• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá cảm nhận của nhân viên về nhận thức trách nhiệm xã hội của doanh

Chương II: CẢM NHẬN CỦA NHÂN VIÊN VỀ NHẬN THỨC TRÁCH NHIỆM

2.4. Đánh giá cảm nhận của nhân viên về nhận thức trách nhiệm xã hội của doanh

- Tham gia quỹphát triển vì cộng và được ghi nhận qua việc trao tăng giấy khen

“ Có thành tích tốt trong việc đóng góp xây dựng quỹ phát triển vì cộng đồng”.

- Được Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam khen thưởng: “Cảm ơn Doanh nghiệp đã vì người lao động”.

Tham gia tài trợ Festival năm 2016.

- Nhân dịp tổng kết năm học 2007-2008, Tập đoàn Mai Linh Nam Trung Bộ &

Tây Nguyên tài trợ cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo Thành phố Nha Trang năm 2008 với số tiền là: 20.000.000 vnđ.

- Tập đoàn Mai Linh Nam Trung Bộ & TâyNguyên là nhà tài trợ chính cho cuộc thi Olympic các môn khoa học lý luận chính trị Max-Lenin được tổ chức tại trường Đại học Nha Trang. Thông qua cuộc thi, Tập đoàn muốn tạo điều kiện cho các em sinh viên một sân chơi nhằm rèn luyện phẩm chất đạo đức, xứng đáng là một công dân Xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới; sống, làm việc và cống hiến cho xã hội sau này.

2.4. Đánh giá cảm nhận của nhân viên về nhận thức trách nhiệm xã hội của

Bảng2.5: Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Tiêu chí Phân loại Tần số (người) Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam 142 88,8%

Nữ 18 11,2%

Độ tuổi

Dưới 25 tuổi 27 16,9%

Từ 25 đến 35 tuổi 84 52,5%

Từ 36 đến 45 tuổi 39 24,4%

45 tuổi trở lên 10 6,2%

Thời gian làm việc

Dưới 2 năm 42 26,3%

2 đến < 5 năm 38 23,8%

5 đến<10 năm 57 35,6%

trên 10 năm 23 14,3%

Trìnhđộ học vấn

Đại học, trên đại học 32 20,0%

CĐ, trung cấp, sơ cấp 59 36,0%

THPT 47 29,0%

Khác 22 15,0%

Vị trí công tác

Cán bộ quản lý 13 8,1%

Nhân viên văn phòng 25 15,6%

NV làm việc trực tiếp 122 76,3%

(Nguồn: Xử lý số liệu)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chiếm tỉ lệ rất lớn là các nhân viên nam với142 người chiếm 88,8%, thể hiện đúng với tính chất của công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ taxi. Nữ giới chỉ chiếm11,2% với18người. Nghiên cứu thông tin về giới tính sẽ giúp những nhận định đa dạng hơn.

Trong tổng số160 mẫu, có 27 nhân viênở độ tuổi dưới 25 tuổi, chiếm 16,9%; số người ở độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi với 52,5% chiếm số lượng lớn nhất là 84 người. Bên cạnh đó, số người ở độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi có 39người chiếm 24,4%; cuối cùng là độ tuổi trên 45 tuổi có 10 người chiếm 6,2%, chiếm số lượng ít nhất trong bốn nhóm độ tuổi. Điều đó cho thấy, nhân viên của công ty chủ yếu trong độ tuổi trung niên, độ tuổi có sự ổn định và chính chắn trong suy nghĩ tạo nên độ chính xác đối với những thông tin nghiên cứu.

Việc điều tra tất cả các độ tuổi của nhân viên tạo nên sự tin cậy và tổng quát đối với đề tài.Ở những độ tuổi khác nhau sẽ có những nhìn nhận phong phú vàđa dạng, từ đó biết được những suy nghĩ của nhân viên sâu sắc hơn.

Dựa vào kết quả phân tích, ta thấy được thâm niên công tác lớn nhất từ 5 – 10 năm chiếm35,6% với57 người; thâm niên công tác ít nhất là trên 10 năm với 23người chiếm 14,3%. Bên cạnh đó,số năm làm việc tại công ty từ 2 -5 năm chiếm 23,8 tương đương với 38 ngườivà làm việc dưới 2 năm chiếm26,3% với42người.

Số người gắn bó với công ty trên 2 năm rất lớn với 73.0%. Nhóm người này hiểu rõ về công ty sẽ đưa ra được những nhận định chính xác cho kết quả nghiên cứu.

Đặc điểm công ty là lĩnh vực cung cấp dịch vụ nên số lượng nhân viên chiếm nhiều nhất với 122 nhân viên (chiếm 76,3%), tiếp đến là nhân viên văn phòng với 25 nhân viên (chiếm 15,6%) và cuối cùng là cán bộ quản lý chiếm 8,1% với 13 người.

Mỗi nhóm nhân viên có thể sẽ cho tác những nhận định khác nhau đối với mô hình nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu trình độ học vấn để xem xét có sự khác nhau giữa cách nhìn nhận mô hình nghiên cứu giữa những nhóm trình độ khác nhau hay không. Cụ thể,nhóm cao đẳng, trung cấp, sơ cấp chiếm số lượng lớn nhất trong kết quả nghiên cứu với 59 người (chiếm 36%), tiếp theo là nhóm THPT với 47 người (chiếm 29%), nhóm đại học và trên đại học chiếm số lượng khá ít với 32 người (chiếm 20%), cuối

Trường Đại học Kinh tế Huế

cùng là nhóm khác gồm22 người (chiếm 15%). Do loại hình hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ taxi nên yếu tố học thức bị hạn chế, trình độ dưới đại học chiếm số lượng lớn nhất với gần 80%, bên cạnh đó, số nhân viên chủ yếu của công ty tập trung vào nhóm nhân viên làm việc trực tiếp nên về vấn đề học vấn có thể không cần thiết và thay vào đó là yêu cầu về tay nghề và những kĩ thuật chuyên môn.

2.4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha)

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo được thể hiện trong bảng2.9 và kết quả cụ thể đối với từng nhóm biến được thể hiện rõ trong phụ lục.

Bảng2.6: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Tên nhóm biến Số biến

quan sát

Cronbach’s Alpha

Tương quan biến tổng thấp nhất trong nhóm

Nhận thức trách nhiệm kinh tế 5 0,845 0,593

Nhận thức trách nhiệm pháp lý 5 0,875 0,563

Nhận thức trách nhiệm đạo đức 5 0,831 0,621

Nhận thức trách nhiệm thiện nguyện 5 0,809 0,289

Niềm tin vào tổ chức 4 0,858 0,652

Gắn kết tình cảm 3 0,720 0,491

Gắn kết duy trì 3 0,734 0,511

(Nguồn: Kết quảxửlý số liệu) Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo trên ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của đa số tất cả các nhóm biến đều lớn hơn 0,7; bé nhất là 0,720 chứng tỏ nghiên cứu có thang đó tốt. Bên cạnh đó, biến quan sát “nhận thức trách nhiệm thiện nguyện 1” có hệ số tương quan (Corrected item – Total Correlation) < 0,3 nên biến này sẽ bị loại khỏi các phân tích tiếp theo.

Trường Đại học Kinh tế Huế