• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá chung công tác đào tạo nghề ở huyện Minh Hóa trong thời gian qua

PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG

2.6. Đánh giá chung công tác đào tạo nghề ở huyện Minh Hóa trong thời gian qua

Biểu đồ2.2 chất lượng đào tạo so với yêu cầu đào tạo của doanh nghiệp

(Nguồn: Tổng hợp kết quảkhảo sát của tác giả) Trong đó:

CLYC1: Chương trìnhđào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp CLYC2: Sau đào tạo các học viên có thểlàm việc ngay

CLYC3: Chương trình đào tạo của trung tâm đào tạo luôn định hướng theo mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp

CLYC4: Có sựliên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trung tâm đào tạo CLYC5: Mức độhội nhập thị trường của sinh viên sau đào tạo tăng cao

Qua bảng khảo sát trên ta thấy công tác đào tạo của các trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình đã đáp ứng được yêu cầu công việc của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được thể hiện qua yếu tố “Có sự liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trung tâm đào tạo” với thang điểm cao nhất với 4.04 điểm, Yếu tố “Chương trìnhđào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp” chưa được phía doanh nghiệp đánh giá cao với thang điểm thấp nhất 2.86 điểm.

2.6.Đánh giá chung công tác đào tạo nghề ở huyện Minh Hóa trong thời gian qua

- Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng của tỉnh, huyệnđược ban hành tương đối đầy đủ và kịp thời làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Có sự phối hợp khá chặt chẽ giữa các ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện Đề án. Thực hiện việc sơ kết, tổng kết đềánở cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên, đầy đủ.

- Đã phê duyệt được Quy hoạch phát triển đào tạo nghề tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2020 làm cơ sở để định hướng hoạt động đào tạo nghề và tổ chức các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu của nền kinh tế.

- Quảng Bình là một trong số ít các địa phương thực hiện sớm việc đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo bồi dưỡng cán bộcông chức xã và phân cấp mạnh cho các địa phương trong quá trình thực hiện.

- Mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề đãđược củng cố, về cơ bản đã trang bị hoàn tất thiết bị phục vụcông tácđào tạo nghề cho lao động trên địa bàn huyện. Huyện Minh Hóa đã ưu tiên bố trí nguồn ngân sách địa phương (chiếm 36%) để đối ứng với nguồn vốn đầu tư của Tỉnh ủy và Trung ương trong hỗ trợ đào tạo nghề và đầu tư cơ sở vật chất chođào tạo nghề.

- Quy mô đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng được cải thiện vềsố lượng và chất lượng, hình thức và phương pháp đào tạo ngày càng đa dạng theo hướng gắn với nhu cầu người học, nhu cầu sửdụng của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Có tới 80% các lớpđào tạo nghề cho lao động nông thôn được mở tại các xã, thị trấn cho phù hợp với nhu cầu đi lại của người học, nhiều lớpđào tạo nghề được triển khai ởcác thôn, bản, xã vùng sâu, vùng xa như Dân Hóa, Hóa Hợp, Hóa Phúc,Hóa Sơn, Hóa Thanh, Hóa Tiến, Hồng Hóa, Tân Hóa,Thượng Hóa, Trọng Hóa, Xuân Hóa, Yên Hóa....

- Đào tạo nghề đã bước đầu gắn kết với nhu cầu, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp như nghề may công nghiệp, đã tạo việc làm cho trên 1000 lao động và dựkiến sẽ tạo việc làm cho hàng ngàn lao động khác trong những năm tới. Tỷ lệ lao động nông thôn được tạo việc làm sau khi học nghề giai đoạn 2010-2015đạt trên 74%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.6.2. Những hạn chế, tồn tại

- Quản lý nhà nước về đàotạo nghềcòn chồng chéo: các trường, trung tâm đào tạo nghềlà những cơ sởchuyên về đào tạo nghềthì do Phòng, Sở LĐTB&XH quản lý.

Các cơ sởkhác có tham gia hoạt động đào tạo nghềdo SởY tế, Sở NN&PTNT... quản lý nên việc chỉ đạo chung và về chuyên ngành đào tạo chưa chuyên sâu. Thực trạng này gây khó khăn trong quản lý chuyên môn và tổ chức, hơn nữa sự tập trung, điều phối nguồn vốn đầu tư, nhân lực cán bộ, giáo viên trong toàn hệthống các cơ sở đào tạo nghềkhông chuyên nghiệp và rất kém hiệu quả.

- Huyệnchưa có cơ chế chính sách, quy định cụ thể đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nông thôn và trách nhiệm trong việc phối hợp với các cơ sở đào tạo để đào tạo nghề cho lao động trước khi đưa vào sửdụng.

- Hệ thống cơ sở đào tạo nghề của huyện tuy đã được hình thành và phát triển nhưng cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập còn ít, các cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo và cung cấp lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các ngành kinh tếcủa huyện, tỉnh và nhu cầu của các địa phương lân cận.

-Điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nghềvà trung tâmđào tạo nghề và giáo dục thường xuyên của huyện còn nhiều khó khăn, thiết bị đào tạo nghề chưa được đầu tư đồng bộ. Số lượng phòng học, xưởng thực hành chưa đáp ứng đủ so với quy mô đào tạo thực tếcủa Trường và các Trung tâmđào tạo nghề, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề đặc biệt là đối với các nghề được Bộ LĐTB&XH phê duyệt đầu tư trọng điểmởcấp độquốc gia

- Kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ cho đào tạo nghề hàng năm thấp trong khi ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn nên số lao động được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956 chưa đáp ứng được so với nhu cầu đào tạo của các huyện, thị xã, thành phố.

- Trường đào tạo nghề, trung tâm đào tạo nghề của huyện thiếu biên chế giáo viên đào tạo nghề nên còn gặp khó khăn trong việc sắp xếp giảng dạy. Trung tâm đào tạo nghề và giáo dục thường xuyên hiện đang dư thừa giáo viên dạy văn hóa nhưng thiếu giáo viênđào tạo nghề.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Một sốcán bộquản lý đào tạo nghề ởcấp huyện chưa đủkinh nghiệm và chưa chuyên sâu. Sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo nghề với địa phương, ngành và ở một số cấp, ngành có lúc chưa chặt chẽ.

- Công tác quản lý, việc đổi mới mục tiêu, phương pháp đào tạo nghề, nhất là phương pháp dạy học của giáo viên theo hướng tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tế giảng dạy, sử dụng các mô hình, dụng cụ, học liệu trực quan... chưa được các cơ sở đào tạo nghề quan tâm đúng mức.

Trung tâm đào tạo nghề chưa xây dựng được mối quan hệ hiệu quả với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn trong việc tạo điều kiện cho học sinh được kết hợp học lý thuyết tại cơ sở và thực hành, tại doanh nghiệp để có điều kiện được cọxát thực tế, nâng cao kỹ năng nghề.

- Chương trình, giáo trình phương pháp đào tạo hiện nay còn bất cập chưa đáp ứng được đúng yêu cầu thực tếvà yêu cầu của người học. Việc phân bổgiữa lý thuyết và thực hành chưa hợp lý, chương trình hiện nay “nặng” về lý thuyết “nhẹ” về thực hành điều này làm cho người học không có đủ kỹ năng nghề đảm bảo được yêu cầu của các doanh nghiệp sửdụng lao động.

- Tuyển sinhđào tạo nghề trường đào tạo nghềhiện gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tuyển sinh trình độ trung cấp nghề. Chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu đào tạo của huyện. Tỷlệhọc sinh tốt nghiệp phổ thông theo học nghề chưa nhiều; lao động nông thôn theo học nghề chủ yếu là ngắn hạn (dưới 3 tháng). Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý người học chỉ muốn theo học đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, do chưa thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau THCS, THPT, một phần do các trường đào tạo nghề chưa thực sựcó sức hút đối vói người học...

- Công tác xã hội hoá đào tạo nghề triển khai thực hiện còn chậm, lượng vốn huy động từcác doanh nghiệp, tổchức, cá nhân, người học nghềcòn thấp.

- Công tác tuyên truyền và nhận thức về đào tạo nghề, học nghề chưa thực sự sâu rộng, hiệu quả; cùng với đó là trình độ nhận thức của người dân thấp, có tư tưởng trông chờ vào sự bao cấp từngân sách nhà nước. Nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương về đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn chưa đầy đủ, nhất là về xã hội hoá đào tạo nghề.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Công tác giới thiệu việc làm sau khi học nghề đi làm việc ngoài huyện, ngoài tỉnh gặp khó khăn do các cơ quan quản lý chưa có sự năng động trong việc tìm kiếm, giới thiệu việc làm. Về phía người lao động (đặc biệt là người dân tộc thiểu số) thiếu thíchứng với điều kiện, tác phong công nghiệp.

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

-Một là, chưa có chính sách mạnh để phát triển đào tạo nghề thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực của huyện. Chủ trương phân luồng và định hướng đào tạo nghề chưa được thực hiện một cáchtriệt để.Nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trong quá trình thực hiệnchậm thay đổinên không còn phù hợp với nhu cầu xã hội và người học nghề.

Hai là, bộ máyquản lý nhà nướctrong lĩnh vực đào tạo nghề thiếu ổn định.Các cơ sở đào tạo nghềcông lập chưa phát huy hết tính năng động và tự chủ của đơn vị.

Ba là, triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề chưa nghiêm túc. Doanh nghiệp chưatham gia nhiều vào công tácđào tạo nghề.

Bốn là, đầu tư cho công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên còn hạn chế. Công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và chính sách đãi ngộ giáo viên đào tạo nghề chưa được quan tâm đúng mức.

Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu.

Sáu là, công tác đầu tư nghiên cứu khoa học cho các cơ sở đào tạo nghề trọng điểm, nghề trọng điểmcòn yếu và chưa đượcquan tâmđúng mức.

Bảy là, việc kiểm định chất lượng đào tạo nghề do mới triển khai, nên công tác đánh giá kỹ năng nghề chưa được thực hiện trên địa bàn.

-Tám là, nhận thức chung của người dân đặc biệt là người lao động nông thôn tại các dân tộc thiểu số

Trường Đại học Kinh tế Huế

về đào tạo nghề chưa cao.