• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đặc điểm khái quát về huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN

2.1. Đặc điểm khái quát về huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN

diện tích, 69,7% diện tích đất tự nhiên. Độ dốc đất dưới 250, đất tựnhiên có tầng đất dày phù hợp phát triển cảcây ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày và phát triển đàn bò, dê.

2.1.2. Điều kin kinh tế

Vĩnh Linh vốn là huyện nông nghiệp, sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới đã hình thành được cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ thương mại.[8] Những chuyển biến tích cực của Kinh tế huyện Vĩnh Linh trong các nămqua, cụ thể được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 2.1: Giá trị sản xuấthuyện Vĩnh Linh giai đoạn 2016-2018 (Tính theo giá hiện hành)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm2018

Tốc độ phát triển bình quân Triệu

đồng % Triệu

đồng % Triệu

đồng % (%)

Nông-lâm-ngư

nghiệp 710068 45,97 694720 43,02 788034 42,02 105,35 Công nghiệp- xây

dựng 493303 31,94 526196 32,59 618919 33,00 112,01

Thương mai-Dịch

vụ 341225 22,09 393858 24,39 468296 24,97 117,15

Tổng cộng 1544596 100 1614775 100 1875249 100 110,18 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Linh năm 2018) Giai đoạn 2016-2018, kinh tếcủa huyện Vĩnh Linhngày càng phát triển, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và có xu hướng ngày càng tăng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân tính theo giá hiện hành giai đoạn này đạt 10,18%; trong đó khu vực nông-lâm-ngư nghiệp tăng 5,35%/năm, khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 12,01%,/năm; khu vực thương mại dịch vụ tăng17,15%/năm. Năm 2018, giá trị sản xuất bình quân đầu người của huyện là 36,5 triệu đồng [10]. Cơ cấu kinh tế theo

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhóm ngành của huyện Vĩnh Linh chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với định hướng của cả nước đó là tăng dần tỷtrọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm – ngư nghiệp. Từ năm 2016 đến 2018, cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành kinh tế của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 31,94% năm 2016 đến 33,00% năm 2018, ngành dịch vụ tăng từ 22,09% năm 2016 lên 24,97%

năm 2018. Ngược lại, khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 45,97% năm 2016 xuống 42,02% năm 2018.

Như vậy, tình hình kinh tếcủa huyện Vĩnh Linh đang từng bước phát triển, cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo đúng hướng và đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao.

2.1.3. Cơ sởhtng

Hệ thống giao thôngđường bộ của huyện Vĩnh Linh khá phát triển và thuận lợi đểphục vụnhu cầu đi lại, giao thương với các khu vực lân cận. Huyện có đường sắt Bắc Nam, đường quốc lộ1A, 15, tỉnh lộ572, 537 chạy qua.

Bưu chính viễn thông của huyện phát triển khá đồng bộ. Hệ thống cấp điện, nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất được đảm bảo. Tuy nhiênở các vùng sâu vùng xa, vùng nghèo đặc biệt khó khăn đang còn nhiều khó khăn về hệ thống điện và các cơ sở hạ tầng khác. Các dịch vụ vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục...nhìn chung đang phát triển khá nhanh. Hệ thống Y tế của huyên khá đầy đủ để phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh.

Cơ sởhạtầng huyện Vĩnh Linhtrong thời gian quađã có nhiều chuyển biến tích cực, trên các lĩnh vực, tiếp tục tăng trưởngổn định, các chỉ tiêu chính đều đạt và vượt kế hoạch tỉnh giao. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư xây dựng. Huyện Vĩnh Linh đang chú trọng công tác phát triển không gian đô thị đối với 3 thị trấn trên địa bàn.

Huyện đang phấn đấu xây dựng thị trấn Hồ Xá trở thành đô thị loại IV vào cuối nhiệm kỳ2016-2020; đầu tư xây dựngCơ sởhạtâng thị trấn Cửa Tùng đạt chuẩn đô thịloại V; mởrộng địa giới hành chính và không gian đô thịthịtrấn Bến Quan.

Huyện Vĩnh Linh đang tiếp tụchuy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từcác thành phần kinh tếvào xây dựng kết cấu hạtầng. Huyện tăng cường thu

Trường Đại học Kinh tế Huế

hút nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; kêu gọi các dự án đầu tư theo các hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO... Huyện cũng đang khai thác hợp lý, hiệu quả quỹ đất trên địa bàn huyện để đấu giá bán quyền sử dụng đất xây dựng cơ sở hạ tầng.

Vĩnh Linh tiếp tục thực hiện tốt các hình thức đầu tư kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm (Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương…). Bên cạnh đó, huyên đang tranh thủ tối đa các nguồn vốn tài trợ ODA, NGO, các tổ chức, cá nhân…Tích cực kết hợp với các cơ quan cấp trên tìm kiếm các nguồn tài trợ đúng pháp luật từ nước ngoài, các tổchức, cá nhân hảo tâm đểxây dựng hoàn thiện kết cấu hạtầng.

2.1.4. Đặc điểm xã hi

Thứ nhất, tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động của huyện Vĩnh Linh được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Người

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

SL % SL % SL % 2017

/2016

2018 /2017 Tổng dân số 86984 100 87320 100 87653 100 100,39 100,38

-Nam 42481 48,84 42829 49,05 43025 49,09 100,82 100,46

-Nữ 44503 51,16 44491 50,95 44628 50,91 99,97 100,31

Người trong độ

tuổi lao động 51.094 100 51.298 100 51.710 100 100,40 100,80

-Nam 24845 48,63 25152 49,03 25547 49,40 101,24 101,57

-Nữ 26249 51,37 26.146 50,97 26.163 50,60 99,61 100,07

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2018) Về dân số, huyện Vĩnh Linh có cơ cấu dân số không chênh lệch lớn giữa nam và nữ. So sánh dân số qua các năm có sự gia tăng dân số nhẹ. Dân số năm 2018 là 87.320 người, bằng 100,39% dân số năm 2016. Dân số năm 2018 là 87.653 người, bằng 100,38% so với năm 2017. Như vậy tỷ lệ gia tăng dân sốcủa huyệnkhá chậm.

Theo giới tính, dân số nữ chiếm khoảng 49% và dân số nam chiếm khoảng 51%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Năm 2017, dân số nam là 42.829, bằng 100,82% so với năm 2016. Năm 2017, dân số nữ là 44.491, bằng 99,97% so với năm 2016, dân số nữ có sự giảm nhẹ. Năm 2018, dân số nữ là 44.628, bằng 100,31% so với năm 2017. Như vậy, dân số nữ có tốc độ tăng chậm hơn so với dân số nam.

Về cơ cấu lao động, trong 3 năm có sự tăng số dân ở độ tuổi lao động. Lao động năm 2017 là 51.298 người, bằng 100,40% so với năm 2016. Lao động năm 2016là 51.170 người, bằng 100,80% so với năm 2017. Như vậy, tỷ lệ tăng lao động cao hơn tỷ lệ sinh nhưng vẫn ở mức tăng chậm.

Theo giới tính, tỷ lệ lao động năm 2017 có tăng nhẹ. Lao động nam năm 2017 là 25152 người, bằng 101,24% so với năm 2016, năm 2018 là 25547 người, bằng 101,57% so với năm 2017. Lao động nữ năm 2017là 26146 người, bằng 99,61% so với năm 2016, năm 2018 là 26163 người, bằng 100,07% so với năm 2017. Từ số liệu có thể thấy lao động nam tăng nhanh hơn lao động nữ.

Như vậy, dân số và lao động huyện Vĩnh Linh không có nhiều biến đổi quá lớn. Dân số và lao động của tỉnh chủ yếu xuất phát từ trong huyện và ít có hiện tượng di dân hay các lao động khác đến làm viêc. Chính quyền các cấp và người dân kiểm soát được tỷ lệ sinh để dân số kế hoạch hóa gia đìnhđược thực hiện tốt.

Thứ hai, đặc điểm con người

Con người Vĩnh Linh mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất miền Trung: Thật thà, chất phác, đoàn kết, thủy chung; kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Con người Vĩnh Linh có truyền thống hiếu học; yêu thích hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; có cuộc sống lạc quan, yêu đời với kho tàng văn hóa dân gian và lễ hội phong phú: chuyện trạng Vĩnh Hoàng, chuyện cổ tích Vân Kiều, các điệu hò cùng nhiều trò chơi, lễ hội văn hóa dân gian...[20]

Thứ ba, về di tích lịch sử vănhóa và cách mạng

Toàn huyện có 178 di tích lịch sử văn hóa được Trung ương, tỉnh xếp hạng trong đó cócầu Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc, bến đò Tùng Luật là di tích lịch sử quốc gia.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Vĩnh Linh có 222 bà mẹ Việt Nam anh hùng trong đó có 3 mẹ còn sống, 44 tập thể và 17 cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang, anh hùng Lao động. Khu vực Vĩnh Linh là địa phương đầu tiên ở miền Bắc được phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào ngày 01/01/1967; quân dân Vĩnh Linh vinh dự 8 lần Bác Hồ gửi thư khen.

Nhiều người được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc ưu tú…

Vĩnh Linh cũng là nơi sản sinh nhiều trí thức cho đất nước với các học hàm, học vị cao như Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ, thạc sỹ được đào tạo trong và ngoài nước cùng nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sỹ có tên tuổi.

Đặc biệt Vĩnh Linh có 3 làng nổi tiếng là: làng Thủy Ba (Vĩnh Thủy) có tài bắt sống cọp, làng Huỳnh Công Tây (Vĩnh Tú) có tài ứng tác chuyện Trạng nổi tiếng, làng Tùng Luật (Vĩnh Giang) được xem là chiếc nôi sinh ra các nghệ nhân dân ca đặc sắc Bình Trị Thiên.

2.2. Giới thiệu vềBQL chợhuyện Vĩnh Linh