• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương II: CẢM NHẬN CỦA NHÂN VIÊN VỀ NHẬN THỨC TRÁCH NHIỆM

2.6. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi tiến hành kiểm định thang đo với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha các thang đo tiếp tục được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp khám phá nhân tố (EFA).

Phương pháp trích Principal components với phép xoay Varimax được áp dụng để các nhân tố rút trích là nhỏ nhất (Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc, 2008). Đối với biến nghiên cứu này, phân tích khám phá nhân tố được thực hiện đồng thời với các biến độc lập, biến phụ thuộc được tiến hành phân tích khám phá nhân tố riêng. Tiêu chuẩn phân tích là hệ số Factor Loading lớn hơn 0,5; giá trị eigenvalue lớn hơn bằng 1; phương sai trích tối thiểu đạt 50%; hệ số KMO > 0,5; kiểm định Bartlett có (sig.) nhỏ hơn 0,05.

Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để rút gọn và tóm tắt các biến nghiên cứu thành khái niệm. Về mặt lý thuyết các biến đo lường thể hiện bởi câu hỏi trong bảng phỏng vấn tương quan với nhau và do đó chúng thường được rút gọn để có thể dễ dàng quản lý. Thông qua phân tích nhân tố nhằm xác định mối quan hệ của nhiều biến được xác định và tìm ra nhân tố nhằm xác định mối quan hệ của nhiều biến được xác định và tìm ra nhân tố đại diện cho các biến quan sát. Phân tích nhân tố khám phá cần dựa vào các tiêu chuẩn cụ thể và tin cậy.

2.6.1. Rút trích các nhân tố thuộc nhân thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ảnh hưởng đến niềm tin của nhân viên vào tổ chức.

Để rút trích những nhân tố thuộc nhận thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ảnh hưởng đến niềm tin của nhân viên , cần dựa vào các tiêu chuẩn: Kiểm định Kaiser nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo, để xác định cần xem xét giá trị Eigenvalue; tiêu chuẩn phương sai trích nhằm xem xét phân tích nhân tố có thích hợp hay không.

Tiêu chuẩn chọn mức giá trị hệ số tải nhân tố: cỡ mẫu ít nhất là 350 thì có thể chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì chọn hệ số tải nhân tố

Trường Đại học Kinh tế Huế

lớn hơn 0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì chọn hệ số tải phải lớn hơn 0,75 (Hair, Anderson, Tatham và Black; 2008). Nghiên cứu này có cỡ mẫu là 160, do đóhệ số tải nhân tố sẽ được chọnlà 0,4. Kết quả phân tích EFA lần 1 được thể hiện ở bảng:

Bảng2.110: Kết quả phân tích EFA lần1 các nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin vào tổ chức của nhân viên

Component

Initial Eigenvalues Extraction Sums Of Squared Loadings

Total % of

Variance

Cumulativ

% Total % of

Variance

Cumulativ

%

1 7,138 37,569 37,569 3,397 17,877 17,877

2 2,124 11,181 48,749 3,278 17,252 35,218

3 1,761 9,266 58,016 2,978 15,676 50,808

4 1,516 7,977 65,922 2,866 15,188 65,922

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,882 Bartlett’s Test of

Shaphericity

Approx. Chi-Square 1565,915

Df 171

Sig 0,000

(Nguồn:Kết quả xữ lý số liệu) Nghiên cứu tiến hành kiểm định các giá trị KMO và Bartlett’s để xem xét mẫu nghiên cứu có đủ lớn và đủ điều kiện để phân tích nhân tố hay không. Với kết quả kiểm định là KMO = 0.882 (>0.5) và p –value của kiểm định Bartlett = 0.00 (<0.05) tức là các biến quan sát trong tổng thể tương quan với nhau. Ngoài ra, các nhân tố trong mô hình giải thích được 65,922% sự biến thiên của dữ liệu. Ta có thể kết luận rằng, dữ liệu khảo sát đảm bảo được các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tốkhám phá EFA.

Trong ma trận xoay Rotated Component Matrix gồm có 4 nhân tố được trích, biến quan sát có hệ số tải thấp nhất là 0,555 > 0,5 nên không có biến nào bị loại ra khỏi mô hình. Do đó không cần phải tiến hành phân tích nhân tố EFA lần 2.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.11: Kết quả phân tích EFA cụ thể đối với từng nhân tố thuộc nhận thức trách nhiệm xã hội ảnh hưởng đến niềm tin của nhân viên với tổ chức Nhóm nhân tố- phương sai trích Kí hiệu tên biến Hệ số tải nhântố Nhận thức trách nhiệm pháp lý

(37,569%)

TNPL5 0,885

TNPL3 0,825

TNPL1 0,784

TNPL4 0,776

TNPL2 0,615

Nhận thức trách nhiệm kinh tế (11,181%)

TNKT5 0,806

TNKT1 0,732

TNKT3 0,719

TNKT4 0,692

TNKT2 0,680

Nhận thức trách nhiệm đạo đức (9,266%)

TNDD5 0,817

TNDD2 0,744

TNDD1 0,739

TNDD4 0,660

TNDD3 0,555

Nhận thức trách nhiệm thiện nguyện

(7,977%)

TNTN4 0,856

TNTN5 0,797

TNTN3 0,788

TNTN2 0,742

(Nguồn: Kết quảxửlý số liệu) Nhóm nhân tố 1: Nhóm nhân tố này có phần trămbiến động giải thích lớn nhất đạt 37,569%; nhóm này gồm có 5 biến quan sát và hệ số tải nhân tố đều đạt trên 0,6 chứng tỏ thang đo đạt giá trị hội tụ và phân biệt trong nhân tố này. Các biến quan sát được viết tắt để tiện cho quá trình xửlý số liệu. Baogồm:

 TNPL1: Luôn nắm rõ các luật lệ liên quan và thường xuyên cập nhật cho nhân viên

 TNPL2: Sản phẩm dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn của pháp luật

Trường Đại học Kinh tế Huế

 TNPL3: Thực hiện nguyên tắc công bằng trong việc khen thưởng và thăng tiến cho nhân viên

 TNPL4: Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật kinh doanh

 TNPL5: Tuân thủ các nguyên tắc công khai, minh bạch về tuyển dụng cho nhân viên

Nhóm nhân tố thứ 2: Nhóm nhân tố này giải thích được 11,181% sự biến thiên của dữ liệu, kết quả phân tích EFA rút trích nhân tố này gồm5 biến quan sát:

 TNKT1: Cố gắng tiết kiệm chi phí hoạt động

 TNKT2: Cố gắng nâng cao năng suất làm việc của nhân viên

 TNKT3: Thiết lập một chiến lược dài hạn cho tăng trưởng

 TNKT4: Liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

TNKT5: Cố gắng đạt dược lợi nhuận tối ưu

Nhóm nhân tố thứ 3: Nhóm nhân tố này có phương sai trích bằng 9,266% có 5 biến quan sát bao gồm:

 TNDD1: Huấn luyện nhân viên tuân thủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp

 TNDD2: Đượccộng đồng xã hội công nhận là công ty đáng tin cậy

 TNDD3: Cung cấp thôngtin trung thực cho đối tác và khách hàng

 TNDD4: Tuân theo chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh

 TNDD5: Có biện pháp báo cáo những hành vi sai trái tại nơi làm việc

Nhóm nhân tố 4: Nhóm nhân tố này có phương sai trích bằng 7,977%, các biến quan sát đều có hệsố trên 0,6. Có 4 biến quan sát gồm:

 TNTN2: Trích một nguồn kinh phí của mình cho hoạt đồng từ thiện

 TNTN3: Ý thức mạnh mẽ việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng

 TNTN4: Nỗ lực đóng góp cho xã hội chứ không chỉ đơn thuần kinh doanh vì lợi nhuận

 TNTN5: Khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động vì cộng đồng 2.6.2. Rút trích các nhân tố Niềm tin vào tổ chức

Kiểm định Bartlett’s Test có giá trị Sig. < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể; hệ số KMO = 0,866 (>0,05) nên đủ điều kiện để

Trường Đại học Kinh tế Huế

tiến hành phân tích EFA. Sau khi tiến hành phân tích EFA, chỉ có 1 nhân tố được rút trích với giá trị Eigenvalue là 3,194 > 1 và tổng phương sai trích bằng 63,887%, hệ số tải của 4 biến quan sát đều lớn hơn 0,5 nên tất cả các biến được giữ nguyên trong mô hình nghiên cứu.

Bảng2.12: Kết quả phân tích nhân tố EFA đối với cácnhân tố Niềm tin vào tổ chức

Ý định sửdụng Kí hiệu tên biến Hệ số tải

Tin rằng được tôn trọng và ghi nhận NTVTC5 0,826

Tin tưởng rằng bản thân được tôn trọng và được đối xửcông bằng tại tổ chức

NTVTC2 0,824

Tin rằng được đảm bảo đầy đủ các quyền lợi, chế độ tại tổ chức

NTVTC4 0,792

Tin rằng có thể phát huy được năng lực và phát triển bản thân tại tổ chức

NTVTC1 0,782

Tin rằng lãnh đạo tổ chức luôn quan tâm đến những ý kiến cá nhân

NTVTC3 0,772

Hệ số Eigenvalue = 3,194

Tổng phương sai trích = 63,887%

(Nguồn: Kết quảxửlý số liệu) 2.6.3. Rút trích các nhân tố Gắn kết với tổ chức

Kiểm định Bartlett’s Test có giá trị Sig. < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể; hệ số KMO = 0,867 (> 0,005) nên đủ điều kiện để tiến hành phân tích EFA. Sau khi tiến hành phân tích EFA, có 1 nhân tố được rút trích với giá trị Eigenvalue bằng 3,511 > 1 và tổng phương sai trích bằng 58,512%, hệ số tải của 6 biến quan sát đều lớn hơn 0,5 nên tất cả các biến được giữ nguyên trong mô hình nghiên cứu.

Bảng2.13: kết quả phân tích nhân tố EFA đối với các nhân tố Gắn kết với tổ chức

Nhóm nhân tố- phương

sai trích Kí hiệu tên biến Hệ số tải nhân tố

Trường Đại học Kinh tế Huế

Gắn kết duy trì (58,512)

GKDT2 0,770

GKDT1 0,691

GKDT3 0,848

Gắn kết tình cảm (12,371)

GKTC1 0,744

GKTC2 0,793

GKTC1 0,702

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu) Trong nhóm Gắn kết với tổ chức, bao gồm 2 nhân tố:

Nhóm nhân tố 6: nhóm nhân tố này có phương sai trích bằng 58,512%, các biến quan sát đều có hệ sốtảinhân tố trên 0,6. Có 3 biến quan sát gồm: GKDT1 (Sẽ rất khó khăn để rời khỏi tổ chức ngay bây giờ), GKDT2 (Ở lại tổ chức bây giờ là điều cần thiết), GKDT3 (Nếu rời khỏi tổ chức vào lúc này, sẽ không có nhiều sự lựa chọn khác). Các biến quan sát này đều thể hiện mức độ gắn bó về mặt thời gian của nhân viên đối với tổ chức. Do đó, nhân tố này gọi là nhân tố “gắn kết duy trì”

Nhóm nhân tố 7: Nhóm nhân tố này bao gồm các biến quan sát thể hiện mức độ tình cảm của nhân viên dành cho tổ chức khi làm việc trong môi trường doanh nghiệp.

Vì thế, nhóm nhân tố này được gọi là “gắn kết tình cảm”.Phương sai trích là 12,371%, các biến quan sát > 0,6. Nhân tố này gồm 3 biến quan sát: GKTC1 (Cảm thấy gắn bó, thân thiết với tổ chức như một thành viên trong gia đình); GKTC2 (Ý thức mạnh mẽ là người thuộc về tổ chức); GKTC3 (Tổ chức có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân).