• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

2.2 Đánh giá hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại Trung tâm Phát triển Dịch

2.2.3 KPI về đào tạo

năm 2016, tương ứng giảm 260 nghìn đồng/người

Chi phí tuyển dụng bình quân tăng dần qua các năm làm tăng chi phí nhân sự, giảm lợi nhuận cho Trung tâm. Nguyên nhân là do các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền chưa hấp dẫn người lao động trên thị trường dẫn đến số ứng viênứng tuyển khá ít nên chi phí tuyển dụng bình quân trên mỗi ứng viên khá cao.

Bảng 12: Chỉsốhoàn thành thời gian đào tạo trung bình tại Trung tâm phát triển dịch vụdi tích Huế giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

So sánh

2016/2015 2017/2016

(+/-) % (+/-) %

Tổng thời gian

đào tạo (tháng) 106 276 180 170 260,38 -96 65,22

Tổng số cán bộ được đào tạo (người)

9 28 13 19 311,11 -15 46,43

Chỉ số hoàn thành thời gian đào tạo trung bình (tháng/người)

11,77 9,85 13,84 -2 83,687 4 140,51

Nhìn chung chỉ số hoàn thành thời gian đào tạo trung bình tại trung tâm biến động qua các năm. Thời gian đào tạo chuyên môn nghiệp vụtrung bình là 2 tháng.Đào tạo sau đại học, đại học và cao đẳng là 2 năm. Chỉ số này thay đổi qua từng năm phụ thuộc vào việc lựa chọn cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo của mỗi cá nhân, cụ thể chỉ số hoàn thành thời gian ĐTSĐH trung bình năm 2015 là 11,77 tháng/người – đứng thứ2trong giai đoạn này, tiếp đến lànăm 2016thì chỉsốhoàn thành thời gian ĐTSĐH trung bình là 9,85tháng/người với tổng sốcán bộ được đào tạo là 28 người trong tổng sốthời gian đào tạo 276 tháng. Và cuối cùng là năm 2017, chỉ số hoàn thành thời gian ĐTSĐH là 13,84 tháng/người tăng lên so với năm 2016 là 3,98 tháng/ người.

Từ đó ta thấy được, Trung tâm phát triển dịch vụ di tích Huế rất quan tâm đến chất lượng của người lao động làm việc tại Trung tâm. Trung tâm thường xuyên tổ chức xét chọnứng viên tham gia đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, đi học sau đại học, đi học đại học và cao đẳng. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể tập

Trường Đại học Kinh tế Huế

trung nâng cao kiến thức và học vị của mình, góp phần nâng cao chất lượng người lao động trong trung tâm.

2.2.3.2Chi phí đào tạo trung bình

Bảng 13: Chi phí đào tạo trung bình tại Trung tâm phát triển dịch vụdi tích Huế giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

So sánh

2016/2015 2017/2016

(+/-) % (+/-) %

Tổng chi phí đào

tạo (triệu đồng) 110 314 188 204 285,45 -126 59,87

Tổng số cán bộ

được đào tạo 9 28 13 19 311,11 -15 46,43

Chi phí đào tạo trung bình (triệu đồng/người)

12,22 11,21 14,46 -1,01 91,735 3,25 128,99

Nhìn vào bảng ta thấy chi phí đào tạo trung bìnhnăm 2017là cao nhất với 14,46 triệu đồng/người. Và thấp nhất là vào năm 2016 chi phí đào tạo trung bình chỉ có 11,21 triệu đồng/người mặc dù tổng chi phí đào tạo chiếm cao nhất, do số lượng cán bộ được cử đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tăng đột biến khiến chi phí đào tạo trung bình giảm.

Qua 3 năm chỉ số này có xu hướng tăng. Đây là tín hiệu tốt chứng tỏtrung tâm luôn chú ý đầu tư trong đào tạo, góp phần nâng cao trìnhđộ nguồn nhân lực tại Trung tâm.

2.2.3.3 Tỷlệ chi phí đào tạo/tổng quỹ lương

Bảng 14: Tỷlệ chi phí đào tạo trên tổng quỹ lương

Năm 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

(+/-) % (+/-) %

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chi phí đào tạo (triệu đồng)

110 314 188 204 285,45 -126 59,87

Tổng quỹ lương

(triệu đồng) 4.482,50 4.375,90 4.662,40 -106,6 97,62 286,5 106,55

Tỷ lệ (%) 2,45 7,18 4,03 4,73 -3,15

Đây là tỷlệphản ánh hiệu quảcông việc đào tạo của Trung tâm. Từbảng sốliệu ta thấy, tỷlệ chi phí đào tạo/tổng quỹ lương biến động trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017cụthểlà:

Năm 2015, tổng chi phí đào tạo trên tổng quỹ lương là 2,45%. Năm 2016, công tác đào tạo của Trung tâm tốn 314 triệu đồng, với tổng quỹ lương là 4.375,9 triệu đồng, có tỷlệ chi phí đào tạo trên tổng quỹ lương là 7,18%. Đến năm 2017, tỷlệ này giảm còn 4,03%.

Tỷ lệ chi phí đào tạo trên tổng quỹ lương biến động và có xu hướng giảm cho thấy hiệu quả đào tạo chưa tốt, chi phí đầu tư cho đào tạo chưa được đặc biệt chú trọng. Điều này vềlâu dài sẽlàm giảm chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm

2.2.3.4 Tỷlệhoàn thành số lượng đào tạo

Bảng 15: Tỷlệhoàn thành số lượng đào tạo

Chỉ tiêu Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

So sánh

2016/2015 2017/2016

(+/-) % (+/-) %

Số cán bộ được

đào tạo 9 28 13 19 311,11 -15 46,43

Tổng số cán bộ

cần được đào tạo 11 28 35 17 254,55 7 125,00

Tỷ lệ hoàn thành số lượng đào tạo (%)

81,82 100,00 37,14 18,18 -62,86

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo kết quảcủa bảng trên ta thấy chênh lệch giữa số lượng cán bộcần được đào tạo và sốcán bộ đượccho đi đào tạoở 2 năm 2015 và 2016 là không nhiều, tỷlệhoàn thành số lượng đào tạo luôn ở mức cao (trên 80%). Tuy nhiên vào năm 2017, chênh lệch giữa số lượng cán bộ cần được đào tạo và số cán bộ được cho đi đào tạo là khá nhiều , dẫn đến tỷlệhoàn thành số lượng đào tạo chỉ đạt 37,14% . Điều này, cho thấy được Trung tâm cần cốgắng duy trì số lượng cán bộ được cử đi đào tạo, để cho tất cả cán bộcó nhu cầu đào tạo đều được tham gia các khóa học, đối với những cán bộ chưa được đào tạo Trung tâm nên tạo điều kiện cho họtham gia các khóa học tiếp theo. Mặt khác, Trung tâm cần chú ý xây dựng một kế hoạch đào tạo phù hợp với quy mô hoạt động ngày càng mởrộng, phát triển của Trung tâm.

2.2.3.5 Hiệu quả đàotạo

Bảng 16: Hiệu quả đào tạo tại Trung tâm phát triển dịch vụdi tích Huế giai đoạn 2015-2017

Năm

Số cán bộ áp dụng sau đào tạo

(người)

Tổng số cán bộ được đào tạo

(người)

Hiệu quả đào tạo (%)

2015 9 9 100

2016 28 28 100

2017 13 13 100

Hiệu quả đào tạo cho biết, trong sốnhững nhân viên đã được đào tạo thì có bao nhiêu người đãđược làm công việc đó sau khi đào tạo. Từbảng sốliệu thống kê cho ta thấy được sốcán bộ sau khi đi đào tạo về được trung tâm áp dụng 100% công việc và được sắp xếp bố trí công việc, chức vụ phù hợp với trình độ, năng lực của họ. Điều này cho thấy được công tác đào tạo có bài bản hơn và đặc biệt là chất lượng đào tạo đã được quan tâm hơn nhiều, đào tạo luôn gắn với thực tếvà yêu cầu công việc.

Như vậy, nhìn chung công tác đào tạo của Trung tâm trong những năm qua đạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

đối. Điều này cho thấy công tác đào tạo tại Trung tâm được quan tâm chu đáo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương cũng như các vùng lân cận.

Đồng thời, công tác đào tạo cũng mang lại nhiều lợi ích đáng quý cho Trung tâm, giúp Trung tâm có sựphát triển bền vững đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ sau khi được đào tạo.