• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN

2.5. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện

2.5. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quản lý chợ trên địa bàn

cấu sẵn có về nhân sực của các cơ quan này. Nhóm tiểu thương có 60% nữ và 40%

nam. Số lượng nữ nhiều hơn nam ở nhóm tiểu thương do những người là nữ thường buôn bánở chợ nhiều hơn những người giới tính là nam.

Theo trình độ văn hóa, chuyên môn, BQL chợ có 21,74% nhân sự đã tốt nghiệp THPT, nhóm này thường đảm nhiệm các công việc lao động phổ thông các tổ giữ xe, vệ sinh… , nhóm trung cấp, cao đẳng có 26,09% và nhóm đại học có 43,48%, ngoài ra còn có 2 người sau đại học chiếm 8,7%. Đối với phòng KTHT, có 1 người (10%) có trình độ cao đẳng, 7 người trình độ đại học (70%) và 2 người có trình độ sau đại học (20%). Cơ cấu trình độ chuyên môn của BQL chợ và phòng KTHT phù hợp với đặc điểm công việc và các yêu cầu về tiêu chuẩn vị trí việc làm của từng chức danh. Đối với cơ cấu trình độ của tiểu thương, nhóm này có trình độ văn hóa, chuyên môn thấp hơn. Trong nhóm được điều tra, có 36% tiểu thương chưa tốt nghiệp THPT, 49% đã tốt nghiệp THPT, 11% có trình độ trung cấp, cao đẳng và chỉ có 4% trình độ đại học. Như vậy cơ cấu văn hóa, chuyên môn của tiểu thương còn thấp, họ chủ yếu là lao động phổ thông thực hiện hoạt động mua bán, kinh doanh tại các chợ trên địa bàn huyện.

Theo độ tuổi, các nhóm đối tượng điều tra có cơ cấu tuổithấp ở nhóm dưới 30 tuổi và trên 50 tuổi, tập trung nhiều ở nhóm 30-40 tuổi và 41-50 tuổi. BQL chợ có 39,13% tuổi từ 30-40 và 34,78% tuổi từ 41-50. Phòng KTHT có 40% nhóm tuổi từ 30-40 và 30% từ 41-50. Tiểu thương có 26% tuổi từ 30-40 và 40% tuổi từ 41-50.

Như vậy, các nhóm tuổi từ 30-40 và 41-50 là những nhóm tuổi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, vẫn có tính năng động, sáng tạo nhưng thấp hơn nhóm 30 tuổi.

Theo thời gian công tác, nhân sự tại BQL chợ phần lớn đã công tác lâu năm, vì vậy nhóm thời gian công tác trên 3 năm chiếm 91,30%, và nhóm từ 1-3 năm chiếm 8,7%. Phòng KTHT cũng tương tự, có 10% công tác dưới 1 năm, 30% công tác từ 1-3 năm và phần lớn còn lại 60% công tác trên 3 năm. Đối với tiểu thương, có 7%

công tác dưới 1 năm, 14% từ 1-3 năm và 79% trên 3 năm. Như vậy, các nhóm đối tượng điều tra điều có tỷ lệ thời gian công tác từ 1-3 năm chiếm tỷ trọng lớn vì vậy họ có thể am hiểu về công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Từ việc phân tích thông tin cơ bản của đối tượng điều tra, có thể thấy các nhóm đối tượng mang những đặc điểm cơ bản phù hợp với mục đích nghiên cứu về công tác quản lý chợ của luận văn. Đây là những thuận lợi trong công tác thu thập dữ liệu, có thể cung cấp được nguồn dữ liệu sơ cấp tin cậy.

2.5.2. Phân tích ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra v công tác qun lý ch trên địa bàn huyn Vĩnh Linh

Nội dung các câu hỏi Công tác quản lý chợ được thiết kếtheo những nội dung vềcông tác quản lý chợ. Kết quả phỏng vấnđược xửlý và tổng hợp theo nội dung tương ứng:

Tác giảsửdụng phương pháp kiểm định Annova đểkiểm định sựkhác biệt về giá trị trung bình giữa các nhóm Phòng KTHT thuộc UBND huyện Vĩnh Linh và BQL chợ. Các giải thuyết đặt ra như sau:

Ho: “Giá trị trung bình giữa các nhóm đối tượng điều tra bằng nhau”.

H1: “Giá trị trung bình giữa các nhóm đối tượng điều tra khác nhau”.

