• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa việc đào tạo nghề gắn công tác đào tạo

PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nưóc đối với đào tạo nghề huyện Minh

3.2.7. Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa việc đào tạo nghề gắn công tác đào tạo

* Thc hin chủ trương xã hi hóa việc đào tạo ngh

Việc đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, xây dựng cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội chăm lo sự nghiệp đào tạo nghề. Nhà nước tạo cơ hội bìnhđẳng để mọi thành phần kinh tếvà mọi người dân tham gia đào tạo nghề. Do vậy tỉnh cần có cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo mọi điều kiện giúp đỡ các đơn vị, tổ chức xã hội và tư nhân đầu tư tham gia hoạt động đào tạo nghề cho nhân dân địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thực hiện tốt chức năng vai trò chủ đạo trong đầu tư của Nhà nước, tập trung đầu tư cơ sở vất chất cho các cơ sở đào tạo nghề ở vùng khó khăn, đồng thời, thông qua các dự án đào tạo nghề, đầu tư vào đào tạo nghề những ngành, nghề mũi nhọn, trọng điểm và phù hợp với lao động ở địa phương, ưu tiên đầu tư đào tạo nghềcho lao động những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người.

Tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp, cá nhân và các đơn vị khác tham gia đào tạo nghề, hướng dẫn hỗ trợvà chuẩn hóa đào tạo cho các doanh nghiệp đang thực hiện tự đào tạo. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh theo Đềán của tỉnh được phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTG ngày 29/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập, tăng số lượng học sinh được đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập; khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề liên kết với các trường của Trung ương và các tỉnh để đào tạo nghề cho lao động có nhu cầu học nghề mà địa phương chưa đủ khả năng đào tạo, nhằm tăng tỷlệhọc sinh được đào tạo theo hình thức xã hội hoá.

Nâng cấp, nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo nghề hiện có, thành lập thêm các trung tâm đào tạo nghề ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố phù hợp với quy hoạch của tỉnh. Phát hiện và nhân rộng các điển hình trong quá trình xã hội hóa đào tạo nghề. Hàng năm tổng hợp, đánh giá kết quảhoạt động xã hội hóa và có những điều chỉnh thích hợp cho từng vùng, từng địa phương và từng giai đoạn; xây dựng cơ chế, chế độ ưu đãi của tỉnh về khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa; kế hoạch chỉ tiêu phát triển xã hội hóa đào tạo nghềtrong tỉnh.

Mở rộng quy mô đào tạo theo hướng xã hội hoá nhằm huy động các nguồn lực cho công tác đào tạo nghề; trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Lồng ghép các chương trình,đềán, dự án để huy động các nguồn kinh phí cho đào tạo nghề. Liên kết và sửdụng năng lực của các trường, trung tâm đào tạo nghề, các doanh nghiệp . . . trên địa bàn toàn tỉnh cho mục tiêu nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quảcủa công tác đào tạo nghề.

Tiếp tục thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng chỉ tiêu đào tạo nghềtừ ngân sách Nhà nước. Xây dựng cơ chế liên kết đào tạo nghềtheo nhu cầu của các doanh nghiệp:

Tạo mối quan hệgiữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo nghề và hướng.tới đào tạo theo

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhu cầu của đơn vịsử dụng lao động, doanh nghiệp trực tiếp hợp đồng đào tạo với cơ sở đào tạo nghề, kinh phí đào tạo do doanh nghiệp và người học đóng góp, ngân sách tập trung ưu tiên hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc diện chính sách theo quy định chung của Nhà nước.

Chuyển đào tạo nghềtừ đào tạo theo năng lực sẵn có của các cơ sở đào tạo nghề sang đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động và xã hội; gắn đào tạo nghềvới kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của từng lĩnh vực, của từng địa phương, của các doanh nghiệp và với nhu cầu việc làm của người lao động.

* Gắn công tác đào tạo nghvi công tác gii quyết vic làmsau đào tạo Phương hướng chung của huyện là không đào tạo nghề cho lao động nông thôn một cách tràn lan, mà phải đào tạo phù hợp với nhu cầu của lao động tại từng địa phương, có kết nối với chương trình việc làm quốc gia. Phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động thực sựcủa các cơ sở sản xuất, kinh doanh - dịch vụ trên địa bàn tỉnh;

từnhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện; đồng thời dựa trên nhu cầu thực tếvề nghềnghiệp của người dân.

-Đổi mới và tăng cường hoạt động điều tra, khảo sát và dựbáo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, các cơ sở đào tạo nghềphải xác định ngành nghề đào tạo gắn với nhu cầu sửdụng lao động của doanh nghiệp và năng lực của các cơ sở đào tạo nghề;

bổsung danh mục nghề đào tạo theo nhu cầu thực tếcủa lao động ở từng xã, thị, từ đó xây dựng kếhoạch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Để làm tốt việc này, cần có sựphối hợp chặt chẽgiữa cơ quan nhà nước về lao động với đại diện giới doanh nghiệp, đại diện giới thợ, đại diện của các hội nghềnghiệp và cơ sở đào tạo nghềtrong việc xác định nhu cầu của doanh nghiệp về lao động.

- Tổ chức các diễn đàn để người dân có cơ hội tiếp xúc với doanh nghiệp. Qua đó, tạo cho người dân hướng mở và quyết định chọn nghề nào cho phù hợp. Như vậy để tìmđược một nghềthật sựphù hợp với người dân, địa phương cần có liên kết chặt chẽgiữa người học, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp

- Phát triển và nhân rộng mô hình gắn đào tạo nghề với vùng nguyên liệu. Kết nối với các doanh nghiệp, các hợp tác xã đến nói chuyện với người dân, vừa là đểtìm đầu ra cho sản phẩm của họ, vừa là để tăng sự liên kết của các bên (nhà nông – nhà nước - nhà khoa học–nhà doanh nghiệp).

Trường Đại học Kinh tế Huế

Do nhận thức của đa số lao động nông thôn còn hạn chế, huyện Minh Hóa cần tập trung đào tạo vào các nghề gần gũi với người nông dân phù hợp với điều kiện của tỉnh như: trồng trọt - chế biến lâm sản, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, quản lý phát triển trang trại... Đây là các hình thức đào tạo đã kháổn định, cần tiếp tục mởrộng đối tượng tham gia và nâng cao chất lượng đào tạo.

- Với các nghề phi nông nghiệp, vấn đề tạo việc làm có áp lực gay gắt hơn, vì thếviệc liên kết nhà nông, doanh nghiệp và nhà trường để đào tạo nghềlà yêu cầu đầu tiên khi mở lớp. Cần rà soát các nghề do các trung tâm đã và đang dạy từ trước đến nay nhằm xác định thế mạnh của từng nghề, từ đó vận dụng đào tạo nhằm bảo đảm phù hợp với nhu cầu của từng nơi. Có kếhoạch cụthể đểliên kết với các doanh nghiệp nhằm đảm bảo sau tốt nghiệp học viên có được việc làm tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện.

Giải quyết được việc làm cho người lao động sau khi đào tạo là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với sự phát triển KT - XH hiện nay và trong thời gian tới của tỉnh. Công tác đào tạo nghề gắn liền với giải quyết việc làm sẽ là động lực thúc đẩy người lao động có nhu cầu học nghề cao hơn, họcó thể yên tâm học tập, phát huy hết khả năng và ý thức, trách nhiệm của bản thân, từ đó chất lượng lao động sẽ được nâng cao; các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ tận dụng được nguồn nhân lực tại địa phương đảm bảo vềsố lượng và chất lượng giúp yên tâm sản xuất kinh doanh.