• Không có kết quả nào được tìm thấy

Công tác ban hành các chính sách, quy định về đầu tư, xây dựng, khai thác và

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN

2.4. Thực trạng công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

2.4.2. Công tác ban hành các chính sách, quy định về đầu tư, xây dựng, khai thác và

Các chính sách, quy định về đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý hoạt động chợ rất đa dạng. Có thể đánh giá công tác quản lý chợ qua các chính sách, chương trình sauđây.

Thứ nhất, chính sách hỗtrợvềtài chính

Chính sách hỗ trợ về tài chính thể hiện mức độ đầu tư của các nguồn ngân sách đến đầu tư xây dựng chợ. Cụthể, các nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ được thể hiện qua bảng sau đây.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn đãđược hỗ trợ đầu tư các chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đến hết năm 2018

(ĐVT: Triệu đồng)

TT Tên chợ TMĐT Trong đó

NSTW % NSĐP %

1 ChợHồXá 1 8.000 2.100 26,25 5.900 73,75

2 ChợHồxá 2 1.300 300 23,08 1.000 76,92

3 ChợDo 7.500 2.000 26,67 5.500 73,33

4 ChợBến Quan 5.000 1.650 33,00 3.350 67,00 5 Chợcá Cửa Tùng 3.500 1.500 42,86 2.000 57,14

6 ChợXép 3.500 1.500 42,86 2.000 57,14

(Nguồn: BQL chợhuyện Vĩnh Linh) Các chợ thuộc quản lý của BQL chợ huyện Vĩnh Linh được đầu tư xây dựng khá khang trang, với đầy đủ các hạng mục phục vụ, khai thác các hoạt động của chợ. Cụthể:

Chợ Hồ Xá 1 là chợ lớn nhất có TMĐT 8.000 triệu đồng trong đó NSTW hỗ trợ 2.100 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 26,25%; ngân sách địa phương (NSĐP) đầu tư 5.900 triệu đồng, chiếm tỷlệ73,75%.

Chợ Hồ Xá 2 là chợ dân sinh, nhỏ hơn có TMĐT 1.300 triệu đồng trong đó NSTW hỗ trợ 300 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 23,08%; NSĐP đầu tư 1000 triệu đồng, chiếm tỷlệ76,92%.

Chợ Do mới xây dựng lại gần đây, có TMĐT 7.500 triệu đồng trong đó NSTW hỗtrợ 2000 triệu đồng, chiếm tỷlệ 26,67%; NSĐP đầu tư 5500 triệu đồng, chiếm tỷlệ73,33%.

Chợ Bến Quan khi xây dựng lại có TMĐT 5000 triệuđồng trong đó NSTW hỗ trợ1650 triệu đồng, chiếm tỷlệ 33%; NSĐP đầu tư 5500 triệu đồng, chiếm tỷlệ77%.

Chợ cá Cửa Tùng khi xây dựng mới có TMĐT 3500 triệu đồng trong đó NSTW hỗtrợ 1500 triệu đồng, chiếm tỷlệ 42,86%; NSĐP đầu tư 2000 triệu đồng, chiếm tỷlệ57,14%.

Chợ cá Xép lại có TMĐT 3.500 triệu đồng trong đó NSTW hỗ trợ 1500 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 42,86%; NSĐP đầu tư 2000 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 57,14%. Chợ Xép và Chợ cá có cùng TMĐT và cơ cấu như nhau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Từ TMĐT và cơ cấu đầu tư của các chợ, có thểthấy với TMĐT tương ứng với quy mô xây dựng chợ và đã có sự quan tâm đầu tư đáng kể của NSTW trong phát triển chợ. Phần lớn còn lại là sự đầu tư, bố trí ngân sách của tỉnh Quảng Trị, huyện Vĩnh Linh để đầu tư phát triển chợ. Không có nguồn vốn xã hội hóa trong đầu tư phát triển các chợ này. Việc bố trí nguồn vốn đầu tư với sự hỗ trợ từ trung ương, ngân sách tỉnh, huyện đã thểsựchú trọng công tác đầu tư, hỗ trợtài chính và sự nỗ lực kêu gọi đầu tư của BQL chợhuyện Vĩnh Linh.

Thứhai, chính sách ưu đãi mặt bằng xây dựng chợ

Căn cứ để UBND huyện xây dựng và hướng dẫn thực thi các chính sách là dựa trên cơ sở phát triển mạng lưới chợ toàn tỉnh đã được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt; căn cứ vào điều kiện, nhu cầu, mục tiêu phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn huyện đã có trong quy hoạch, kếhoạch phân bốcác loại hình chợcho từng địa phương. UBND huyện Vĩnh Linh đã chỉ đạo BQL chợ huyện Vĩnh Linh phối hợp với các cơ quan liên quan phố hợp chặt chẽtrong xây dựng và thực thi chính sách. Đặc biệt phòng Tài nguyên và Môi trường và phòng Kinh tế Hạ tầng đã kết hợp rất chặt chẽ trong xây dựng và thực thi chích sách ưu đãiđất đai. Tính đến hết năm 2017, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện chỉ đạo xây dựng, thực thi chính sách ưu đãi về đất đai, thểhiện qua các mặt:

Một là, miễn thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp nhà thầu thực hiện chuyển nhượng quyền sửdụng đất đểthực hiện dự án đầutư xây dựng chợ trên địa bàn huyện phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.

Hai là, nếu nhà đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất (trường hợp đất do Nhà nước quản lý và không thuộc diện đấu giá đất) để đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác chợ phù hợp với quy hoạch được duyệt thì được xem xét giảm tiền sửdụng đất (mức độgiảm tuỳtheo loại hình, cấp độ).

Cho phép các nhà đầu tư trong thời gianđầu không phải nộp tiền thuê đất và miễn giảm tiền thuê đất theo Quyết định số 2093/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất đối với một số tổ chức kinh tếcho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Cụ thểlà giảm 50% tiền thuê đất phải nộp theo quyđịnh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ba là, đối với các nhà đầu tư chợ chọn hình thức thuê đất thì được xem xét thời hạn cho thuê đủ độdài cần thiết để nhà đầu tư có thểhoàn vốn đầu tư và có lãi với thời gian là 50 năm.

Bốn là,đối với chợ thuộc địa bàn vùng nông thôn, vùng kinh tế khó khăn theo đúng quy hoạch thì nhàđầu tư không phải trảtiền sửdụng đất.

Thứba, chính sách đào tạo nguồn nhân lực trong quản lý chợ

Hàng năm, căn cứ vào các công văn của UBND huyện Vĩnh Linh, BQL chợ huyện Vĩnh Linh cử CBCNV tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng; bên cạnh đó BQL chợ huyện Vĩnh Linh cũng căn cứ vào thực tế của cơ quan mình, đề xuất UBND huyện và các cơ quan cấp trên mởcác lớp bồi dưỡng nghiệp vụcho các bộ quản lý, thương nhân kinh doanh tại các chợ vềan toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, chống hàng giả, hàng kém chất lượng nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý... Bảng sau đây thống kê các nội dung đào tạo nguồn nhân lực tại BQL chợhuyện Vĩnh Linh.

Bảng 2.8: Nội dung đào nguồn nhân lực trong quản lý chợ huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Lượt người

T

T Nội dung đào tạo

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

SL % SL % SL % 2017/

2016

2018/

2017 102 100 114 100 124 100 111,76 108,77 1 Bồi dưỡng

nghiệp vụquản lý chợ

15 14,71 17 14,91 18 14,52 113,33 105,88

2 Bảo đảm an toàn vệsinh thực phẩm

35 34,31 38 33,33 43 34,68 108,57 113,16

3 Chống hàng giả, hàng kém

chất lượng

13 12,75 15 13,16 19 15,32 115,38 126,67

4 Phòng chống

cháy nổ 39 38,24 44 38,60 44 35,48 112,82 100,00

(Nguồn: BQL chợ huyện Vĩnh Linh)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong giai đoạn 2016-2018, CBCNV BQL chợ huyện Vĩnh Linh đã được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng với số lượng ngày càng nhiều lượt người tham gia. Năm 2016, có 102 lượt người được đào tạo với các khóa học đa dạng, phục vụ công tác quản lý chợ, năm 2017 có 100 lượt người, tăng 13,33% so với năm 2016, năm 2018 có 124 lượt ngươi được đào tạo, tăng 8,77% so với năm 2017.

Vềnội dung bồi dưỡng nghiệp vụquản lý chợ, các lớp học này chiếm tỷtrọng khoảng 14-15% lượt người được đào tạo. Các lớp học vềnội dung này chủ yếu tập trung vào các CBCNV trực tiếp thực hiện hoạt động thu phí, tuyên truyền, kiểm tra tại chợ…Nội dung vềnghiệp vụquản lý chợ đa dạng, đầy đủcác mặt liên quan đến an ninh, trật tựvà các hoạt động khác của chợ, thời gian đào tạo các nghiệp vụ này dài nhất trong sốcác khóa học. Năm 2016, có 15 lượt người được cử đi bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chợ, năm 2017 có 17 lượt người và năm 2018 có 18 lượt người.

Như vậy số ngườiđược đào tạo khóa học này không tăng nhiều qua 3 năm.

Về nội dung bảo đảm an toàn vệsinh thực phẩm, năm 2016 có 35 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng; năm 2017 có 38 lượt người, tăng 8,57% so với năm 2016 và năm 2018 có 13 lượt người được đào tạo, tăng 13,16% so với năm 2017.

Về nội dung chống hàng giả, hàng kém chất lượng cũng được BQL chợ cử CBCNV tham gia bồi dưỡng. Năm 2016 có 13 lượt người được đào tạo, năm 2017 có 15 lượt người, tăng 15,38% so với năm 2016 và năm 2018 có 19 lượt người, tăng 26,67% so với năm 2017. Đào tạo chống hàng giả, hàng kém chất lượng giúp CBCNV có kỹ năng phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng trong khu vực các chợ và CBCNV có kiến thức, kỹ năng hướng dẫn, đào tạo lại cho các tiểu thương thuộc chợ đểhọnâng cao nhận thức, kỹ năng trong việc bán hàng có chất lượng và không bịtrà trộn hàng kém chất lượng vào chợ.

Vềnội dung phòng chống cháy nổ được đào tạo khá nhiều lượt người với tỷlệ từ35-38% lượt người được đào tạo. Năm 2016 có 39 lượt người được đào tạo, năm 2017 có 44 lượt người được đào tạo, tăng 11,82% so với năm 2016 và năm 2018 số lượt người được đào tạo bằng so với năm 2017. Phòng chống cháy nổrất quan trọng đối với chợ, để phòng chóng cháy nổ tiểu thương cần có ý thức cao. Vì vậy, CBCNV cần được đào tạo để hướng dẫn, giúp tiểu thương nâng cao nhận thức và CBCNV có các giải phápứng phó cần thiết khi hỏa hoạn xảy ra.

Trường Đại học Kinh tế Huế