• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình phát triển chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN

2.3. Tình hình phát triển chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Phân theo giới tính, có sự chênh lệch không quá lớn giữa nam và nữ . Năm 2016 CBCNV nữchiếm 45,45%, năm 2017 chiếm 43,48%, tăng 4,55% so với năm 2015 và năm 2018 có số CBCNV nữ bằng năm 2017. Năm 2016 lao động nam chiếm 54,55%, năm 2017 chiếm 56,52%, tăng 8,33% so với năm 2016 và năm 2018 có sốCBCNV nam bằng năm 2017. Sựchênh lệch không quá lớn vềgiới tính tạo ra sự phân công công việc đồng đều. Đặc thù của công việc quản lý chợ không đòi hỏi phải ưu tiên giới tính nam hay nữ. Vì vậy cơ cấu đều là phù hợp và dễthực hiện các nhiệm vụquản lý chung.

Phân theo độ tuổi, phần lớn nhân sự của BQL chợ huyện Vĩnh Linh có độ tuổi trung bình. Đối với độ tuổi dưới 35, năm 2016 có 31,82%, năm 2017 có 34,78%, tăng 14,29% so với năm 2016, phần trăm tăng này là do BQL chợ mới tuyển thêm 1 nhân sự; năm 2018 có 30,43%, giảm 12,50% so với năm 2017. Đối với độtuổi từ35-45 tuổi, năm 2015 có 50%, năm 2017có 47,83%, sốlượng không thay đổi so với năm 2016; năm 2017 có 52,17%, tăng 9,09% so với năm 2017, phần trăm tăng này là do có 1 CBCNV chuyển từ độtuổi <35 sang độtuổi này. Đối với độ tuổi từ >45 tuổi, năm 2016 có 18,18%, năm 2017 có 17,39%, năm 2018 có 17,39%. Số CBCNV trong độtuổi >45 không thay đổi trong giai đoạn này mà vẫn giữ nguyên 4 CBCNV. Như vậy, nhân sựcủa BQL chợ huyện Vĩnh Linh ổn định cao, không có nhiều biến động lớn, là điều kiện thuận lợi tổchức thực hiện các hoạt động quản lý chợ vì lực lượng CBCNV đã công tác ổn định nên am hiểu quy trình, các nghiệp vụ, hoạt động quản lý chợ liên quan.

2.3. Tình hình phát triển chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Bảng 2.4: Thông tin về các chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị T

T

Tên chợ Năm

hoạt động

(xây dựng lại)

Quy (ha)

Tổng mức đầu tư (TMĐT)

(Triệu đồng)

Sốlô quầy thiết kếcố

định

Tính chất chợ

Xếp hạng

chợ

1 ChợHồXá 1 2002 1,12 8.000 400 Đầu mối Hạng 1

2 ChợHồXá 2 2004 0,34 1300 160 Dân sinh Hạng 3

3 ChợDo 2008 0,95 9.000 250 Đầu mối Hạng 2

4 ChợBến Quan 2013 0,35 5.000 160 Đầu mối Hạng 3

5 Chợ cá Cửa Tùng 2011 0,32 3.500 150 Đầu mối Hạng 3

6 ChợXép 2001 0,32 3.500 150 Dân sinh Hạng 3

(Nguồn: BQL chợhuyện Vĩnh Linh,2018) Các chợ thuộc quản lý của BQL huyện Vĩnh Linh đều có lịch sử từ lâu đời, sau khi hòa bình lặp lại, các chợ này được đầu tư, xây dựng kiên cố hơn.

ChợHồXá 1được xây dựng tại số34 trên trục đường chính Lê Duẩn, thị trấn HồXá, huyện Vĩnh Linh.ChợHồXá 1 là chợtrung tâm huyện VĩnhLinh, nằm bên Quốc lộ1, là cửa ngõ phía Bắc tỉnh Quảng Trị,nơi giao thương với nhiềunơi trong và ngoài huyện từ trước tới nay. Hiện chợ Hồ Xá ngày càng đổi mới, hàng hóa phong phú, quang cảnh mua bán tấp nập từsáng sớm đến chiều tối. Nhìn vào hàng hóaở chợ,người ta sẽthấyđược sự đổi thay của thị trấn cũng nhưcuộc sống người dân ngày càngđược nâng cao [20].

Từ tháng 6/1991, chợ Hồ Xá được đầu tư xây dựng kiên cố 2 tầng, rộng rãi, với quy mô 400 lô quầy với hơn 20 ngành hàng. Năm 2002, chợ Hồ Xá 1 chính thức được đi vào hoạt động, tổng mức đầu tư (TMĐT) chợ là 8.000 triệu đồng. Chợ Hồ Xá 1 là chợ đầu mối, phân phối hàng hóa trên địa bàn và các vùng lân cận. Với quy mô quầy như vậy, chợ Hồ Xá là chợ hạng 1. Các quầy hàng buôn bán trong chợ không riêng gì người Vĩnh Linh, mà có nhiều người từ ngoài huyện, ngoài tỉnh đến kinh doanh lâu dài. Từ một chợ truyền thống theo lối chợ quê, nay chợ Hồ Xá đã vươn lên, mang tầm vóc một chợ đô thị năng động, có đủ các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chợ Hồ Xá 2 cũng thuộc địa bàn thị trấn Hồ Xá. chợ Hồ Xá 2 mà dân quen gọi là chợ Vật Tư hay chợ Giữa. Chợ Hồ Xá 2 được xây dựng mới và đi vào hoạt động trở lại vào năm 2004, với quy mô 0,23ha, tổng mức đầu tư 1.300 triệu đồng.

Chợ Hồ Xá 2 là chợ hạng 3 với 160 quầy được thiết kế cố định và là chợ dân sinh trên địa bàn.

Chợ Do được khởi công xây dựng tháng 4/2007 và chính thức đi vào hoạt động chợ mới từ năm 2008, có số vốn đầu tư gần 9 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ươnghỗtrợ 2 tỷ đồng, còn lại là của huyện và của xã. Chợ Do được xây dựng trên diện tích khuôn viên 0,95 ha, mặt bằng xây dựng gần 1.000 m2, với 7 khu đình, trong đó có 1 đình chính cao hai tầng và 6 khu đình phụ. .Với quy mô 250 quầy được thiết kế cố định, chợ Do là chợ hạng 2. Chợ có quy mô kiểu dáng đẹp, kiến trúc hiện đại, được trang bị đầy đủ hệ thống điện chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy... Chợ Do là chợ đầu mối lớn thứ hai của huyện Vĩnh Linh, là trung tâm thương mại sầm uất nhất khu vực Đông-Nam của huyện; không những đáp ứng nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân vùng Đông Vĩnh Linh, các khu vực phụ cận thuộc huyện Gio Linh mà còn phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách trên đường về tham quan khu du lịch bãi tắm Cưa Tùng, địa đạo Vịnh Mốc

Chợ Bến Quan cũng có lịch sử từ lâu, năm 1994 thị trấn Bến Quan được thành lập, chợ Bến Quan dần đông và được họp hàng ngày vào buổi sáng. Năm 2013 chợ thị trấn Bến Quan được khánh thành với khuôn viên 0,35ha, diện tích sàn 777m2, đình chợ có quy mô 160 lô quầy thuộc chợ hạng 3 thu hút 400 hộ và hàng chục doanh nghiệp vào hoạt động, doanh thu đạt 72 tỷ đồng một năm. Đây là chợ đầu mối nông - lâm sản của khu vực tây bắc Vĩnh Linh.

Chợ cá Cửa Tùng có lịch sửtừ rất lâu. Trong thời kỳ chiến tranh, chợ nằm ở vị trí tại bãi cát gần cảng cá và được gọi là chợ Chiều. Dù có nhiều lần chợ bị bom đạn phá tan, thế nhưng những cư dân tại thị trấn CửaTùng lại nhanh chóng khôi phục lại chợ. Ngày xưa, quy mô chợ rất nhỏ với khoảng 10 đến 15 hộ dân tham gia buôn bán cố định. Dần dần, chợ trở nên tập nập và nhu cầu buôn bán của người dân cũng nhiều hơn. Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tại thị trấn buôn bán, trao

Trường Đại học Kinh tế Huế

đổi các mặt hàng hải sản, đầu năm 2011, chợ cá Cửa Tùng được xây dựng tại vị trí cạnh cầu Cửa Tùng với quy mô rộng trên 0,3ha, tổng mức đầu tư 3.500 triệu đồng.

