• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số địa phương trong

PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

1.5. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số địa phương trong

1.5.1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Trị Về tận thôn, bản để tuyển sinh:

Hàng năm bên cạnh đào tạo nghề nông nghiệp: chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản…để khai thác có hiệu quả lợi thế tiềm năng đất đai, lực lượng lao động tại chỗ, Hội tập trung dạy các nghề phi nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Qua thống kê số người học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp phần lớn nằm trong độ tuổi từ 18 –30 tuổi, ở vùng đồng bằng đa phần các em sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học ở các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp và trung cấp nghề,trong khiđó ở miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số các em chưa có việc làm còn chiếm tỷ lệ khá lớn.

Đakrông là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, những xã vùng sâu, vùng xa chủ yếu là người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, đã bao đời nay quen với phương thức sản xuất tự cung, tự cấp “ phát, đốt, cuốc , trỉa”, quen với con dao, cây rựa, sáng mang gùi lên rẩy, chiều gùi củi về nhà, cuộc sống dân dã nơi thôn bản đã níu kéo các em không muốn rời xa quê hương, rời xa gia đìnhđể đi học nghề.

Từ tình hình thực tế đó, ngay từ đầu năm khi xây dựng kế hoạch Trung tâm Đào tạo nghề và Hỗ trợ nông dân đã quan tâm đến đào tạo nghề cho con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số để chuyển đổi nghề nghiệp. Xác định trong số các nghề có nghề may công nghiệp là một nghề phù hợp, dễkiếm việc làm sau khi tốt nghiệp và hiện nay thị trường lao động đang cần, nhất là các xí nghiệp may ở trong tỉnh… Trung tâm đã phối hợp với Ban Thường vụ Hội nông dân huyện, Hội nông dân xã, các chi hội và chính quyền địa phương, đến tận thôn, bản vào tận từng nhà để tuyên truyền, vận động cho gia đình và học viên mục đích, ý nghĩa của việc học nghề, các chế độ chính sách, nơi làm việc … và tương lai nghề nghiệp. Nhờ làm tốt công tác vận động, đầu năm 2011 đã có trên 60 emđăng ký học nghề may công nghiệpvừa đủ để tổ chức 02 lớp ở trung tâm nhưng đến khi khai giảng chỉ còn 27 học viên đến học. Rõ ràng để làm chuyển đổi nhận thức về nghề nghiệp cho nông dân không phải một sớm một chiều, hơn nữa phong tục tập quán của một số địa phương đã tácđộng đến côngtác tuyển sinh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ổn định nơi ăn, ở cho học viên

Trong thiết kế Trung tâm Đào tạo nghềvà Hỗ trợ nông dântỉnh đã xây dựng khu ký túc xá cho học viên, với khoản kinh phí Nhà nước hỗ trợ 15.000đ/ngày/người cho học viên hộ nghèo học nghề, không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Bằng cách huy động mọi nguồn lực, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, cá nhân, trung tâm miễn phí hoàn toàn việc ở, hỗ trợ thêm kinh phí giúp học viên ăn sáng, còn lại học viên tự lo liệu, nhưng một số em vẫn gặp khó khăn. Với cách làm này bước đầu các em đã an tâm để học, tuy nhiên, vào dịp cuối tuần học viên về thăm nhà, một số em không trở lại trường do nhiều lý do khác nhau: có em không có tiền tàu xe, có em chưa thích nghi cách sống tập thể, có em vì hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn…. Trong quá trình học đã có 4 em bỏ học, một lần nữa cán bộ Hội lại tiếp tục làm công tác vận động gia đình động viên các em tiếp tục đi học. Để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học viên, Trung tâm cử cán bộ theo dõi, lúc ngoài giờ tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao và thực hiện phương châm 3 cùng: cùng học, cùng chơi, cùng giải quyết khó khăn.

