• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CÔNG CỤ DỰ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở ĐÀ NẴNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CÔNG CỤ DỰ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở ĐÀ NẴNG"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Lê Thị Quyên1

Tóm tắt: Dự toán là một trong các công cụ KTQT quan trọng và cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động của mình. Bài viết này nghiên cứu về thực trạng vận dụng công cụ dự toán ở các DN trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có qui mô, thời gian hoạt động và lĩnh vực hoạt động khác nhau; đồng thời đề xuất số giải pháp giúp đẩy mạnh việc vận dụng công cụ dự toán vào hoạt động kinh doanh trong các DN, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trên thị trường.

Từ khóa: Dự toán, mức độ vận dụng, doanh nghiệp, Đà Nẵng, kế toán quản trị 1. Mở đầu

Dự toán là công cụ quản trị quan trọng, giúp doanh nghiệp liên kết các mục tiêu cụ thể, chỉ rõ các tài nguyên phải sử dụng, đồng thời dự tính kết quả thực hiện trên cơ sở các kỹ thuật dự báo (Horngren & cộng sự, 2006). Nhóm công cụ dự toán được vận dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí sản xuất, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN, dự toán chi phí tài chính, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Các nghiên cứu về lập dự toán trước đây thường là dự toán tổng thể tại một DN cụ thể, chưa khái quát được trong một khu vực cụ thể, lĩnh vực ngành nghề cụ thể. Vì giữa các khu vực, ngành nghề khác nhau thì đặc điểm kinh tế khác nhau, nên việc nghiên cứu các vấn đề về lập dự toán cũng khác nhau.

Xét theo khía cạnh khu vực thì chưa có một nghiên cứu nào về lập dự toán của các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành nghiên cứu thống kê mô tả về thực trạng vận dụng công cụ dự toán của các DN trên địa bàn TP Đà Nẵng. Tác giả xác định và đo lường mức độ vận dụng các công cụ dự toán ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo có thể đánh giá sâu hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng nhóm công cụ dự toán, từ đó đưa ra những hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh việc vận dụng công cụ này ở các DN giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trên

thị trường.

2. Nội dung

2.1. Các nghiên cứu trước đây và giả thuyết nghiên cứu 2.1.1. Mối quan hệ giữa qui mô DN và dự toán

DN lớn thường có những thuận lợi cả về tiềm lực tài chính, nhân sự trong việc

_______________

1. ThS, Khoa kinh tế, trường Đại học Quảng Nam

(2)

vận dụng các công cụ quản lý hiện đại, trong đó có cả công cụ KTQT nhằm nâng cao năng lực quản lý của đơn vị. Các DN lớn thường có cấu trúc phức tạp, vì vậy một hệ thống thông tin tốt là rất quan trọng. Ngược lại, các DN có qui mô nhỏ thường có nguồn lực giới hạn, nên việc vận dụng các công cụ quản trị nói chung và công cụ dự toán nói riêng thường có những khó khăn nhất định. Kết quả các nghiên cứu trước đây của Firth (1996) ở Trung Quốc cho thấy tỉ lệ vận dụng công cụ dự toán ở các DN lớn cao hơn so với các DN nhỏ. Để xem xét mối quan hệ giữa qui mô DN và mức độ vận dụng công cụ dự toán trong các DN ở Đà Nẵng, giả thuyết được đưa ra ở đây là:

H1: Mức độ vận dụng các công cụ lập dự toán có sự khác biệt ở các qui mô DN.

2.1.2. Mối quan hệ giữa thời gian hoạt động và dự toán

Các DN có thời gian hoạt động lâu dài thường có nhiều cơ hội để xem xét vận dụng các công cụ KTQT vì các công cụ KTQT cần thời gian để xem xét, áp dụng thử nghiệm. Mặt khác cũng có thể thấy rằng nhà quản trị của các DN mới hoạt động thường có nhiều ý tưởng mới và sẵn sàng áp dụng những công cụ quản lý mới để phục vụ cho DN. Nếu xu hướng sau lấn át thì sẽ có quan hệ nghịch chiều giữa thời gian hoạt động của DN với việc áp dụng các công cụ KTQT. Những nghiên cứu trước đây cho thấy kết quả không đồng nhất quan hệ giữa thời gian hoạt động và tỉ lệ áp dụng công cụ dự toán. Firth (1996) tìm thấy không có mối quan hệ giữa thời gian hoạt động của DN và sự vận dụng công cụ dự toán. Trong khi đó o’Conner và cộng sự (2004) lại tìm thấy rằng tỉ lệ vận dụng công cụ dự toán trong các DN hoạt động lâu năm cao hơn so với các DN mới hoạt động.

Trong nghiên cứu này giả thuyết được đưa ra để xem xét sự tác động này ở ngữ cảnh nghiên cứu như sau:

H2: Mức độ vận dụng các công cụ lập dự toán ở các doanh nghiệp mới hoạt động nhỏ hơn các doanh nghiệp lâu năm

2.1.3. Mối quan hệ giữa lĩnh vực hoạt động và dự toán

Các nghiệp vụ trong DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại thường đơn giản hơn so với các DN sản xuất hoặc dịch vụ. Mặt khác, một số công cụ dự toán như dự toán sản xuất, chi phí sản xuất rất hữu ích cho các DN sản xuất hoặc dịch vụ nhưng thường không có nhiều ý nghĩa đối với DN thương mại. Phadoongsitthi (2003) trong nghiên cứu của mình cũng thấy rằng tỉ lệ áp dụng công cụ dự toán trong các DN sản xuất cao hơn so với các DN phi sản xuất.

Từ kết quả ở các nghiên này, giả thuyết tiếp theo được đưa ra để nghiên cứu trong ngữ cảnh TP Đà Nẵng như sau:

H3: Mức độ vận dụng các công cụ lập dự toán có sự khác biệt trong các lĩnh vực hoạt động của DN

(3)

2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi

Dựa vào các tài liệu tham khảo tác giả đã thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ sau đó phỏng vấn chuyên gia nhằm thu thập thêm thông tin và kiểm tra tính xác thực của bảng câu hỏi, điều chỉnh những câu hỏi còn gây khó hiểu cho người trả lời.

Để kiểm tra tính dễ hiểu của các câu hỏi, bảng câu hỏi này được phát thử cho một số người để kiểm tra lần nữa từ ngữ, ý nghĩa các câu hỏi.

Bảng câu hỏi gồm 3 phần: phần 1- thông tin chung, phần 2- mức độ sử dụng các công cụ dự toán, phần 3 - các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng các công cụ dự toán. Nội dung trình bày ở nghiên cứu này sử dụng đến câu hỏi ở phần thứ hai, câu hỏi ở phần thứ ba dùng cho nghiên cứu để đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công cụ dự toán.

Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là thang đo danh nghĩa và thang đo điểm. Thang đo danh nghĩa dùng để đánh giá về thông tin của DN. Sử dụng thang điểm Likert dùng để đánh giá mức độ sử dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công cụ dự toán của DN.

2.2.2. Dữ liệu

Với mục đích lấy mẫu ngẫu nhiên, nghiên cứu này sẽ tiến hành khảo sát ở các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Dữ liệu được thu thập từ các doanh nghiệp với quy mô, lĩnh vực hoạt động khác nhau, không bao gồm các doanh nghiệp bảo hiểm, tài chính và ngân hàng. Đối tượng trả lời bảng câu hỏi khảo sát này là kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp. Trong tổng số 200 bảng câu hỏi gửi đi, có 4 bảng gửi về với kết quả trả lời còn bỏ trống nhiều mục, còn 126 bảng hợp lệ

Bảng 1: Tóm tắt kết quả khảo sát DN

Tiêu chí Số lượng

(đơn vị) %

Thời gian hoạt động <=10 năm 48 38.1

Trên 10 năm 78 61.9

Tổng cộng 126 100

Quy mô doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ 75 59.5

Doanh nghiệp vừa 39 31.0

Doanh nghiệp lớn 12 9.5

Tổng cộng 126 100

Lĩnh vực hoạt động

Sản xuất 54 42.9

Thương mại 36 28.6

Dịch vụ 30 23.8

Khác 6 4.8

Tổng cộng 126 100

(Nguồn: tổng hợp số liệu từ khảo sát)

(4)

2.2.3. Đo lường các biến nghiên cứu 2.2.3.1. Mức độ vận dụng công cụ dự toán

Thang đo Likert được dùng để đánh giá mức độ vận dụng công cụ lập dự toán.

(quy ước 0 - không bao giờ, 1- rất ít, 5- rất thường xuyên) 2.2.3.2. Qui mô của DN

Qui mô của DN có thể được đo lường thông qua tổng doanh thu, tổng tài sản hoặc số lượng nhân viên. Theo Chenhall (2003), việc sử dụng khía cạnh tài chính để đánh giá có thể khó so sánh giữa các DN, vì DN có thể sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau. Vì vậy, hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực KTQT chọn số lượng nhân viên để đo lường qui mô.

Các DN trong nghiên cứu này được phân loại theo qui mô được chia thành 3 nhóm: DN nhỏ (và siêu nhỏ), DN vừa, DN lớn. Người trả lời sẽ chọn quy mô của DN mình theo như quy định (khoản 1 điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP) ở một trong ba lựa chọn tương ứng với ba quy mô đã được đưa vào bảng câu hỏi.

2.2.3.3. Thời gian hoạt động của DN

Thời gian hoạt động của DN được xác định từ khi DN được thành lập đến nay.

Tác giả chọn thời điểm làm mốc là thời gian Việt Nam gia nhập tổ chức WTo, và giả sử các doanh nghiệp được thành lập trước là doanh nghiệp cũ và sau thời điểm này là doanh nghiệp mới. Các DN được phân loại thành 2 nhóm: các DN mới (DN được thành lập dưới 10 năm) và các DN cũ (DN được thành lập 10 năm trở lên).

2.2.3.4. Lĩnh vực hoạt động

Lĩnh vực hoạt động có thể ảnh hưởng đến việc vận dụng công cụ lập dự toán.

Lĩnh vực hoạt động khác nhau có thể sẽ áp dụng hệ thống dự toán phù hợp với ngành nghề mà DN hoạt động. Do đó nhân tố này sẽ được kiểm tra xem có mối liên hệ nào giữa lĩnh vực hoạt động và việc vận dụng công cụ lập dự toán ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trong nghiên cứu này, các DN được chia theo lĩnh vực hoạt động gồm: sản xuất, thương mại, dịch vụ và các hoạt động khác. Người trả lời bảng câu hỏi sẽ chọn vào lĩnh vực hoạt động theo đúng qui định pháp luật đối với công ty đó. Không tiến hành đo lường định lượng nhân tố này.

2.3. Phương pháp phân tích

Thống kê mô tả được sử dụng để so sánh mức độ vận dụng các công cụ dự toán cũng như mức độ hữu ích của các công cụ dự toán. Kiểm định T-test và ANoVA được sử dụng để kiểm định sự khác biệt trong việc vận dụng công cụ lập dự toán của các nhóm đối tượng khác nhau.

Theo quy mô DN: sử dụng giá trị trung bình (Mean) về mức độ vận dụng (thang đo likert 5 mức độ với 1 đến 5) và giá trị Sig để kiểm định đánh giá công cụ dự toán

(5)

nào có mức độ vận dụng cao, công cụ dự toán nào ít được vận dụng ở 3 nhóm DN lớn, DN vừa, DN nhỏ.

Theo thời gian hoạt động: sử dụng giá trị trung bình (Mean) về mức độ vận dụng (thang đo likert 5 mức độ với 1 đến 5) và giá trị Sig để kiểm định đánh giá công cụ dự toán nào có mức độ vận dụng cao, công cụ dự toán nào ít được vận dụng ở 2 nhóm DN mới hoạt động, DN hoạt động lâu năm.

Theo lĩnh vực hoạt động: sử dụng giá trị trung bình về mức độ sử dụng (thang đo likert 5 mức độ với 1 đến 5) để đánh giá công cụ dự toán nào có mức độ vận dụng cao, công cụ dự toán nào ít được vận dụng ở 4 nhóm lĩnh vực hoạt động: sản xuất, thương mại, dịch vụ, khác.

2. 4. Phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu

2.4.1. Mức độ vận dụng công cụ dự toán xét theo qui mô DN

Kết quả trong Bảng 2 so sánh mức độ vận dụng các công cụ dự toán ở các DN theo đặc tính quy mô DN.

Bảng 2: Mức độ vận dụng công cụ dự toán theo quy mô DN

DN nhỏ DN vừa DN lớn

Mean SD Mean SD Mean SD

Dự toán tiêu thụ 3.2400 0.9129 4.3076 0.4675 4.4000 0.0000 Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000

Dự toán sản xuất 2.0400 1.1905 4.1538 1.0396 4.2500 0.4522 Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000

Dự toán chi phí sản xuất 2.0000 1.1740 3.8461 1.1130 4.5000 0.5222 Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000

Dự toán giá vốn hàng bán 1.9600 1.0835 4.0769 1.0854 3.7500 0.4522 Giá trị Sig kiểm định Anova) = 0.000

Dự toán chi phí bán hàng và chi phí

quản lý DN 3.3200 0.8408 4.2308 0.8098 2.7500 0.4522

Giá trị Sig kiểm định Anova) = 0.000

Dự toán chi phí tài chính 2.9600 0.9218 3.8461 1.0396 3.5000 0.9045 Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000

Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh 3.2400 0.9978 4.3076 0.6136 3.0000 0.7385

Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000

Dự toán vốn bằng tiền 2.8800 1.0392 3.9231 1.0101 3.5000 0.5222 Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000

Dự toán bảng cân đối kế toán 2.9600 1.0454 3.6154 1.0161 2.7500 0.8660 Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.003

Dự toán linh hoạt 2.1600 0.6786 3.3077 1.0798 2.2500 0.4522

Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000

(Nguồn: tổng hợp số liệu từ khảo sát)

(6)

Tác giả tiến hành so sánh giá trị trung bình (Mean) để xem xét nhóm nào (nhóm DN xét theo quy mô: DN nhỏ, DN vừa, DN lớn) có mức độ vận dụng cao hơn, đồng thời căn cứ vào giá trị Sig trong kiểm định Anova để xem xét sự khác biệt giữa 3 nhóm nghiên cứu có ý nghĩa thống kê hay không, với mức ý nghĩa 5%. Kết quả Bảng 2 cho thấy giá trị trung bình về mức độ vận dụng công cụ lập dự toán ở các DN theo quy mô nhỏ, vừa và lớn là khác nhau.

Chẳng hạn dự toán tiêu thụ có mức vận dụng trung bình ở DN vừa và lớn rất cao với điểm số lần lượt là 4,3 và 4,4; ở DN nhỏ thì nó có mức vận dụng trung bình với điểm số là 3,2. Và giá trị Sig <0,05 (ở kiểm định ANoVA), điều này cho thấy sự khác biệt trên là có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Điều này có nghĩa là dự toán tiêu thụ được sử dụng phổ biến trong các DN, và mức độ vận dụng công cụ dự toán này ở các DN lớn cao hơn các DN nhỏ. Tương tự như vậy, tiến hành so sánh giá trị trung bình mức độ vận dụng các công cụ dự toán còn lại theo quy mô DN và kiểm định thì thấy có sự khác biệt và sự khác biệt này có ý nhĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Giả thiết H1 được chấp nhận. ở một số loại dự toán như: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí sản xuất thì DN lớn có mức độ vận dụng cao hơn; tuy nhiên một số loại dự toán khác như dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN thì kết quả cho ra ngược lại, ở DN lớn mức độ vận dụng loại dự toán này nhỏ hơn. Nghiên cứu đã đưa ra kết quả không giống như một số nhận định cho rằng DN lớn thì mức độ vận dụng công cụ lập dự toán sẽ cao hơn DN nhỏ. ở DN lớn hoạt động kinh doanh rộng lớn hơn DN nhỏ, điều này kéo theo dự toán về tiêu thụ và sản xuất sẽ lớn hơn, DN lớn sẽ có lợi thế hơn trong việc khai thác và nắm bắt thị trường. Do đó, các DN nhỏ cần linh động để tìm kiếm thị trường còn lại, nên sẽ phải quan tâm đến hoạt động quản lý bán hàng hơn nữa, hay nói cách khác sẽ phải vận dụng công cụ dự toán chi phí bán hàng nhiều hơn.

2.4.2. Mức độ vận dụng công cụ dự toán xét theo thời gian hoạt động của DN Bảng 3: Mức độ vận dụng các công cụ lập dự toán xét theo thời gian hoạt động

của các DN

Công cụ dự toán DN mới hoạt động DN hoạt động lâu năm

Mean SD Mean SD

Dự toán tiêu thụ 3.3750 0.6058 3.8077 1.0072

Giá trị Sig ( kiểm định Independent T test) = 0.008

Dự toán sản xuất 1.7500 1.1577 3.6154 1.2507

Giá trị Sig (kiểm định Independent T test) =0.000

Dự toán chi phí sản xuất 1.7500 1.1577 3.4615 1.2862

Giá trị Sig (kiểm định Independent T test) =0.000

Dự toán giá vốn hàng bán 1.6250 0.9368 3.5000 1.2247

Giá trị Sig ( kiểm định Independent T test) =0.000

(7)

Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN 3.3125 0.5891 3.6923 1.0727 Giá trị Sig (kiểm định Independent T test ) =0.012

Dự toán chi phí tài chính 2.8750 0.7033 3.5385 1.1246

Giá trị Sig ( kiểm định Independent T test) =0.000 Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

3.1250 0.8660 3.8077 1.0072 Giá trị Sig (kiểm định Independent T test) =0.000

Dự toán vốn bằng tiền 2.9375 0.8355 3.4615 1.1918

Giá trị Sig (kiểm định Independent T test) = 0.004

Dự toán bảng cân đối kế toán 3.0625 0.9087 3.1923 1.1516 Giá trị Sig( kiểm định Independent T test )= 0.508

Dự toán linh hoạt 2.4375 0.5013 2.5769 1.1567

Giá trị Sig (kiểm định Independent T test) = 0.353

(Nguồn: tổng hợp số liệu từ khảo sát)

Kết quả trong các Bảng 3 so sánh mức độ vận dụng các công cụ dự toán ở DN theo đặc tính thời gian hoạt động của DN. Để đưa ra kết quả nghiên cứu giả thiết H2, tác giả tiến hành so sánh giá trị trung bình (Mean) và xem xét nhóm nào (nhóm DN xét theo thời gian hoạt động: DN mới hoạt động, DN hoạt động lâu năm) có mức độ vận dụng lớn hơn, đồng thời căn cứ vào giá trị Sig trong kiểm định T-test để xem xét sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu có ý nghĩa thống kê hay không.

ở DN mới hoạt động, các công cụ dự toán bao gồm: tiêu thụ, sản xuất, chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý DN, chi phí tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, vốn bằng tiền có giá trị trung bình (Mean) về mức độ vận dụng thấp hơn so với các doanh nghiệp hoạt động lâu năm, kiểm định T-Test cho thấy giá trị sig nhỏ hơn 0.05, tức là sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Riêng đối với các loại dự toán: bảng cân đối kế toán, dự toán linh hoạt mức độ vận dụng ở các DN lâu năm có giá trị trung bình lớn hơn so với DN mới hoạt động, tuy nhiên giá trị Sig >0.05, tức là với mức ý nghĩa 5% thì sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Vì thế, kết quả khảo sát không hỗ trợ giả thiết H2 (mức độ vận dụng công cụ lập dự toán ở các DN mới hoạt động nhỏ hơn các DN hoạt động lâu năm). Điều này cho thấy thời gian hoạt động của DN không phải là một trở ngại để các DN vận dụng công cụ lập dự toán.

2.4.3. Mức độ vận dụng công cụ dự toán xét theo lĩnh vực hoạt động của DN Bảng 4: mức độ vận dụng công cụ lập dự toán theo lĩnh vực hoạt động của DN

Công cụ dự toán

DN thương mại DN hoạt động sản xuất

DN dịch vụ Khác

Mean SD Mean SD Mean SD Mean SD

Dự toán tiêu thụ 3.5000 0.5071 3.7778 0.6344 3.5000 1.4562 4.0000 1.0954

(8)

Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.282

Dự toán sản xuất 1.1667 0.3779 4.1111 0.4624 2.6000 1.5222 4.0000 1.0954 Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.000

Dự toán chi phí

sản xuất 1.1667 0.3779 4.0000 0.7523 2.4000 1.3025 4.0000 1.0954 Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.000

Dự toán giá vốn

hàng bán 1.1667 0.3779 3.7778 0.7181 2.7000 1.5120 4.0000 1.0954 Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.000

Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN

3.3333 0.4781 3.5000 0.8411 3.7000 1.3683 4.5000 0.5477

Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.027 Dự toán chi phí tài

chính 2.8333 .69693 3.3889 .95989 3.7000 1.36836 3.0000 0.0000 Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.004

Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

3.0833 0.8742 3.7222 0.7375 3.7000 1.3683 4.0000 1.0954

Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.010 Dự toán vốn bằng

tiền 2.9167 0.7699 3.2778 1.0536 3.6000 1.4527 3.5000 0.5477 Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.080

Dự toán bảng cân

đối kế toán 3.0833 0.8742 2.8333 0.9059 3.7000 1.3683 3.5000 0.5477 Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.003

Dự toán linh hoạt 2.5000 0.5070 2.6111 1.0171 2.2000 1.1861 3.5000 0.5477

Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.016

(Nguồn: tổng hợp số liệu từ khảo sát)

Kết quả Bảng 4 cho thấy mức độ vận dụng trung bình công cụ lập dự toán có điểm số khác nhau giữa các lĩnh vực hoạt động của DN, tuy nhiên xét đến giá trị Sig trong kiểm định ANoVA thì ở các dự toán : dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí bán hàng và quản lý DN, dự toán vốn bằng tiền và dự toán linh hoạt có Sig >0,05; điều này cho thấy rằng sự khác biệt về mức độ vận dụng các công cụ dự toán vừa kể trên giữa các 3 nhóm lĩnh vực hoạt động là không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Những loại dự toán này là những dự toán cơ bản, ở bất cứ lĩnh vực hoạt động nào cũng cần thiết phải lập; điều này phù hợp với thực tế để giúp cho việc xác định KQKD ở DN. ở dự toán sản xuất, dự toán chi phí sản xuất là những dự toán đặc thù ở DNSX, số liệu

(9)

công cụ này giữa các lĩnh vực hoạt động của DN và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Giả thuyết H3 được chấp nhận.

3. Kết luận

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở trên cho thấy dự toán đóng một vai trò quan trọng trong các DN, không chỉ ở các DN lớn mà còn ở các DN nhỏ và vừa. Điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm truyền thống cho rằng chỉ những DN quy mô lớn mớ áp dụng. ở Việt Nam, trong điều kiện sức ép cạnh tranh ngày càng tăng, kết quả này là một gợi ý quan trọng về mặt chính sách hỗ trợ trong việc đào tạo cho các DN.

Mặt khác, luận điểm này cũng là một gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai. Các nhà nghiên cứu có thể thực hiện nghiên cứu chi tiết hơn để đánh giá về mối quan hệ giữa sử dụng công cụ dự toán nói riêng và các công cụ KTQT nói chung với kết quả hoạt động của DN. Nghiên cứu đã đi vào nghiên cứu thực nghiệm công tác vận dụng các công cụ dự toán ở các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các DN chưa thực sự quan tâm vận dụng các công cụ dự toán phục vụ cho việc ra quyết định quản lý.

ở nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành khảo sát và đánh giá mức độ vận dụng công cụ dự toán nhưng chưa đi vào đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng nhóm công cụ này trong các DN. Trong giới hạn thời gian cho phép, tác giả thu thập được số lượng mẫu nghiên cứu ở 126 DN, mẫu còn tương đối nhỏ. Nghiên cứu về các công cụ dự toán ở các DNNVV, trong đó đánh giá sự tác động của riêng công cụ dự toán ở các DNNVV hoặc ở một lĩnh vực ngành nghề cụ thể đang là khoảng trống nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đoàn Ngọc Phi Anh (2012), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong các Doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Phát Triển Kinh Tế (246, 9-15).

[2] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Thống Kê.

[3] Võ Khắc Tường (2013), “Ứng dụng kế toán quản trị vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”, Tạp chí Phát triển và hội nhập (8 /18), p.46-51.

[4] Ahmad, Sulaiman (2003). “Are budgets useful? A survey of Malaysian company”.

Managerial Auditing Journal, 18(9): 717-724

[5] Blumentritt (2006), “Integrating stragic management and budgeting”, Journal of Business Strategy 27 (6): 73-79.

[6] Chenhall, R.H., and Langfield-Smith, K.(2007), “Multiple perspectives of performance measures”, European Management Journal, 25(4), 266-282.

(10)

[7] Chenhall, R. H. (2003), “Management control systems design within its organizational context: findings from contingency-based research and directions for the future”, Accounting, organizations and Society, 28(2-3): 127–168.

[8] Firth, M. (1996), “The diffusion of managerial accounting procedures in the People’s Republic of China and the influence of foreign partnered joint ventures”, Accounting, organizations and Society, 21(7-8): 629-654.

[9] Horngren, C.T., Datar, S.M. & Foster, G. (2006), Cost Accounting: A Managerial Emphasis, Pearson Education, New Jersey, USA.

[10] o’Connor, N. G. (1995), “The influence of organizational culture on the usefulness of budget participation by Singaporean-Chinese managers”, Accounting, organizations and Society, 20(5), 383-403.

Title: STUDY ON THE ADOPTION OF BUDGETING PRACTICES IN DANANG ENTERPRISES

LE THI QUYEN Quang Nam Universiy Abstract: Budgeting is an important part of the management accounting and is considered as a support tool for performance evaluation. This article aims to analyze the budgeting practices adopted in Danang enterprises which the scale, operation time and field are different; as well as to suggest some solutions in order to promote the adoption of budgeting pratices in business activities of Danang enterprises aim at improving competitive ability in the market.

Key words: Budgeting, practices, enterprises, Danang, management accounting

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm, hàng hóa (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ đối với doanh nghiệp thƣơng

Chi phí bao gồm các khoản sau:  Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm, hàng hóa hoặc gồm cả cho phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra

Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thƣờng của doanh nghiệp, nhƣ: chi phí về thanh lý, nhƣợng bán tài

* Các loại chi phí  Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm, hàng hoá hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá đã bán ra trong kỳ đối

- Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản

 Các loại chi phí :  Giá vốn hàng bán : Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm, hàng hóa hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ

Kế toán giá vốn hàng bán  Giá vốn hàng bán: Là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thƣơng

Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 911 Có  Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán  Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu