• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh,

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ

3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh,

3.2.1. Hoàn thin vic xây dng quy hoch, kếhoch phát trin mạng lưới ch Củng cố và phát triển mạng lưới chợ hiện có trên địa bàn huyện theo hướng sắp xếp, ổn định hoạt động của các chợ, hạn chế việc di chuyển chợ, tập trung đầu tư, nâng cấp, cải tạo chợ.

Rà soát lại quy hoạch chợ để điều chỉnh theo hướng phát triển chợ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa, tiêu dùng của nhân dân.

UBND huyện phối hợp với sở Công Thương xem xét đánh giá từng chợ trên địa bàn. Nguyên tắc cần tuân thủ là đưa vào quy hoạch và có kếhoạch cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới những chợ đang hoạt động hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu mua bán, trao đổi. Xác định ranh giới quy hoạch các chợ ở các địa phương. Chỉ đạo UBND các xã, thịtrấn thực hiện quản lý chặt chẽquy hoạch chợ.

Xây dựng không gian kiến trúc chợ có diện tích phù hợp đảm bảo sự giao lưu giữa chợ với các loại hình thương nghiệp khác, đảm bảo sựthuận tiện cho các hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong khu vực chợ. Phát triển không gian kiến trúc chợ theo cấu trúc hợp lý và phù hợp với đặc điểm của từng loại chợkhác nhau.

Lựa chọn để nâng cấp, cải tạo một số chợ quy mô lớn hiện có thành một số chợ trung tâm của huyện, cụm thị trấn, thị tứ, liên xã trên địa bàn với quy mô chợ hạng 1, hạng 2 hoặc chuyển hoá một sốchợ tại các điểm du lịch của huyện như Cầu Hiền Lương, Sông Bến Hải, Bãi Tắm cửa Tùng thành các trung tâm mua sắm, khang trang và hiện đại, phù hợp với quần thể kiến trúc xung quanh, cùng với các siêu thị, đường phố thương mại quanh khu vực chợ để hình thành nên các khu thương mại - dịch vụtổng hợp của huyện phục vụnhân dân và khách du lịch.

Từng bước cải tạo, xây dựng mới và mở rộng mạng lưới chợ nông thôn làm nơi trao đổi, buôn bán hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống của nông dân.

Đối với vùng khó khăn, tập trung đầu tư phát triển chợ ở các điểm dân cư tập trung.

Lấy chợ làm hạt nhân, tổ chức quanh khu vực ảnh hưởng của chợ các loại hình thương mại, dịch vụ khác để hình thành các khu thương mại - dịch vụ tổng hợp ở

Trường Đại học Kinh tế Huế

các địa bàn. Vốnđầu tư để hoàn thiện mạng lưới chợ nông thôn được huy động từ các nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước, lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển KT-XH của trung ương, địa phương, vốn của doanh nghiệp và vốn từcác hộkinh doanh trong chợ.

Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng vềquy hoạch các vịtrí xây dựng chợ đểthu hút các doanh nghiệp, dân cư, tiểu thương tham gia thực hiện quy hoạch. Trên cơ sở đó thu hút đầu tư các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp và mời gọi các thương nhân tham gia kinh doanh trong chợ.

3.2.2. Hoàn thin vic xây dng và t chc thc hin các chính sách, ni quy, quy địnhliên quan đến hoạt động ch

Xây dựng và ban hành khung giá cho thuê mặt bằng kinh doanh phù hợp với thực trạng cơ sởvật chất chợ, số lượng thương nhân kinh doanh trong từng địa bàn, khu vực. Khung giá này phải phù hợp với khả năng tài chính của các hộkinh doanh trong chợ. Khung giá cho thuê có thể được điều chỉnh linh hoạt theo thời vụ, theo tình hình phát triển kinh tếcủa địa phương nhưng phải ổn định trong một thời gian thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của thương nhân.

BQL chợ cần phối hợp và đề nghị Chi cục thuế huyện khi giao chỉ tiêu thu thuế cho các chợ cần khảo sát, đánh giá kỹtình hình thực tế và tham khảo ý kiến của các chợnhằm đưa ra mức thu phù hợp với doanh sốbán của các hộkinh doanh.

Đối với thương nhân kinh doanh tại các chợ đồng thời có góp vốn đầu tư xây dựng hoặc cải tạo, nâng cấp các chợ thì huyện cần miễn giảm thuế thu nhập. Thu hút thương nhân vào chợmới xây dựng nhưng hoạt động không hiệu quảbằng cách cho miễn, giảm thuếthu nhập.

Thực hiện việc miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng chợ và những năm tiếp theo trên nguyên tắc, khu vực nông thôn được miễn nộp tiền thuê đất với thời gian dài hơn so với khu vực đô thị.

Xây dựng kế hoạch ngân sách (hàng năm, dài hạn) dành cho phát triển chợ.

Ngoài việc bố trí ngân sách thích hợp để xây dựng sửa đổi, bổ sung quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn, ngân sách huyện cần dành những tỷ lệ thỏa đáng cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước...xung quanh khu vực xây dựng chợ. Ưu tiên khu vực điều kiện kinh tế còn khó khăn, khu vực tư nhân không có khả năng xây dựng chợ.

Lồng ghép việc xây dựng các chợdân sinh, với các dự án và chương trình phát triển kinh tế, xã hội khác, hỗ trợ thêm bằng nguồn ngân sách địa phương hoặc bằng cơ chếchính sách (tài chính, tín dụng, đất đai....) đểtạo dựng hạtầng kỹthuật trong và ngoài chợ, đồng thời huy động các nguồn lực của doanh nghiệp, cá nhân và hộ kinh doanh trên địa bàn tham gia cùng đầu tư xây dựng, khai thác và quản lý chợ.

Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về quy hoạch phát triển chợ để các chủthể sản xuất kinh doanh yên tâm bỏvốn đầu tư. Xây dựng các chính sách cụ thể để khuyến khích các chủ thể tham gia đầu tư phát triển chợ, đa dạng hóa nguồn vốn phát triển chợ. Ban hành và công khai các thủ tục hành chính, phê duyệt dự án đầu tư phát triển chợ ở các cấp để tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầutư.

3.2.3. Nâng cao chất lượng ngun nhân lc ca BQL ch

Tổchức các khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụmang tính chất thường xuyên cho các cán bộ quản lý ở các xã, thị trấn, ban quản lý các chợ. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực, để có được đội ngũ cán bộ quản lý năng động nhạy bén, có năng lực, nắm vững nghiệp vụ, có nhiệt huyết, đây là điều kiện quan trọng để thực hiện chức năng quản lý và nâng cao hiệu quảtrong khâu quản lý Nhà nước và nâng cao hiệu quảhoạt động của mạng lưới chợ đáp ứng kịp thời yêu cầu của sự phát triển.

Phát hành các ấn phẩm, các hướng dẫn cần sao gửi cho các cán bộ quản lý ở BQL chợ hoặc cũng có thể tập huấn thông qua các đợt tập huấn thực tế như tập huấn PCCC, môi trường, vệsinh an toàn thực phẩm, thuế, phí... Có như vậy thì các nghiệp vụ quản lý mới được thực hiện có hiệu quả ở các khâu và là cơ sở tốt cho việc triển khai các đợt kiểm tra giám sát hoạt động của mạng lưới chợ.

Tăng cường đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước vềchợ. Có cơ chếchính sách hỗtrợkinh phí để đào

Trường Đại học Kinh tế Huế

tạo, đào tạo lại người làm công tác quản lý chợ; Tổchức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác quản lý chợ cho số cán bộ hiện có và đào tạo những cán bộ chuyển vềcông tác quản lý chợ lâu dài cho các địaphương.

3.2.4. Tuyên truyn và tp hunđể nâng cao kiến thc, kỹ năng cho tiểu thương Hỗ trợ kiến thức và kỹ năng kinh doanh cho thương nhân kinh doanh trong chợ thông qua các lớp tập huấn vềvệsinh an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa, chống hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, phòng chống cháy nổ..., tiếp cận với các cơ quan quản lý nhà nước để giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.

BQL chợ cần thường xuyên tuyên truyền cho thương nhân, tiểu thương kinh doanh tại chợ và người dân đến mua bán tại chợ ý nghĩa của việc chấp hành các hành các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh, buôn bán tại chợ. Thông qua việc tuyên truyền có thể nâng cao được nhận thức của những đối tượng liên quan để họ có ý thức cao hơn, họ không mắc phải những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý chung của BQL chợhuyện Vĩnh Linh.

3.2.5. Gii pháp nhằm tăng hiệu quả khai thác điểm kinh doanh

Đối với các chợ khai thác vượt quá công suất của chợ, tùy theo điều kiện thực tếtừng chợ có thểnâng cấp, cải tạo mở rộng diện tích chợ, tăng thêm số quầy, sạp, điểm kinh doanh.

Đối với các chợ chưa khai thác hết công suất cần đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹthuật, hạtầng cơ sởcủa các chợnhằm khai thác hết công năng của chợ. Bên cạnh đó cần có phương án bố trí hợp lý, khoa học thuận tiện cho việc kinh doanh mua bán hàng hóa.

Xây dựng quy hoạch hệthống chợvới mật độ và quy mô, cơ cấu hạng chợ phù hợp, các chợ phải quy hoạch tại các vị trí thuận tiện giao thông... bên cạnh đó cũng phải quan tâm đến việc tổ chức thực hiện quy hoạch, trong đó phải chú trọng đến việc di dời hoặc xóa bỏ các chợ vị trí không phù hợp hoặc hiệu quả hoạt động kém đặc biệt phải kiên quyết dẹp bỏnhững chợhình thành tựphát, chợ tạm, chợ cóc gây ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động của các chợ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.6. Hoàn thin công tác thanh tra, kim tra hoạt động ca các ch

Tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa BQL chợ và các đơn vị chức năng thuộc UBND huyện về công tác tuyên truyền nhận thức pháp luật cho các tiểu thương, thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm các điều kiện về an toàn vệsinh thực phẩm, vệ sinh môi trường và PCCC tại các chợ.

Đảm bảo 100% chợ thuộc sựquản lý của BQL chợ huyện Vĩnh Linh đều thực hiện bảo hiểm cháy nổ, phấn đấu ngày càng tăng các hộ tiểu thương tham gia bảo hiểm cháy nổcủa từng điểm kinh doanh, bên cạnhđó không ngừng rèn luyện kỹthuật cho lựclượng chữa cháy tại chổ,tăng cường trang thiết bịmớiđể ứng phó phát sinh và triển khai các buổi diễn tập phương án phối hợp với lực lượng chuyên ngành của huyện, của tỉnh vềPCCC hàngnăm.

Quản lý về chất lượng hàng hóa lưu thông trong mạng lưới chợ. Tăng cường quản lý chất lượng thông qua một sốcác biện pháp quyđịnh rõ nhãn mác hàng hóa, xuất xứ, phải đăng ký chất lượng đối với các hàng hóa thực phẩm tiêu dùng, kiểm tra giám sát trực tiếp thường xuyên để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Phải đăng ký chất lượng sản phẩm vệsinh an toàn thực phẩm.

Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tổchức kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm như kinh doanh không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và PCCC. Định kỳhàng quý, năm tổchức các cuộc thi vềkiến thức an toàn vệsinh thực phẩm, thực hành công tác PCCC tại chợ.

Ban hành quy định về công khai trách nhiệm, phối hợp quản lý giữa các ban, ngành, tổ chức địa phương trong việc chỉ đạo, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ. Xây dựng chế tài xử lý nghiêm minh đối với các vi phạm về môi trường, an toàn vệsinh thực phẩm, phòng

chống cháy nổ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