• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG

2.3. Kết quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Minh

2.3.4. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trìnhđộ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế- xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. UBND huyện đã xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức từng giai đoạn 2011 - 2015 và 2017 - 2020, từ đó, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp.

Thực hiện quyết liệt và tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, UBND huyện đã phân bổchi 150 triệu đồng nhằm nângcao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

Trước hết cần phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố về nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu; bổ sung kiện toàn đội ngũ giáo viên của Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố, xây dựng đội ngũ giáo viên kiêm chức (là cán bộ lãnhđạo quản lý, cán bộ trường đại học tham gia giảng dạy cho cán bộ, công chức cấp xã). Tăng cường phổ biến và thực hiện tốt các thông tư, quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ,

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngành có các nội dung liên quan; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã. Thường xuyên bổ sung, đổi mới chương trình, nội dung các khóa học theo hướng tích cực, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh mở rộng các loại hình đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức ở cơ sở. Có cơ chế khuyến khích mở rộng các nguồn kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng như: Kinh phí Trung ương, kinh phí địa phương, các chương trình, dự án, nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức, cá nhân tự trang trải…

Toàn huyện đã tiến hành đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 1.000 lượt cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Bình có 1.650 cán bộ, 1.660 công chức cấp xã. Nhờ sự quan tâm của Chính phủ tạo điều kiện học tập, cùng với sự nỗ lực của mỗi cá nhân nên trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã ngày càng được nâng lên. Đến nay đã có 1.224 cán bộ đạt chuẩn (từ trung cấp trở lên), chiếm tỷ lệ 74,2%.

Trong đó, 3 người có trìnhđộ thạc sỹ, chiếm 0,18%; đại học 430 người, chiếm 26,1%;

cao đẳng 55 người, chiếm 3,32%; trung cấp 736 người, chiếm 44,6%... Về trình độ lý luận chính trị, có 34 người đạt cao cấp, chiếm 2,06%; trung cấp 1.284 người, chiếm 77,82%; sơ cấp 139 người, chiếm 8,42%... Trình độ tin học, có 873 người có các chứng chỉ tin học chiếm 52,9%; có 420 người có chứng chỉ ngoại ngữ chiếm 25,5%.

Về công chức cấp xã của huyện Minh Hóa, có 190 người đạt chuẩn (từ trung cấp trở lên), chiếm tỷ lệ: 98,6%, cụ thể: thạc sỹ có 4 người, chiếm 2,11%; đại học 119 người, chiếm 62.63%; cao đẳng 88 người, chiếm 5,38%; trung cấp 54 người, chiếm 28,42%... Trình độ lý luận chính trị cao cấp có 1 người, chiếm 0,06%; trung cấp 506 người, chiếm 30,48%; sơ cấp 345 người, chiếm 20,78%...

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cán bộ, công chức xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa hướng dẫn bà con chăm sóc ngô.

Trình độ tin học, có 1.421 người có các chứng chỉ tin học chiếm 85,6% và 989 người có chứng chỉ ngoại ngữ chiếm 59,6%. Đối với những người hoạt động không chuyên trách, hiện có 304 người đạt trình độ đại học, chiếm 4,5%; cao đẳng 204 người, chiếm 3%; trung cấp 1.344 người, chiếm 20%; sơ cấp 816 người, chiếm 12,2%;

chưa qua đào tạo 4.039 người, chiếm 60,2%. Có 13 người đạt trìnhđộ lý luận chính trị cao cấp, chiếm 0,2%; trung cấp 870 người, chiếm 13%; sơ cấp 1.446 người, chiếm 21,5%; chưa qua đào tạo 4.378 người, chiếm 65,3%.

Từ năm 2011 đến 2016, UBND các huyện đã tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng công chức cấp xã theo đúng quy định hiện hành. Trong 3 năm gần đây, toàn tỉnh tuyển dụng thêm 09 công chức. Trong đó có 01 người được tuyển thẳng, 6 người thi tuyển, 2 người xét tuyển. Nhìn chung, tỷ lệ công chức cấp xã được tuyển dụng những năm gần đây có trìnhđộ cao đẳng trở lên khá cao (trên 70%).

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã luôn được quan tâm. Đa số đã được tham gia các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học và các lớp nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng để phục vụcho công tác chuyên môn. Huyện Minh Hóa đã cử cán bộ tham gia chương trình của Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Học viện hành chính Quốc gia, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố mở 34 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghề cho cán bộ, công chức xã với số lượng 1.869 lượt người. Ngoài ra, Sở Nội vụ còn phối hợp với Trường trung cấp Luật Đồng Hới đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì cán bộ cấp xã vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Đó là số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Trường Đại học Kinh tế Huế

quá nhiều, chưa tinh gọn, tạo nên một bộ máy cấp cơ sở cồng kềnh, người nhiều, việc ít, thụ động trong công việc; một số chế độ chính sách cho cán bộ cấp xã chưa thoả đáng dẫn đến tình trạng đơn, thư kiến nghị về chế độ, chính sách đối với những đối tượng này là khá nhiều...

2.3.5. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông