• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày giảng:... Tiết 43

LUYỆN TẬP

* GV: 1’

Ở những tiết trước chúng ta đã ôn lại kiến thức về Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ động âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trường từ vựng, sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ, từ tượng thanh và tượng hình, một số phép tu từ từ vựng.

Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng để giải quyết các bài tập.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 3: Luyện tập

- PP trao đổi nhóm bàn, nhóm 6 - KT trình bày 1 phút, đặt câu hỏi - Thời gian: 39’

GV: Giao nhiệm vụ

? So sánh nghĩa của từ láy so với tiếng gốc?

HS: Trao đổi theo nhóm bàn trả lời GV -> chốt ghi.

? Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương và phân tích tác dụng của việc sử dụng thành ngữ ?

- GV gọi hs trình bày bài tập theo ý kiến cá nhân đã chuẩn bị ở nhà -> gv ghi nhận ý kiến đúng, sáng tạo - cho điểm.

VD:+ Bảy nổi ba chìm với nước non, (Hồ Xuân Hương - BTN)

-> Gợi sự chìm nổi dùng để ví cảnh ngộ của một người khi lên xuống, phiêu dạt, long đong vất vả nhiều phen. Câu thơ của HXH cho ta thấy được số phận lênh đênh, bấp bênh, vất vả của người phụ nữ trong XH phong kiến

+ Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành họa hai (ND- TK)

-> Qua thành ngữ giúp người đọc hình dung được sắc

1. Bài tập 3/123, phần I

* Từ láy giảm nghĩa so với tiếng gốc: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.

* Từ láy tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.

2. Bài tập 4/123, phần II

+ Bảy nổi ba chìm với nước non

+ Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai

(ND- TK)

(2)

đẹp tuyệt vời của Thúy Kiều có thể làm người ta say mê đến nỗi mất thành mất nước

H đọc, nêu yêu cầu BT3/ T125

- HS hoạt động theo nhóm đôi, đại diện trình bày

? Xác định từ “xuân”có nghĩa như thế nào?

? Dựa trên cơ sở nào, từ “xuân”có thể thay thế cho từ

“tuổi”

- Xuân: Chỉ 1 mùa trong năm tương ứng với 1 tuổi - Dùng từ: “Xuân” để tránh lặp từ “tuổi tác”, thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả.

? Sắp xếp các cặp từ trái nghĩa:

HS trình bày theo phần đã chuẩn bị. Giải thích lí do sắp xếp như vậy

* Nhóm: sống - chết

-> những từ trái nghĩa biểu thị 2 khái niệm đối lập nhau, loại trừ nhau, khẳng định cái này là phủ định cái kia; không có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ.

GV: Đánh giá nhận xét chốt kiến thức

? So sánh và phân biệt 2 nhóm từ có gì khác?

- H: thảo luận nhóm đôi theo sự chuẩn bị trả lời

- Các từ: săm, lốp, ga, phanh,…mượn ngôn ngữ Châu Âu để Việt hoá hoàn toàn, chỉ còn 1 âm tiết.

- Các từ ra-đi-ô, a xít,…mượn song chưa được Việt hoá, mỗi từ còn cấu tạo bằng nhiều âm tiết

HS: Xác định yêu cầu bài tập Trao đổi theo nhóm 6 đưa ý kiến

- Thay bằng từ “béo bở” (lĩnh vực mới ít cạnh tranh thu được lợi nhuận cao).

(khác “béo bổ”cung cấp chất d/dưỡng cho cơ thể) b. Thay bằng từ “tệ bạc”: lạnh lùng, nhạt nhẽo, dửng dng, vô cảm, không có trước có sau.

(khác với “đạm bạc”: ít, sơ sài)

3. Bài tập 3/125, phần VI Xác định từ “xuân”

- Xuân: Chỉ 1 mùa trong năm = 1 tuổi

- Dùng từ: “Xuân” để tránh lặp từ “tuổi tác”, thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả.

4. Bài tập 3/125, phần VII - Sắp xếp các cặp từ trái nghĩa:

* Nhóm: sống - chết - Chiến tranh - hoà bình.

- Chẵn-lẻ => Trái nghĩa tuyệt đối.

* Nhóm (già - trẻ)

- Yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo.

=> trái nghĩa tương đối 5. Bài tập 3/126, phần II

săm, lốp, ga, phanh..-.> mượn ngôn ngữ CÂu để Việt hoá hoàn toàn

ra-đi-ô, a xít,… mượn song chưa được Việt hoá

6. Bài tập 3/136, phần V a. béo bổ = béo bở

b. đạm bạc = tệ bạc c. tấp nập = tới tấp

(3)

c. Thay bằng từ “tới tấp”: liên tiếp, dồn dập

(khác với “tấp nập”: đông vui, sống động, liên tiếp) GV: Gọi hs đọc và xác định y/cầu bài tập 3.

GV cho HS thực hiện kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi GV bổ sung

a. Say sưa vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu là chàng trai yêu say đắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà chàng trai thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ và kín đáo.

b. Phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.

c. Nhờ phép so sánh mà nhà thơ đã miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng: Trăng rất sáng khiến cho cảnh vật hiện rõ đường nét.

d. Nhà thơ đã nhân hoá ánh trăng, biến ánh trăng thành người bạn tri ân tri kỉ, nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động, có hồn, gắn bó với con người hơn.

e. Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ -> sự gắn bó của đứa con với mẹ, đó là nguồn sống, nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.

7. Bài tập 3/147-148, phần II Vận dụng những kiến thức đã học về các phép tu từ, phân tích nét NT độc đáo :

a. Biện pháp tu từ ẩn dụ

- Từ “hoa, cánh: chỉ Thuý Kiều và cuộc đời nàng.

- Từ “cây, lá” chỉ gia đình Thuý Kiều.

-> Tất cả đều đẹp nhưng rất mong manh trước bão gió cuộc đời.

=> Kiều bán mình để cứu gia đình.

b. So sánh

Tiếng đàn được so sánh với các âm thanh của thiên nhiên, nhấn mạnh.

c. Phép ẩn dụ , nói quá, nhân hoá - ẩn dụ : làn thu thuỷ -> ánh mắt trong trẻo, sáng long lanh....

+ nét xuân sơn -> đôi lông mày đẹp, xanh, thanh tú.

- Nhân hoá: hoa ghen, liễu hờn - Nói quá: nghiêng nước, nghiêng thành.

=> Khẳng định sắc đẹp “tuyệt thế giai nhân” và tài “có một không hai” của Kiều.

d. Phép nói quá, hình ảnh hoán dụ

- Gang tấc: khung cảnh rất gần.

- Mười quan san: sự cách trở, xa xôi

(4)

HS: Xác định yêu cầu bài tập

? Gật đầu hay gật gù dùng thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt?

- Gật đầu: Cúi đầu xuống rồi ngẩng đầu lên biểu lộ sự đồng ý hay để chào hỏi

Gật gù: gật đầu nhẹ nhiều lần biểu thị thái độ đồng tình tán thưởng

GV: Giao nhiệm vụ HS thảo luận trao đổi theo nhóm bàn thống nhất ý kiến trả lời

Người vợ nghĩ: cầu thủ ấy chỉ có một chân để đi thì đá bóng làm sao được.

HS: Hoạt động cá nhân trả lời HS xác định yêu cầu bài tập:

? Các sự vật, hiện tượng được đặt tên theo cách nào?

GV gợi dẫn hs phát hiện ra sự vô lí của thói sính dùng chữ thay vì dùng từ “bác sĩ”, sắp chết còn không chừa cứ một mực đòi dùng từ “đốc tờ”

e. Chơi chữ : từ gần âm: tài – tai 8. Bài tập 1/158

Gật gù; Chính xác hơn

-> Tuy bữa ăn đạm bạc nhưng vợ chồng nghèo biết chia sẻ niềm vui nhỏ bé

9. Bài tập 2/158

10. Bài tập 3/158

Nghĩa gốc: miệng, tay, chân Nghĩa chuyển: vai, đầu 11. Bài tập 5/159

- Dùng từ ngữ có sẵn với nội dung mới

12. Bài tập 6/159-160 Bác sĩ= đốc tờ

* Khái quát lại những kiến thức cơ bản cho hs qua hệ thống các bài tập

* Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau: 5’

- Đối với bài cũ : Nắm chắc kiến thức lí thuyết về các kiến thức trong chủ đề từ vựng - Kiến thức mới : GV hướng dẫn học sinh chuấn bị phần luyện tập.

Các dạng bài tập dạng vận dụng

Phần kiến thức trường từ vựng: Bài tập 4/159 Phần kiến thức từ láy:

? Tìm một số từ láy trong văn bản cảnh ngày xuân mà em đã được học ? ? Phân tích cái hay của việc sự dụng từ láy trong văn bản đó ?

Phần kiến thức sự phát triển của từ vựng: Bài tập 5 sgk /159 Các dạng bài tập dạng mở rộng sáng tạo

Viết đoạn văn ngắn chủ đề: Môi trường khoảng 5- 7 dòng

(5)

Trong đó có sử dụng các từ ngữ cùng trường từ vựng với môi trường

Tìm các thành ngữ được dùng trong đời sống hàng ngày ở quê em ? Giải thích nghĩa thành ngữ đó?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Tác phẩm đã ghi lại cuộc kháng chiến trường kì bằng một giọng thơ đầy ân tình, khắc họa không chỉ sự anh hùng của dân tộc mà còn ánh lên vẻ đẹp của thiên nhiên và con