• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương II: CẢM NHẬN CỦA NHÂN VIÊN VỀ NHẬN THỨC TRÁCH NHIỆM

2.8. Phân tích hồi quy

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, nhóm các biến theo từng yếu tố và phân tích tương quan, tối tiếp tục tiến hành phân tích hồi quy. Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter, nghĩa là tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan. Tôi sử dụng các mô hình lần lượt như sau:

2.8.1. Mô hình hồi quy 1 – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ảnh hưởng đến niềm tin của nhân viên vào tổ chức

NTVTC = β + β1.TNKT +β2.TNPL + β3.TNDD + β4.TNTN

Kết quả phân tích bảng dưới đây cho thấy: Hệ số R2hiệu chỉnh bằng 0,607 tức là các biến độc lập giải thích được 60,7% sự biến thiên của niềm tin vào tổ chức của nhân viên TNHH MTV Mai Linh chi nhánh Huế, giá trị này tương đối cao (> 50%) nên có thể khẳng định mô hình phù hợp với tập dữ liệu mẫu. Kết quả kiểm định Durbin-Watson cho trị số 1,924 gần bằng 2, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mọng Ngọc, 2008, tập 1, tr.233).

Bảng2.16: Kết quả hồi quy các biến độc lập ảnh hưởng đến niềm tin của nhân viên vào tổ chức

Hệ số chưa Hệ số đã Thống kê đa cộng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhân tố chuẩn hóa chuẩn hóa T Sig. tuyến

B Std. Error Beta Tolerance VIF

Hằng số 0,235 0,229 1,025 0,307

TNKT 0,222 0,058 0,246 3,848 0,000 0,604 1,657

TNPL 0,243 0,058 0,242 4,198 0,000 0,741 1,349

TNDD 0,317 0,059 0,335 5,369 0,000 0,634 1,577

TNTN 0,158 0,045 0,201 3,496 0.001 0,750 1,334

R 0,785a

R2hiệu chỉnh 0,607

Durbin- Watson 1,924

Sig. ANOVA 0,000b

(Nguồn:kết quả xử lý số liệu) Kiểm định F sử dụng trong phân tích ANOVA là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Kết quả trong bảng cho thấy, giá trị Sig. < 0,005 (Sig. = 0,000) chứng tỏ rằng mô hình hồi quy phù hợp vớitập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho tổng thể.

Giá trị Sig. của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05 (với độ tin cậy 95% thì sig. <

5% là có ý nghĩa) nên các tham số hồi quy trong mô hìnhđều có ý nghĩa. Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy. Với kết quả như trên, mô hình hồi quy được viết lại:

NTVTC = 0,235 + 0,222.TNKT + 0,243.TNPL + 0,317TNDD + 0,158TNTN

Kiểm định giả thuyết

Giả thuyết H1: Nhận thức trách nhiệm đạo đức và Niềm tin của nhân viên vào tổ chức có mối quan hệ cùng chiều.

Kết quả từ mô hình cho thấy, khi nhận thức trách nhiệm đạo đức tăng lên 1 đơn vị thì niềm tin của nhân viên vào tổ chức sẽ tăng lên 0,317 đơn vị, bên cạnh đó giá trị Sig. = 0,000 (<0,05) nên giả thuyết H3 được chấp nhận. Tức làở mức ý nghĩa 5%, khi nhận thức trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp càng cao thì Niềm tin của nhân viên vào tổ chức càng lớn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Giả thuyết H2: Nhận thức trách nhiệm pháp luật và Niềm tin của nhân viên vào tổ chức có mốiquan hệ cùng chiều.

Từ mô hình hồi quy ta có: Khi nhận thức trách nhiệm pháp lý tăng lên 1 đơn vị thì Niềm tin của nhân viên vào tổ chức sẽ tăng 0,243 đơn vị. Trong kiểm định, giá trị Sig. = 0,000 (<0,05) nên ta chấp nhận giả thuyết H2. Như vậy với mức ý nghĩa 5% ta khẳng định rằng khi nhận thức trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp càng cao thì niềm tin vào tổ chức càng cao.

Giả thuyết H3: Nhận thức trách nhiệm kinh tế và Niềm tin của nhân viên vào tổ chức có mối quan hệ cùng chiều.

Niềmtin của nhân viên vào tổ chức sẽ tăng lên 0,222 đơn vị khi nhân thức trách nhiệm kinh tế tăng lên 1 đơn vị. Mặt khác, giá trị Sig. = 0,000 (<0,05) nên ta chấp nhận giả thuyết H1 và có thể khẳng định rằng Nhận thức trách nhiệm kinh tế càng cao thì niềm tin của nhân viên vào tổ chức càng caoở mức ý nghĩa 5%.

Giả thuyết H4: Nhận thức trách nhiệm thiện nguyện và Niềm tin của nhân viên vào tổ chức có mối quan hệ cùng chiều.

Khi nhận thức trách nhiệm thiện nguyện tăng lên 1 đơn vị thì Niềm tin của nhân viên vào tổ chức tăng lên 0,158 đơn vị. Giá trị Sig. = 0,001 (,0,05) nên giả thuyết H4 được chấp nhận. Như vậy, tại mức ý nghĩa 5%, khi nhận thức trách nhiệm thiện nguyện của doanh nghiệp càng cao thì Niềm tin của nhân viên vào tổ chức càng lớn.

2.8.2. Mô hình hồi quy 2 –Niềm tincủa tổ chức tác động đến gắn kết tình cảm.

GKTC = β + β1.NTTC

Kết quả phân tích bảng dưới đây cho thấy: Hệ số điều chỉnh bằng 0,651 tức là biến độc lập giải thích được 65,1% sự biến thiên của Gắn kết tình cảm của nhân viên công ty TNHH MTV Mai Linh chi nhánh Huế, giá trị này tương đối cao (>50%) nên có thể khằngđịnh mô hình phù hợp với tập dữ liệu mẫu.

Bảng2.17: Kết quả hồi quy niềm tin của nhân viên cào tổ chức tác động đến gắn kết tình cảm

Nhân tố Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn

hóa T Sig.

Trường Đại học Kinh tế Huế

B Std.

Error

Constant 0,422 0,197 2,139 0,034

NIEM TIN 0,895 0,52 0,808 17,263 0,000

R 0,808a

R2 0,654

R2 hiệu chỉnh 0,651

Sig. ANOVA 0,000b

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu) Theo kết quả bảng trên cho thấy, giá trị Sig. ANOVA < 0,05 (Sig. ANOVA = 0,000) chứng tỏ rằng mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho tổng thể. Giá trịSig. của biến độc lập nhỏ hơn 0,005 (với độ tin cậy 95% thì sig. <

5% là có ý nghĩa) nên tham số hồi quy trong mô hình có ý nghĩa.

Mô hình hồi quy đơn biến được viết lại như sau:

GKTC = 0,422 + 0,895.NTVTC

Giả thuyết H5: Niềm tin vào tổ chức và gắn kết tình cảm có mối quan hệ cùng chiều Theo mô hình, khi niềm tin của nhân viên tại công ty TNHH MTV Mai Linh chi nhánh Huế tăng lên 1 đơn vị thì mức độ gắn kết tình cảm tăng lên 0,895 đơn vị. Sig. = 0,000 (<0,05) nên chấp nhận giả thuyết H5. Do đó, niềm tin củanhân viên vào công ty có mối quan hệ cùng chiều với gắn kết tình cảm của nhân viên vào tổ chức.

2.8.3. Mô hình hồi quy 3 –Niềm tin của nhân viên tác động đến gắn kết duy trì GKDT = β + β1.NTTC

Bảng2.24: Kết quả hồi quy niềm tin của nhân viên vào tổ chức tác động đến gắn kết duy trì

Nhân tố

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn hóa

T Sig.

B Std.

Error

Hằng số 0,826 0,225 3,196 0,000

Trường Đại học Kinh tế Huế

NIEM TIN 0,784 0,059 0,726 13,283 0,000

R 0,726a

R2hiệu chỉnh 0,525

Sig. ANOVA 0,000b

(Nguồn: kết quả xử lýsố liệu) Kết quả phân tích cho thấy: Hệ số R2 = 0,525 tức là biến độc lập giải thích được 52,5% sự biến thiên của Gắn kết duy trì của nhân viên công ty TNHH MTV Mai Linh chi nhánh Huế, giá trị này >50% nên có thể khẳng định mô hình này phù hợp với nghiên cứu. Bên cạnh đó giá trị Sig. ANOVA = 0,000 (< 0,05) chứng tỏ rằng mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho tổng thể. Giá trị Sig. của biến độc lập là 0,000; nhỏ hơn 0,05 nên tham số hồi quy trong mô hình có ý nghĩa.

Mô hình hồi quy đơn biến được viết lại như sau:

GKDT = 0,826 + 0,784.NTVTC

Giả thuyết H6: Niềm tin vào tổ chức và gắn kết duy trì có mối quan hệ cùng chiều.

Dựa trên mô hình ta thấy, khi Niềm tin của nhân viên tại công ty TNHH MTV Mai Linh chi nhánh Huế với tổ chức tăng lên 1 đơn vị thì mức độ Gắn kết duy trì của nhân viên tăng lên 0,784 đơn vị. Trong kiểm định giá trị sig. = 0,000 (< 0,05) nên ta chấp nhận giả thiết H6. Do đó có thể nói, niềm tin của nhân viên vào công ty càng cao thì mức độ Gắn kết duy trì của nhân viên vào tổ chức càng lớn.

2.9. Kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân về niềm tin của nhân viên