Chợ cá Cửa Tùng là chợ hạng 3 với 150 lô quầy được thiết kế cố định. Dù là một phiên chợ diễn ra trong mấy giờ đồng hồ, nhưngchợ cá Cửa Tùng đã sớm trở thành một chợ đầu mối hải sản lớn với phong phú chủng loại. cung cấp hải sản cho các chợ khác trong vùng bắc huyện Gio Linh và toàn bộ huyện Vĩnh Linh.

Chợ Xép cũng nằm trên địa bàn thị trấn Hồ Xá, là chợ huyện cũ trước đây.

Năm 2001, chợ Xép được đi vào hoạt động sau khi hoàn thành xây dựng mới với quy mô 0,32 ha, tổng vốn đầu tư 3.500 triệu động. Chợ Xép có 150 lô quầy được thiết kế cố định, và với lô quầy như vậy, chợ Xép là chợ hạng 3. Đây là chợ dân sinh, cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân trên địa bàn huyện Vĩnh Linh.

2.3.2. Hoạt động ca các chợ trên địa bàn huyn Vĩnh Linh, tỉnh Qung Tr Các chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh là nơi giao thương, mua bán giữa người dân, tiểu thương, doanh nghiệp..., đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, góp phần không nhỏvào sựphát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Các khoản thu của chợthểhiện quy mô kinh doanh của chợ và được thểhiện qua bảng 2.5.

Bảng 2.5: Sốthu củacác chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Triệu đồng

T T

Chợ Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

So sánh (%) 2017/

2016

2018/

2017 Tổng cộng 489.197 100 556.996 100 645.588 100 113,86 115,91 1 ChợHồXá 1 155.795 31,85 181.809 32,64 215.674 33,41 116,70 118,63 2 ChợHồXá 2 70.345 14,38 80.053 14,37 91.341 14,15 113,80 114,10 3 ChợDo 93.525 19,12 100.115 17,97 110.789 17,16 107,05 110,66 4 ChợBến Quan 58.565 11,97 67.321 12,09 77.325 11,98 114,95 114,86 5 Chợcá Cửa Tùng 60.573 12,38 68.675 12,33 80.167 12,42 113,38 116,73 6 ChợXép 50.394 10,30 59.023 10,60 70.292 10,89 117,12 119,09

(Nguồn: BQL chợhuyện Vĩnh Linh)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong giai đoạn 2016-2018, các khoản thu của các chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh luôn tăng trưởng tốt. Năm 2016, các khoản thu của hộ kinh doanh các chợ thuộc sự quản lý của BQL chợ huyện Vĩnh Linh là 489.197 triệu đồng, năm 2017 là 556.996 triệu đồng, tăng 13,86% so với năm 2016; năm 2018 là 645.588 triệu đồng, tăng 15,91% so với năm 2017.

ChợHồXá 1 lớn nhất trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, với các khoản thu chiếm từ31-33% tổng thu của các chợthuộc quản lý của BQL chợ huyện Vĩnh Linh. Năm 2016, các khoản thu của chợ Hồ Xá 1 là 155.795 triệu đồng, năm 2017 là 181.809 triệu đồng, tăng 16,70% so với năm 2016, năm 2018 là 215.674 triệu đồng, tăng 18,63% so với năm 2017. Chợ Hồ Xá 1 đang là trung tâm thương mại, mua sắm suần uất nhất huyện Vĩnh Linh. Với các khoản thu lớn và ngày càng tăng như vậy, chợ Hồ Xá 1 góp phần không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn.

Chợ Hồ Xá 2 có quy mô nhỏ hơn so với chợ Hồ Xá 1. Mỗi năm, các khoản thu của chợ Hồ Xá 2 chiếm khoảng 14% tổng thu của các chợ thuộc quản lý của BQL chợ huyện Vĩnh Linh. Năm 2016, các khoản thu của chợ Hồ Xá 2 là 70.345 triệu đồng, năm 2017 là 80.053 triệu đồng, tăng 13,80% so với năm 2016, năm 2018 là 91.341 triệu đồng, tăng 14,10% so với năm 2017. Với đặc thù là chợ dân sinh, chợ Hồ Xá 2 là nơi tiêu thu, mua bán, giao thương sản phẩm trong vùng, cung cấp những sản phẩm, nhu cầu cần thiết cho người dân địa phươngtrong vùng.

Chợ Do là chợ có quy mô lớn thứ 2 trên địa bàn huyện. Mỗi năm, các khoản thu của chợ cho chiếm khoảng 19% tổng các khoản thu của các chợ thuộc quản lý của BQL chợhuyện Vĩnh Linh. Năm 2016các khoản thu của chợ Do là 93.525 triệu đồng, năm 2017 là 100.115 triệu đồng, tăng 7,0 5% so với năm 2016, năm 2018 là 110.789 triệu đồng, tăng 10,66% so với năm 2017. Như vậy, tăng mặc dù có quy mô lớn thứ 2 nhưng tăng trưởng của chợDo thấp hơn các chợcòn lại.

Chợ Bến Quan thuộc thị trấn Bến Quan, là chợ đầu mối cung cấp hàng hóa trong vùng. Năm 2016 các khoản thu của chợ Bến Quan là 58.565 triệu đồng, năm 2017 là 67.321 triệu đồng, tăng 14,95 % so với năm 2016, năm 2018 là 77.325 triệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

đồng, tăng 14,86% so với năm 2017. Chợ Bến Quan cũng là một trong những chợ có tốc độ tăng trưởng khá mạnh trên địa bàn huyện Vĩnh Linh.

Chợ cá Cửa Tùng là chợ đầu mối hải sản, người dân đánh bắt đều được tập trung tiêu thụvề đây. Chợcá Cửa Tùng mang nhiều đặc trưng, thu hút khách du lịch về tính độc đáo của chợ. Phiên chợ diễn tra trong vòng vài tiếng nhưng doanh thu mỗi năm luôn cao. Tỷ trọng các khoản thu của chợ cá Cửa Tùng đạt khoảng 12%

tổng thu của các chợ thuộc quản lý của BQL chợ huyện Vĩnh Linh. Năm 2016 các khoản thu của chợ cá Cửa Tùng là 60.573 triệu đồng, năm 2017 là 68.675 triệu đồng, tăng 11,38 % so với năm 2016, năm 2018 là 80.167 triệu đồng, tăng 16,73%

so với năm 2017. Như vậy năm 2018, các khoản thu của chợ cá cửa Tùng tăng mạnh hơn so với năm 2017 và chợ cá cũng là một trong những chợ có tốc độ phát triển khá mạnh trên địa bàn.

Chợ Xép chiếm tỷ trọng các khoản thu nhỏ nhất trong các chợ thuộc sự quản lý của BQL chợ huyện Vĩnh Linh. Tỷ trọng các khoản thu của chợ Xép chiếm từ khoảng 10-11%. Năm 2016khoản thu của chợ Xép là 50.394 triệu đồng, năm 2017 là 59.023 triệu đồng, tăng 17,12 % so với năm 2016, năm 2018là 70.292 triệu đồng, tăng 19,09% so với năm 2017. Như vậy, mặc dù có quy mô nhỏ hơn nhưng tốc độ tăng trưởng của chợXép khá cao, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn.

Các chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đang có hoạt động thu tốt, không ngừng tăng trưởng qua các năm, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân, tiểu thương trên địa bàn. Vì vậy, các hoạt động quản lý chợ cần được chú trọng để nâng cao hiệu quảquản lý chợ trên địa bàn.

2.4. Thực trạng công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh