• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ý kiến của cán bộ quản lý và nhân viên phòng QLCL về Công tác Quản trị

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI

2.2 Thực trạng công tác quản trị chất lượng tại Công ty cổ phần Dệt May Huế

2.2.3. Đánh giá chung công tác quản lý chất lượng của Công ty cổ phần Dệt May Huế

2.2.3.2. Ý kiến của cán bộ quản lý và nhân viên phòng QLCL về Công tác Quản trị

2.2.3.2. Ý kiến của cán bộquản lý và nhân viên phòng QLCL vềCông tác

+ Các bộ phận phối hợp với nhau trong việc xây dựng các kế hoạch và quy trình còn chưa chặt chẽ, bộ phận nào liên quan mới thực hiện xây dựng và chưa có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau.

+ Mục tiêu cho từng bộ phận: chỉ được các nhóm trưởng của các bộ phận nắm rõ, chưa phổ biến rộng rãi cho nhân viên.

+ Khâu thiết kế: hàng thiết kế nội địa mẫu mã không phong phú, các mẫu thiết kế lỗi thời, không đáp ứng xu hướng của người tiêu dùng nên hàng nội địa bán tại các của hàng cuả Công ty Dệt May còn hạn chế về sức mua và sự ưa chuộng của khách hàng trong nước.

+ Giải quyết các khiếu nại: Công tác giải quyết các khiếu nại còn hạn chế.

+ Chính sách đào tạo của Công ty còn chú trọng vào các cấp cao và đào tạo tay nghề cho công nhân nhưng chưa chú trọng đến cán bộ cấp trung và nhân viên.

+ Phương thức làm việc theo nhóm đã tạo được hiệu quả, giúp các nhân viên đa dạng hóa được cách làm việc đối với các khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, nhân viên có thể nắm thông tin rõ hơn so với việc phải chuyên môn hóa theo từng khách hàng như trước đây.

+ Đào tạo nội bộ, nhân viên năng động 2 trong 1 giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực, chắp nối và truyền tải thông tin nhanh, chính xác và nâng cao tinh thần làm việc tập thể, giải quyết công việc chủ động.

+ Với đặc thù của đơn vị là CBCNV phải có chuyên môn về kỹ thuật may và biết ngoại ngữ, nhưng thực trạng nguồn nhân lực hiện nay của phòng vẫn còn hạn chế.

Và sự không đồng đều về năng lực chuyên môn cũng một phần làm cho hiệu quảcông việc không được cao và khó khăn trongcông tác quản lý.

+ Kênh thông tin giữa các thành viên chưa được chặt chẽ, cách làm việc vẫn còn theo cảm tính, không thực hiện đúng quy trình nên dẫn đến tình trạng không đồng bộ, sai sót.

+ Chưa xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, do vậy không kiểm soát được các sản phẩm được sản xuấtở đâu và từnguồn nào.

- Về công tác kiểm tra –kiểm soát chất lượng:

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Việc kiểm tra- kiểm soát của các đơn vị trong việc duy trì thực hiện quy trình sản xuất không được triệt để (ứ đọng nhiều hàng hóa, sắp xếp không gọn gang,..)

+ Hệ thống kiểm soát chất lượng của nhà máy Quảng Bìnhđang còn yếu, vì vậy chất lượng các đơn hàng chưa đạt yêu cầu của KH.

+Ứ đọng hàng trên chuyền và trước khi QC kiểm.

+Đa số nhân viên phòng QLCL là những công nhân được chọn từ cácnhà máy nên trình độ học vấn và chuyên môn chưa cao nên khó khăn trong việc thực hiện chất lượng vàứng dụng công nghệ hiện đại.

+ Công nhân tay nghề còn yếu, nhân viên kiểm tra chất lượng thiếu kinh nghiệm, khả năng kiểm tra chất lượng chưa cao, dẫn đến hàng kiểm bịsót nhiều.

+ Phòng QLCL chưa nhận diện rủi ro cho các đơn hàng khi triển khai sản xuất và có một số phụliệu không có chuẩn chấp nhận, hướng dẫn phương pháp kiểm tra, vị trí đo kích thước và thiết bị để kiểm tra đểphản ánh đúng kết quảsau kiểm tra.

+ Công tác kiểm tra- kiểm soát đòi hỏi phải có sựtham gia của công nhân nên hiện nay công tác tựkiểm tra của công nhân còn nhiều hạn chế.

+ Một điểm hạn chếtrong kiểm tra–kiểm soát chất lượngởCông ty là công tác thống kê, bàn giao SP giữa các bước gia công, các tổsản xuất. Việc áp dụng ISO 9001 còn hạn chế, các biểu mẫu chưa được sửdụng triệt để chưa ghi lại thông tin nên công tác thống kê thực hiện rất khó khăn. Tổ trưởng tổ sản xuất chưa thực hiện hết trách nhiệm thống kê của mình. Công tác bàn giao SP giữa các công đoạn được thực hiện chưa chặt chẽ, chưa tuân theo các quy định, yêu cầu đặt ra. Việc kiểm tra SP khi bàn giao thực hiện còn sơ sài, vẫn còn những SP không đạt yêu cầu từ công đoạn trước chuyển sang công đoạn sau. Do đó số liệu thống kê về sử dụng NVL, tỷ lệ sai hỏng,..chưa phản ánh được chất lượng công việc, chất lượng SP ở từng công đoạn, từng tổsản xuất.

- Vềcông tác điều chỉnh và cải tiến chất lượng:

+ Những điểm nổi trội sau khi KH góp ý nhưng nhà máy vẫn chưa khắc phục triệt để.

+ Việc phân tích, đánh giá hiệu quả của từng quá trình chưa được triển khai triệt để và chưa có cơ sởcho hoạt động cải tiến.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Các phòng ban chức năng chỉ xử lý những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của mình, chưa thể hiện sự quan tâm của họ đến vấn đề chất lượng của Công ty, chưa nhận thấy vai trò và trách nhiệm trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng, chưa thấy được mối liên hệvềthông tin chất lượng giữa các phòng ban.

+ CBCNV trong Công ty chỉchú trọng đến làm sao để đạt được mục tiêu nhưng chưa chú trọng đến các chương trình cải tiến chất lượng.

+ Hoạt động kiểm tra chỉ đang tập trung chú trọng vào khâu sản xuất sản phẩm, các khâu còn lại vềcông tác theo dõi, đánh giá, đo lường chưa được chú trọng thường xuyên.

+ Chưa cụ thể hóa các chỉ tiêu để theo dõi và đo lường hiệu quả của các quá trình, các hoạt động; các chỉtiêu còn mang tính chung chung.