• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG

2.5 Đánh giá hiệu quả đào tạo nghề

Thứnhất: do trung tâm dạy nghềcủa huyện mới được thành lập nên khả năng về tài chính, về cơ sởvật chất, trang thiết bị còn yếu chưa mởrộng được các chương trình đào tạo khác nhất là các chương trình đào tạo trung cấp và cao hơn bởi những chương trình đó đòi hỏi phải có đầu tư đầy đủ các trang thiết bị học tập cả lý thuyết lẫn thực hành và có một đội ngũ cán bộ, giáo viên với đủvềsố lượng và đảm bảo vềchất lượng;

Thứ hai: do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên nhiều DN không mở rộng kinh doanh, nhiều ngành nghề bị thu hẹp quy mô sản xuất. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý lựa chọn ngành nghề đểhọc tập của LĐNT.

Thứ ba: do nhận thức của xã hội coi trọng bằng cấp, đa phần mọi người đều nghĩ chỉcó học Đại học, Cao đẳng mới có thểcó công việc tốt, lương cao.

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần đội ngũ lao động biết áp dụng những tiến bộKHKT vào trong sản xuất với những công nghệtiên tiến. Điều này đồng nghĩa với việc LĐNT phải được học tập một cách bài bản và có khoa học. Thực tế huyện Minh Hóa cho thấy LĐNT vẫn chưa được học tập một cách bài bản và khoa học vềcác vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp; người nông dân mới chỉdừng lạiở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày tại các lớp học cộng đồng được mở ra ở địa phương.

Với thực tế này, người nông dân chỉ mới biết lý thuyết, do đó việc áp dụng các công nghệvào thực tếgặp rất nhiều khó khăn.

Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT của huyện đòi hỏi UBND huyện Minh Hóa cần có những chiến lược phù hợp, cần linh hoạt hơn trong việc thay đổi, bổ xung thêm các chương trìnhđào tạo nhắm đáp ứng được nhu cầu học nghềcủa lao động ngày càng phong phú, đa dạng.

Với các yếu tố liên quan đến chất lượng đào tạo và chất lượng đào tạo so với yêu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn Huyện Minh Hóa Tỉnh Quảng Bình tác giảsửdụng thang đó Likert 5 bậc được sửdụng với các mức độhài lòng như sau:

Bậc 1: Rất không hài lòng Bậc 2: Không hài lòng Bậc 3: Được

Bậc 4: Hài lòng

Bậc 5: Hoàn toàn Hài lòng

2.5.1. Đánh giá về chất lượng đào tạo của các trung tâm đào tạo nghề tại Huyện Minh Hóa Tỉnh Quảng Bình

Dựa vào phiếu khảo sát học viên (Phụlục 1) và bảng tổng hợp kết quảkhảo sát học viên (Phụlục 2) tác giả thu được kết quả như sau:

Biểu đồ2.1 Chất lượng đào tạo nghềcủa Huyện Minh Hóa Tỉnh Quảng Bình

(Nguồn: Tổng hợp kết quảkhảo sát của tác giả) Trong đó:

CLDT1: Chương trình đào tạo của các trung tâm đào tạo nghề của huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bìnhđa dạng, phong phú

CLDT2: Học viên có thể làm việc ngay sau đào tạo mà không cần doanh nghiệp đào tạo lại

Trường Đại học Kinh tế Huế

CLDT3: Hình thức đánh giá, kiểm tra trìnhđộ, tay nghề đào tạo đúng với thực tế CLDT4: Kiến thức đào tạo đúng với chuyên ngành và đúng với thực tế yêu cầu công việc

CLDT5: Đội ngủgiảng viên có trìnhđộ và nghiệp vụtốt trong công tác đào tạo CLDT6: Cơ sởvật chất, trang thiết bịdạy và học được đầu tư và chú trọng

Qua bảng kết quả khảo sát ta thấy yếu tố “học viên có thể làm việc ngay sau đào tạo mà không cần doanh nghiệp đào tạo lại“ được sự hài lòng cao nhất với thang điểm 4.02 điểm, chứng tỏ công tác đào tạo nghề của các trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình hiện nay đã vàđang đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, học viên sau đào tạo có thể tự tin làm việc ngay tại các doanh nghiệp mà không cần thực hiện công tác đào tạo lại. Bên cạnh đó yếu tố được đánh giá thấp nhất là “kiến thức đào tạo đúng với chuyên ngành và đúng với thực tế yêu cầu công việc “với thang điểm 2.96 điểm. Cho thấy các kiến thức đào tạo đang bị dàn chải, chưa thực sự chú trọng vào đúng chuyên môn chuyên ngành, vì vậy sẽ tạo sự nhàm chán cho học viên và chi phí đào tạo sẽ tăng, tạo gánh nặng cho học viên. Vì vậy yếu tố này các trung tâm đào tạo nghềcần quan tâm và xây dựng chương trìnhđào tạo phù hợp với từng chuyên ngành và lĩnh vực đào tạo. Ngoài ra các yếu tố như: “Chương trìnhđào tạo của các trung tâm đào tạo nghềcủa huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình đa dạng, phong phú”, “Hình thức đánh giá, kiểm tra trìnhđộ, tay nghề đào tạo đúng với thực tế”, “Đội ngủgiảng viên có trìnhđộvà nghiệp vụtốt trong công tác đào tạo,” “Cơ sởvật chất, trang thiết bịdạy và học được đầu tư và chú trọng “được học viên đánh giá tương đối cao với thang điêm từ 3.48 điểm đến 3.86 điểm.

2.5.2.Đánh giá chất lượng đào tạo so với yêu cầu đào tạo của doanh nghiệp

Dựa vào phiếu khảo sát doanh nghiệp (Phụlục 3) và bảng tổng hợp kết quảkhảo sát doanh nghiệp (Phụlục 4) tác giả thu được kết quả như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ2.2 chất lượng đào tạo so với yêu cầu đào tạo của doanh nghiệp

(Nguồn: Tổng hợp kết quảkhảo sát của tác giả) Trong đó:

CLYC1: Chương trìnhđào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp CLYC2: Sau đào tạo các học viên có thểlàm việc ngay

CLYC3: Chương trình đào tạo của trung tâm đào tạo luôn định hướng theo mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp

CLYC4: Có sựliên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trung tâm đào tạo CLYC5: Mức độhội nhập thị trường của sinh viên sau đào tạo tăng cao

Qua bảng khảo sát trên ta thấy công tác đào tạo của các trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình đã đáp ứng được yêu cầu công việc của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được thể hiện qua yếu tố “Có sự liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trung tâm đào tạo” với thang điểm cao nhất với 4.04 điểm, Yếu tố “Chương trìnhđào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp” chưa được phía doanh nghiệp đánh giá cao với thang điểm thấp nhất 2.86 điểm.

2.6.Đánh giá chung công tác đào tạo nghề ở huyện Minh Hóa trong thời gian qua