• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kinh nghiệm trong hoàn thiện công tác quản lý chợ tại một số địa phương trong

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

1.6. Kinh nghiệm trong hoàn thiện công tác quản lý chợ tại một số địa phương trong

1.6.1. Kinh nghim ca BQL chthành phTuyên Quang tnh Tuyên Quang Nhiều năm qua, công tác quản lý chợ ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đạt nhiều thành tích. Công tác an toàn vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ ở các chợ thuộc thành phố Tuyên Quang luôn được đảm bảo. Các tiểu thương luôn chấp hành vềcác khoản thu thuế, phí. Một trong những cách làm để đạt được hiệu quả đó phải kể đến sựkhéo léo trong công tác tuyên truyền, vận động của BQL chợ đối với các hộkinh doanh. Từnhững cách làm đó, để hoàn thiện công tác quản lý chợ, ban quản lý chợ thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đã có những kinh nghiệm có thểtham khảo như:

“Ban Quản lý chợ đã phân công nhiệm vụcụ thểcho từng nhân viên phụtrách ở từng khu vực, ngành hàng cụ thể. Mỗi cán bộ phụ trách phải thường xuyên bao quát, kiểm tra, nắm bắt tình hình về việc chấp hành các nội quy, quy định của các hộ kinh doanh. Đối với các hộ kinh doanh còn có những thắc mắc hay không chấp hành quy định thì Ban Quản lý chợ cử người đến tận nơi nhắc nhở, giải thích để hộ kinh doanh đó tựgiác chấp hành. Đối với hộkinh doanh nhiều lần vi phạm nội quy, quy định thì Ban Quản lý chợ đều nghiêm túc thực hiện các biện pháp xử lý theo đúng hợp đồng đã ký kết”[20].

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đối với các trường hợp chậm nộp thuế, phí thì cán bộ phụ trách tìm hiểu rõ nguyên nhân. Nếu nguyên nhân hợp lý sẽ tạo điều kiện cho họnộp chậm hơn. Còn đối với hộmới kinh doanh, BQL chợ tạo điều kiện miễn thuế cho từ 1 đến 2 tháng để ổn định kinh doanh... Ngoài ra, BQL chợcũng rất quan tâm đến đời sống của các hộkinh doanh. Khi gia đình của mỗi hộkinh doanh có việc hiếu, hỉ, BQL chợ cũng cửcán bộ đến để thăm hỏi, chia sẻvới gia đình…

Đểthực hiện tốt công tác quản lý chợ, bên cạnh các hoạt động nhắc nhở, thăm hỏi, khuyến khích, động viên các hộ kinh doanh chấp hành nội quy, quy chế hoạt động của chợ, BQL chợ đã thường xuyên tổchức các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm để các hộ kinh doanh nâng cao ý thức trong việc chấp hành nội quy, quy chếhoạt động của chợ.

1.6.2. Kinh nghim ca BQL chthành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là địa phương có hoạt động quản lý nhà nước đối với chợ được thực hiện khá tốt. Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 158/2001/QĐ-UB, ngày 16/10/2001 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Năm 2005, thành phố lại ban hành Quyết định số 167/2005/QĐ-UBND ngày 16/11/2005 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị thời kỳ 2005 đến 2010. Cùng với đó, thành phố cũng đã xây dựng, triển khai thực hiện Đề án “Phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” trên cơ sở phù hợp với quá trình phát triển KT-XH, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nông sản và cung ứng hàng hóa cho sản xuất và đời sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng nông thôn. Bên cạnh đó, Đà Nẵng thực hiện việc sắp xếp lại mạng lưới các chợ, tăng hiệu quả đầu tư, làm căn cứ để thu hút các nhà đầu tư vào phát triển hạtầng thương mại trên địa bàn nông thôn, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế.

Trong 5 năm, thành phố Đà Nẵng có thêm 28 chợ được xây mới. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng các chợ mới là 134 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách của địa phương chiếm hơn 74 tỷ đồng, tương ứng 55% tổng sốvốn đầu tư xây dựng chợ. Sốvốn huy động từ đóng góp của thương nhân là 33 tỷ chiếm gần 25%. Sốvốn

Trường Đại học Kinh tế Huế

còn lại được đầu tư từ ngân sách trung ương (NSTW). Thành phố Đà Nẵng chủ trương hạn chế phát triển số lượng các chợ trong khu vực nội thị, khuyến khích đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các chợ hiện có. Thành phố định hướng phát triển mạng lưới chợthành mô hình hoạt động thương mại văn minh hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng lưới chợ. Đà Nẵng cũng thực hiện việc chuyển đổi quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh chợ với từng loại chợ trên địa bàn.

Đến nay, về cơ bản quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn đã phù hợp với quy hoạch tổng thểphát triển thương mại của thành phốcũng như cả nước, đảm bảo quy mô chợ loại 1, loại 2 và loại 3 đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày một tăng của nhân dân, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, thu hút được sự tham gia đầu tư xây dựng chợ của các cấp chính quyền và mọi thành phần kinh tế, đảm bảo hành lang an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy và môi trường [21].

Thành phố Đà Nẵng định hướng phát triển hệ thống chợ theo từng bước thiết lập hệ thống thu mua, phân phối hàng hóa phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và tập quán tiêu dùng của từng địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụsản phẩm cho sản xuất và mua sắm hàng hóa của nhân dân. Thành phố Đà Nẵng đã thiết lập mô hình tổchức quản lý chợ phù hợp với quy mô và tính chất của các loại hình chợ trên địa bàn tỉnh, nhằm đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quảquản lý nhà nước.

1.6.3. Kinh nghim ca BQL chthành phHChí Minh

Mặc dù chợ là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho đời sống hàng ngày của người người dân, nhưng nhắc đến chợ nhiều người tỏ ra rất ngán ngẩm, đó là do chuyện mất vệ sinh môi trường, lối đi thì nhỏ hẹp và lầy lội, thêm nữa là vấn nạn tiểu thương nói thách, cân thiếu và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Tình trạng chợ dơ bẩn, nhếch nhác có thể nói là rất nhiều, nhất là các loại chợ tạm, chợ cóc. Do vậy, người dân thường chọn cách đi siêu thị, dù giá có nhỉnh hơn chút ít nhưng mua sắm thoải mái và sạch sẽ. Nhiều chợ không có bãi giữxe hoặc họp chợ gần ngay lòng lề đường, gây kẹt xe, mất trật tự trên địa bàn. Ngoài ra Ban quản lý chợ năng lực còn hạn chế nên không tổchức quản lý tốt

Trường Đại học Kinh tế Huế

và không đảm bảo được tính văn minh thương mại trong chợ. Trước tình hình đó, thành phốHồ Chí Minh đã thíđiểm thay đổi các thức quản lý chợ, để tư nhân tham gia vào quản lý chợvà một sốkinh nghiệm từmô hình này có thểtham khảo như:

Để thúc đẩy hoạt động chợ phát triển, phục vụtốt nhu cầu tiêu dùng trong dân thì việc nâng cấp, thay đổi cách quản lý chợ là rất cần thiết. Chính vì vậy, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ đã khuyến khích mọi thành phần kinh tếtham gia đầu tư, xây dựng và khai thác chợ. Trước mắt tư nhân mới chỉ đấu thầu kinh doanh chợ (do Nhà nước xây dựng, làm chủ đầu tư), chứ chưa bỏtiền đểxây dựng toàn bộ chợ. Và việc để tư nhân tham gia quản lý chợ đãđem lại hiệu quảtích cực.

Trước khi cho tư nhân quản lý, tổng doanh thu tại các chợ thuộc một số quận chỉ đủ bù đắp cho chi phí quản lý chợ, còn chi phí đầu tư sửa chữa đều do Ngân sách Nhà nước bỏ ra. Nhưng sau khi tổ chức đấu thầu, tổng số thu nộp ngân sách tăng lên, thậm chí tăng lên 10 lần so với trước [21].

Tư nhân trực tiếp đứng ra quản lý được chủ động hoàn toàn vấn đề tài chính nhưng vẫn theo chủ trương của Nhà nước, được Nhà nước theo dõi và hỗ trợ nên hiệu quảsẽ cao hơn quản lý theo kiểu bao cấp. Một khi tư nhân tự bỏvốn và đứng ra quản lý thì họsẽtìm ra phương án kinh doanh tốt nhất để thu được lợi nhuận cho mình, nếu không họsẽbịphá sản.

Ngoài vấn đề tài chính, vấn đề vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự… cũng được quản lý sâu sát hơn. Theo Sở Công thươngThành phốHồ Chí Minh, trước kia (khi chưa tư nhân hoá) các vấn đề trên do phường, quận thực hiện, phải có sựphối hợp giữa nhiều cơ quan chức năng khác nhau và phải chi cho ngân sách địa phương nên chỉ được thực hiện một cách lỏng lẻo. Tại các chợ đã giao thầu, vấn đề trên được cải thiện hơn so với chợ do Nhà nước trực tiếp trực tiếp quản lý. Ngoài ra các quầy sạp cũng được bố trí ngăn nắp, gọn gàng hơn nên sốtiểu thương tăng đáng kể[21].

Sau thời gian thí điểm đạt hiệu quả, Uỷban nhân dân thành phốHồChí Minh đã ban hành quy chế đấu thầu chợ (có hiệu lực từngày30/09/2004). Trên cơ sở đó, Sở Công Thươngsẽtiếp tục tổchức đấu thầu nhiều chợ tiếp theo trong thời gian tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Việc cho tư nhân đầu thấu chợ là cơ chế quản lý tiến bộ, tăng ngân sách Nhà nước, giảm chi phí quản lý và nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý chợ. Tuy nhiên, từnay, các cá nhân không cònđược tham gia đấu thầu mà phải là các tổchức kinh tế (doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã…, trừ những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Một tổchức hay doanh nghiệp sẽ có kinh nghiệm quản lý tốt hơn cá nhân, hơn nữa, để trúng thầu còn phải có tiềm lực tài chính mạnh và uy tín trong kinh doanh. Sở Công thương sẽ chọn lọc những đối tượng dựthầu đầy đủ năng lực quản lý và tổchức đấu thầu minh bạch, công khai.

Khi tư nhân kinh doanh chợ, trước hết họ phải tìm cách thu hút các tiểu thương (bằng chính sách, cơ sở vật chất và an ninh tốt). Nếu hoạt động của chợ văn minh lịch sựthì người tiêu dùng chắc chắn sẽgắn bó với chợ, vì chợ vốn là nét văn hoá độc đáo của dân tộc.

1.6.4. Bài hc kinh nghim cho huyn Vĩnh Linh, tỉnh Qung Tr

Những kinh nghiệm của các địa phương trong quản lý chợ và chuyển đổi mô hình quản lý chợ có thểáp dụng cho tỉnh Quảng Trị đó là:

Thứ nhất, về xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới chợ: Một trong những kinh nghiệm có giá trị của các địa phương đối với quản lý chợ là xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch. Theo đó, quy hoạch cần đảm bảo phân bốhệthống chợ hợp lý, khoa học nhằm khai thác hết công năng của từng chợ, tăng hiệu quả hoạt động của chợ, đồng thời phục vụ tốt nhu cầu mua bán của nhân dân. Quy hoạch chợ phải gắn với khu vực dân cư, các khu trung tâm, các khu công nghiệp để thuận tiện cho người tiêu dùng qua lại trao đổi mua bán phù hợp về cự ly bán kính hoạt động với các chợ khác trong khu vực, tạo thành một mạng lưới chợ hợp lý có tính hệ thống, tôn trọng văn hoá sinh hoạt mua sắm, đi lại ở từng vùng miền của người dân nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các chợ trong phát triển kinh tế - xã hội ởtừng địa phương.

Thứ hai, về thu hút vốn đầu tư phát triển chợ: Ở các địa phương, nguồn vốn đầu tư phát triển chợrất đa dạng. Nguồn vốn đầu tư xây dựng bao gồm: vốn từngân sách nhà nước (trung ương, địa phương), các nguồn viện trợ không hoàn lại, nguồn

Trường Đại học Kinh tế Huế

vốn do nhân dân đóng góp, nguồn vốn từcác nguồn thu từ chợ, nguồn vốn của các doanh nghiệp kinh doanh chợ... Đểphát triển chợ, ở các địa phương đều thực hiện việc đa dạng hóa nguồn vốn.

Thứ ba, về ban hành quy chế hoạt động cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý chợ: Các địa phương đều chủ trương hoàn thiện môi trường để phát triển và quản lý hoạt động phân phối, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẵng cho các thành phần kinh tế khi tham gia lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các địa phương còn đưa ra quy định khung giá về mức giá cho thuê diện tích sử dụng kinh doanh phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của các hộ kinh doanh trong chợ. Hỗ trợ, khuyến khích bằng những cơ chế, chính sách cụthể cho các nhà đầu tư, các cơ sở kinh doanh, thương nhân kinh doanh tại các chợ.

Thứ tư, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tiểu thương, hộ kinh doanh thực hiện tốt các nội quy, quy định của ban quản lý chợ. Ban quản lý chợ cần thường xuyên cửcán bộlàm công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm…để các tiểu thương, hộ kinh doanh nghiêm chỉnh chấp hành và hạn chế tối đa vi phạm nghiêm trọng có thểxảy ra.

Thứ năm, các mô hình quản lý chợcó thể đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tếtại từng chợvà từng địa phương. Việc huy động các thành phần kinh tếtham gia quản lý chợlà việc làm cần thiết để tăng hiệu quảcủa công tác quản lý chợ và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN