• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá chung về công tác Quản trị chất lượng của Công ty

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI

2.2 Thực trạng công tác quản trị chất lượng tại Công ty cổ phần Dệt May Huế

2.2.3. Đánh giá chung công tác quản lý chất lượng của Công ty cổ phần Dệt May Huế

2.2.3.3. Đánh giá chung về công tác Quản trị chất lượng của Công ty

+ Các phòng ban chức năng chỉ xử lý những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của mình, chưa thể hiện sự quan tâm của họ đến vấn đề chất lượng của Công ty, chưa nhận thấy vai trò và trách nhiệm trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng, chưa thấy được mối liên hệvềthông tin chất lượng giữa các phòng ban.

+ CBCNV trong Công ty chỉchú trọng đến làm sao để đạt được mục tiêu nhưng chưa chú trọng đến các chương trình cải tiến chất lượng.

+ Hoạt động kiểm tra chỉ đang tập trung chú trọng vào khâu sản xuất sản phẩm, các khâu còn lại vềcông tác theo dõi, đánh giá, đo lường chưa được chú trọng thường xuyên.

+ Chưa cụ thể hóa các chỉ tiêu để theo dõi và đo lường hiệu quả của các quá trình, các hoạt động; các chỉtiêu còn mang tính chung chung.

-Đảm bảo rằng kết quả đánh giá được báo cáo tới cấp lãnhđạo thích hợp.

- Thực hiện không chậm trễviệc khắc phục và hành động khắc phục thích hợp.

- Lưu giữ thông tin dạng văn bản làm bằng chứng về việc thực hiện chương trìnhđánh giá và kết quả đánh giá.

Trong quá trình đánh giá các yếu tố/quá trình trong hệ thống chất lượng, các cán bộ quản lý đã đánh giá, xem xét đến nguyên tắc P-D-C-A và mức độ sử dụng phương pháp quá trình trong hoạch định, thực hiện, duy trì và cải tiến các hoạt động chất lượng, đảm bảo công tác quản trị chất lượng được hiệu quả.

Vềchất lượng sản phẩm, nhờ có sựnổlực phấn đấu của toàn thểCBCNV trong công ty nên so với trước đây sản phẩm chủa công ty đã có những tiến bộ đáng kể. Cụ thể là sản phẩm của Công ty làm ra luôn đạt tiêu chuẩn của ngành Dệt May, qua đó ngày càng mởrộng thị phần.

Vềcông tác quản lý chất lượng, trong thời gian qua Công ty đã có rất nhiều cố gắng để cải tiến và nâng cao chất lượng SP, cụthểlà:

- Không ngừng cải tiến thiết bịtiên tiến, hiện đại.

- Phát huy các sáng kiến kỹthuật mang lại hiệu quảkinh tếcao.

- Quan tâm đến vấn đề giáo dục, đào tạo cho toàn thể cán bộ công nhân viên.

Đây chính là một phần thiết yếu trong chiến lược phát triển.

- Tỉ lệ giao hàng đúng hẹn của Công ty luôn đạt trên 99%. Tỉ lệphàn nàn của khách hàng với các sản phẩm sợi dưới 0.15% và với các sản phẩm may dưới 1%. Kết quả này có được là do bộphận quản lý chất lượng làm tốt công tác kiểm soát, đặc biệt là với các hợp đồng của khách hàng nước ngoài.

Dưới đây là Đánh giá thực trạng kết quảcông việc theo nguồn nhân lực hiện nay:

Bảng 2.7: Đánh giá thực trạng kết quảthực hiện chất lượngnăm 2017

STT YÊU CẦU TỪ PHÍA LÃNHĐẠO CÔNG TY Đánh giá

1 Xây dựng hệ thống chất lượng sản phẩm thỏa mãn yêu cầu Khách hàng Chưa đạt

2 Lập 100% MCP các đơn hàng ĐẠT

3 Kiểm soát hệ thống chất lượng 4 NMM và Chi nhánh QBình, kho NPL Chưa đạt

4 Đào tạo toàn bộ QA, QC 2 lần/năm ĐẠT

Trường Đại học Kinh tế Huế

5 Cập nhật hệ thống theo tiêu chuẩn mới tất cả các khách hàng ĐẠT 6 Kiểm tra Inline 100% các đơn hàng nhằm phát hiện sớm, ngăn chặn kịp

thời các rủi ro.

Chưa đạt

7 Pre_Final 100% các đơn hàng để ngăn chặn lỗi trước khi khách hàng Final. Chưa đạt 8 Giám sát việc xử lý của Nhà máy đối với những đơn hàng lỗi, hư hỏng Chưa đạt 9 Thử nghiệm NPL tránh rủi ro trước và trong sản xuất Chưa đạt 10 100% hàng gia công phải đạt chất lượng trước khi đưa về công ty Chưa đạt

TỔNG 3/10

STT YÊU CẦU TỪ PHÍA KHÁCH HÀNG Đánh giá

1 Nắm rõ yêu cầu của từng khách hàng Chưa đạt

2 Theo đơn hàng xuyên suốt từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối Chưa đạt 3 Là đơn vị trung gian giữa khách hàng và bộ phậnsản xuất để có sự khách quan

trong việc đánh giá

Đạt

4 Làm việc tại một đơn vị độc lập với sản xuất Đạt

5 Đầy đủ hồ sơ,báo cáo từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối Chưa đạt 6 Phát hiện sớm và ngăn chặn, xử lý kịp thời trước khi khách hàng kiểm tra Chưa đạt

7 Thái độ, phong cách chuyên nghiệp Chưa đạt

TỔNG 2/7

MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG 30%

Nguồn: Đánh giá thực trạng kết quảcông việc theo nguồn nhân lực của phòng QLCL năm 2017

Những vấn đềcòn tồn tại

Bên cạnh những thành tích đạt được, Công ty vẫn còn một sốtồn tại như:

-Vẫn còn hiện tượng sản phẩm hỏng hay sản phẩm chưa đạt chất lượng.

-Trang thiết bị đã được cải tiến nhưng vẫn chưa đồng bộ, nhiều máy móc cũ vẫn được sửdụng.

-Người lao động tuy có trình độ đồng đều song tác phong chấp hành kỹ thuật công nghệcủa một sốbộphận chưa cao nên chưa làm tròn trách nhiệm.

-Tuổi lao động bình quân của Công ty tuy đã giảm nhiều nhưng vẫn còn tương đối cao, điều này sẽhạn chếít nhiều đến sức khỏe và trìnhđộnhận thức, gây khó khăn trong việc theo kịp những đòi hỏi của một nền công nghệhiện đại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

-Công ty vẫn chưa tuyên truyền rộng khắp tư tưởng quản lý chất lượng đồng bộ tới các bộphận CBCNV. Vẫn tồn tại tình trạng xem nhẹkhâu này, coi trọng khâu kia.

-Tại phòng Điều hành May, phòng QLCL có thống kê rủi ro nhưng chưa đủ bằng chứng thống kê và thống kê chưa đầy đủcác rủi ro xảy ra trong quá trình.

-Phòng KHXNK May vẫn chưa đưa ra các biện pháp kiểm soát bổsung khi tình hình nguyên phụ liệu vềtrễ và về nhiều đợt với số lượng nhỏ gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nhưng trong quá trìnhđánh giá báo cáo lại chưa đưa ra biện pháp bổsung.

-Tại nhà máy Sợi, các biện pháp kiểm soát rủi ro chưa đủ mạnh để giảm tần suất rủi ro qua các tháng. Ví dụ: mức độrủi ro cao tập trungở ba quá trình là: xé tơi-trộn đều; kéo dài-xe săn, đánh ống nhưng nhà máy chưa đưa ra các giải pháp đủ mạnh đểgiảm rủi ro cho ba quá trình này.

-Phòng QLCL chưa nhận diện rủi ro cho các đơn hàng khi triển khai sản xuất và có một số phụliệu không có chuẩn chấp nhận, hướng dẫn phương phápkiểm tra, vị trí đo kích thước và thiết bị để kiểm tra đểphản ánh đúng kết quảsau kiểm tra.

- Một số máy móc chưa được bổsung các tiêu chuẩn, yêu cầu, do đó, công nhân không biết được cách vận hành chính xác làm ảnh hưởng đến tính xác thực và độ tin cậy của các kết quả đo.

-Các nhà máy May chưa bố trí đủ QC ở bộ phận cắt, QC inline ở các chuyền may, do đó họ không đủthời gian đểthực hiện hết các công việc được phân công, chất lượng hàng inline còn nhiều biến động.

-Dựa trên quá trình hoạt động của mỗi bộphận, những yếu tố được xem là mối nguy khi chúng gây ảnh hưởng đến kết quả đầu ra của hoạt động đó, không đáp ứng được yêu cầu của các bên liên quan, không tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn và làm cho HTQLCL không có hiệu quả. Trưởng các đơn vị sẽtìm hiểu bản chất của rủi ro và xác định nhữngảnh hưởng của rủi ro đối với kết quảcủa các hoạt động và phân tích rủi ro cung cấp cơ sở để xác định mức độrủi ro và quyết định vềxửlý, kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên, việc phân tích, thống kê rủi ro đã được các đơn vị thực hiện nhưng có một số đơn vịvẫn chưa thống kê đầy đủ.

- Phòng KHXNK May vẫn chưa đưa ra các biện pháp kiểm soát bổ sung khi tình hình nguyên phụ liệu về trễvà về nhiều đợt với số lượng nhỏ gây ảnh hưởng lớn

Trường Đại học Kinh tế Huế

đến sản xuất nhưng trong quá trình đánh giá báo cáo lại chưa đưa ra biện pháp bổ sung.

- Tại các chuyền may, các bộphận kiểm tra sản phẩm (QC inline, QC endline) chưa được bố trí đủ người nên các sản phẩm sản xuất tại các chuyền may chưa được kiểm tra kịp thời. Trong quá trình kiểm soát, công nhân chưa ghi lại các lỗi gặp phải và chưa đưa ra biện pháp khắc phục phòng ngừa sát với tình hình thực tếvà Tổ trưởng và kỹ thuật chưa phổ biến cho công nhân công đoạn các dạng lỗi mà QC inline kiểm tra phát hiện. Do đó, các lỗi có thể lặp lại và công nhân không nhận thức được lỗi sai của mìnhđể khắc phục.

- Một điểm đáng lo ngại đến thông số của sản phẩm là đa số thước đo tại các nhà máy chưa được hiệu chuẩn theo đúng yêu cầu, nguyên nhân là do công nhân không hiểu được tầm quan trọng của việc hiểu chuẩn nên họ không thực hiện hiệu chuẩn. Ngoài ra, một số máy hiệu chuẩn sản phẩm đã hết hạn nhưng chưa được đưa vào PhòngĐiều hành để hiệu chuẩn theo quy định, điều này dẫn đến sai thông số của sản phẩm và chất lượng sản phẩm không được đảm bảo.

- Tại nhàmáy May 1 chưa kiểm soát hết quy trình may làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, mặc dù nhà máy có đưa ra biện pháp khắc phục nhưng vẫn chưa hiệu quả.

- Tại nhà máy May 2, một số rủi ro liên quan đến nguyên nhân bên ngoài nhà máy cần đưa ra biện pháp kiểm soát bổ sung liên quan đến đơn vị đểxảy ra rủi ro cho nhà máy; các rủi ro phát sinh có sựlặp lại nên cần bổsung vào nhận dạng rủi ro đểcó biện pháp kiểm soát; nhà máy chưa đánh giá được rủi ro đã được nhận dạng mà chỉ đánh giá rủi ro phát sinh.

- Phòng Điều hành May có thống kê, phân tích rủi ro của đơn vị có thực hiện nhưng phương pháp thống kê chưa hiệu quả, giải pháp đưa ra chưa đủ mạnh để giải quyết rủi ro xảy ra. Ví dụrủi ro: không phát hiện dây kéo một sốbị cong, nguyên nhân là nhân viên kiểm tra không lường trước được dây kéo cong sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, biện pháp khắc phục là phòngĐiều hành May sẽsoát xét lại tiêu chuẩn kiểm tra nguyên phụ liệu, bổ sung thêm các dạng lỗi trong quá trình sản xuất để đào tạo nhân viên phươngpháp kiểm tra tránh sót lỗi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Phòng QLCL chưa nhận diện rủi ro cho các đơn hàng khi triển khai sản xuất và có một số phụliệu không có chuẩn chấp nhận, hướng dẫn phương pháp kiểm tra, vị trí đo kích thước và thiết bị để kiểm tra đểphản ánh đúng kết quảsau kiểm tra.

- Mặt khác,ở Khối May có những rủi ro xảy ra trong nhà máy và nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ các đơn vị liên quan như: phòng QLCL, phòng KHXNK, nhà máy Dệt Nhuộm,.. Thông thường, nhà máy sẽ đưa ra giải pháp kiểm soát mà thiếu sự phối hợp, liên kết với các đơn vịchính là nguyên nhân gây ra rủi ro. Điều này dẫn đến việc kiểm soát rủi ro không hiệu quảvà rủi ro có thểxảy raở các đơn vịkhác.

- Một số máy móc chưa được bổsung các tiêu chuẩn, yêu cầu, do đó, công nhân không biết được cách vận hành chính xác làm ảnh hưởng đến tính xác thực và độ tin cậy của các kết quả đo.

- Lỗi hệthống ở khâu kiểm soát tài liệu ban hành tại phòng QLCL phát hiện ra rất nhiều phiếu công nghệ đã ban hành cho nhà máy nhưng chưa qua xem xét và phê duyệt.

- Việc soát xét tài liệu vẫn chưa được hoàn tất ở một số đơn vị, tài liệu lỗi thời vẫn còn được sửdụng và chưa được soát xét lại, không phù hợp với thực tếhoạt động và chưa có các giải pháp kiểm soát rủi ro. Phòng QLCL đang lưu trữ, sửdụng 30 tài liệu lỗi thời của các đơn vịvà không thực hiện thu hồi tài liệu theo quy định: nhà máy May 1 chưa soát xét lại quy chế lương; phòng Tài chính kế toán chưa soát xét lại Quy chếquản lí tài chính, phòng Nhân sự chưa nghiên cứu và soát xét lại Quy chế tổchức của Công ty,…

- Các nhà máy May chưa bố trí đủQC ở bộ phận cắt, QC inline ở các chuyền may, do đó họ không đủthời gian đểthực hiện hết các công việc được phân công.

-Chất lượng nguồn nhân lực chưa đạt yêu cầu, số lượng nguồn lực chưa đầy đủ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ2.5: Đánh giá nguồn lực

Nguồn: Đánh giá thực trạng kết quảcông việc theo nguồn nhân lực của phòng QLCL Thông qua đánh giá của nguồn lực phòng QLCL- CTCP Dệt May Huế, hiện nay chỉ có 25% nguồn lực được đánh giá ở mức độ “ Đạt”, có 56,25% chưa đạt và 18,75% không đạt. Những con số trên đã phản ánh về chất lượng nguồn lực đang ở mức độ báo động nghiêm trọng, cần phải có giải pháp đểcải thiện.

+ Thiếu số lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công việc:

Hình 2.12: Tình hình nhân lực với mức độyêu cầu của công việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nguồn: Phòng QLCL Thông qua bảng trên, có thể thấy rằng số lượng nhân lực trong 5 nhóm đơn hàng đang thiếu nghiêm trọng (thiếu 8 lao động). Do thiếu nguồn lực nên công tác quản lý chất lượng của Công ty thêm khó khăn, số lượng công việc/người tăng lên khiến hiệu quảcông việc giảm sút, khó đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