• Không có kết quả nào được tìm thấy

Định hướng phát triển đào tạo nghề của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO

3.1. Định hướng phát triển đào tạo nghề của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

- Dân số đến năm 2020 là 52,9 nghìn người; Phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2016-2020 đạt dưới 10,2‰;

- Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 7-8%;

- Giải quyết việc làm cho khoảng 400- 800 lao động mỗi năm;

- Năm 2015, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn khoảng 25% và đến năm 2020 < 15%;

- Số lao động được đào tạo nghề vào 2015 là 800 người, đến 2020 là 1000 người.

-Đến 2020, 81% xãđạtchuẩnquốc gia về y tế;

- Đến năm 2020có 4/19 xã (Quy Hóa, Hóa Hợp, Trung Hóa, Hóa Phúc),chiếm 21%;

c. Về môi trường

- Năm 2015 có trên 76% đến năm 2020 có 80% dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh.

- Năm 2015, độ che phủ rừng đãđạt78%, phấn đấu đến năm 2020 đạt 79%.

3.1.2. Quanđiểm phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn

-Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thực hiện các chính sách theo quy định của Nhà nước nhằm bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi laođộng nông thôn; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Học nghềlà quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghềcủa lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của từng ngành, từng địa phương.

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trìnhđộ học vấn, điều kiện kinh tếvà nhu cầu học nghề.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến vềchất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xãđủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủtrìnhđộ, bản lĩnh lãnhđạo, quản lý và thạo chuyên môn, nghiệp vụtrên các lĩnh vực kinh tế- xã hộiởxã phục vụcho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

3.1.3. Định hướng phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Minh Hóa Thực hiện Quyết định số 195/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2011 của tỉnh Quảng Bình về việc ban hành đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Bìnhđến năm 2020. Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 phê duyệt Đề án trợ giúp người Khuyết tật giai đoạn 2012-2020; Quyết định số 195/QĐ-UBND ngày 26/01/2011 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Quảng Bình đến năm 2020”; Quyết định số 3271/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch “Trợ giúp người Khuyết tật tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2015”; trong đó đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ và các hoạt động thực hiện như sau:

* Mục tiêu chung:

- Nâng cao quy mô đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh, giai đoạn 2016 -2020 đào tạo nghềcho khoảng 2.000 người. Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 400 lao động nông thôn, trong đó hỗ trợ đào tạo nghềtrìnhđộ sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới 3 tháng cho 800 lao động nông thôn và hỗtrợ đào tạo, bồi dưỡng cho 400 lượt cán bộcông chức xã.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý và thực thi công vụ. Phấn đấu đến năm 2020 có 100% cán bộ, công chức xãđược đào tạo đạt chuẩn.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với tạo tạo việc làm nhằm nâng cao thu nhập của lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụsựnghiệp CNH -HĐH nông nghiệp, nông thôn.

* Lĩnh vực đào tạo nghề:

Lĩnh vực đào tạo nghềphi nông nghiệp:

Trường Đại học Kinh tế Huế

-Đào tạo trìnhđộ trung cấp nghềthuộc lĩnh vực phi nông nghiệp gồm các nhóm nghề: máy tính và công nghệ thông tin, công nghệkỹthuật, sản xuất và chế biến, môi trường và dịch vụ môi trường và các nghề khác. Danh mục đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề ban hành kèm theo Thông tư số 17/2010/TT-BL ĐTBXH ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

- Đào tạo trình độ sơ cấp nghề và đào tạo nghề thường xuyên dưới 03 tháng thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp gồm các nghề: kỹthuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; tin học văn phòng; xử lý dữ liệu; quản trị mạng máy tính; thiết kế trang Web; cốp pha-giàn giáo; cốt thép-hàn; cấp, thoát nước; nề-hoàn thiện; kỹ thuật xây dựng; kỹ thuật xây dựng mỏ; gò; hàn; nguội lắp ráp cơ khí; lắp ráp máy nông nghiệp; công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy; công nghệô tô; sửa chữa, lắp ráp xe máy; sửa chữa thiết bị chếbiến gỗ; sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò; sửa chữa cơ máy mỏ; vận hành máy xây dựng; điện dân dụng; điện công nghiệp; sửa chữa điện máy mỏ; lắp đặt thiết bị điện; cơ điện lạnh thủy sản; kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò; cơ điện nông thôn; điện tử dân dụng; điện tử công nghiệp; sản xuất gốm xây dựng; trắc địa công trình; kỹthuật khai thác mỏ hầm lò; khoan nổmìn; chếbiến lương thực; chếbiến rau quả; mộc xây dựng và trang trí nội thất; mộc dân dụng; điều dưỡng; hướng dẫn viên du lịch; nghiệp vụ lễtân; nghiệp vụ nhà hàng; kỹ thuật chế biến món ăn; lái xe ô tô; bảo vệ môi trường; bảo vệ vv...Tuỳ theo nội dung, mức độ kỹ năng nghề mà có các nghề chuyên sâu, cụ thể phù hợp với thị trường lao động của huyện và tỉnh.

- Dạy các nghềphi nông nghiệp cho lao động nông thôn chuyển sang làm việcở khu vực đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, xuất khẩu lao động.

- Xây dựng mô hình liên kết đào tạo, đặt hàng đào tạo nghề đối với các doanh nghiệp để sau khi đào tạo nghề sẽ nhận lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh hoặc đưa lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố khác hoặc xuất khẩu lao động.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung đào tạo các ngành nghề truyền thống và ngành nghềcó thếmạnh của từng địa phương theo hướng chuyên canh nhằm nâng cao trìnhđộ kiến thức khoa học kỹthuật cho nông dân để áp dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

* Phương thức đào tạo nghề:

Kết hợp đào tạo chính quy, tập trung tại các cơ sở đào tạo nghề với đào tạolưu động tại các xã, thôn, bản. Đào tạo lý thuyết gắn với thực tếthực hành tại hiện trường, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề cho phù hợp với đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi và thực tếsản xuất để nâng cao kỹ năng nghềvà khả năng vận dụng vào điều kiện thực tếcủa người học.

* Các hoạt động của đềán:

- Tuyên truyền, tư vấn học nghềvà việc làm đối với lao động nông thôn.

- Tiếp tục điều tra khảo sát, thống kê rà soát và dựbáo nhu cầu đào tạo nghềcho lao động nông thôn.

-Thí điểm các mô hìnhđào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề đối với các cơ sở đào tạo nghềcông lập.

- Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị đào tạo nghề.

- Phát triển giáo viên, cán bộquản lý đào tạo nghề.

- Hỗtrợ lao động nông thôn học nghề.

-Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đềán.

-Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

3.1.4. Định hướng quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề ở huyện Minh Hoáđến năm 2020

- Củng cố và kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về đào tạo nghề, đổi mới công tác quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính;

- Quản lý đào tạo nghề theo quy hoạch, kế hoạch; điều chỉnh phát triển cơ sở đào tạo nghề đảm bảo đúng định hướng;

- Đẩy mạnh xã hội hóa; có chính sách ưu tiên, ưu đãi có trọng tâm, trọng điểm đối với cơ sở đào tạo nghề và cho người học nghề;

- Kết hợp chặc chẽ với các đề án khác của huyện như: Đề án "Chăn nuôi và trồng rừng kinh tế", Đề án "Phát triểndu lịch,dịch vụ đến năm 2020";

- Thông tin đầy đủ cho người lao động, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh;

tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên, chương trình giáo trình cho DN.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nưóc đối với đào tạo nghề huyện