Tìm thầy có kinh nghiệm để dạy:

Với phương châm “ cầm tay chỉ việc”, tìm các thầy có kinh nghiệm trong lĩnh vực may công nghiệp, hợp đồng với các doanh nghiệp cử cán bộ có tay nghề cao, có thể là trưởng ca hoặc trưởng chuyền quen với sản xuất công nghiệp đề hướng dẫn học viên. Căn cứ vào chương trình đã duyệt, giáo trình chung, giáo viên biên soạn lại giáo án để phù hợp với thực tế, trong đó phần lý thuyết chỉ cần từ 10 -15% còn lại thực hành trên máy, phân loại học sinh để có chế độ kèm cặp, động viên các em tạo ra không khí thoải mái trong giờ học. Học nghề là phải làm được nghề, học đến đâu chắc đến đó, ra trường tay nghề phải vững, trong 02 tháng đầu rèn luyện, thực hành, đến tháng thứ 03 các em có thể may những đường may thẳng và sản xuất được một số sản phẩm đơn giản, được thanh toán tiền công làm nguồn động viên trong học tập.

Giải quyết việc làm sau khi học:

Trước khi tuyển sinh Trung tâm đã liên kết vớiXí nghiệp may Lao Bảo hai bên thống nhất: Trung tâm lo tuyển sinh, quản lý lớp, giải quyết công việc liên quan và thanh toán các chế độ theo quy định; Xí nghiệp chọn thầy, kiểm tra tay nghề và bố trí việc làm. Để học viên an tâm, sau khi làm lễ tổng kết cấp chứng chỉ, các em đã được

Trường Đại học Kinh tế Huế

lãnh đạo xí nghiệp ký kết hợp đồng lao động, công bố nội quy xí nghiệp, quyền lợi và nghĩa vụ của người công nhân, dưới sự chứng kiến của Ban giám đốc Trung tâm. Hiện nay các học viên đã vào làm việc tại xí nghiệp với mức lương khoán theo tay nghề và sản phẩm, một số học viên đãổn định cuộc sống và có tích luỷ ban đầu.

Đây là ước muốn của các học viên và là mục đích của Hội Nông dân các cấp trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần xây dựng nông thôn mới.

1.5.2. Kinh nghiệm của Bắc Cạn

Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn luôn được sự quan tâm, vào cuộc của các đơn vị, địa phương. Tại các huyện, thị xã đều thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề 1956 và phân công trách nhiệm cụ thể địa bàn phụ trách cho từng thành viên, đồng thời tiến hành kịp thời công tác điều tra, khảo sát dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn theo yêu cầu.

Căn cứ vào kết quả khảo sát, nhu cầu học nghề của người lao động được tổng hợp theo 4 nhóm nghềchính là: nhóm nghềnông nghiệp (Trồng cây lương thực, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả…); nhóm nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm; nhóm nghề công nghiệp xây dựng (Chếbiến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, kỹthuật xây dựng…) và nhóm nghềdu lịch, dịch vụ, tiểu thủcông nghiệp. Hiện nay tỉnh có 19 cơ sở đào tạo nghề. Từkhi thực hiện Đề án đã có 14 cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, Bắc Cạn chú trọng tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất đào tạo nghề đối với các cơ sở đào tạo nghề công lập. Toàn tỉnh có 04 trung tâm đào tạo nghề được hỗtrợ đầu tư cơ sở vật chất là các trung tâm thuộc huyện Chợ Mới, Ngân Sơn, Na Rì và Chợ Đồn. Đồng thời, phát triển đội ngũ giáo viên, đào tạo nghềvới tổng số 320 giáo viên, trong đó có 81 giáo viên chuyên trách.

Theo phương châm đào tạo nghềgắn với quy hoạch, kếhoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đào tạo nghề phù hợp với thực tế, phát huy được lợi thế, tiềm năng sẵn có. Tại huyện Bạch Thông, với lợi thế về trồng cây cam, quýt, từ nguồn ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông

Trường Đại học Kinh tế Huế

thôn, huyện đã giúp người dân nhân rộng mô hình chuyên canh cây cam, quýt. Nhờ đó, trên địa bàn huyện hiện nay đã có khoảng gần 500 hộ tham gia trồng cây cam, quýt, cho thu nhập trung bình từ120 - 150 triệu đồng/hộ/năm.

Tại huyện Chợ Đồn, với những lợi thế đang có vềcây chè Shan tuyết, huyện đã tập trung đào tạo nghề ngắn hạn, trang bị thêm kiến thức khoa học - kỹthuật áp dụng vào sản xuất cho lao động nông thôn về sản xuất chè Shan tuyết tại xã Bằng Phúc. Các lao động sau khi được học nghề đã biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào canh tác nên sản lượng và năng suất, chất lượng chè thương phẩm ngày càng tốt hơn, giá bán chè cũng được nâng lên. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có khoảng 250 hộ thường xuyên canh tác cây chè Shan tuyết với diện tích khoảng 600ha, kết hợp với một sốcây chuyên canh khác có giá trịkinh tế, nhiều gia đình vùng cao nơi đây đã có cuộc sốngổn định.

Thông qua các lớp đào tạo nghề, nhiều hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đã trở thành gương điển hình trong phát triển kinh tế, mang lại hiệu quảvà cho thu nhập cao như: mô hình sản xuất phởkhô của gia đình chị Lăng ThịHoa, huyện Bạch Thông; mô hình trồng rau an toàn của chị Triệu Thị Dung, thị xã Bắc Kạn; mô hình sản xuất bún khô của Hợp tác xã 20/10, huyện Chợ Mới… đã giúp người dân cải thiện đời sống và có việc làm.

Trong 5 năm (2010- 2014), tỉnh Bắc Kạn đã tổchức đào tạo được tổng số hơn 13 nghìn laođộng. Sau khi học nghề, rất nhiều lao động đã tựtạo việc làm, tìm được việc làm, được các doanh nghiệp tuyển dụng hay thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp riêng.

1.5.3. Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk

Trong quá trình triển khai đào tạo nghề, tỉnh Đắk Lắk mạnh dạn thí điểm một số mô hình tiêu biểu dạy nghề cho lao động nông thôn gồm các nghề: xây dựng dân dụng, sửa chữa xe gắn máy, mây tre đan kỹnghệ... Điển hình là mô hình trồng và khai thác nấmởTrung tâm dạy nghềhuyện Krông Ana. Do không cần đòi hỏi cao vềtrìnhđộlại đơn giản dễ áp dụng vào thực tế, kinh phí đầu tư không lớn, dễ chăm sóc, quản lý tại hộ gia đình nên các đối tượng tham gia học nghề đông và thu nhập bình quân 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Hiện tại mô hìnhđang được nhân rộng và đãđược một sốtỉnh thành đến học hỏi kinh nghiệm đểtriển khai. Bên cạnh đó, tỉnh cũng rất chú trọng tăng cường đầu tư cơ sởvật chất, trang thiết bị đối với các cơ sởdạy nghề.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đểnâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, tỉnh quan tâm đầu tư phát triển mạng lưới cơ sởdạy nghề. Đến nay, toàn tỉnh có 41 cơ sởgiáo dục nghềnghiệp, trong đó có 14 trung tâm dạy nghề công lập, cáccơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn ởtrìnhđộ sơ cấp nghề (chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp và chương trình, giáo trình dạy nghề phi nông nghiệp), trong đó chú trọng đến những nghề có thế mạnh, truyền thống của địa phương để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tạo việc làm sau đào tạo.

Trên thực tế, giải quyết tốt vấn đề đào tạo nghềvà việc làm cho người lao động, cần có sự đánh giá nhu cầu của người học và yêu cầu tuyển dụng của thị trường lao động.

Đây là việc làm cần thiết, thường xuyên đánh giá để đảm bảo tính cập nhật được sự biến đổi và xây dựng kế hoạch đào tạo kịp thời, tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay.

Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã, trong đó tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng quản lý, điều hành.

Đồng thời, qua đào tạo, bồi dưỡng trình độ cán bộ, công chức xã từng bước được chuẩn hóa theo yêu cầu vị trí, chức năng, nhiệm vụ góp phần bổ sung, kiện toàn bộ máy cấp xãđểhoàn thành nhiệm vụtrong tình hình mới.

Về công tác giám sát, đánh giá UBND tỉnh cũng đã thành lập Đoàn giám sát lao động nông thôn tại 19 cơ sởdạy nghề được giao chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhìn chung cácđơn vịtuân thủnghiêm chỉnh các quy định và yêu cầu vềviệc đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Đoàn đãđến từng lớp học, kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghềvà việc cung cấp nguyên, vật liệu thực hành cho học viên học nghề đều đảm bảo theo dự toán và các quy định tổchức lớp;

1.5.4. Bài học cho huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

Từ những thành quả đạt được của các nước và một sốtỉnh của nước ta vềcông tác đào tạo nghề cho lao động nông, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Minh Hóa trong thời gian tới như sau:

Thứnhất: sựphát triển cũng như thành công của công tác đào tạo nghềcho lao động nông thôn không thểtách rời vai trò to lớn của QLNN. Các cơ quan QLNN đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, tư vấn vềnghềnghiệp, hỗtrợvà tổchức đào

Trường Đại học Kinh tế Huế

tạo nghề, nâng cao năng lực làm việc đồng thời giúp đỡ người lao động nông thôn tìm và tạo việc làm sau khi ra trường.

Thứhai: kết hợp chặt chẽgiữa đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo với thực hành tại nơi sửdụng lao động. Phương châm đàotạo nghềlà lấy thực hành là chính. Chú trọng đào tạo nghềnông nghiệp cho lao động nông thôn ngay tại làng, xã, thôn, bản...hoặc tại các cơ sở có mô hình sản xuất tiến bộ, năng suất và hiệu quả cao như trang trại, hợp tác xã....

Thứba: tập trung đào tạo những ngành nghềphù hợp với đặc điểm của từng địa phương, gắn đào tạo nghềvới giải quyết việc làm.

Cần ưu tiên dạy các ngành nghềthiết thực theo quy hoạch của từng địa phương, lựa chọn đúng đối tượng học nghề, đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học, đảm bảo chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo. Việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp phải gắn với đặc thù của sản xuất nông nghiệp, quy hoạch, kếhoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương, quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở cấp xã.

Các cơ quan QLNN cần khảo sát thị trường lao động, nắm bắt kịp thời thông tin lao động theo từng nghề để có cơ sở tư vấn, định hướng cho người lao động xác định chọn đúng nghề đểhọc nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng người lao động sau khi kết thúc khóa học không tìmđược việc làm hoặc không tựtạo được việc làm phù hợp.

Những kinh nghiệm này cần được huyện Minh Hóa vận dụng linh hoạt nhằm giúp lực lượng lao động nông thôn của tỉnh được tiếp cận với các chương trìnhđào tạo nghề để có thể tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu ngay tại địa phương và đóng góp vào sựphát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độnghềnghiệp cần thiết cho người học nghềcó thểtìmđược việc làm hoặc tựtạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học

Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề là quản lý theo ngành do một cơ quan trung ương thực hiện. Đó là việc xây dựng và tổchức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kếhoạch, cơ chếvà chính sách phát triển đào tạo nghề, phù hợp với sựphát triển kinh tế, xã hội. Nội dung chính của quản lý nhà nước đối với đào tạo nghềlà xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đào tạo nghề; tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với đào tạo nghề.

Trường Đại học Kinh tế Huế