Sig <=0,05: bác bỏ Ho-> đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc về công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch.

Sig >0,05: chấp nhận Ho-> chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm.

Thứnhất,đánh giá của đối tượng điều tra vềcông tác xây dựng quy hoạch, kếhoạch

Các đối tượng liên quan, am hiểu đến công tác xây dựng quy hoạch, kếhoạch là Phòng KTHT thuộc UBND huyện Vĩnh Linh và BQL chợ, vì vậy trong nội dung này sẽ tiến hành phỏng vấn điều tra nhân viên thuộc BQL chợ và phòng TCKH của huyện.

Nội dung này được các đối tượng điều tra đánh giá và qua quá trình xử lý số liệu, kết quả được tập hợpởbảng sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.15: Đánh giá của đối tượng điều tra vềcông tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch

STT Công tác xây dựng quy hoạch, kế

hoạch BQL chợ Phòng

KTHT GTTB Sig.

1

Nội dung quy hoạch mạng lưới chợ phù hợp, phân bốhợp lý và khoa học.

4,17 4,00 4,12 0,17

2

Nội dung quy hoạch xây dựng, phát triển chợ tạo thuận lợi cho các tiểu thương hoạt động kinh doanh tại chợ.

3,3 2,90 3,18 0,17

3 Công tác quy hoạch xây dựng, phát

triển chợkịp thời, nhanh chóng. 2,74 2,60 2,7 0,64

4

Nội dung quy hoạch xây dựng, phát triển chợ phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

4,22 4,20 4,21 0,95

(Nguồn: Kết quảxửlí sốliệu) -Về tiêu chí “Nội dung quy hoạch mạng lưới chợ phù hợp, phân bố hợp lý và khoa học” được các đối tượng điều tra đánh giá tốt với điểm trung bình chung là 4,12 điểm. Trong đó BQL chợ đánh giá 4,17 điểm và phòng KTHT đánh giá 4,00 điểm. Giá trịkiểm định sig = 0,17( >0,05) nên không có sựkhác biệt giữa các nhóm đối tượng điều tra. Nội dung quy hoạch thường được soạn thảo, lấy ý kiến các cơ quan liên quan và trải qua quá trình thẩm định mới được ban hành. Vì vậy, nội dung quy hoạch chợ cơ bản phù hợp để bảo đảm khoảng cách giữa các chợ như chợ Hồ Xá 1, chợ Hồ Xá 2, Chợ do, chợ Cá... Bên cạnh đó, việc quy hoạch tính chất chợ chợ đầu mối gồm Hồ Xá 1, chợCá, chợ Do, chợ Bến Quan cách nhau hợp lý và các chợ dân sinh như chợ Hồ Xá 2, chợ Xép cũng được phân bố phù hợp. Riêng Chợ Hồ Xá 1 đã từng bước được đầu tư xây dựng thành Trung tâm thương mại hiện đại

Trường Đại học Kinh tế Huế

với đình chợhai tầng hàng trăm lô quầy bềthế, khang trang, có khu chợ trong đình và ngoài trời hoàn chỉnh, không gian bán mua thông thoáng trên diện tích gần 2 héc-ta, là chợto nhất cách đều đoạn đường 100 cây sốgiữa hai chợ tỉnh là chợ Đông Hà (Quảng Trị) và chợ Đồng Hới (Quảng Bình).

-Về tiêu chí “Nội dung quy hoạch xây dựng, phát triển chợ tạo thuận lợi cho các tiểu thương hoạt động kinh doanh tại chợ” được các đối tượng điều tra đánh giá bình thường với điểm trung bình chung là 3,18 điểm. Trong đó BQL chợ đánh giá 3,30 điểm và phòng KTHTđánh giá 2,90 điểm. Giá trị kiểm định sig = 0,17( >0,05) nên không có sựkhác biệt giữa các nhóm đối tượng điều tra. Đối với nội dung quy hoạch, mặc dù đã có sự phân bố hợp lý giữa mạng lưới các chợ nhưng các tiểu thương vẫn tồn tại một sốbất tiện cho tiểu thương như riêng thị trấn Hồ Xá có đến 3 chợ trong đó có chợHồXá 1 là chợ đầu mối lớn nhất huyện, chợHồXá 2, chợXép nên đã tạo ra một sốbất tiện cho tiểu thương khi phân phối hàng hóa.

-Về tiêu chí “Công tác quy hoạch xây dựng, phát triển chợ kịp thời, nhanh chóng” được các đối tượng điều tra đánh giá thấp với điểm trung bình chung là 2,70 điểm. Trong đó BQL chợ đánh giá 2,74 điểm và phòng KTHTđánh giá 2,60 điểm.

Giá trị kiểm định sig = 0,64( >0,05) nên không có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng điều tra. Trên thực tế, để thực hiện quy hoạch xây dựng, phát triển chợ phải trải qua nhiều bước và lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn nhiều lần. Vì vậy thời gian để 1 chợ có thể xây dựng, cải tạo thường rất lâu. Đối với nhiều chợ khi đã xuống cấp, mặc dù đã có trong quy hoạch nhưng việc thực hiện chưa đảm bảo khi phải đợi nguồn vốn bố trí, giải ngân từ trung ương, địa phương nên việc triển khai quy hoạch còn chậm. Vì vậy các hạng mục đã xuống cấpở các chợ được sửa chữa chậm, gây nhiều trởngại cho hoạt động kinh doanh chung của các tiểu thương.

-Về tiêu chí “Nội dung quy hoạch xây dựng, phát triển chợ phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương” được các đối tượng điều tra đánh giá tốt với điểm trung bình chung là 4,21 điểm. Trong đó BQL chợ đánh giá 4,22 điểm và phòng KTHT đánh giá 4,20 điểm. Ngoài ra giá trị kiểm định sig = 0,95( >0,05) nên không có sựkhác biệt giữa các nhómđối tượng điều tra. Ta có thể

Trường Đại học Kinh tế Huế

kết luận nội dung quy hoạch xây dựng, phát triển chợ phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tếxã hội của huyện Vĩnh Linh.

Thứ hai, đánh giá của đối tượng điều tra về công tác ban hành các chính sách về đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý hoạt động chợ

Các chính sách được ban hành trong công tác quản lý hoạt động chợ được đánh giá qua các đối tượng điều tra.

Kết quả điều tra, phân tích và kiểm định được thểhiện qua bảng 2.16 sau đây -Về tiêu chí “Chính sách ưu đãi mặt bằng cho bố trí, xây dựng chợ phù hợp”

được các đối tượng điều tra đánh giá tốt với điểm trung bình chung là 4,15 điểm.

Trong đó BQL chợ đánh giá 4,26 điểm và phòng KTHT đánh giá 3,90 điểm. Giá trị kiểm định sig = 0,09( >0,05) nên không có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng điều tra. UBND huyện Vĩnh Linh đã có bốtrí diện tích chợphù hợp với quy mô chợ trong đó chợHồXá 1 lớn nhất với 1,12ha, chợDo 0,95ha, và các chợcòn lại có quy mô từ0,32-0,35ha. Các ưu đãi vềmặt bằng đãđược xây dựng thành các chính sách gồm các nội dung miễn tiền thuê sửdụng đất, ưu đãi khi chuyển nhượng…Như vậy, chính sách ưu đãi mặt bằng cho bốtrí, xây dựng chợlà phù hợp.

Bảng 2.16: Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác ban hành các chính sách về đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý hoạt động chợ

STT Công tác ban hành chính sách BQL chợ

Phòng

KTHT GTTB Sig.

1

Chính sách ưu đãi mặt bằng cho bố

trí, xây dựng chợphù hợp. 4,26 3,90 4,15 0,09

2

Hoạt động đầu tư, xây dựng chợ được sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước đầy đủ, kịp thời.

3,39 3,30 3,36 0,72

3

Nhân viên quản lý chợ được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý chợ.

3,22 3,60 3,33 0,09

Trường Đại học Kinh tế Huế

STT Công tác ban hành chính sách BQL chợ

Phòng

KTHT GTTB Sig.

4

Tiểu thương được thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các nội dung và việc tuân thủ quy định tại chợ.

4,26 4,30 4,27 0,86

5

Các nội quy về quản lý hoạt động

chợ được xây dựng đầy đủ, chặt chẽ. 4,30 3,50 4,06 0,00

6

Các nội quy, quy định đối với hoạt động kinh doanh tại chợ được công khai đầy đủ, kịp thời.

4,13 4,30 4,18 0,41

(Nguồn: Kết quảxửlí sốliệu) -Về tiêu chí “Hoạt động đầu tư, xây dựng chợ được sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước đầy đủ, kịp thời” được các đối tượng điều tra đánh giá bình thường với điểm trung bình chung là 3,36 điểm. Trong đó BQL chợ đánh giá 3,39 điểm và phòng KTHTđánh giá3,30điểm. Giá trịkiểm định sig = 0,72( >0,05) nên không có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng điều tra. Vì các chợ trên địa bàn huyện đều được xây dựng từnguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh nên việc đợi nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương, tỉnh để thực hiện việc đầu tư, xây dựng chợ thường mất nhiều thời gian hơn so với việc huyện cấp kinh phí. Vì vậy, trong thời gian tới cần đẩy nhanh tiến độbốtrí vốn cho việc mởrộng, cải tạo theo quy hoạch các chợ.

-Về tiêu chí “Nhân viên quản lý chợ được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý chợ” được các đối tượng điều tra đánh giá bình thường với điểm trung bình chung là 3,33 điểm. Trong đó BQL chợ đánh giá 3,22 điểm và phòng KTHTđánh giá 3,60 điểm. Giá trịkiểm định sig = 0,09( >0,05) nên không có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng điều tra. Mặc dù hàng năm BQL chợ được đào tạo, bồi dưỡng về các nghiệp vụ quản lý chợ như phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm…nhưng việc đào tạo bồi dưỡng được thực hiện với mức độ vừa phải, không phải quá nhiều lần trong năm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

-Về tiêu chí “Tiểu thương được thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các nội dung và việc tuân thủ quy định tại chợ” được các đối tượng điều tra đánh giá tốt với điểm trung bình chung là 4,27 điểm. Trong đó BQL chợ đánh giá 4,26 điểm và phòng KTHT đánh giá 4,30 điểm. Giá trị kiểm định sig = 0,86 ( >0,05) nên không có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng điều tra. Hằng ngày, thông qua lao phát thanh tại các chợ, tiểu thương được tuyên truyền vềviệc phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống hàng giả, hàng kém chất lượng...Vì vậy, nội dung tuyên truyền được các đối tượng đánh giá tốt.

-Về tiêu chí “Các nội quy về quản lý hoạt động chợ được xây dựng đầy đủ, chặt chẽ” được các đối tượng điều tra đánh giá tốt với điểm trung bình chung là 4,06 điểm. Trong đó BQL chợ đánh giá 4,30 điểm và phòng KTHT đánh giá 3,50 điểm.

Giá trị kiểm định sig = 0,00( <0,05) nên có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng điều tra. BQL chợ đánh giá cao về việc xây dựng nội quy trong quản lý hoạt động chợ nhưng phòng KTHTđánh giá thấp hơn do phòng TCKH có tiêu chuẩn, yêu cầu cao hơn về tính đầy đủ của các nội quy, quy định. Như vậy, việc xây dựng nội quy trong quản lý hoạt động chợ đã được chú trọng và đây là điểm cần phát huy để thắt chặc kỷluật, an ninh trật tựtrong hoạt động của các chợ.

-Về tiêu chí “Các nội quy, quy định đối với hoạt động kinh doanh tại chợ được công khai đầy đủ, kịp thời” được các đối tượng điều tra đánh giá tốt với điểm trung bình chung là 4,18 điểm. Trong đó BQL chợ đánh giá 4,13 điểm và phòng KTHT đánh giá 4,30 điểm. Giá trị kiểm định sig = 0,41( >0,05) nên không có sựkhác biệt giữa các nhóm đối tượng điều tra. Sau khi ban hành nội quy, BQL chợ sửdụng loa phát thanh đểthông báo và dán nội quy tại tại các bảng nội quy ở các khu đình chợ.

Vì vậy, các nội quy, quy định về hoạt động kinh doanh tại chợ được công khai đầy đủ, kịp thời.

Thứ ba, đánh giá của đối tượng điều tra về công tác tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh

Ở các nội dung tiếp theo, tác giả phân tích ý kiến đánh giá của 3 nhóm đối tượng điều tra là BQL chợ, Phòng KTHT và tiểu thương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kết quả điều tra và phân tích, kiểm định được thể hiện qua bảng 2.17sau đây:

-Về tiêu chí “Việc bốtrí, sắp xếp các khu vực kinh doanh tại chợhợp lý” được các đối tượng điều tra đánh giá bình thường với điểm trung bình chung là 3,70 điểm. Trong đó BQL chợ đánh giá 4,04 điểm và phòng KTHTđánh giá 2,70 điểm, tiểu thương đánh giá 3,72 điểm. Giá trịkiểm định sig = 0,00( <0,05) nên có sựkhác biệt giữa các nhóm đối tượng điều tra. Mặc dù BQL chợ cho rằng việc bố trí, sắp xếp các khu vực kinh doanh tại chợ là hợp lý nhưng đối với phòng KTHT thì đánh giá chưa hợp lý và tiểu thương đánh giá bình thường. Khi bốtrí BQL chợ đã có sự phối hợp với phòng KTHT đểtrình UBND huyện Vĩnh Linh phê duyệt. Mặc dù vậy đã có một sốý kiến không đồng nhất trong sắp xếp lô quầy nên có sựkhác biệt vềý kiến đánh giá của 2 nhóm này.

Bảng 2.17: Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh

STT

Công tác tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh

doanh

Giá trịtrung bình BQL Sig.

chợ

Phòng KTHT

Tiểu thương

Trung bình chung 1

Việc bốtrí, sắp xếp các khu vực kinh

doanh tại chợ hợp lý. 4,04 2,70 3,72 3,70 0,00

2 Thương nhân được ký hợp đồng thuê

quầy kinh doanh tại chợ đầy đủ. 4,35 4,30 4,14 4,19 0,31 3 Việc đấu thầu cho thuê lô quầy được

thực hiện khách quan, công bằng. 2,65 2,90 2,84 2,81 0,43 (Nguồn: Kết quảxửlí sốliệu) -Về tiêu chí “Thương nhân được ký hợp đồng thuê quầy kinh doanh tại chợ đầy đủ” được các đối tượng điều tra đánhgiá tốt với điểm trung bình chung là 4,19 điểm. Trong đó BQL chợ đánh giá 4,35 điểm và phòng KTHTđánh giá 4,30 điểm, tiểu thương đánh giá 4,14 điểm. Giá trị kiểm định sig = 0,31( >0,05) nên không có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng điều tra. Như vậy, các thương nhân, tiểu

Trường Đại học Kinh tế Huế

thương tại chợ được ký hợp đồng thuê quầy kinh doanh, đảm bảo hoạt động kinh doanh của họ ổn định và lâu dài.

-Về tiêu chí “Việc đấu thầu cho thuê lô quầy được thực hiện khách quan, công bằng” được các đối tượng điều tra đánh giá thấp với điểm trung bình chung là 2,81 điểm. Trong đó BQL chợ đánh giá 2,65 điểm và phòng KTHTđánh giá 2,90 điểm, tiểu thương đánh giá 2,84 điểm. Giá trị kiểm định sig = 0,43( >0,05) nên không có sựkhác biệt giữa các nhóm đối tượng điều tra. Các nhóm điều tra cho rằng vẫn còn sựthiên vị trong công tác đấu thầu, nhiều hộ kinh doanh được bốtrí những vịtrí tốt hơn hộkhác. Vì vậy, trong thời gian tới cần nghiêm túc thực hiện công tác đầu thầu, đảm bảo khách quan, công bằng cho tiểu thương.

Thứ tư, đánh giá của đối tượng điều tra vềquản lý và sửdụng các khoản thu từhoạt động dịch vụ ởchợ

Kết quả điều tra và phân tích, kiểm định được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 2.18: Đánh giá của đối tượng điều tra vềcông tác quản lý và sửdụng các khoản thu từhoạt động dịch vụ ởchợ

STT

Công tác quản lý và sửdụng các khoản thu từhoạt động dịch vụ ở

chợ

Giá trịtrung bình BQL Sig.

chợ

Phòng KTHT

Tiểu thương

Trung bình chung 1 Các khoản thu phí, lệphí tại chợ được

xây dựng phù hợp với quy định. 3,17 2,90 2,86 2,92 0,31

2 Việc thu phí được tiến hành đầy đủ 4,30 4,30 4,11 4,16 0,32 3 Việc thu phí được thực hiện đúng thời

gian. 4,04 3,90 4,18 4,14 0,10

4 Quy trình thu phíđược thực hiện chặt

chẽvới đầy đủchứng từ. 4,04 3,60 3,95 3,94 0,14

(Nguồn: Kết quảxửlí sốliệu) -Về tiêu chí “Các khoản thu phí, lệphí tại chợ được xây dựng phù hợp với quy định” được các đối tượng điều tra đánh giá thấp với điểm trung bình chung là 2,92 điểm. Trong đó BQL chợ đánh giá 3,17 điểm và phòng KTHTđánh giá 2,90 điểm,

Trường Đại học Kinh tế Huế