

- Chăm sóc trẻ trong khi ngủ

- Chăm sóc trẻ sau khi ngủ

- Hình thành thói quen tự phục vụ cho trẻ trước khi đi ngủ.

- Giúp trẻ có thời gian nghỉ ngơi sau các hoạt động, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ.

- Trẻ ngủ ngon, sâu giấc, ngủ đủ giấc.

- Trẻ thấy thoải mái sau khi ngủ dậy, tạo thói quen tự phục vụ cho trẻ.

- Phản, chiếu, chăn, gối, quạt, phòng nhóm thoáng mát, giá để giày dép cho trẻ.

- Giá để gối, chiếu

- Tủ đựng chăn màn chiếu

(10)

- Cô hướng dẫn trẻ rửa tay, rửa mặt theo đúng quy trình, cho trẻ rửa tay bằng xà phòng.

- Cho trẻ ngồi vào bàn ăn, chỉnh tư thế ngồi cho trẻ.

- Cô vệ sinh tay sạch sẽ và chia cơm cho trẻ.

- Giới thiệu các món ăn kích thích vị giác của trẻ bằng các hình thức khác nhau, giáo dục dinh dưỡng, tạo hứng thú cho trẻ đến với bữa ăn.

- Cô cho trẻ ăn, nhắc trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn.

- Quan sát nhắc nhở trẻ một số hành vi văn minh không làm rơi vãi, không nói chuyện trong khi ăn, động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất, nhắc nhở động viên những trẻ ăn chậm, trẻ biếng ăn.

- Trẻ ăn xong cô hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa vào đúng nơi quy định.

- Cho trẻ cùng cô thu dọn đồ dùng.

- Cô nhắc trẻ vệ sinh miệng, xúc miệng, lau miệng, uống nước, lau tay, cho trẻ hoạt động nhẹ nhàng rồi đi vệ sinh.

- Trẻ rửa tay, rửa mặt theo hướng dẫn của cô.

- Trẻ vào bàn ngồi ngay ngắn

- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu món ăn, giá trị dinh dưỡng trong các món ăn.

Trẻ mời cô, mời bạn và ăn cơm.

- Trẻ nhặt cơm rơi vào đĩa và lau tay bằng khăn ẩm.

- Trẻ cất bát, thìa vào rổ - Trẻ cùng cô thu dọn bàn ghế

- Trẻ đi vệ sinh tay, miệng sạch sẽ

- Cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, cất giày dép gọn gàng trên giá để dép và vào phòng ngủ.

- Cô cho trẻ vào phòng ngủ sắp xếp chỗ cho trẻ ngủ, cho trẻ đọc bài thơ “ Giờ đi ngủ” nhắc nhở trẻ ngủ nằm ngay ngắn kkhông nói chuyện.

- Cô quan sát trẻ ngủ, sửa tư thế nằm ngủ cho trẻ, phát hiện kịp thời và xử lý các tình huống xảy ra trong khi trẻ ngủ.

- Sau khi trẻ ngủ dậy cô cho trẻ cất gối, chiếu, lấy dép đeo và nhắc trẻ đi vệ sinh. Cho trẻ vận động nhẹ nhàng để trẻ tỉnh táo sau khi trẻ ngủ

- Trẻ đi vệ sinh và xếp dép gọn gàng.

- Trẻ vào chỗ nằm và đọc thơ

- Trẻ ngủ

- Trẻ cất gối, chiếu, đi vệ sinh.

- Trẻ vận động nhẹ nhàng

(11)

TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động Nội dung Mục đích- Yêu cầu Chuẩn bị

Chơi, hoạt động theo ý

thích

1. Vận động nhẹ ăn quà chiều

2. Hoạt động học:

- Ôn kiến thức cũ:

+ LQVCC: p,q + Hát: Em đi chơi thuyền...

+ Gấp thuyền

- Làm quen kiến thức mới:

+ Trò chuyện về các PTGT đường thuỷ.

* Chơi tự do ở các góc.

- Biểu diễn văn nghệ.

3. Nêu gương.

- Trẻ ăn hết xuất ăn chiều của mình.

- Trẻ nhớ chữ cái đã học.

- Trẻ thuộc bài hát.

- Trẻ được làm quen trước với bài mới.

- Trẻ được chơi vui vẻ sau một ngày học tập.

- Trẻ biểu diễn các bài hát trong chủ đề.

- Trẻ nêu được các tiêu chuẩn bé ngoan.

- Nhận xét các bạn trong lớp.

- Trẻ nhận biết ống cờ của mình và lên cắm cờ.

- Quà chiều

- Trẻ làm quen

- Các góc chơi.

- Trẻ hát - Trẻ nêu

- Bảng bé ngoan - Cờ

Trả trẻ

- Hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân.

- Hướng dẫn trẻ lấy đồ dùng cá nhân, trao đổi với phụ huynh về tình hình trong ngày của trẻ.

- Trả trẻ tận tay phụ huynh.

- Trẻ gọn gàng, sạch sẽ trước khi ra về.

- Giáo dục cho trẻ có thói quen lễ giáo: Trẻ biết chào hỏi trước khi về.

- Khăn mặt, lược, dây buộc tóc...

- Đồ dùng cá nhân của trẻ.

(12)

- Cô cho trẻ đứng dậy xếp hàng và vận động nhẹ nhàng theo bài hát: Đu quay

- Cô cho trẻ nhẹ nhàng vào bàn ăn chia đồ ăn cho trẻ và cho trẻ ăn.

* Cô cho trẻ ôn luyện những kiến thức đã học buổi sáng.

- Cô cho trẻ làm quen với kiến thức với các trò chơi mới, bài thơ, bài hát, truyện kể...

- Cô cho trẻ tự chọn đồ chơi theo nhu cầu và khả năng của trẻ. Cô quan sát và chơi cùng trẻ. Khi hết giờ chơi cô cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng.

- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ các bài hát trong chủ đề theo tổ, nhóm, cá nhân.

- Cho trẻ nêu tiêu chuẩn bé ngoan theo gợi ý của cô - Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của cô.

- Cô nhận xét chung và cho trẻ lên cắm cờ. Khuyến khích động viên trẻ cho buổi học hôm sau.

- Trẻ vận động - Trẻ ăn

- Trẻ trả lời những câu hỏi của cô.

- Trẻ làm quen.

- Trẻ chơi

- Trẻ biểu diễn văn nghệ.

- Trẻ nêu - Trẻ nhận xét.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lên cắm cờ.

- Cô cho trẻ đi lau mặt, chải đầu, chỉnh sửa trang phục cho trẻ gọn gàng sạch sẽ.

- Kiểm tra đồ dùng cá nhân của trẻ.

- Hướng dẫn trẻ tự lấy đồ dùng cá nhân.

- Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày.

- Nhắc trẻ chào bố mẹ, chào cô và các bạn và lấy đồ dùng cá nhân trước khi về.

- Trẻ rửa mặt sạch sẽ

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân.

- Chào bố mẹ, cô giáo và các bạn trước khi về.

- Tự lấy đồ dùng cá nhân.

(13)

B. HOẠT ĐỘNG HỌC

Thứ 2 ngày 22 tháng 03 năm 2021 Tên hoạt động: Thể dục:

VĐCB: Bò chui qua ống dài.

VĐ ÔN: Ném trúng đích thẳng đứng.

TCVĐ: Ném bóng

Hoạt động bổ trợ: Hát “Một đoàn tảu”

I. Mục đích - yêu cầu 1. Kiến thức:

- Trẻ bò và chui được qua ống dài 1,5m x 0,6m

- Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng thể hiện được sự khéo léo, linh hoạt của cẳng chân, bàn tay.

- Trẻ nhớ tên vận động, tên trò chơi, hiểu đựơc cách chơi và luật chơi.

2. Kỹ năng:

- Phát triển cơ chân, cơ tay.

- Rèn kỹ năng vận động của trẻ.

- Củng cố khả năng bò chui qua ống dài của trẻ.

- Phát triển tính cách tự tin, mạnh dạn của trẻ.

3. Giáo dục thái độ:

- Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô:

- Ống cho trẻ chui đúng kích thước.

- Cột bóng, bóng.

- Gậy thể dục, sắc xô

- Nhạc bài hát: “Em đi chơi thuyền”

- Sân rộng, sạch sẽ thoáng mát 2. Đồ dùng của trẻ:

- 24 gậy thể dục

- Trang phục gọn gàng.

3. Địa điểm:

- Ngoài sân.

III. Tổ chức hoạt động

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức:

- Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề:

+ Hãy kể tên một số loại phương tiện giao

- Cùng trò chuyện

- Trẻ kể: Thuyền buồm,

(14)

ở đâu?

+ Khi ngồi trên các loại phương tiện giao thông đó cần chú ý điều gì?

- Khi ngồi trên tàu, thuyền phải mặc áo phao, không được thò tay…

2. Hướng dẫn

- Cô kiểm tra sức khoẻ trẻ.

2.1. Hoạt đông 1: Khởi động.

- Cô cho trẻ đi theo vòng tròn theo hiệu lệnh của cô và hát: Đoàn tàu nhỏ xíu. Kết hợp với các kiểu đi: đi thường, đi kiễng chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm, về ga. Sau đó về 4 hàng tập thể dục

2.2. Hoạt động 2: Trọng động.

* BTPTC:

+ ĐT Tay: Đưa trước lên cao.(3 lần x 8 Nhịp) + ĐT Chân: Bước khụy gối.( 3 lần x 8 nhịp) + ĐT Bụng: Đưa tay lên vao và cúi người xuống( 2 lần x 8 nhịp)

+ ĐT Bật: bật tách khép chân (2lần x 8 nhịp).

- Cho trẻ về 2 hàng ngang dối diện nhau 3m

* Vận động cơ bản: Bò chui qua ống dài, ném trúng đích thẳng đứng.

+ Cô làm mẫu lần 1: không phân tích.

+ Lần 2 cô phân tích :

TTCB: 2 tay áp sát sàn, cẳng chân áp sát sàn, mắt nhìn thẳng.

TH: Khi có hiệu lệnh của cô “bắt đầu” thực hiện bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua ống dài. Bò hết ống đưa từng chân ra trước đứng dậy, nhanh chân chạy về cuối hàng.

- Cô gọi 2 trẻ lên tập mẫu (Nếu trẻ tập được cô cho cả lớp tập)

- Cho trẻ tập 2 lần có thay đổi hình thức.

- Cô quan sát động viên trẻ tập

* Trò chơi vận động: “ Ném bóng”

- Cô giới thiệu tên trò chơi

+ Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội. Khi có hiệu

- Tập theo cô

- Trẻ tập

- Về 2 hàng ngang.

- Trẻ quan sát

- Trẻ quan sát và lắng nghe

- Trẻ tập mẫu - Trẻ thực hiện.

- Lắng nghe.

(15)

lệnh 2 bạn ở mỗi đội phải chui qua ống sau đó nhặt bóng và ném vào rổ.

+ Luật chơi: Bóng ra ngoài sẽ không được tính, Đội nào ném được nhiều bóng đội đó sẽ chiến thắng.

- Trẻ chơi 1 - 2 lần.

2.3. Hoạt động 4: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng trên nền nhạc nhẹ.

- Trẻ chơi hứng thú.

- Đi nhẹ nhàng.

3. Kết thúc:

- Cho trẻ nhắc lại tên bài học.

- Nhận xét, tuyên dương, giáo dục trẻ.

- Bò chui qua ống dài

* Đánh giá trẻ hàng ngày : ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về:tình trạng sức khoẻ; trạng thái; thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kĩ năng của trẻ.)

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

(16)

Tìm hiểu chiếc thuyền nan, tàu thủy, canô.

Hoạt động bổ trợ: hát bài “Em đi chơi thuyền”

I. M c đích ụ - yêu c u:ầ 1. Ki n th c:ế

- Trẻ gọi tên, nhận biết đặt điểm nơi hoạt động, công dụng . - Biết so sánh phân loại một số loại phương tiện GT đường thủy - Biết kể tên một số pt mà trẻ biết

- Trẻ biết công dụng của các phương tiện giao thông đó 2. Kỹ năng:

- Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.

- Trẻ biết so sánh, phân loại các phương tiện giao thông.

- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

3. Giáo dục thái độ:

- Giáo dục trẻ biết khi tham gia gtđt thì phải biết chấp hành đúng luật lệ giao thông,

- Khi ngồi trên thuyền phải cẩn thận,đảm bảo an toàn.

II. Chu n b :ẩ ị

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ a. Đồ dùng của cô:

- Các tranh về phượng tiện gt đường thủy trên vi tính (Thuyền buồm, tàu thủy, thuyền thúng, ca nô…)

- Giấy gấp thuyền, cây môn để ghộp bố … - Bể nước, thuyền đồ chơi

b. Đồ dùng của trẻ:

- Lô tô về các phương tiện giao thông đường thuỷ 2. Địa điểm tổ chức:

- Tổ chức trong lớp.

III. Tổ chức hoạt động

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức:

- Cô cùng trẻ hát “ Em đi chơi thuyền”

+ Bài hát có nhắc đến PTGT gì?

+ Thuyền chạy ở đâu?

- Ngoài thuyền còn có những loại phương tiện nào nữa hôm nay cô cùng các con sẽ cùng tìm hiểu nhé!

2. Hướng dẫn:

- Trẻ hát - Thuyền - Trên sông...

- Vâng ạ

(17)

a. Hoạt động 1: Quan sát - đàm thoại:

* Cô cho trẻ xem tranh thuyền buồm:

- Đây là phương tiện gì ?

- Cho trẻ nhận xét về đặc điểm của chiếc thuyền buồm.

- Cánh buồm có tác dụng gì?

- Thuyền chạy được nhờ có gì? Thuyền buồm dùng để làm gì?

- Cô cho trẻ đọc tên thuyền buồm 1-2 lần.

-> Cô chốt lại: Thuyền buồm có thân và cánh buồm, Cánh buồm dùng để đón gió, Nhờ sức gió thuyền có thể đi được và thuyền dùng để chở người và hàng hoá.

* Tìm hiểu về tàu thuỷ:

- Cô đọc câu đố cho trẻ đoán:

Thân hình bằng sắt Nổi nhẹ trên sông Chở chú hải quân Tuần tra biên giới.

Là cái gì?

- Cho trẻ xem hình ảnh tàu thủy kết hợp đàm thoại:

+ Tàu thủy có những bộ phận nào?

+ Nó hoạt động ở đâu?

+ Chạy bằng gì?

+ Người lái tàu thủy gọi là gì?

=> Cô nói: Tàu thủy là phương tiện giao thông đường thủy, dùng để chở nhiều người và hàng hóa chạy ngoài biển .

* Cho trẻ quan sát tàu đánh cá.

- Tàu đánh cá giúp gì cho các ngư dân?

- Tàu đánh cá chạy được nhờ vào điều gì?

+ Cô cho trẻ kể tên những phương tiện GT đường thủy mà trẻ biết.

* Mở rộng:

- Cô giới thiệu thêm một số PTGT đường thuỷ cho trẻ: ca nô, thuyền thúng, bè mảng…

- Cô giáo dục trẻ.

- Trẻ quan sát - Thuyền buồm

- Có thân, cánh buồm.

- Đón gió để thuyển đi được.

- Nhờ có gió.

- Lắng nghe.

- Tàu thuỷ

- Quan sát - Mui, … - Trên biển - Động cơ

- Đánh cá - Động cơ

- Trẻ quan sát.

(18)

- Giống nhau : Đều là phương tiện giao thông đường thủy, để chở người hàng hóa từ nơi này sang nơi khác.

- Khác nhau: Tàu thủy chạy bằng động cơ , chở được nhiều hàng hóa.

Thuyền buồm chạy bằng sức gió, sức người, chở được ít hàng hóa hơn.

* Phân loại.

+ Phương tiện đường thủy chạy bằng động cơ:

(tàu thủy, ca nô, tàu đánh cá, phà)

+ Phương tiện đường thủy chạy bằng sức người:

(Bè mảng, thuyền thúng, thuyền có mui…) c. Hoạt động 3: Luyện tập

* Trò chơi 1: Tìm đúng phương tiện giao thông.

- Mỗi trẻ một rổ lô tô về các phương tiện giao thông đường thuỷ. Khi cô yêu cầu tìm phương tiện giao thông nào trẻ sẽ tìm trong rổ và dơ lên.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

* Trò chơi 2: “Bé thi tài”

+ Cách chơi : Chia lớp thành 2 độ, mỗi đội có rất nhiều tranh lô tô về phương tiện giao thông nhiệm vụ của 2 đội là tìm những phương tiện giao thông đường thủy.

+ Luật chơi: Đội nào tìm được nhiều đội đó sẽ chiến thắng.

- Tổ chức cho trẻ chơi 1 – 2 lần.

- Nhận xét sau mỗi lần chơi.

3. Kết thúc:

- Cho trẻ nhắc lại tên bài học?

- Giáo dục trẻ.

- Nhận xét – tuyên dương.

- Trẻ so sánh

- Lắng nghe

- Trẻ chơi.

- Lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ nhắc lại.

* Đánh giá trẻ hàng ngày : ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về:tình trạng sức khoẻ; trạng thái; thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kĩ năng của trẻ.)

(19)

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Thứ 4 ngày 24 tháng 03 năm 2021 Hoạt động chính: Văn học: Thơ: Cô dạy con

(20)

1. Kiến thức:

- Trẻ thuộc bài thơ, biết tên bài thơ, tác giả.

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ, đọc rõ lời.

- Trẻ chăm chú lắng nghe, biết quan sát và chú ý.

3. Giáo dục:

- Trẻ biết đi đúng phần đường của mình, biết thực hiện các quy định và luật giao thông khi tham gia.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng

- Tranh thơ, mô hình bài thơ - Giáo án điện tử.

- 1 số bài hát.

2. Địa điểm - Trong lớp.

III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức.

- Cho trẻ hát và vận động bài " Em đi chơi thuyền".

+ Hôm nay các con đi học bằng PTGT gì?.

+ Đi bằng phương tiện gì?.

+ Khi tham gia vào các phương tiện giao thông các con phải làm gì?.

- Có một bài thơ của tác giả Bùi Thị Tình nói về nơi hoạt động của các loại phương tiện giao thông đó như thế nào hôm nay cô và các con cùng học bài thơ “Cô dạy con” nhé.

2. Hướng dẫn.

2.1.Hoạt động 1: Đọc thơ diễn cảm.

- Cô đọc lần 1, kết hợp bằng lời diễn cảm, thể hiện tình cảm và minh họa bài thơ.

- Giới thiệu tên bài thơ, tác giả..

- Cô đọc lần 2 bằng máy chiếu và thể hiện diễn cảm bài thơ.

- Trẻ đi theo vòng tròn và hát vận động theo nhạc bìa hát.

- Đi bằng xe đạp, xe máy...

- Phải ngồi ngay ngắn và không thò đầu, tay ra ngoài, đội mũ bảo hiểm

- Trẻ chú ý lắng nghe khi giáo viên giới thiệu bài.

(21)

- Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ “Cô dạy con” của tác giả Bùi Thị Tình đã nói đến nơi hoạt động của các loại phương tiện giao thông. Khi các con tham gia trên các tuyến đường cho dù là đường bộ, đường sắt hay đường thủy thì các con phải đi bên phải đường và đi đúng phần đường dành cho mình.

- Cô đọc lần 3 bằng mô hình . 2.2.Hoạt động 2: Đàm thoại.

+ Các con vừa nghe bài thơ gì?.

+ Bài thơ của tác giả nào?.

+ Trong bài thơ có những phương tiện giao thông nào?

+ Cô giáo dạy em bé những luật giao thông nào?

+ Để an toàn khi tham gia giao thông các con phải làm thế nào?

* Trẻ đọc thơ

- Dạy trẻ đọc cả bài thơ 3 lần.

- Dạy trẻ đọc thơ theo tổ.

- Cho trẻ đọc thơ nối tiếp.

- Mời các nhân trẻ đọc bài.

- Giáo viên sửa sai, sửa ngọng cho trẻ khi đọc bài.

3. Kết thúc

- Hôm nay cô và các con học bài thơ gì?.

- Bài thơ của tác giả nào?.

- Giáo dục trẻ qua bài học.

- Trẻ chú ý lắng nghe

-

- Bài thơ Cô dạy con - Nhà thơ Bùi Thi Tình - Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ đọc theo cô - 3 tổ đọc thi.

- Trẻ đọc thơ theo cá nhân.

- Bài thơ Cô dạy con - Trẻ trả lời

* Đánh giá trẻ hàng ngày : ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về:tình trạng sức khoẻ; trạng thái; thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kĩ năng của trẻ.)

...

(22)

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Thứ 5 ngày 25 tháng 03 năm 2021 Tên hoạt động: Hành vi và quy tắc ứng xử XH

Một số hành vi văn minh khi tham gia giao thông

(23)

Hoạt động bổ trợ: Bài hát “Em đi chơi thuyền”

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

Trẻ biết một số hành vi văn minh khi tham gia giao thông (xếp hàng chờ đến lượt; ngồi đúng số ghế; không chạy nhảy, nô đùa, không nói chuyện to, không la hét; không vứt rác trên tàu, xe, máy bay…).

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng khi tham gia giao thông cho trẻ.

- Rèn kỹ năng nói đủ câu, rõ ý cho trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ đoàn kết và biết phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Tivi, loa, máy tính, bài giảng PP.

- Vé tàu, số ghế trên tàu - Nhạc một số bài hát.

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức:

- Tập trung trẻ.

- Cô cho trẻ hát “ Em đi chơi thuyền”.

- Bái hát nhắc đến PTGT gì?

- Con hãy kể tên các loại phương tiện giao thông khác ngoài thuyền?

Khi tham gia các phương tiện giao thông như:

xe buýt, ô tô khách, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay...

các con cần có những hành vi văn minh nào?

2. Hướng dẫn:

2.1. Hoạt động 1: Một số hành vi văn minh khi tham gia giao thông:

* Xếp hàng chờ đến lượt:

- Cho trẻ xem một đoạn video, đàm thoại:

+ Các bạn nhỏ đang làm gì?

+ Các bạn lên xe buýt như thế nào?

+ Con nhận ra điều gì khác biệt trong đoạn video vừa xem không?

- Trẻ tập trung.

- Trẻ hát + vận động.

- Thuyền ạ .

- Ô tô khách, tàu hỏa, máy bay, tàu, thuyền...

- Trẻ nói theo ý hiểu.

- Trẻ xem.

- Đang xếp hàng lên xe buýt.

- Lên lần lượt từng người.

- Bạn Minh không xếp hàng mà chạy từ dưới lên trên để

(24)

+ Khi lên tàu, xe... các con phải như thế nào?

- Cô khái quát lại: Khi đi tàu, xe, máy bay..., các con phải xếp hàng lên tàu, xe, máy bay... theo thứ tự, không được chen lấn xô đẩy.

* Ngồi đúng ghế:

- Cho trẻ xem tiếp đoạn video, đàm thoại:

+ Các bạn nhỏ đã làm gì sau khi lên xe?

+ Sau khi xem xong đoạn video, con ấn tượng nhất với bạn nhỏ nào? Vì sao?

+ Các bạn ấy đã làm gì để ngồi đúng ghế của mình?

+ Có phải tất cả các bạn ấy đều ngồi đúng ghế của mình không?

+ Ai đã không ngồi đúng ghế?

+ Điều gì đã xảy ra khi bạn Minh không ngồi đúng ghế?

+ Bạn Thảo đã ngồi ở đâu khi không có ghế?

+ Trong trường hợp này, ai đúng? Ai sai? Vì sao?

+ Nếu con cũng đi trên xe này, con sẽ làm gì?

- Khái quát: Khi đi tàu, xe, máy bay, chúng mình phải ngồi đúng ghế có số tương ứng với số ghi trên vé.

* Không chạy nhảy, nô đùa, không nói chuyện to, không la hét, không vứt rác:

- Cho trẻ xem tiếp đoạn video và đàm thoại:

+ Trong khi các bạn nhỏ đang ngủ thiếp đi vì mệt thì điều gì đã xảy ra?

+ Sau khi gọi mãi các bạn không dậy, bạn Minh đã làm gì?

+ Con có nhận xét gì về hành động của bạn

không xếp hàng chờ đến lượt và đã xô đẩy bạn khác.

- Xếp hàng theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy - Trẻ lắng nghe.

- Ngồi vào ghế.

- Trẻ trả lời theo ý.

- Tìm ghế có số ghi tương ứng với số trên vé.

- Không - Bạn Minh.

- Bạn Thảo không có ghế ngồi.

- Ngồi chung ghế với bạn Vân.

- Bạn Minh sai vì đã không ngồi đúng ghế của mình, các bạn đúng vì ngồi đúng ghế.

- Trả trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ xem.

- Bạn Minh chạy nhảy từ đầu đến cuối xe và la hét gọi mọi người dậy chơi với mình.

- Bạn Minh bỏ bánh ra ăn và

(25)

Minh?

+ Nếu chạy nhảy, nô đùa trên tàu xe thì dễ xảy ra điều gì?

+ Còn nếu la hét, nói chuyện to thì sẽ ra sao?

+ Con đã bao giờ vứt rác ra xe như bạn Minh chưa?

+ Làm như bạn Minh có được không? Vì sao?

- Khái quát: Các con không nên chạy nhảy, nô đùa, không nên la hét, nói chuyện to, không vứt rác vừa bãi trên tàu, xe, máy bay…

2.2. Hoạt động 2: Trò chơi “Hành trình của những người bạn”:

- Cô giới thiệu tên TC “Hành trình của những người bạn”.

- Giới thiệu cách chơi, luật chơi:

+ Cách chơi: Cô Nhung đóng làm nhân viên bán vé tàu, các bạn và cô Hải sẽ đóng vai hành khách đi tàu. Hành khách sẽ phải mua vé để đi tàu.

+ Luật chơi: Các hành khách phải có thái độ và hành vi văn minh khi tham gia cuộc hành trình.

Nếu hành khách nào có thái độ hành vi không văn minh thì hành khách đó sẽ phải xuống tàu không được tham gia cuộc hành trình.

- Cho trẻ chơi:

3. Kết thúc

Hỏi lại trẻ tên bài học?

Nhận xét, tuyên dương

vứt vỏ bánh ra khắp xe.

- Trẻ trả lời.

- Bị ngã.

- Sẽ mất trật tự, làm ảnh hưởng đến người khác.

- Trẻ trả lời.

- Không được, vì sẽ làm bẩn xe.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi.

- Một số hành vi văn minh khi tham gia giao thông.

* Đánh giá trẻ hàng ngày : ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về:tình trạng sức khoẻ; trạng thái; thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kĩ năng của trẻ.)

(26)

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Thứ 6 ngày 26 tháng 03 năm 2021

(27)

Tờn hoạt động: Tạo hình

Vẽ thuyền trờn biển (đề tài) Hoạt động bổ trợ: hỏt “Em đi chơi thuyền”

I. MỤC ĐÍCH- YấU CẦU 1. Kiến thức:

- Trẻ biết vẽ một số loại thuyền

- Trẻ biết được thuyền là phương tiện giao thụng đường thuỷ.

- Trẻ biết được luật xa gần: ở gần thỡ vẽ to, ở xa thỡ vẽ nhỏ.

- Trẻ biết khi tham gia giao thụng đường thuỷ thỡ phải tuõn thủ an toàn giao thụng đường sụng.

2. Kỹ năng:

- Củng cố kĩ năng vẽ thuyền, đồng thời biết phối màu để tạo cỏc thuyền thờm sinh động.

- Trẻ biết sỏng tạo khi sử dụng cỏc nguyờn vật liệu để sắp xếp bố cục hài hoà.

3. Giỏo dục thỏi độ:

- Gúp phần giỳp trẻ biết yờu quý cỏi đẹp, biết giữu gỡn sản phẩm của mỡnh và biết tạo ra sản phẩm.

- Biết đi thuyền khụng xụ đẩy, đựa nghịch.

II. CHUẨN BỊ.

1. Đồ dùng - đồ chơi:

* Đồ dựng của cụ:

- Tranh 1: Vẽ cảnh biển cú những chiếc thuyền thỳng đậu ở bói cỏt.

- Tranh 2: Vẽ cảnh biển khụng cú chiếc thuyền nào.

- Tranh 3: Vẽ những chiếc thuyền chưa cú cỏnh buồm.

- Bài hỏt: Em đi chơi thuyền

` - Nhạc để vẽ, đĩa hỏt để chơi trũ chơi.

- Tranh vẽ cảnh biển cú 2 chiếc thuyền.

* Đồ dựng của trẻ:

- Giấy vẽ cho trẻ - Màu, khăn lau tay - Hỡnh cỏnh buồm, - 3 thuyền giấy.

2. Địa điểm:

- Tổ chức hoạt động trong phũng học III. Tổ chức các hoạt động

Hướng dẫn của giỏo viờn Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức.

(28)

giao thông gì?

+ Thuyền đi ở đâu?

+ Ai đã được đi thuyền và được đi ở đâu?

- Các con cùng cô xem tranh vẽ thuyền nhé.

2. Hướng dẫn trẻ học.

* Hoạt động 1: Đàm thoại tranh

- Tranh 1: Vẽ cảnh biển có những chiếc thuyền thúng đậu ở bãi cát.

+ Các con có nhận xét gì về bức tranh này?

+ Những chiếc thuyền này đang làm gì?

+ Thế còn chiếc thuyền nào nữa không?

+ Thuyền đó gọi là thuyền gì?

+ Bức tranh này cô vẽ bằng gì?

- Tranh 2: Vẽ cảnh biển không có chiếc thuyền nào.

+ Bức tranh này có gì đặc biệt?

- Chúng mình cùng làm cho bức tranh này đẹp hơn nhé!

- Chúng mình cùng gắn những chiếc thuyền này vào cho bức tranh thêm đẹp.

+ Các con có nhận xét gì về những chiếc thuyền?

- Tranh 3: Vẽ những chiếc thuyền chưa có cánh buồm.

+ Bức tranh này thiếu gì?

- Cô dán buồm cho thuyền và gọi tên là những cánh buồm mơ ước của bé.

* Hoạt động 2: Trò chuyện về ý tưởng của trẻ.

+ Con dự định vẽ thuyền như thế nào?

+ Vẽ cánh buồm như thế nào?

+ Con vẽ mấy cái thuyền?

+ Con định vẽ thuyền màu gì?

+ Con vẽ gì cho bức tranh sinh động hơn?

* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện.

- Cho trẻ ngồi đẹp và phát giấy cho trẻ vẽ - Cô bật nhạc cho trẻ vẽ.

- Giao thông đường thủy - Ở dưới nước

- Vâng ạ

- Trẻ nhận xét - Đang đậu - Thuyền buồm - Vẽ bằng mầu nước

- Trẻ nhận xét - Vâng ạ - Trẻ gắn

- Quan sát

- Thiếu những chiếc buồm - Xem cô dán

- Trẻ kể về ý định vẽ của mình

- Trẻ vẽ

(29)

- Cô bao quát trẻ, uốn nắn tư thế ngồi cho trẻ.

- Cô gợi ý cho trẻ còn lúng túng, động viên khuyến khích trẻ sáng tạo.

* Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm.

- Cô cho trẻ đưa sản phẩm lên trưng bày - Cho trẻ lên tham quan sản phẩm của bạn.

- Cô hỏi trẻ:

+ Con thích nhất bức tranh nào?

+ Vì sao con thích?

- Cô cho trẻ có bài đẹp lên giới thiệu bài của mình

- Cô giới thiệu một số bài đẹp, cô giới thiệu các bức tranh khác nhau, màu sắc và các hình sáng tạo.

- Cô động viên khuyến khích những trẻ vẽ chưa đẹp.

3. Kết thúc:

- Hôm nay các con vẽ gì?

- Cô sẽ thưởng cho các con 1 chuyến đi du lịch trên biển.

+ Chúng mình xem cô có gì?

+ 2 chiếc thuyền như thế nào?

+ Làm thế nào để thuyền đi được?

- Nào chúng mình cùng lên thuyền nào!

- Khi đi trên thuyền các con không nô nghịch, phải ngồi yên, không xô đẩy nhau, nếu không sẽ ngã là lật thuyền rât nguy hiểm.

- Nào mình cùng chèo thuyền nào.

- Cô mở đĩa nhạc, trẻ chèo thuyền

- Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày

- Nhận xét tranh

- Trẻ giới thiệu - Lắng nghe

- Vẽ thuyền trên biển

- Chiếc thuyền - Phải chèo thuyền

- Lắng nghe

- Trẻ giả động tác chèo thuyền

* Đánh giá trẻ hàng ngày : ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về:tình trạng sức khoẻ; trạng thái; thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kĩ năng của trẻ.)

(30)

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cô nhận xét từng nhóm: Cô xuống nhóm nhận xét trẻ trong quá trình chơi, gợi ý để trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm mình về thao tác vai chơi, sản phẩm tạo được

- Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những nhóm chơi tiêu biểu tạo được sản phẩm,

+ Cô cho trẻ hát bài “ Đố bạn”.sau đó trò truyện với trẻ về tính cách của các loài vật sống trong rừng có loài hiền lành có loài hung dữ. - Chúng mình cùng kể

- Cô cho trẻ đi tham quan trường mầm non Sao Mai và đàm thoại với trẻ về: Tên, địa chỉ của trường, các khu vực lớp học, các đồ chơi ngoài sân, tên các cô

- Yêu cầu trẻ cùng quan sát nêu ý kiến nhận xét về bài của mình và của bạn. + Cô tổng hợp ý kiến nhận xét tuyên dương trẻ có sản phẩm đẹp và nhắc nhở những

- Cô có một bài thơ “Cô dạy con” của tác giả Bùi Thị Tình cũng viết về những điều cô dạy bé về các loại phương tiện giao thông, và con đường đi của từng loại

- Cô có một bài thơ “Cô dạy con” của tác giả Bùi Thị Tình cũng viết về những điều cô dạy bé về các loại phương tiện giao thông, và con đường đi của từng loại

- Hôm nay cô có bài thơ cũng nói về phuong tiện giao thông đường thủy đấy, đó là bài thơ “ Thuyền và cá” của tác giả Phạm Hổ đấy các con có muốn lắng